1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.31 MB, 130 trang )


Trong khoa nghiên cứu ngữ văn và khoa nghiên cứu folklore Việt Nam, vấn

đề này đã được đặt ra nhưng chỉ mới là những gợi mở bước đầu mà chưa được

tiến hành một cách đồng bộ và chuyên sâu. Một số bài viết trên Tạp chí Văn học

và trên các tạp chí chuyên ngành khác, một số chương trong các giáo trình ở bậc

đại học và một vài chuyên luận… ít nhiều đã đề cập đến từng khía cạnh của vấn

đề này, nhưng phần lớn các công trình còn giới hạn ở những phạm vi nhất định.

Ở châu Âu, văn học dân gian đã ảnh hưởng đến văn học từ rất sớm và phát

triển mạnh vào thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn. Sự

phong phú và đa dạng trong việc khai thác chất liệu folklore trong sáng tác văn

học bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI. Nhiều vấn đề được đặt ra và thật sự gây một sự

chú ý đối với các nhà văn trong việc tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật dân gian

truyền thống vào sáng tạo văn học. Chẳng hạn như tính đặc thù bản địa, các giá

trị biểu cảm, hệ thống các chất liệu phù hợp với yêu cầu sáng tác văn học… Nhìn

chung folklore truyền thống đã góp phần đắc lực vào việc hình thành nên chủ

nghĩa nhân văn ở châu Âu.

Nền văn học Mỹ - La tinh tiếp thu mạnh mẽ truyền thống sáng tác dân gian

như đề tài, mô típ, từ ngữ, cảm hứng nghệ thuật và phương thức cảm thụ thế giới

của các loại hình tự sự dân gian, nhất là huyền thoại. Từ đó làm nảy sinh trong

văn học các nước này “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Đây là phương thức sáng

tạo chịu ảnh hưởng của trí tưởng tượng dân gian. Trào lưu văn học này gắn liền

với tên tuổi của Miguel Angel Asturias, Alejo Carpentier, Jorge Amado… và

nhất là Gabriel Garcia Marquez.

Ở Liên Xô, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết chiếm

một vị trí quan trọng trong khoa nghiên cứu văn học, đặc biệt là khoa nghiên cứu

văn học và folklore Nga. Công việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hệ thống

thẩm mỹ này được tiến hành từ thế kỷ trước. Phải nói rằng trong thời kỳ Xô Viết,

nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn về những vấn đề lý

luận, phương pháp luận và phương pháp cụ thể.

5



Ngay từ những năm hai mươi, trong các công trình của B.M. Aaykhenbaum,

V.V. Vinagrađốp đã đặt ra việc phân tích hình thức tự sự và phong cách hóa của

truyện kể. Ngoài ra, một số công trình khác nghiên cứu phong cách tự sự truyền

miệng trong loại hình văn xuôi. Tuy nhiên, theo Võ Quang Trọng:” những công

trình đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết còn

dừng lại ở việc xem xét một vài khía cạnh hình thức của văn học dân gian trong

một số tác phẩm văn học cụ thể” [65;24]

Những năm ba mươi của thế kỷ XX là thời điểm mang tính bước ngoặt trong

việc nghiên cứu vấn đề này. Năm 1936 trong bài báo “Văn học dân gian và văn

học”1, N.P. Anđrêép đã đề cập đến một vài vấn đề lý luận đầu tiên về việc nghiên

cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Cũng trong năm đó, ở

một bài báo khác, ông đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của văn học dân gian

trong thơ Nhêkraxốp. Còn nhà nghiên cứu Iu.M. Xôcôlốp xem xét ảnh hưởng của

sáng tác dân gian trong thơ Puskin. Nhìn chung, các công trình thời kỳ này chỉ ra

rằng tính chất của văn học dân gian thuộc phạm trù tư tưởng thẩm mỹ và nghiên

cứu tính chất của văn học dân gian là nghiên cứu chính quá trình sáng tạo của nhà

văn.

Về lý luận, đáng quan tâm nhất là bài báo: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa

văn học và văn học dân gian”2 của L.I. Êmêlianốp. Bài báo của ông có ý nghĩa

quan trọng trong việc đặt ra phương pháp luận nghiên cứu mối quan hệ này. Theo

ông, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết cần vận

dụng phương pháp lịch sử - văn học. Và chính những phương pháp đó đã được

nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để khám phá tính chất văn học dân gian trong sáng

tác của nhà văn. Chẳng hạn I.X. Prapđina, A.A. Morđivinsep về tính chất văn học



1



. N. P. Andrêép, Văn học dân gian và văn học, Học văn, 1936, số 2

. L.I. Êmêlianốp, Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn học dân gian, Trong cuốn

Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn học, Matsxcơva – Lêningrát. NXB Khoa

Học, 1966

6

2



dân gian trong thơ Maiakốpxki; V.P. Anhikin về ý nghĩa của thơ ca dân gian

trong sự phát triển sáng tạo của A.N.Tônxtôi…

Với phương pháp kết hợp phân tích những đặc trưng của sáng tác dân gian

với những đặc điểm dân tộc học, V.K. Xôcôlốp có bài: “Tư liệu folkore và dân

tộc học ở Gôgôn”1. Phương pháp này đã xác định được vai trò của lối sống dân

gian và văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo của nhà văn.

Về mảng thơ ca, vào những năm sáu mươi, phương pháp so sánh lịch sử

được sử dụng trong các công trình của P.X. Vưkhốtsép. Với việc chia sự phát

triển văn học thành bốn giai đoạn, nhà nghiên cứu đã xác định được vai trò

truyền thống của thơ ca dân gian của mỗi giai đoạn đó. Tuy nhiên, phương pháp

của ông tỏ ra không nhất quán đến cuối, thậm chí nó còn cản trở việc tìm hiểu sử

dụng các truyền thống sáng tác dân gian trong quá trình sáng tạo của nhà thơ.

Công việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ở

nước Nga đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trước hết phải kể đến công trình

chung bốn tập “Văn học Nga và văn học dân gian”2 của nhà nghiên cứu Viện

Văn học Nga thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô; công trình “Thơ ca Nga

đầu thế kỷ XX và văn học dân gian”3 của N.I. Xavuskina; “Văn học và truyền

thống văn học dân gian” của Đ.N. Međris; “Văn học và văn học dân gian”4 của

U.B. Đangát và nhiều công trình khác.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học

viết được tiến hành tương đối muộn so với ở Nga và một số nước khác trên thế

giới.



1



. V.K. Xôcôlốp, Tư liệu folkore và dân tộc học ở Gôgôn. Dân tộc học Xô Viết, 1952

. Văn học Nga và văn học dân gian. Lêningrát, NXB Khoa học, 1970

3

. N.I. Xavuskina, Thơ ca Nga đầu thế kỷ XX và văn học dân gian, Mátxcơva, Trường Đại học

Tổng hợp quốc gia Mátxcơva xuất bản năm 1988

4

. Đ.N. Međris, Văn học và văn học dân gian, Mátxcơva, NXB Khoa học, 1981

7

2



Trước cách mạng tháng Tám, trong bài báo “Nguồn gốc văn Kiều – Hát

Phường vải”1 Hoàng Xuân Hãn là một trong số những người đầu tiên nghiên cứu

ảnh hưởng của hát Phường vải đối với kiệt tác Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn

Du. Nhưng phải đến mười năm về sau, trong cuốn “Đại cương về văn học sử Việt

Nam”, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết lần đầu tiên

được Nguyễn Khánh Toàn đặt ra đúng với tầm quan trọng của nó.

Ở phương diện lý luận về hai hệ thống nghệ thuật của mối quan hệ văn học

dân gian và văn học viết, trước tiên phải kể đến các công trình nghiên cứu của

các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn về "Văn học dân

gian Việt Nam"2, công trình nghiên cứu của Cao Huy Đỉnh về "Tìm hiểu tiến

trình văn học dân gian Việt Nam"3, công trình của Đỗ Bình Trị về "Nghiên cứu

tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam"4. Nhìn chung, các công trình

nói trên không trình bày mối quan hệ này thành một hệ thống chuyên sâu mà rải

rác trong các chương mục, các nhà nghiên cứu đều đề cập đến mối quan hệ giữa

văn học dân gian và văn học viết thông qua đặc trưng của văn học dân gian, về

tính đặc thù của sự phát triển nền văn học viết trong mối tương quan với văn học

dân gian ở Việt Nam.

Trên bình diện lý luận chung, phải kể đến bài báo: “Một số vấn đề lý thuyết

chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết”5 của Lê Kinh Khiên. Bài

viết này đặt ra được một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu mối

quan hệ văn học dân gian và văn học viết. Bên cạnh đó, còn có một số bài báo

1



. Hoàng Xuân Hãn, Nguồn gốc văn Kiều – Hát Phường vải, Thanh Nghị, số 47 tháng 10 năm

1943

2

. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội,

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1972, tập I

3

. Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, NXB Khoa học xã

hội, 1974

4

. Đỗ Bình Trị, Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, trường

Đại học Sư phạm Hà Nội I xuất bản, 1978

5

. Lê Kinh Khiên, Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học

viết, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 1980, số 1

8



đáng chú ý: “Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn

học dân gian”1 của Đỗ Bình Trị; “Vai trò của văn học dân gian trong sự phát

triển văn học dân tộc”2 của Đặng Văn Lung; “Để nghiên cứu mối quan hệ giữa

văn học dân gian và văn học viết”3 của Hà Công Tài; “Vài nét ý kiến sơ bộ về mối

quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết hiện nay” 4của Bùi Công Hùng…

Về sự hình thành thể loại, Kiều Thu Hoạch có bài: “Vai trò của truyện kể

dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt nam”5. Gần

đây, có công trình nghiên cứu của Võ Quang Trọng, bàn về: "Vai trò của văn học

dân gian Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt Nam"6.

Trên phương diện lịch sử văn học, có khá nhiều bài viết đi vào khảo sát sự

ảnh hưởng của văn học dân gian đối với sáng tác của một số tác giả tiêu biểu như

Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình

Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Hồ Chí Minh... Có thể kể ra hàng loạt công

trình nghiên cứu vai trò của folklore trong văn học viết như: "Tìm hiểu quan điểm

biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên"7 của

Nguyễn Đăng Na; “Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của

Nguyễn Dữ”8 của Bùi Văn Nguyên; “Mối quan hệ giữa truyện nôm bình dân và

Đỗ Bình Trị, Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn học dân

gian, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 1989, số 1

2

. Đặng Văn Lung, Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển văn học dân tộc, Tạp chí

Văn học, Hà Nội, 1989, số 2

3

. Hà Công Tài, Để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí

Văn học, Hà Nội, 1989, số 5

4

. Bùi Công Hùng, Vài nét ý kiến sơ bộ về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

hiện nay, Văn hóa dân gian, Hà Nội, 1989, số 1

5

. Kiều Thu Hoạch, Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự

trong văn học Việt nam, Văn hóa dân gian – Những lĩnh vực nghiên cứu. Hà Nội, NXB Khoa

học Xã hội, 1989

6

. Võ Quang Trọng, Vai trò của văn học dân gian Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt Nam,

NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 1997

7

. Nguyễn Đăng Na, Tìm hiểu quan điểm biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh

tập của Lý Tế Xuyên, Tạp chí Văn học, 1986, số 1

8

. Bùi Văn Nguyên, Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ,

Tạp chí Văn học, 1999, số 11

9

1



.



văn học dân gian”1 của Vũ Tố Hảo; Đặc biệt là bài viết “Vai trò văn học học dân

gian trong văn học Việt Nam nói chung, Truyện Kiều nói riêng”2 của Nguyễn

Khánh Toàn.

Về vấn đề này, Vũ Ngọc Phan viết bài: “Ảnh hưởng qua lại của Truyện Kiều

và thơ ca dân gian Việt Nam”3; Đặng Thanh Lê có bài: “Từ một kiệt tác văn học

– suy nghĩ về mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn học dân gian và văn học viết”4.

Một số nhà nghiên cứu khác lại tìm hiểu ảnh hưởng của sáng tác dân gian

trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Nguyễn Đăng Na viết “Thơ Hồ Xuân Hương

với văn học dân gian”5; Đặng Thanh Lê viết: “Hồ Xuân Hương – bài thơ Mời

trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ giữa văn học

dân gian và văn học viết”6. Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu Tác giả Đặng

Văn Lung viết bài: “Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian”7. Tiếp đến là công

công trình nghiên cứu của Trịnh Bá Đĩnh: “Tìm hiểu phong cách dân gian trong

thơ nôm Nguyễn Khuyến”8; của Nguyễn Khắc Xương: “Tản Đà và văn học dân

gian”9; của Nguyễn Quốc Túy: “Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính”10;

của Nguyễn Phạm Hùng với “Ảnh hưởng của tự sự dân gian trong Truyện về



1



. Vũ Tố Hảo, Mối quan hệ giữa truyện nôm bình dân và văn học dân gian, Tạp chí văn học số

4, 1980

2

. Nguyễn Khánh Toàn, Vai trò văn học dân gian trong văn học Việt Nam nói chung, trong

“Truyện Kiều” nói riêng, Tạp chí văn học số 11, 1995

3

. Vũ Ngọc Phan, Ảnh hưởng qua lại của Truyện Kiều và thơ ca dân gian Việt Nam, Tạp chí

Văn học số 12, 1965

4

. Đặng Thanh Lê, Từ một kiệt tác văn học – suy nghĩ về mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn học

dân gian và văn học viết, Tạp chí văn học số 1, 1982

5

. Nguyễn Đăng Na, Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian, Tạp chí văn học số 2, 1991

6

. Đặng Thanh Lê, Hồ Xuân Hương – Bài thơ “Mời Trầu”, cộng đồng truyền thống và cá tính

sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí văn học số 5, 1983

7

. Đặng Văn Lung, Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian, Tạp chí văn học số 4, 1982

8

. Trịnh Bá Đĩnh, Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ nôm Nguyễn Khuyến, Tạp chí Văn

học số 11, 1994

9

. Nguyễn Khắc Xương, Tản Đà và văn học dân gian, Tạp chí Văn học số 6, 1986

10

. Nguyễn Quốc Túy, Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học số 1, 1994

10



Thiền sư Khuông Việt (Thiền uyển tập anh ngữ lục)”1, và trực tiếp về ảnh hưởng

của văn học dân gian trong sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải với bài “Triết lý

nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải”2…

Đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trên góc độ

lịch sử văn học, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến những tác giả lớn như Hồ

Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Thi… những tác giả đã vận dụng chất dân gian đậm

nét. Tiêu biểu là bài viết của Nguyễn Phú Trọng: “Phong vị ca dao, dân ca trong

thơ Tố Hữu”3, của Hà Châu: “Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc”4. Ở một

mức độ khái quát hơn, tác giả Nguyễn Xuân Kính có bài: “Về việc vận dụng thi

pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay”5. Ở mảng truyện có bài viết của Đặng

Anh Đào: “Biển không có thủy thần”6 và “Hai hình thức mới trong truyện ngắn

hiện nay”7; bài viết của Lê Đình Kỵ: “Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh

lĩnh của người viết”8…

Đặc biệt, đáng chú ý là Hội thảo về Tự sự học dân gian, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức vào năm 2009. Hội thảo chuyên đề này đã

đề cập đến những vấn đề tiêu biểu của tự sự dân gian như: tự sự học dân gian

quốc tế: các tổ chức, những hội nghị, hội thảo, những vấn đề lý luận mới; tự sự

học dân gian Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn; các nhà tự sự học dân

1



. Nguyễn Phạm Hùng, “Ảnh hưởng của tự sự dân gian trong Truyện về Thiền sư Khuông Việt

(Thiền uyển tập anh ngữ lục), Văn học cổ Việt Nam, tìm tòi và suy nghĩ. NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, H. 2011.

2

. Nguyễn Phạm Hùng, Triết lý nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, Văn học cổ Việt

Nam, tìm tòi và suy nghĩ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2011.

3

. Nguyễn Phú Trọng, Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu, Tạp chí Văn học số 11, 1968

4



. Hà Châu, Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc, Tạp chí Văn học số 3, 1970

. Nguyễn Xuân Kính, Về việc vận dụng thi pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay, Tạp chí

Văn học số 11, 1994

6

. Đặng Anh Đào, Biển không có thủy thần, Trong tập Tài năng và người thưởng thức, Tập bài

phê bình và nghiên cứu văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1995

7

. Đặng Anh Đào, Hai hình thức mới trong truyện ngắn hiện nay, Tập bài phê bình và nghiên

cứu văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1995

8

. Lê Đình Kỵ: “Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh của người viết, Tạp chí Văn học số

5, 1991

11

5



gian tiêu biểu: V. Ia. Prop, Stith Thompson, Đinh Gia Khánh; và dấu ấn tự sự dân

gian trong các nền văn học…

Trong hội thảo này, phải kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Phạm Hùng:

“Yếu tố tự sự dân gian trong ngữ lục Thiền tông thời Lý – Trần” và “Ảnh hưởng

của ngôn ngữ tự sự dân gian trong tác phẩm “Thiền uyển tập anh ngữ lục”; của

Nguyễn Thị Nguyệt với “Yanagita và tự sự học dân gian Nhật Bản; của Phạm

Thị Hồng với “Quan hệ giữa kết cấu cốt truyện và nhân vật anh hùng của Sử thi

Tây Nguyên” …

Trong hội thảo Tự sự học do khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ

chức cũng có một số bài viết đề cập đến mối quan hệ ảnh hưởng của văn học dân

gian đối với văn học viết. Trong đó đáng chú ý là bài viết của Trần Đình Sử về:

“Mô hình tự sự Truyện Kiều”; của Nguyễn Bích Hà về “Tự sự trong loại hình trữ

tình dân gian”; của Chu Văn Sơn về “Truyện cổ tích và hiện thực trong tự sự Tô

Hoài từ điểm nhìn Vợ chồng A Phủ”.

Sau khi điểm các công trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thấy: khi

nghiên cứu các vấn đề về mối quan hệ của văn học dân gian và văn học viết qua

các chuyên luận, các nhà nghiên cứu thường đưa ra các vấn đề có tính chất lý

luận chung. Nghiên cứu những khía cạnh, phương diện của mối quan hệ này

thường còn ở mức độ những bài báo, những tiểu luận khoa học ngắn. Đặc biệt,

những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học

viết qua nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn

Khắc Hiếu hầu như chưa nhiều. Và quan trọng là, các nhà nghiên cứu có đề cập

đến tính chất dân gian trong thơ của hai nhà thơ trên, nhưng vấn đề ấy được trình

bày một cách khái lược, chưa có tính hệ thống cao và chưa có những công trình

nghiên cứu chuyên biệt.

3. Mục đích nghiên cứu

Trong công trình này, chúng tôi muốn góp phần làm nổi rõ một số vấn đề cơ

bản sau:

12



Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn

học viết. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam nhận định, xem xét

như thế nào.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung của mối quan hệ ấy, nghiên cứu

trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trên

các phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó khái quát nên mối quan hệ đặc

sắc của dòng thơ dân gian và dòng thơ bác học trong sáng tác của các thi sĩ, đặc

biệt có thể làm nổi bật tài năng nghệ thuật của những nhà thơ này.

4. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu.

4.1. Phạm vi đề tài

Tìm hiểu mối quan hệ giữa folklore – văn hóa dân gian và văn học viết là

một vấn đề rộng, có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau. Chúng tôi chỉ giới hạn

phạm vi nghiên cứu của mình ở một khía cạnh của vấn đề. Tiêu điểm của đề tài là

trên cơ sở lý luận chung của mối quan hệ giữa hai hệ thống thẩm mỹ văn học dân

gian và văn học viết, áp dụng nghiên cứu trường hợp của hai nhà thơ nổi tiếng,

đó là Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Cụ thể hơn, từ

những vấn đề lý thuyết của mối quan hệ giữa văn học dân gian – văn học viết,

chúng tôi giới hạn vấn đề ở việc nghiên cứu sự tác động, ảnh hưởng của văn học

dân gian (chủ yếu là thơ ca dân gian) tới thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản

Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Thông qua các sáng tác của hai nhà thơ này, người viết

cố gắng làm nổi bật mối quan hệ giữa hai hình thái nghệ thuật ngôn từ. Qua đó,

một mặt củng cố thêm những vấn đề lý luận chung nhất trong mối quan hệ này,

mặt khác khẳng định tài năng nghệ thuật của các nhà thơ trong dòng văn học viết.

Hơn nữa, với những hạn chế về mặt thời gian và cấu trúc luận văn, thay vì

nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết

qua nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn

Khắc Hiếu, chúng tôi xin giới hạn chỉ nghiên cứu tác động của văn học dân gian

tới thơ của hai nhà thơ này mà chưa nghiên cứu chiều hướng ngược lại. Sở dĩ như

13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

×