Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.31 MB, 130 trang )
CHƯƠNG 2
S ự PHÁT TRIỂN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRO NG TH Ơ
CHÊ LAN VIÊN TỪ “ĐIÊU T À N ” ĐÊN “ HÁI TH EO M Ù A ”
2.1. CÁI T Ô I C Ô ĐO N, CÁI TÔI H IỆ P s ĩ .
2.1.1. Cái tôi cò đơn buồn đau.
Thơ Mới ra đời không quan tâm đến cơ chế xã hội, đến hiện thực đời sống mà
nó chỉ quan tâm đến chủ thể, phát biểu những tâm tư, nguyện vọng của cá
nhân, đề cao cái tôi và hướng nội hoàn toàn. Đương nhiên, thơ trữ tình nói
chung là hướng nội, khai thác và bộc bạch những trạng thái tình cảm cá nhân,
nhưng tuỳ từng giai đoạn lịch sử mà mức độ biểu hiện khác nhau. Thơ Mới
mang tiếng nói của tầng lớp trí thức đương thời. Đó là tiếng thơ của cái tôi cá
thể mà cơ sở tư tưởng của nó là hệ tư tưởng tư sản và tâm trạng bế tắc của tầng
lớp tiểu tư sản đòi hỏi giải phóng cái tôi cá nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử văn
học Việt Nam cái tôi của nhà thơ được ý thức đầy đủ trở thành trung tâm để
nhà thơ ngắm nhìn thế giới và chiêm nghiệm cuộc đời. Cái tôi chính là trung
tâm của hình tượng thơ.
Cũng trong thời kỳ này, thơ xuất hiện một cái tôi viết hoa trọng vọng. Cái tôi
được khẳng định đã đem đến cho Thơ Mới lãng mạn 1930-1945 sự đa dạng,
phong phú của các gương mặt thi nhân. “Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa
bao giờ có một thời đại pliong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta
thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng m ỏ như T h ế Lữ; m ơ màng như
Lưu Trọng Lư; hùng tráng như Huy Thông; trong sáng như Nguyễn Nhược
Pliáp; ảo não nlĩiỉ Huy Cận; quê mùa như Nguyễn Bính; kỳ dị như C h ế Lan
Viên;... và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu"(Hoh\ Thanh- Hoài
Chân)[47,29]. Cái tôi trữ tình trong Điêu tàn của Chế Lan Viên là một cái tôi
cô đơn siêu hình. Cái buồn, cái cô đơn có lẽ là điểm chung nhất của các nhà
Thư Mới. Nhưng cái buồn, cái cô đơn cũng có nhiều sắc thái, cung bậc. Cái cô
26
đơn trong Điêu tàn là cái cô đơn rất riêng mang đậm dấu ấn cá tính. Đến với
Huy Cận - tác giả của Lửa thiêng trước Cách mạng là đến với nỗi “buồn ảo
não" rợn ngợp. Nỗi buồn cua một con người gắn bó với đất nước, quê hương
nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến sự vật nhỏ nhoi, bơ vơ, cô độc.
Xuân Diệu càng “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” lại càng cô đơn sầu não khi
muốn dangtay ôm cả vũ trụ, tình yêu, cuộc đời trần thế màbất lực.
Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vần tuần hoàn
Nếu tuổi tre' chẳng hai lẩn thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi.
( V ội vàng)
Người kỹ nữ trong thơ Xuân Diệu thì sợ sự cô đơn đến run rẩy. Đó cũng
chính là sự run rẩy cô đơn của thi nhân- con người vốn rất sợ sự cô đơn.
Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời dầy trăng lạnh lẽo suốt sương da
(Lời kỹ nữ)
Còn nỗi cô đơn của Chế Lan Viên là nỗi cô đơn của kẻ lạc loài, ở giữa muôn
người mà như một mình một bóng, sống trong hiện tại mà luôn ám ảnh bởi dĩ
vãng. Dường như tiếng gọi của dĩ vãng xa xưa luôn thường trực trong mỗi con
người chờ dịp là lên tiếng. Nhưng có lẽ cái xa xưa hiện lên ở mỗi người mỗi
khác. Với Huy Thông đó là những mối tình xa xưa trong sử sách. Nguyễn
Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, là những nhân vật ngày xưa xuất hiện trong khung
cảnh văn hoá dân tộc. Cái xa xưa trong Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ,
Bàng Bá Lân hiện hình ở nông thôn. Còn Chế Lan Viên lại đắm chìm trong thế
giới siêu hình, kinh dị, một thế giới hư ảo, tưởng tưựng“ đầy sọ dừa, xương máu
cùng yêu w a”(Hoài Thanh- Hoài Chân- Thi nhân Việt Nam) chứng tích tàn
vong cua dàn tộc Chiêm Thành- vốn chẳng phải nòi giống với thi nhân nhưng
quả tình duyên lắm nợ nhiều. Với cái tôi ấy “ơ buồn là những doá hoa tươi”.
Nó tự xưng:
27
Quà tim ta lủ một khối li buồn
Mạcli máu ta lủ nliững mối đau thương
Mù quả đất lù khối sáu vô hạn.
(Đ ừ ng quèn lãng - Đ iêu tàn)
Mang trong mình mối sầu vong quốc, cái gia tài đồ sộ của hàng triệu nỗi
buồn, cái tôi ở Điêu tàn chán nản đến gay gắt trước mọi màu sắc của cuộc
sống.
Với tôi tất cá như vô nghĩa
Tất cá không ngoài nghĩa khổ đau.
( X u ân - Đ iêu tàn)
Đó là nỗi buồn của quá vãng xa xôi xâm chiếm toàn bộ tâm hổn tác giả và
lan nhanh như một vết thương, một mối tương liên như người đổng bệnh.
Những cảỉ“kh ổ đ a u ”, “buồn lo" , “ u sầu” “rền r ĩ \ “uất hận” buồn thương, nhớ
tiếc trong Điêu tàn của Chế Lan Viên đều có nguồn gốc sâu sa xuất phát từ
tình cảm thiêng liêng cao cả, tấm lòng ưu ái đối với dân tộc. Điêu tàn đã nói hộ
tiếng nói của dân tộc Chiêm Thành. Cái tôi Chế Lan Viên hướng chủ yếu vào
nỗi u hoài, khóc thương cho một dân tộc đang gặp bước suy vi. “Chúng ta lại
cỏn dành riêng cho họ một nhà thơ đ ể vì họ giải giùm những uất ức bao nhiêu
năm như ngliẹn ngào trên sông núi này...Vong linh đau khổ của nòi giống họ
dã nhập vào Chê Lan Viên; cho nên, dầu không phải là người họ Chế, C h ế Lan
Viên vân là một nhà thơ Chiêm 77ỉờ/7/ỉ”(Hoài Thanh)[47,213]. Niềm tiếc nuối
quá khứ đã trĩu nạng tâm hổn nhà thơ, trong những dòng thơ rớm lệ, đau đáu
một niềm cảm thương luyến tiếc. Nhà thơ tưởng tượng mình là người Chiêm
Thành đang thở than cho sự suy tàn của dân tộc, để tình yêu nòi giống hoà tan
trong cơ thể và dâng lên tràn ngập tâm hổn.
Đọc Đ iêu tàn , ta hãy hình dung thi sĩ là con cháu Chế Bồng Nga đang kêu
thương cho một thời đại huy hoàng đã mất, mới cảm thông đến tột cùng những
rung động của câu thơ.
Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về xem non nước giông dân Hời.
28
( Trên dường vé
-
Đ iêu tàn)
Buồn thương, nhớ tiếc, căm hờn dâng lên như những đợt sóng trong tâm hổn
Chế Lan Viên khi một thời vàng son rực rỡ với sức sống mãnh liệt của một dân
tộc ngày nay không còn nữa. Thui thủi một mình trở về quá khứ xa xưa của dân
tộc Chiêm Thành, nhà thơ cảm thấy cô đơn sầu tủi. Đây cũng là tâm bệnh
chung của các nhà thơ lãng mạn thời ấy. Họ là những người hoàn toàn xa lạ với
hoàn cảnh xung quanh, với cả thế giới hiện thực. Chế Lan Viên cô' gắng mà
bám, mà níu vào quá khứ rực rỡ huy hoàng.
Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng
Nliững đền đài tuyệt m ĩ dưới trời xanh
Những chiến thuyên nằm m ơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.
( Trên dường về - Đ iêu tàn )
Cho nên nhà thơ cảm thấy vô nghĩa, chán chường, thất vọng sâu sắc và phủ
nhận một cách quyết liệt.
Trời hỡi trời hỏm nay ta chán hết
Nliững sắc màu hình ảnh của trần gian
( Tạo lập
-
Đ iêu tàn)
Chính qua những cảnh vật năm xưa mà nói lên bao điều trong hiện tại. Trong
Lời tựa Đ iêu tàn Chế Lan Viên đã tâm sự:“Điêu tàn có riêng gì cho nước
Chàm yểu mến của tôi đâu? kìa kìa nó đang đục sọ dừa anh. Tiếng xương dội
vỡ đáy hồn tôi". Nhà thơ như vật vã trong không gian hoang tưởng, bức bối
trong chiếc sọ dừa, trong hoang mạc của lý trí. Nơi ấy không có chỗ cho sông
yêu núi nhớ, chí có những nấm mồ, “xương kliỏ”, “đầu r à ” “xương V(?\“máu
trào ...
Thế giới hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn này cũng rất khác hình
ảnh trong thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính... Trong thơ lãng mạn, ta
vẫn thường gặp những hình ảnh quen thuộc của đời thường: Trời xanh, mây
biếc, hàng cau, con cò, giếng nước... Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên là thế
29
giới của yêu ma, linh hổn, xương máu, nấm mồ,...là háu trời ảo giác, thất tinh,
chiêm nữ, tháp Chàm, sông Linh, chiến tượng...
Biểu tượng của cái tôi tự ý thức trong thơ Chế Lan Viên cũng rất khác. Nó
không phải là‘Víiv đàn muôn diệu”, “rơ/ỉ hổ nhớ rừng" hay “co/í nai vàng ngơ
ngác”... mà là của ‘\V người”, “hồn má". Sau này, khi nhìn lại thời kỳ “thung
(>
lũng íỉait thương” ấy, nhà thơ đã viết: “773/ chỉ là một cơn mưa. Một dòng nước
mắt. Một viên gạcli líổ. Một ánh hoàng hôn mà!... Thời Điêu tàn tỏi đâu có íhơ
tình. Tỏi quản lý những tháp đổ, những nấm m ồ...”[64,309]. Chế Lan Viên đã
rơi vào bi kịch không lý giải được bao điềư trong cuộc sống.
Trời xanh hỡi tròi xanh không nói
Hồn tôi muốn hiếu chẳng cùng cho
( Đ ọc sách - Đ iêu tàn)
Nhận thức thế giới và cuộc đời xung quanh vẫn là ham muốn không cùng
của nhà thơ, nhưng tác giả bất lực trước hoàn cảnh khách quan. Nhiều lúc Chế
Lan Viên muốn hoà nhập vào thinh không, vào đất trời và không muốn tổn tại
dưới dạng“ vật chất người'''1trong cuộc đời gió bụi.
Tôi là kết tinh của ánh trâng trong
Sao không cho tôi đến chỗ hư không?
( Tắm trăn g
-
Đ iêu tàn)
Nhiều câu hỏi như vậy trong Điêu tàn đã nhuốm một màu sắc siêu hình.
Những“cđM hỏi hư Vỡ”đó làm cho con người buồn tủi, mất chí hướng, dễ dàng
đầu hàng trước số phận. Đó cũng là căn bệnh lớn nhất của tác giả Điêu tàn thời
kỳ này.
Mang trong mình một thế giới Điêu tàn , nỗi nhớ tiếc, buồn thương đã khắc
vào tâm khảm nhà thơ, trở thành máu thịt, niềm tin trong hồn người.
Nước non Chàm chẳng bao giờ tiêu diệt
Tháng ngày qua vẫn sống với đêm mờ.
Dẫu chỉ \'d“sống với đêm mỉ?' thôi cũng vẫn là đang tổn tại “nước Chàm ta"
vần đang còn hơi thở, niềm tin, đã và sẽ mãi mãi là hổn thơ sống động dạt dào
trong tác phấm của Chế Lan Viên.
30
V
Thi nhân không chìm đắm trong thơ tình yêu như các thi sĩ lãng mạn khác.
Suốt tập Điêu tàn không có những cái tình đàm thắm bền lâu, cũng không thấy
những lời than Ihứ tình yêu dang dở. Tinh cảm trong thơ Chế Lan Viên là
những nét chấm phá, chủ yếu là khóc thương cho một dân tộc đang chịu cảnh
điêu tàn, là tâm trạng tiếc nuối quá khứ - một quá khứ vàng son của dân tộc.
Đọc Điêu tàn “ta cỏ th ể hình dung ra dường như tác giả của Điêu tàn đang
lí ứng trên một bãi tha ma lịch sử, trong một buổi chiều hoàng hôn lãng mạn,
lắng nghe tiếng kêu gào thâm thiết của ma quỷ và xương máu, xót thương cho
đất nước Chiêm Thành đã bị vùi sâu vào d ĩ vãng, rồi m ơ màng nghĩ về CÕI đời
ngàn năm đau khổ, cảm thấy cô độc trước không gian bao la và thời gian vô
tận. ítã gào lên một cách thảm thiết và cỉau đớn: Ai bảo giùm: Tư có có ta
khòng?'\Nguyển Bá Thành)[48,42]. Ông nghi ngờ ngay cả sự tồn tại của chính
bản thân mình. Chế Lan Viên đã rơi vào “thung lũng đau thương”, rơi vào trận
đồ của tư duy siêu hình. Ông cũng như các nhà Thơ Mới giai đoạn này đều bị
ảnh hưởng của văn học lãng mạn Phương Tây thế kỷ XIX(ảnh hưởng của thơ
tượng trimg Phương Tây, đặc biệt là Bôđơle khá rõ). Điều đó đã mang đến
trong thơ ông một “giọng buồn ảo não có pha màu huyền bC\ khác hẳn với
những giọng quen thuộc trong Thơ Mới.
2.1.2. Cái tôi hiệp sĩ.
Thoát ly vào thơ và làm cho thơ thoát ly hiện thực là đặc điểm cốt lõi nhất
của phong trào Thơ Mới nói chung và Chế Lan Viên nói riêng. Bàng cách này
hay cách khác, mỗi nhà thơ đều thể hiện hướng thoát ly của mình. Họ coi đó là
những“vz/<7/?£ quốc độc lập" không ai giống ai. Mỗi người thoát ly một cách,
cũng là đi tìm cho mình một điểm tựa nào đấy trong cuộc đời. Nhưng càng tìm
kiếm, họ càng lạc lối, càng đi sâu vào cái tôi họ càng cảm thấy cô đơn, vắng
lạnh. Họ vẩn vơ đi tìm cái đẹp ở thiên nhiên, đất trời, giao cảm với cỏ cây, hoa
lá. “Thê Lữ đi vào cõi Tiên, Lưu Trọng Lư đi vào cõi mộng, Hàn Mặc Tử đi về
V('ri tlìánli thần và thượng đế, Xuân Diệu say sưa với cõi tình, Huy Cận buồn
thi(('/in> CÙHÍỊ vũ trụ... riêng Chê Lan Viên cii một ngả xuống cõi âm, qua một bãi
31
tliơ ma ííầy yêu tinh, quỷ quái, sọ người... sau đỏ trở về cõi ta rồi bay lên vũ
//7/!”(Nguyễn Bá Thành)[48,41 ]. Tác giả của Điêu tàn đi qua nhiều cõi như vậy
nhưng cõi nào cũng là một sự chạy trốn, thoát ly hiện tại. Con đường mà ông
tìm kiếm, phát hiện cũng chỉ là thoát ly vào chính mình, tâm sự với mình. Bới
lẽ, dù ở cõi Âm, cõi Mộng hay cõi Tiên... cũng chỉ là những ảo ảnh do trí tưởng
tượng chắp cánh mà thôi chứ nó chưa bao giờ là những thực thê có thực. Các
nhà Thơ Mứi nói chung và Chế Lan Viên nói riêng có những tuyên bố công
khai về thơ. Thế Lữ cho rằng mình là “rây dàn muôn điệu”, mơ ước hình ảnh
người khách chinh phu “dấn bước truân chuyên khắp hải hồ" ham những vẻ
đẹp cao siêu hùng tráng.
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có muôn hình th ể
Xuân Diệu đã từng có một định nghĩa nổi tiếng về người thi sĩ.
Là thi s ĩ nghĩa là ru với gió
M ơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.
Hàn Mặc Tử thì quan niệm: “Lứ/M thơ tức là điên". Trong Lời tựa cuốn Điêu
tàn, Chế Lan Viên đã đưa ra một tuyên ngôn về quan điểm thơ của mình:“77»'
s ĩ không pliải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là tiên, là
ma, là quỷ, là tinh, là yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xối trộn d ĩ vãng. Nó ôm trùm
tương lai. Người ta không th ể hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy
rằng những cái vô nghĩa hợp lý(...) T h ế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi
đem so sánh nó với người và chê nó là giả dối, không chân thật. Vâng, nó
khôniị chân thật nó giả dối với người. Với IÌÓ, cái gì nó nói đều có cả”[52,2].
Chế Lan Viên nói về hai vấn đề “làm th ứ ' và người “thi s ĩ', tuy hai nhưng là
một, đều thống nhất trong một vấn đề chung đó là: Quan niệm về thơ, thể hiện
sự đối lập giữa người làm thơ với người bình thường. Công việc của người làm
thơ là làm những việc phi thường. Nhà thơ là “người Mơ, người Say, người
Điên". Quan niệm ấy đã chi phối quá trình sáng tạo nghệ thuật của tác phẩm
đầu tay Điêu tàn và đưa hổn thơ Chế Lan Viên vàomột thế giớihư vô,
32
siêu
hình, đeo đuổi, bao trùm lên suốt chặng đường sáng tác thời kỳ trước Cách
mạng.
Chế Lan Viên cho rằng thơ không trực tiếp phản ánh hiện thực mà phản ánh
tâm trạng trước hiện thực. Như vậy, ông cùng với Trường thơ loạn là có chung
quan niệm về thơ và nhà thơ.“77/07 kỳ này, thơ xuất hiện một cái tỏi viết hoa
trọng vọng". “ Hình ảnh cái tỏi thật là hiên ngang, kiêu hãnh và táo bạo, không
khỏi mang tinh chất một hiệp sĩ. Có th ể gọi cái tôi chung của các nhà Thơ Mới
ílì('rí kỳ đầu lù cái tôi hiệp A
’f”(Nguyễn Bá Thành)[49,183].
Cái tôi Chế Lan Viên trong Điêu tàn cũng là cái tói hiệp sĩ. Cái tối ấy khi thì
lao vào tình yêu say sưa, khi lao vào nghĩa địa lâm sự cùng yêu ma. Người ta
kinh dị về một thế giới hình ảnh mà Chế Lan Viên đã phản ánh trong thơ. Đó là
một thế giới hồn độn đến rùng rợn được Chế Lan Viên xây dựng bằng những
chất liệu của tử thần, cái chết, máu xương... Đọc thơ ông, ta cảm nhận dường
như thi nhân không còn là nhà sáng tạo thơ ca mà chỉ là một cá thể giao cảm
với những linh hổn ở cõi hư vô, rồi ghi lại từng lời than khóc rên rỉ của những
cô hồn hoài vọng một thời xưa. Nhà thơ sống với sự hư ảo về một Chiêm quốc
và giống dân Hời. Đó là cõi chết, cõi hư vô nơi tháp Chàm đua nhau rụng,
“muôn ma hời sờ soạng dắt nhau đi", hoang mạc của những đổ nát, lở lói, tan
vỡ, chiêm nữ, hồn ma, lâu đài điện ngọc, là mồ chôn gửi hận trần gian.
Chế Lan Viên muốn mượn chuyện dân tộc Chiêm Thành để thổ lộ nỗi đau
xót thầm kín của một người dân Việt Nam mất nước. Đó là nỗi buồn về quá
khứ xâm chiếm tâm hổn ông như một vết thương dài: “ Trong thơ ta dân Chàm
luôn sống mãi". Nhưng càng đắm chìm trong mộng ảo siêu hình, cái tôi hiệp sĩ
ấy càng bế tắc tuyệt vọng. Dù thoát ly bằng cách nào cũng không tìm được lối
thoát thực sự. Những lúc tưởng chừng như cái tôi hiệp sĩ đã đi đến tận cùng của
sự bế tắc, cô đơn, không có lối thoát thì trí tưởng tượng lại chắp cánh cho cái
tôi ây tìm đến một chân trời mới lạ, mang tầm vóc vũ trụ. Cái tôi ấy muốn trốn
đời. thoát ly thực tại . Nhưng ngay cả cái ý muốn trốn đời cũng thật dị thường.
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
33
Đ ế nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Nliữní’ ưu phiền, đau khổ với buồn lo!
( N hững sợi tơ lòng - Đ iêu tàn)
Cũng chính vì những cái dị thường đó mà ở Chế Lan Viên, sự chán nản, đau
thương, cô đơn đều đến mức tột cùng. Trên tay là mộ trống, trong lòng là huyệt
bỏ, trong hổn ‘7ừ mổ không lạnh lùng sương giá đọng", “toàn khổ đau, sầu não
V lo bu ồrì\M ồ không), không thể chạy trốn vào quá khứ, thời gian cũng
('ri
không thê hoá giải nỗi cô đơn, cái tôi hiệp sĩ lại cuống cuồng tìm đến vũ trụ:
Trăng, sao, cung hằng, dòng Ngân. Dường như chỉ có tầm cỡ của vũ trụ mới
dung chứa nổi nỗi cô đơn, đau thương đến khác thường của con người “ không
tlìê lấy kích tấc thường mà do dược". “ Vù trụ là nơi hồn thơ m ơ đạt đến , mơ
dược "tắm trăng”, “ngủ trong s a o ” đ ế thoát khỏi nỗi u buồn. Vì vũ trụ là cái
đích của một ước mơ nhằm trốn thoát “đau khổ với buồn lo ” cho nên vũ trụ
trong Điêu tàn không thê lương ảm đạm như trong Lửa thiêng của Huy Cận,
không Ư('n át ái tình như trong T hơ thơịXuản Diệu), không khắc khoải thương
tâm như Hàn Mặc Tử. Vũ trụ ở đây mang một vè vừa rực rỡ vừa điều tàn, vừa
lung linli lại vừa đ ổ V ?”(Nguyễn Bá Thành)[48,48].
Ế
Không u ám, ghê rợn như thế giới của xương máu, yêu ma, sọ dừa thậm chí
lại vô cùng sáng láng, huyền hoặc nhưng vũ trụ hiện lên cũng thật dị thường,
nhiều khi đến gai cả người: Trăng điên, trăng lả tả, sao bỗng dưng rơi dưới đáy
hổ yầ\i(Trăng điên), sao rụng, sao rơi, sao tán loạn đua bơi trên mặt nước(Ngỉỉ
trong sao), trăng, sao, gió ổn ào, “tán loạn chạy quanh tor”, “Sao ở đâu mọc lên
trong íiáy giếng. Lạnh như hồn II tối vạn yêu ma?” (Ta). Cả vũ trụ như bấn loạn
lên bới đã có một linh hồn cô đơn tột cùng đang gõ cửa. Linh hồn ấy hướng lên
cao xanh, lặng lẽ nhìn “muôn sao ” mà tự hỏi.
Mảnh hồn ta tiêu diệt tự bao giờ?
Văn ọ vẳng nghe trong không giới bao la
Một vì sao êm reo lời đáp lại.
( Đ ám ma - Đ iêu tàn).
34
Nhưng
dùchạy trốn cõi đời đau khổ, thoát ly vào bãitha mahay vào
vũ trụ
thì cái tôi ấycũng phải quay về với chính nó bởi sự bế tắc, không lối thoát:
Lòng hỏi IÒMỊ biết đâu là âm giới?
Biết nơi đàu cõi sông của muôn người?
Trong lí minh lòng ta không lạc lôi
Trong tháng ngày yên đ ể lệ sầu rơi.
( Búng tôi
-
Đ iêu tàn).
Có lúc sự chạy trốn ấy càng sâu, càng chặt hơn:
Hãy tìm cho ta một nấm mộ hoang tàn
Đào đất lên cậy cả nắp hòm súng
Hãy chôn chặt thán ta vào chốn ây.
( M áu xương - Đ iêu tàn).
Lang thang khắp mọi chốn, cuối cùng cái tôi ấy lại quay về với chính bản
thân nó. Chế Lan Viên để cho tâm hổn mình bay lượn tự do trước những nỗi
buồn lênhláng của cuộc đời. Có lúc, muốn là một đấng “tạo lập" tạo ra thế giới
của riêng
mình nhưng vẫn không được phép mà đâu đâu cũng gặp sự réo gọi
của hổn ma bóng quỷ, như ám ảnh chính sự tồn tại của cuộc sống.
Cho từng sóng quỷ ma dần hiển hiện
Cho lời kêu tiếng rú bật váng tai
Cho lăn lóc, hồn mê trong ảo huyễn
Lãng quên đi giây phút cảnh trần ai.
( T ạ o lập - Đ iêu tàn) .
Buồn đau, cô đơn, muốn thoát ly thực tại dường như đã trở thành bản chất,
máu thịt của cái tôi Chế Lan Viên trước Cách mạng. Một nỗi buồn đau thấm
đẫm qua các vần thơ. Nỗi buồn của thân phận người trí thức trong một nước nô
lệ, cái quằn quại bế tắc của tẩng lớp tiểu tư sản nghèo trong cuộc đời ô trọc lại
thêm những dòng lệ trong văn chương nhà trường thuở ấy. Nỗi buồn đau, xót
xa của một con người nhỏ bé đơn độc trước khoảng không của vũ trụ. Nỗi buồn
ấy đều bắt nguồn từ một cái tôi cuồng loạn, cái tôi buồn dữ dội mênh mang.
35
Não nề thay cảnh bơ vơ cô độc đến rợn ngựp trước không gian, thời gian, trước
con đường đời hun hút vô tận:
Đườnq về thu trước xa lủm lắm
Mù kẻ di về chi một tôi.
Cái tôi trong Điêu tàn không ít khi đắm chìm vào những băn khoăn suy tư
siêu hình về bán thể.
Ta dứng trước cõi la không thâu hiểu
Hồn của ai trú ẩn ở dầu tư
Ý của ai trào lên trong đáy óc.
( T a - Đ iéu tàn).
Là một nhà thơ có niềm khao khát cực mạnh về sự hiểu biết, cảm xúc, tư
tưởng, Chế Lan Viên đã thể hiện trong Điêu tàn một cái tôi đầy khát vọng:
Khát lắm rồi? Hãy mau cho tôi uống
Cho nguôi di nhớ tiếc với trông mong.
( Tắm trăn g
-
Đ iêu tàn).
Cảm nhận được nỗi đau khi mùa xuân về trên một đất nước đang ngập chìm
trong nô lệ lầm than, nỗi buồn ấy càng tăng lên gấp bội. Cái tôi hiệp sĩ trong
Điêu tàn là một cái tôi đau, uất hận, chua xót. Trong làng Thơ Mới Việt Nam,
các nhà thơ đều có chung một nỗi buổn“//iê7ỉệ”. Nhưng có lẽ Chế Lan Viên và
Hàn Mặc Tử là hai nhà thơ cảm nhận sâu sắc nhất nỗi buồn đau dữ dội trước
cảnh nước mất nhà tan của cuộc đời. Nhìn một đám mây in hình dưới nước,
Hàn Mặc Tử cũng liên tưởng đến một cái chết:
Mảy chết đuôi ở dòng sông vắng lặng
Tròi thây vê xa tận cõi vô biên.
( H àn M ặc Tử)
Thi sĩ còn mượn thơ để diễn tả tâm sự đau đớn đang bủa vây quanh mình.
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mơi hồn thơ đều dínlì não cân ta
Bao nét cliữ quay CUỒHÍ’ như máu vọt
Như mê man chết diếng cả làn da.
36