1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

1 Đài TNVN – Sự hình thành và quá trình phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 105 trang )


Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



Nam Dân chủ Cộng hòa”. [3,tr16] Việc Bác Hồ quyết định thành lập Đài phát

thanh vào thời điểm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong cuốn “Trong

lòng tôi Tiếng nói Việt Nam” đồng chí Trần Lâm, nguyên Tổng biên tập đầu

tiên của Đài TNVN đã viết: “ Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công,

Bác Hồ chỉ đạo thành lập Đài phát thanh ngay vì đài phát thanh có có tác

dụng quan trọng cả về mặt tuyên truyền đối nội và đối ngoại. Về đối nội đài là

phƣơng tiện thông tin nhanh nhất, rộng khắp nhất để truyền bá những chủ

trƣơng chính sách của Đảng và Chính phủ, phản ánh kịp thời diễn biến của

tình hình trong nƣớc và thế giới, là cầu nối giữa trung ƣơng và địa phƣơng,

giữa chính phủ và nhân dân. Sóng đối ngoại có thể vƣợt qua biên giới quốc

gia, không cần hộ chiếu để chọc thủng bức màn bƣng bít của chủ nghĩa đế

quốc về tình hình cách mạng ở Việt Nam, đập lại những luận điệu tuyên

truyền xuyên tác của chúng và nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân

dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của Việt nam” [2, tr.18]

Với ý nghĩa trọng đại đó, từ thời điểm lịch sử 7-9-1945 Đài TNVN ra

đời trải qua các giai đoạn phát triển.

- Thời kỳ 1945 - 1975: Thời kỳ này kéo dài 30 năm, gắn liền với quá

trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gắn

bó máu thịt với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,

xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.

Trong điều kiện kháng chiến chống thực dân Pháp, Đài TNVN phải tìm mọi

cách di chuyển địa điểm để tiếng nói của Đảng, chính phủ và của Bác Hồ đến

với nhân dân trong mọi tình huống. Sau khi miền Bắc hoàn toàn đƣợc giải

phóng Đài TNVN có điều kiện để hoàn thiện một cách tổng thể từ cơ sở vật

chất kỹ thuật đến nội dung. Đánh giá sự đóng góp của Đài Tiếng nói Việt

Nam trong thời kỳ này, thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Đài Tiếng

nói Việt Nam đã vượt qua những khó khăn gian khổ viết nên những trang sử



11



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



đấu tranh oanh liệt, liên tục làm tròn sứ mệnh cao quý của mình là ngày ngày

đem lại cho đồng bào cả nước những điều cực kỳ quan trọng mà mọi người

chờ đợi: Những lời chỉ bảo của Bác Hồ, những chủ trương chính sách của

Đảng và Chính phủ, những tin tức quan trọng ở trong nước và trên thế

giới…có tác dụng động viên và cổ vũ đồng bào đoàn kết một lòng, kiên trì sự

nghiệp cách mạng, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa củng cố hậu phương

lớn, vừa đẩy mạnh cuộc chiến đấu ở tiền tuyến lớn, đi đến thắng lợi hoàn

toàn, đem lại độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc” [3, tr.255]

- Thời kỳ 1975 – 1986: Quán triệt nghị quyết Trung ƣơng 6 (khóa IV

tháng 8 năm 1979), Đài TNVN đã nắm bắt tƣ tƣởng mới của Đảng, đi sát thực

tế, phản ánh kịp thời những chuyển động mới, phát hiện nhân tố mới. Đài

TNVN cùng báo chí cả nƣớc đã góp tiếng nói tích cực, tạo thành kênh thông

tin quan trọng giúp Đảng và Chính phủ ban hành chỉ thị 100 của Trung ƣơng

và Nghị định 25 của Chính phủ “dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu

bao cấp, thực hiện đúng chế độ dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã

hội chủ nghĩa”. Đó là sự khẳng định của Đảng ta trong Đại hội Đại biểu Toàn

quốc lần thứ V.

Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) với

đƣờng lối đổi mới toàn diện đƣợc hoàn chỉnh và đi vào cuộc sống. Nội dung

thông tin tuyên truyền trên các làn sóng Đài TNVN đã khẳng định mạnh mẽ

quan điểm đổi mới toàn diện của Đảng ta. Thời kỳ này, Đài TNVN có quyết

định quan trọng là đổi mới tư duy, đổi mới thông tin, đổi mới phong cách làm

báo nói theo hướng thông tin kịp thời, nhanh nhạy, đa dạng, đa chiều, tăng

cường tính chiến đấu, tính phát hiện và coi trọng ý kiến thính giả. [16, tr.25]

- Thời kỳ 1986 đến nay: Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã khẳng định

đƣờng lối đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đối ngoại.

Đảng đề ra phƣơng châm “lấy dân là gốc”. Để phản ánh đƣợc sự đổi mới



12



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



trong chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, sự sinh động của cuộc

sống, yêu cầu Đài TNVN phải có sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ trên tất cả

các mặt. Từ năm 1990, Đài TNVN hoàn chỉnh hệ chƣơng trình Đối nội với

nhiều chƣơng trình phát thanh mới, phát sóng liên tục từ 5 giờ sáng đến 23

giờ đêm. Các chƣơng trình phát thanh đã đƣợc đổi mới về nội dung và hình

thức thể hiện nên có nhiều thông tin mới hơn, nhanh hơn, sinh động hơn, hấp

dẫn hơn. Đặc biệt, từ năm 1993, Đài TNVN bắt đầu thực hiện phát thanh trực

tiếp nên thông tin thời sự đã cập nhật, đồng thời với sự kiện, chƣơng trình đa

dạng phong phú và cách trình bày hấp dẫn hơn nên đã có lƣợng thính giả

đông đảo. Kết quả điều tra thính giả vào năm 2000 cho thấy:

-85% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết là nghe đƣợc tin tức đầu tiên từ Đài

TNVN.

- Số lƣợng ngƣời nghe đài rất đông đảo, có chƣơng trình lên đến 87%.

Vào năm 1990, Đài TNVN tổ chức xây dựng hệ Chƣơng trình Âm nhạc

và tin tức phát trên sóng FM, lúc đầu phát mỗi ngày 8 giờ và từ 1/1/1995 thời

lƣợng kéo dài 24 /24 giờ mỗi ngày. Từ ngày 1/7/1994, Đài TNVN quyết định

tách hệ chƣơng trình Đối nội thành hai hệ phát thanh phát đồng thời trên sóng

AM (gọi tắt là hệ I và hệ II). Hệ 1 tập trung vào các vấn đề thời sự, hệ II tập

trung vào các vấn đề văn hóa, khoa học, giáo dục.

Tiếp đó, Đài TNVN đã mở thêm các chƣơng trình phát thanh giành cho

ngƣời dân tộc thiểu số và giành cho ngƣời nƣớc ngoài ở nƣớc ngoài và ngƣời

nƣớc ngoài ở Việt Nam. Nhƣ vậy là từ năm 2000, Đài TNVN đã có 6 hệ phát

thanh gồm:

-VOV1: Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp.

-VOV2: Hệ Văn hóa đời sống xã hội.

-VOV3: Hệ Âm nhạc, thông tin và giải trí.

-VOV4: Hệ các chƣơng trình phát thanh dân tộc.



13



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



-VOV5: Hệ dành cho cộng đồng nƣớc ngoài ở Việt Nam

-VOV6: Hệ chƣơng trình đối ngoại và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Nhƣ vậy, tổng thời lƣợng chƣơng trình phát thanh từ năm 1975 đến

năm 1988, Đài TNVN phát 26 giờ/ngày, đến năm 2000 là 193 giờ /ngày, tăng

gấp 7 lần.

Song song với việc tăng thời lƣợng, mở thêm hệ chƣơng trình phát

thanh mới, chất lƣợng nội dung và hình thức thể hiện các chƣơng trình phát

thanh, tác phẩm phát thanh không ngừng đƣợc đổi mới mạnh mẽ theo lộ trình

phát thanh hiện đại. Trong một thời gian dài, Đài TNVN đã phấn đấu theo

mục tiêu đổi mới cả về nội dung và hình thức nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu

thông tin của thính giả, cùng với việc đổi mới công nghệ phát thanh theo

hƣớng hiện đại, mở rộng vùng phủ sóng và đảm bảo sóng phát thanh nghe

càng ngày càng tốt hơn và rõ nét hơn.

Đặc biệt, để nối dài cánh sóng thông tin, từ 5/8/1998 Đài TNVN đã

thành lập Tuần báo Đài TNVN, đánh dấu sự ra đời của tời báo in của đài phát

thanh quốc gia và 3-2-1999, Đài TNVN hòa mạng Intonet bản tin tiếng Việt

và tiếng Anh, khai sinh tờ báo điện tử mang tên VOVnews.

Nhƣ vậy đến năm 1999, lần đầu tiên Đài TNVN có đầy đủ 3 phƣơng

thức truyền tải thông tin, trong đó nội dung thông tin trên sóng phát thanh là

chủ đạo. Tờ báo điện tử VOVnews và báo in Tiếng nói Việt Nam đã thực sự

phối hợp, gắn kết, hỗ trợ cho sóng phát thanh làm cho nội dung thông tin của

Đài TNVN ngày càng phong phú và hiệu quả, đa dạng và hấp dẫn hơn.

1.2 Những điều kiện thuận lợi để Đài TNVN tiếp tục phát triển.

1.2.1 Công cuộc Đổi mới của đất nƣớc do Đảng Cộng sản Việt Nam

khởi xƣớng và lãnh đạo giành đƣợc những kết quả to lớn là điều kiện và động

lực để báo chí trong đó có Đài TNVN phát triển. Trên cơ sở mục tiêu phát

triển chung, Đảng ta xác định, trong những năm tới, sẽ tiếp tục phát triển sâu



14



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



rộng và nâng cao chất lƣợng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế-xã hội, làm

cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực

thông tin, tuyên truyền Đảng xác định “Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất

bản, thông tin đại chúng phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hóa,

vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất – kỹ thuật

đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động, khoa học” [1, tr.80]

1.2.2 Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan ngôn luận

lớn nhất của Đảng và Nhà nƣớc nên đƣợc đặc biệt quan tâm phát triển. Căn

cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu cải cách hành chính đến năm 2010 và sau

2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 quy

định rõ: “Đài TNVN là Đài phát thanh quốc gia thuộc Chính phủ thực hiện

chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh

thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh”.

Chính điều đó đã là điều kiện để mạng lƣới thông tin trong đó có Đài

TNVN phát triển mạnh mẽ, để Đài TNVN đổi mới cả về nội dung và hình

thức cũng nhƣ áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật thực hiện

nhiệm vụ phủ sóng của Đài TNVN ngày càng rộng lớn tới các vùng nông

thôn sâu, xa biên giới hải đảo. .

1.2.3 Trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng lên, nhu cầu thông tin và

giải trí của nhân dân qua sóng phát thanh ngày càng lớn là động lực để Đài

TNVN không ngừng cải tiến và nâng cao chất lƣơng chƣơng trình, mở thêm

chƣơng trình mới, cải tiến các hệ phát thanh. Nhƣ trên đã trình bày, hiện nay

Đài TNVN có 6 hệ phát thanh, trong đó hệ Thời sự chính trị tổng hợp đã hoàn

thiện theo hƣớng phát thanh hiện đại. Các hệ phát thanh khác đã và đang đƣợc



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

×