1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

2 Một số hạn chế và các vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 105 trang )


Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



Ban Thời sự còn đảm nhận dẫn toàn bộ Hệ TSCTTH; thực hiện chƣơng

trình diễn đàn tuổi trẻ 30 phút/tuần; khách mời trực tiếp 30 phút/tuần; tiêu

điểm cuối tuần 30 phút/tuần… và nhiều hoạt động tƣờng thuật bóng đá, tƣờng

thuật trực tiếp các hoạt động chính trị lớn của đất nƣớc…

Chỉ với 62 ngƣời, thì đây là một khối lƣợng công việc khá lớn. Nhƣng

trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ xét chức năng của các bộ phận liên

quan tới việc biên tập và phát sóng chƣơng trình thời sự hiện nay:

-Ban Biên tập: Chịu trách nhiệm chỉ đạo các vấn đề thời sự và duyệt

tin, bài trƣớc khi phát sóng.

-Phòng sản xuất chương trình: Chịu trách nhiệm biên tập tin, bài và

dàn dựng các chƣơng trình thời sự, tham gia dẫn các chƣơng trình thời sự.

-Trung tâm tin: Chịu trách nhiệm kiểm soát và nhận, biên tập tin từ các

nguồn tin (cả trong nƣớc và quốc tế) trƣớc khi chuyển cho phòng sản xuất

chƣơng trình biên tập lại và sắp xếp phát sóng.

-Phòng phóng viên: Chịu trách nhiệm tổ chức viết tin, phóng sự phục

vụ nhanh cho chƣơng trình thời sự.

-Phòng Thời sự quốc tế: Chịu trách nhiệm khai thác tin, bài bình luận

các vấn đề nóng về quốc tế cho chƣơng trình thời sự.

-Phòng đạo diễn - dẫn hệ: Chịu trách nhiệm dẫn các chƣơng trình thời

sự sáng và tham gia dẫn các chƣơng trình thời sự khác.

Với cơ cấu nhƣ vậy, chúng tôi thấy lực lƣợng bị phân mỏng ra các

phòng. Nhân lực tập trung nhiều vào việc khai thác các nguồn tin qua báo chí

(Phòng chƣơng trình, trung tâm tin, phòng thời sự quốc tế) mà bộ phận nhân

lực trực tiếp sản xuất các sản phẩm tin, phóng sự, bình luận… thì lại quá

mỏng. Hiện chỉ có phòng phóng viên với nguồn nhân lực ít ỏi là trực tiếp viết

tin, bài phục vụ chƣơng trình. Các biên tập viên khác có tham gia viết tin, bài

nhƣng hoạt động không đều, chỉ tranh thủ thời gian khi không tham gia biên



64



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



tập, sản xuất tin hoặc chƣơng trình. Qua nghiên cứu quy trình sản xuất tin của

Ban thời sự hiện nay và nghiên cứu đời sống của một tin trƣớc khi lên sóng,

chúng tôi đã khái quát thành sơ đồ sau đây:



Tin của Phóng

viên Ban thời sự



Tin của Phóng viên

CQTT trong



Tin của CTV,

Báo, Internet…



Lãnh đạo phòng

phóng viên xem, sửa

chữa



nƣớc,nƣớc ngoài



Lãnh đạo các cơ

quan thƣờng trú

xem,sửa chữa



BTV trung tâm tin

xem, sửa chữa



Báo chí,

Internet,



Lãnh đạo Trung tâm tin

xem, sửa chữa



BTV phòng SX chƣơng trình xem, sửa chữa sắp

xếp vào các chƣơng trình TS



Lãnh đạo Ban biên tập xem xét, sửa chữa



PHÁT SÓNG



Hình 2.3: Quy trình sản xuất và phát sóng tin tức của Ban Thời sự



Từ hình 2.3 chúng tôi thấy: Hiện nay việc sản xuất tin cung cấp cho

chƣơng trình thời sự là do trung tâm tin đảm nhận. Các nguồn tin đều phải đổ



65



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



về trung tâm tin. Các BTV sẽ nhận và biên tập và chuyển cho phòng sản xuất

chƣơng trình thời sự. Quy trình này có ƣu điểm là trung tâm tin nắm đƣợc

toàn bộ nguồn tin, nhƣng lại xảy ra bất cập là thời gian để một tin từ lúc đƣợc

phóng viên làm ra cho đến khi đƣợc phát sóng quá chậm, dẫn đến nhiều tin rất

nóng, nhƣng do khâu biên tập nên khi phát sóng đã mất hết tính thời sự.

Một tin muốn đƣợc phát sóng phải qua quá nhiều khâu biên tập và sửa

chữa. Ví dụ: Tin của 1 phóng viên cơ quan thƣờng trú muốn đƣợc lên sóng

phải qua ít nhất 7 lần sửa chữa, biên tập. Có thể nhƣ vậy thì tin tức sẽ đƣợc

gọt rũa, chăm chút và tránh đƣợc sai sót. Nhƣng điều đáng nói là các khâu

sửa chữa và biên tập đều đồng cấp, và để tin có thể đƣợc phát sóng thì phụ

thuộc vào khâu cuối cùng là phòng sản xuất chƣơng trình và ban biên tập.

Chính đây là một nguyên nhân dẫn đến việc chậm chễ trong việc phát tin của

phóng viên. Đó là chƣa tính đến lực lƣợng của trung tâm tin quá mỏng, chỉ có

16 ngƣời mà phải đảm nhận khai thác, biên tập toàn bộ các nguồn tin từ đài

nƣớc ngoài, TTXVN, Internet, Cộng tác viên, phóng viên thƣờng trú… cho

nên họ không còn thời gian biên tập kỹ lƣỡng và sâu.

Các chƣơng trình thời sự đều do phòng sản xuất chƣơng trình đảm

nhận. Với 12 ngƣời, (trong đó có 2 cán bộ quản lý) phòng này đảm nhận biên

tập toàn bộ 4 chƣơng trình thời sự hàng ngày và một số công việc khác. Lực

lƣợng biên tập chƣơng trình khá trẻ, nhiệt tình và nhiều ngƣời có chuyên môn

vững. Khi nhận tin từ trung tâm tin các BTV tiếp tục biên tập lại cho phù hợp

với chƣơng trình (độ dài ngắn, có khi phải viết lại, biên tập lại tiếng động...).

Họ cũng phải theo dõi báo chí, truyền hình và Internet để có thêm thông tin,

bổ sung cho bản tin hoặc so sánh đối chiếu. Nhiều khi có những tin phòng tin

đã biên tập, hoặc tin của phóng viên gửi tới họ phải tìm lại tài liệu gốc để viết

lại cho đầy đủ hơn, hay hơn. Sau khi biên tập xong, các BTV sẽ viết lời dẫn



66



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



và dẫn trực tiếp toàn bộ chƣơng trình thời sự. Nhƣ vậy, hiểu đơn giản đây là

đầu ra của toàn bộ Ban Thời sự.

2.2.2 Chƣa làm chủ thực sự về nguồn tin

Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn thông tin để đƣa vào các chƣơng trình

Thời sự khá phong phú, nhƣng chƣa phải hoàn toàn do Đài sản xuất:

- Phóng viên: Đây là nguồn tin trực tiếp nhất, nhanh và đáp ứng yêu

cầu thời sự. Tuy nhiên, một lƣợng không nhỏ tin của phóng viên chƣa đáp

ứng yêu cầu thông tin nhanh, sắc và có bình luận. Do chƣa có sự thống nhất

cách viết tin, vì vậy tin viết còn cũ, dài dòng, nặng tính lễ tân, mặc dù các

biên tập viên đã xử lý nhƣng trên sóng vẫn còn nhiều tin chƣa hay.

- Phóng viên thƣờng trú: Các cơ quan thƣờng trú trong và ngoài nƣớc

có nhiệm vụ cung cấp tin hàng ngày cho các chƣơng trình thời sự. Hầu hết tin

đƣợc chuyển qua điện thoại hoặc fax, email hoặc hệ thống thƣ điện tử nội bộ

của Đài TNVN e-office. Tuy nhiên, cũng nhƣ tin của các phóng viên, phần tin

của phóng viên thƣờng trú viết còn khô cứng, ít tiếng động. Nhiều phóng viên

chƣa dùng giọng của mình để đọc tin do mình viết nên trong chƣơng trình

thời sự tin của phóng viên thƣờng trú vẫn do các phát thanh viên giọng Hà nội

đọc, kém tính sinh động, hấp dẫn.

- Cộng tác viên: Đây là nguồn tin của các cộng tác viên từ các đài phát

thanh và truyền hình địa phƣơng chuyển về. Hiện nay Ban Thời sự có cộng

tác viên từ 64 đài phát thanh truyền hình địa phƣơng và một số đài cấp huyện.

Tuy nhiên, do trình độ của cộng tác viên chƣa đồng đều và tầm bao quát

không rộng nên tin của cộng tác viên còn cũ về cách viết, dài dòng nhƣng lại

ít thông tin, mang tính địa phƣơng… Tin của cộng tác viên vẫn thƣờng là tin

không có tiếng động.

- Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), báo chí, truyền hình, đài phát

thanh và internet: Ban Thời sự đặt mua tin của TTXVN vì vậy hàng ngày



67



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



TTXVN cung cấp cho Ban Thời sự 200 đến 250 tin trong nƣớc và thế giới.

Nhƣợc điểm lớn nhất là tin TTXVN là tin giấy, không có tiếng động. Cách

viết tin đã có đổi mới nhƣng vẫn còn khô cứng, chủ yếu là cung cấp đủ thông

tin, ít bình luận, không phù hợp với lối viết cho phát thanh. Lƣợng tin từ

nguồn TTXVN đƣợc sử dụng khá nhiều trong chƣơng trình thời sự, dù đã

đƣợc biêtn tập lại nhƣng vẫn là tin chay, không có tiếng động. Tin trên báo

chí và internet không phù hợp với phát thanh nhƣng số lƣợng tin đƣợc sử

dụng trong chƣơng trình thời sự tƣơng đối nhiều. Điều đáng nói là do thúc ép

về mặt thời gian và thời lƣợng chƣơng trình nên hầu nhƣ các tin của báo và

internet đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn tin chính thống chỉ qua khâu biên tập,

dù là rất kỹ lƣỡng. Lẽ ra đây chỉ là nguồn tham khảo để từ đó phóng viên và

biên tập viên xử lý thành tin phát thanh của riêng bản đài.

Theo kết quả khảo sát của luận văn, trong tổng số hơn 3000 tin đƣợc

phát sóng trong các chƣơng trỉnh thời sự 6 tháng đầu năm 2006, tin đƣợc tính

theo các nguồn nhƣ sau:

-Tin do phóng viên Thời sự và các đơn vị trong Đài viết:



1200



-Tin của TTXVN



1000



-Tin khai thác từ CTV, báo chí, Internet…



800



Phóng viên

TTXVN

Các nguồn khác



Hình 2.3: Tỷ lệ sử dụng nguồn tin của ban Thời sự



68



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



Số liệu này cho thấy số lƣợng tin của phóng viên Ban Thời sự nói riêng

và của toàn Đài TNVN cung cấp cho chƣơng trình Thời sự chiếm số lƣợng

chƣa lớn. Chính điều này đã giảm tính thời sự của chƣơng trình vì thiếu

những thông tin nóng hổi, thiếu tin có tiếng động, tin có tiếng nói của phóng

viên, biên tập viên… và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng tới việc khẳng định và duy trì

bản sắc của chƣơng trình.

2.2.3 Chƣa chuẩn hóa phƣơng thức phát thanh trực tiếp



- Dù các chƣơng trình Thời sự đã đƣợc thực hiện trực tiếp từ năm 1993

nhƣng đến nay Ban Thời sự chƣa đề ra đƣợc chuẩn cho phƣơng thức phát

thanh trực tiếp. Điều đó thể hiện ở việc chƣa hình thành các ekip thực hiện

chƣơng trình phát thanh trực tiếp. Phóng viên chƣa chủ động tham gia chƣơng

trình thời sự trực tiếp bằng các cầu phát thanh từ hiện trƣờng. Khách mời

trong các chƣơng trình thời sự chƣa thƣờng xuyên.

- Chƣa hình thành kíp thực hiện chƣơng trình phát thanh trực tiếp với

các chức danh nhƣ: Đạo diễn, dẫn chƣơng trình, kỹ thuật viên… Chính vì vậy

việc tổ chức sản xuất chƣơng trình trực tiếp chƣa thật sự hiệu quả. Các BTV

thƣờng bỏ qua công đoạn nhƣ làm kịch bản chƣơng trình, làm đồng hồ

chƣơng trình, chính vì vậy dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn, hoặc sai sót trong

khâu phát sóng và khó có thể xử lý đƣợc những tình huống bất ngờ xảy ra.

- Một hạn chế nữa là ở phần dẫn chƣơng trình thời sự. Việc sử dụng đội

ngũ ngƣời dẫn các chƣơng trình thời sự khá tùy tiện, thiếu tính chuyên

nghiệp. Trong các chƣơng trình thời sự hiện nay, ngƣời dẫn hầu nhƣ không

đƣợc cố định để gắn tên tuổi mình vào bất cứ một chƣơng trình thời sự nào.



69



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



Cụ thể là trong 4 ngày đầu tháng 4-2006 lịch dẫn chƣơng trình của các

BTV nhƣ sau:



Ngày



Chƣơng trình



Ngƣời dẫn



1-4



6h0



Sỹ Khánh



12h



Công Hân



18h



Hồng Nhung



6h0



Vũ Duy



12h



Hồng Nhung



18h



Vũ Duy



6h



Huy Nam



12h



Vũ Duy



18h



Sỹ Khánh



6h



Công Hân



12h



Vũ Duy



18h



Huy Nam



2-4



3-4



4-4



Bảng 2.3: Phân công ngƣời dẫn chƣơng trình từ 1- 4/4/2006

Qua bảng phân công này, chúng ta thấy không có ai cố định trong một

chƣơng trình nào, khi thì họ dẫn chƣơng trình 6 giờ sáng, 12 giờ trƣa hay có

khi là chƣơng trình 18h0 chiều. Đó là chƣa kể, ngƣời nghe nghe thấy giọng

của ngƣời dẫn Hồng Nhung, Vũ Duy trong vai trò của một phóng viên (phản

ánh hoạt động của Quốc hội…), một biên tập viên (Điểm báo, đọc bài dài..)

hoặc là một ngƣời dẫn hệ Thời sự Chính trị tổng hợp… Chính sự tùy tiện này

khiến thính giả khó có ấn tƣợng sâu sắc với ngƣời dẫn trong các chƣơng trình

Thời sự. Thính giả không tìm đƣợc điểm hẹn của mình với ngƣời dẫn, bởi



70



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



việc ấn định ngƣời dẫn với một chƣơng trình nào đó sẽ giúp thính giả nhớ tới

chƣơng trình nhiều hơn. Hơn nữa, cách dẫn chƣơng trình cũng chƣa thống

nhất, chính vì vậy đôi khi ngƣời nghe có cảm giác việc dẫn chƣơng trình còn

tùy tiện, thiếu khoa học. Sau nhạc hiệu, ngƣời dẫn chƣơng trình xuất hiện để

giới thiệu tin chính và giới thiệu một phản ánh nào đó của phóng viên rồi mất

hút nhƣờng giọng cho các phát thanh viên thay nhau đọc. Rồi họ lại đột ngột

xuất hiện trở lại ở một đoạn nào đó giữa phần tin. Thính giả không thể hình

dung nổi chƣơng trình phát thanh này đang diễn ra nhƣ thế nào và họ đang

đƣợc ngƣời dẫn dẫn đi đến đâu. Và chính sự thiếu khoa học đó đã làm cho

thính giả không thể tiếp nhận đƣợc hết toàn bộ thông tin mà chƣơng trình

đang đem đến cho họ.

- Việc thể hiện phần tin trong chƣơng trình Thời sự trực tiếp hiện nay

cũng là một hạn chế. Hiện nay, phần tin do các phát thanh viên chuyên nghiệp

đọc. Ƣu điểm là các phát thanh viên có giọng đọc tốt, trong sáng, nhƣng

ngƣợc lại họ không đƣợc sống với sự kiện, không làm ra sản phẩm tin, bài đó

nên họ không thể thể hiện đƣợc tất cả những gì mà ngƣời phóng viên hoặc

biên tập viên muốn nói. Nhiều chƣơng trình thời sự trực tiếp các phát thanh

viên đọc vấp nhiều gây khó chịu cho ngƣời nghe.

2.2.4 Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình chƣa bài bản

Cách thức sản xuất Chƣơng trình Thời sự Đài TNVN hiện tại có một số

mặt tích cực để thực hiện một Chƣơng trình Thời sự theo diễn biến của các

vấn đề thời sự, đáp ứng cơ bản yêu cầu thông tin của thính giả về tình hình

thời sự chính trị trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, cách làm này cũng có

những hạn chế cơ bản sau đây:

- Thiếu công đoạn tổ chức sản xuất và đạo diễn chƣơng trình. Chƣa có

chức danh: Ngƣời sản xuất, đạo diễn các Chƣơng trình thời sự. Đây là những



71



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



chức danh có nhiệm vụ đƣa ra những chỉ đạo cụ thể về những sản phẩm tin,

bài, phóng sự mà phóng viên cần thực hiện và kiểm soát tiến độ thực hiện sản

phẩm. Đạo diễn là ngƣời trực tiếp làm việc, trao đổi và nghe các thông tin

phản hồi từ phía phóng viên để quyết định mức độ phản ánh thông tin theo

các thể loại phù hợp với tầm quan trọng của sự kiện đó. Đây là yếu tố cơ bản,

đảm bảo thông tin trong các Chƣơng trình Thời sự có tính liên tục, mang tính

định hƣớng rõ nét, có dấu ấn cá nhân của biên tập viên và khẳng định bản sắc

các chƣơng trình Thời sự của Đài TNVN. Do thiếu chức hai chức danh này,

nên không có ai chịu trách nhiệm đến cùng các chƣơng trình Thời sự. Lãnh

đạo Ban và các phòng chức năng (nhất là phòng chƣơng trình) phải đảm

nhiệm trách nhiệm quản lý nhân sự, tổ chức sản xuất các Bản tin và các

Chƣơng trình Thời sự. Vì vậy, chất lƣợng chƣơng trình tuỳ thuộc khá lớn vào

lƣợng tin TTX, tin trên báo chí, trên mạng Internét, và phụ thuộc vào trách

nhiệm cá nhân ngƣời làm chƣơng trình.

- Sức ép đối với biên tập viên thực hiện chƣơng trình (nhất là với các

chƣơng trình 6h00 và 18h00) là rất lớn, trong đó có những sức ép không đáng

có, phát sinh do quy trình sản xuất và bố trí nhân lực. Hầu nhƣ, các biên tập

viên không có thời gian chuẩn bị tâm lý để thực hiện trực tiếp trên sóng

Chƣơng trình Thời sự. Biên tập viên chƣa chủ động trong việc đề xuất và

thực hiện linh hoạt các thông tin mới, chỉ dừng ở việc khai thác, lựa chọn các

nguồn tin sẵn có. Điều này hạn chế tính sáng tạo và tạo dấu ấn của mỗi biên

tập viên trong việc đƣa tin, thực hiện chƣơng trình. Thông tin của phóng viên

bản Đài còn ít, chƣa gây đƣợc ấn tƣợng sâu sắc trong thính giả về Đài

TNVN.

- Các Chƣơng trình Thời sự chƣa chú trọng đúng mức đến nhu cầu tiếp

nhận thông tin của thính giả, thiếu những vấn đề thiết thực liên quan đến đời

sống mà thính giả đang quan tâm. Và đặc biệt là thiếu hẳn một kênh thu nhận



72



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



những phản hồi nhanh từ thính giả sau khi nghe Chƣơng trình Thời sự, nhằm

điều chỉnh nhanh những thông tin chƣa chính xác, chọn hƣớng phát triển

thông tin mới và tận dụng một nguồn cung cấp thông tin đầu vào dồi dào từ

thính giả.

- Hiện trạng sản xuất Chƣơng trình Thời sự hiện nay chƣa tạo đƣợc

không khí làm việc và thời gian vật chất để hình thành quá trình tƣ duy và

tính phản biện trong các khâu sản xuất, giữa các bộ phận và các nhóm trực

tiếp giao - nhận thành phẩm hoặc ngay trong một biên tập viên thực hiện

chƣơng trình. Do vậy cũng hạn chế tính sáng tạo của các biên tập viên, phóng

viên.

- Hiện nay việc xây dựng Chƣơng trình Thời sự phát trên hệ Thời Sự Chính trị tổng hợp đang đƣợc thực hiện theo phƣơng thức truyền thống, đƣợc

nối tiếp qua nhiều thế hệ biên tập viên theo hình thức truyền miệng, tự học hỏi

và có cả tình trạng mỗi ngƣời có một cách làm riêng tuỳ theo khả năng, trình

độ và đặc điểm tâm lý, tính cách cũng nhƣ trạng thái sức khoẻ tại thời điểm

thực hiện nhiệm vụ. Trong số những thao tác sản xuất chƣơng trình theo

phƣơng thức hiện nay, có những công đoạn đã đƣợc hợp lý hoá do kinh

nghiệm cũng nhƣ sự sáng tạo của các biên tập viên, nhƣng cũng có những

công đoạn chƣa khoa học, chƣa đƣợc chú ý đúng mức, dẫn tới tình trạng mất

nhiều thời gian cho những việc không cần hoặc những phần việc mất công

một cách vô ích. Biên tập viên và phát thanh viên không có thời gian đọc

trƣớc nội dung chƣơng trình, dẫn đến hệ quả dây chuyền nhƣ: dẫn hệ hoặc

dẫn chƣơng trình đọc sai, phát hiện sai quá muộn nên không kịp sửa, không

có điều kiện nuôi, phát triển tin, để tăng tính hấp dẫn trong việc trình bày các

vấn đề trong Chƣơng trình Thời sự.

- Bất cập về nguồn đầu vào của tin. Biên tập viên thực hiện chƣơng

trình chƣa có đủ nguồn tin và lượng thông tin về những vấn đề cần quan tâm,



73



Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN



Đồng Mạnh Hùng



cần tuyên truyền trong ngày. Biên tập viên không biết những sự kiện quan

trọng nào cần phải thông tin ở mức độ nào và phóng viên nào thực hiện phản

ánh những sự kiện đó. Quá trình khai thác, lựa chọn, biên tập tin, phát triển

tin đều giới hạn nguồn thông tin biên tập viên tự tiếp nhận.

Tóm lại: Chƣơng trình Thời sự Đài TNVN là một trong những chƣơng

trình có nhiều đổi mới và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Sự

sáng tạo, đổi mới thƣờng xuyên này đƣợc đánh giá đúng mức với 3 lần nhận

giải Vàng liên hoan phát thanh toàn quốc (1997 – 2001 – 2004). Những đóng

góp của chƣơng trình Thời sự trên làn sóng Đài TNVN và hệ thống báo chí

phát thanh truyền hình nói chung là đáng ghi nhận. Những hạn chế chỉ là tạm

thời, có thể khắc phục đƣợc nếu có những giải pháp phù hợp, tích cực. Chúng

tôi xin mạnh dạn đề xuất những giải pháp này trong chƣơng 3 của luận văn.



74



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

×