1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT THANH TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT THANH PHI TRUYỀN THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 110 trang )


Trả lời câu hỏi “Radio là gì”, tác giả Lois Baid trong cuốn sách Hướng

dẫn sản xuất chương trình phát thanh đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại

hình báo chí này. Đó là:

-Radio hình ảnh

-Radio là thân mật riêng tư

-Radio dễ tiếp cận và dễ mang

-Radio có ngôn ngữ riêng của mình

-Radio có tính tức thời

-Radio không đắt tiền

-Radio có tính lựa chọn

-Radio gợi lên cảm xúc

-Radio làm công việc thông tin và giáo dục

-Radio là âm nhạc

Ý kiến này đã đề cập đến những đặc điểm của phát thanh truyền thống ở

tất cả các khía cạnh một cách toàn diện.

Trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, phát thanh

truyền thống có những đặc điểm cơ bản được thể hiện qua những yếu tố sau:

Tỏa sóng rộng khắp

Là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ

tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ 300.000km/s). Có quan niệm cho rằng

phát thanh là tờ báo điện tử “không cần giấy”, “không có khoảng cách”. Một sự

kiện được thông tin qua mạng lưới phát thanh có thể đến với hàng triệu người

nghe ở những vùng địa lý khác nhau trong cùng một thời điểm. Sóng phát thanh

len lỏi vào những ngóc ngách mà nhiều khi truyền hình, báo in rất khó tiếp cận.

Phát thanh được coi là phương tiện thông tin mang tính đại chúng và tiện lợi

nhất.

Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời

Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có thể

rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong một số trường hợp, phát

15



thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở

chính thời điểm mà nó đang diễn ra.

Không giống với phương thức tiếp nhận qua báo in, hàng triệu thính giả

phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm. Đây chính

là điều khiến cho Lê-nin, từ cách đây gần một thế kỷ nhận xét: “Phát thanh là

cuộc mit tinh của hàng triệu quần chúng”.

Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian

Khi đọc báo, người đọc có thể chủ động xem những tác phẩm mà mình

quan tâm ở bất cứ trang nào. Không giống như vậy, thính giả phát thanh bị phụ

thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin radio. Họ phải nghe

chương trình một cách tuần tự, từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động

Sống động, riêng tư, thân mật

Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh báo phát thanh với báo in. Đối

với phát thanh, công chúng thính giả được nghe thông tin qua giọng đọc. Nghĩa

là thông tin được truyền đến với họ qua giọng nói của những con người cụ thể,

nên gắn với những yếu tố của kỹ năng nói như cao độ, cường độ, và đặc biệt là

tiết tấu, ngữ điệu… Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sôi

động và có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với chương trình. Điều

cần lưu ý là, tuy bất cứ một chương trình phát thanh nào cũng hướng tới số

đông, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách cá nhân. Điều đó đòi

hỏi những người thực hiện chương trình phát thanh phải lựa chọn cách nói sao cho

thật riêng tư, thân mật như đang nói với từng người.

Sử dụng âm thanh tổng hợp

Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần thể

dân cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng đều có thể tiếp nhận

thông tin qua radio. Âm thanh không phụ thuộc hình ảnh hoặc chữ in nên có

nhiều thuận lợi trong khai thác sử dụng. Âm thanh có thể kích thích trí tưởng

tượng, gây không khí và gợi lên tâm trạng.

16



Đặc trưng cơ bản, đồng thời là phương thức tác động duy nhất của phát

thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp, tác động vào thính giác đối tượng tiếp

nhận. Nói cách khác, lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong

phú là những phương tiện cơ bản để báo phát thanh dựng lên thế giới sinh động,

chân thực và gần gũi với cuộc sống đời thường.

1.1.2 Ưu điểm của phát thanh truyền thống

Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi

Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng đã có thể hưởng thụ

các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nếu đọc báo in, bạn

cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một

chiếc tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các

phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không

gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát

thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, chúng ta có

thể bắt được sóng và nghe được nhiều chương trình phát thanh khác nhau của

các đài khác nhau thuộc từng địa phương, quốc gia hay đài nước ngoài. Phát

thanh có khả năng phát huy việc truyền phát thông tin theo diện rộng nhằm

nhanh chóng tạo những hiệu ứng xã hội. Xét từ góc độ công nghệ, phát thanh

AM có thể truyền phát tín hiệu đi những khoảng cách không gian rộng lớn với

sự hỗ trợ của vệ tinh, tạo khả năng phủ sóng phát thanh toàn cầu. Xét từ góc độ

kinh tế, giá thành một chiếc máy thu thanh thấp hơn nhiều so với máy thu hình.

Phương tiện thu thanh lại nhỏ gọn,rất tiện lợi cho việc tiếp nhận thông tin của

người dân ở khắp nơi. Việc tiếp nhận thông tin phát thanh không làm ảnh hưởng

một số hoạt động làm việc khác của con người. Bạn có thể vừa nghe chương

trình phát thanh vừa làm mọi công việc, kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục

trong công viên…

Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị

trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo

17



mạng điện tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện

mà ở Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện

hữu của chiếc radio.

Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy

Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn

giản tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh

tranh được với các loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong

thông tin.

Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện

đại. So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của

phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin

mới nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ

xảy ra mà chưa có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới

có thể cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của

báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật

phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành

cùng với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh.

Khi sự kiện diễn ra, với phương tiện thu gọn nhẹ, quy trình sản xuất và

phát sóng tương đối đơn giản và năng động, phát thanh có khả năng chuyển

thông tin về sự kiện tức thời tới người nghe. Các chương trình tường thuật trực

tiếp phát huy cao nhất đặc tính này của phát thanh. Thời gian xảy ra sự kiện

trùng với thời gian thông tin. Đặc tính này góp phần tăng tính chân thực, hấp

dẫn của thông tin phát thanh. Tính tức thời của phát thanh thể hiện sự nhanh

nhạy của thông tin. Phát thanh có khả năng truyền đạt thông tin ngay khi sự kiện

đang diễn ra cùng lúc với diễn biến của nó đến với đông đảo công chúng.

Theo PGS, TS. Đức Dũng, “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện

thông tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thông

tin một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng” [2,tr28]. Riêng với báo phát

thanh, xét về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc

18



đưa thông tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra

với thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện, khiến người nghe được tiếp xúc với

thông tin nhanh nhất, đáp ứng tốt nhất sự mong đợi.

Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao

Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá

cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác

động nhanh, hiệu quả đến công chúng. Nếu như truyền hình hấp dẫn bằng hình

ảnh sống động nhiều màu sắc, báo in là sự đọc và nghiền ngẫm thì ở phát thanh

người ta cảm nhận được tính gần gũi giao lưu thân mật giữa người truyền tin và

người tiếp nhận. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở là sự

thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.

Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh,

những người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem lại

cho công chúng những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường

nhật của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một cách

thân tình, gần gũi “như nói với một người bạn”. Người làm báo phát thanh ngày

nay rất quan tâm đến những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng

nghe đài, không ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh

ngày càng gần gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp

ứng thị hiếu ở từng độ tuổi...

1.1.3 Nhược điểm của phát thanh truyền thống

Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh

Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Được người khác đọc, kể, thông

báo… cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng

một thấy”. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng

qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại

hình báo nói là “tính thoảng qua”. Khả năng ghi nhớ nhanh một chuỗi thông tin

bằng thính giác của con người cũng có giới hạn nhất định. Nghe nhiều nhưng ấn

tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt.

19



Với báo phát thanh truyền thống, do chỉ thông tin qua âm thanh tổng hợp

(với 3 yếu tố cơ bản là lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên không có ưu thế trong

việc tác động qua thị giác.

Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu

Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như

báo in và báo mạng điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng

tra cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí

này thì công chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy.

Thông tin theo trật tự thời gian

Hạn chế khác của phát thanh là thông tin theo trật tự thời gian. Điều này

gây khó khăn cho sự tiếp nhận của công chúng. Do công chúng tiếp nhận thông

tin bằng thính giác nên thông tin xuất hiện theo chuỗi âm thanh tuyến tính.

Người nghe hoàn toàn bị động về tốc độ, trình tự vận hành của dòng âm thanh.

Chỉ cần một thời điểm không tập trung chú ý đã có thể dẫn đến tình trạng hiểu

không đúng hoặc không đầy đủ nội dung thông điệp truyền tải. Thêm vào đó,

những thông tin có tính logic phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen mà chưa

qua những bước xử lý thông tin quy chuẩn của phát thanh, có khi sẽ mang lại

hiệu quả thấp khi phát sóng. Công chúng cũng không được tự do nghe theo sở

thích, theo yêu cầu, không được chủ động lựa chọn chương trình mình muốn

nghe, thời gian nghe.

Trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước và kể cả khi bước vào

thập niên đầu tiên của thế kỷ này, báo chí phát thanh dần mất vị thế số một của

mình do sự lớn mạnh của truyền hình. Nói cách khác, việc truyền hình lên ngôi

cũng đồng nghĩa với việc phát thanh trở thành một loại hình yếm thế; truyền

hình càng phát triển thì phát thanh – đặc biệt là phát thanh ở các địa phương

nghèo ngày càng mất dần thính giả.

Trong bối cảnh đó, sự bùng nổ với tốc độ chóng mặt của mạng interrnet

đã tiếp tục đẩy các loại hình báo chí truyền thống (nhất là báo in và phát thanh)

vào cái thế phải chống đỡ, phải gồng lên để tồn tại. Ngay cả truyền hình cũng

20



phải đối mặt với sự thách thức của interrnet. Một thống kê gần đây cho thấy: ở

nhiều nước phương Tây, chỉ trong vòng một thập kỷ vừa qua, truyền hình đã

mất đi khoảng 70% thị phần quảng cáo cho interrnet và báo mạng điện tử. Phát

thanh cũng không phải một ngoại lệ. Trong những năm vừa qua, báo phát thanh

luôn phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc sẽ bị tiêu diệt, hoặc phải tiếp tục vận

động vươn lên để thích ứng và tồn tại. Phát thanh truyền thống với những nhược

điểm cố hữu của nó ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế trong thời đại kỹ thuật số.

Những hạn chế này nếu không được khắc phục sẽ là trở ngại lớn đối với sự phát

triển của phát thanh trong kỷ nguyên mới.

1.2 Phát thanh phi truyền thống

1.2.1Khái niệm phát thanh phi truyền thống

Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu nhận thông tin phát thanh là một ưu

thế nổi bật của phát thanh so với các loại hình báo chí khác. Vì báo mạng và

truyền hình cần thiết bị kỹ thuật cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều. Khi cuộc

sống ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực của nhịp sống

khẩn trương, hiện đại thì những ưu thế này lại càng phát huy tác dụng.

Những thành tựu về khoa học và công nghệ, tin học cuối thế kỷ XX đã

tạo tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử, máy

móc phát triển nhanh trong thế kỷ XXI. Số hóa (Digital) là một trong những

khuynh hướng phổ biến. Với mạng Internet phủ khắp toàn cầu, với hệ thống

viễn thông hiện đại, những người làm báo phát thanh đã có công nghệ hiện đại

để thực hiện những chương trình phát thanh hấp dẫn, hiệu quả hơn rất nhiều so

với phát thanh truyền thống. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ưu thế

thông tin nhanh, sinh động và tiện lợi của báo phát thanh vẫn đáp ứng tốt nhu

cầu của thính giả thuộc nhiều sắc tộc khác nhau.

Phát thanh phi truyền thống không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát

triển của phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất

các chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu

của công chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền

21



tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được

chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng

mới… Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những

ưu điểm của phát thanh truyền thống như: có đối tượng thính giả rộng rãi; tính

tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian trong

ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năng tác

động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sự thuyết

phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởng tượng,

buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản, dễ phổ

biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ đắc lực của

công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.

Phát thanh phi truyền thống phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao. Đây là

yếu tố quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản

xuất chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn sản xuất theo

phương thức mới nhưng nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh hiện

đại cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được khai thác sử dụng

một cách toàn diện không chỉ trong quá trình sản xuất các chương trình (các

thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn cả trong quá trình

truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng interrnet…), qua các thiết bị thu phát đầu

cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, iphone v.v.).

Có thể hiểu đơn giản, phát thanh phi truyền thống truyền thông điệp tới

công chúng không chỉ có âm thanh mà còn có thể có cả hình ảnh (phát thanh

bằng hình ảnh), text (phát thanh internet), và qua các kênh truyền hiện đại (khác

với sóng điện từ) như vệ tinh, internet… Sự khác biệt của phát thanh phi truyền

thống với phát thanh truyền thống không chỉ đơn giản dừng lại ở việc ứng dụng

công nghệ hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật mà còn ở quy trình sản xuất chương

trình, chuyển hóa phương thức và tư duy hoạt động báo chí phát thanh, hiện đại

hóa công tác thu thập, xử lý và truyền phát tin tức.



22



Vấn đề cốt lõi của phát thanh tương lai chính là sự tiếp cận và tác động

tới công chúng chứ không phải là công nghệ. Internet và Công nghệ Viễn thông

đã trở thành một cơ sở hạ tầng tốt cho phát thanh. Vì vậy, muốn phát thanh duy

trì được vai trò cạnh tranh trong kỷ nguyên số ngày nay, cần phải đầu tư và phát

huy vào những đặc điểm vốn luôn là thế mạnh của nó: sự gần gũi, thân mật

(intimacy), tính tương tác (interactivity) và tính địa phương hoá (locality).

1.2.2 Ưu điểm của phát thanh phi truyền thống

Phát thanh phi truyền thống tận dụng tối đa những thành quả của công

nghệ hiện đại và truyền thông đa phương tiện, nhằm mang đến cho công chúng

những “bữa ăn tinh thần” thịnh soạn. Những nhược điểm của phát thanh truyền

thống như: công chúng chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là

tai nghe; nặng tính độc thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ

xác thực của thông tin không cao; thính giả khó nhớ được toàn bộ thông tin do

tính chất hình tuyến… được khắc phục tối đa.

Công chúng của phát thanh phi truyền thống được tiếp nhận thông tin qua

nhiều kênh, không chỉ nghe mà còn có thể nhìn (phát thanh bằng hình ảnh),

không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe nhiều lần một cách

chủ động (phát thanh trên mạng, phát thanh di động)…

Nếu ở phát thanh truyền thống “thông tin phụ thuộc vào quy luật thời

gian” người nghe phải theo dõi một cách tuyến tính từ đầu đến cuối thì giờ đây

thính giả có thể hoàn toàn chủ động quyết định nghe lúc nào, nghe ở đâu, nghe

nội dung nào.

Thay cho việc nghe đài theo lịch phát sóng cố định, thính giả có xu thế

nhấn mạnh yếu tố “thời gian theo ý tôi”. Vấn đề đặt ra không còn là trực tuyến

hay không trực tuyến (online/offline) mà là thời gian thực của tôi với thời gian

thực của bạn (my time vs. your/real-time).

Các chương trình Radio trên mạng hoặc di động còn cho phép thính giả

tải về nghe offline trên máy của mình ngoài việc nhấn vào các tiêu đề để nghe



23



trực tuyến, thậm chí có thể trực tiếp gửi tặng chương trình đó một thuê bao khác

nếu muốn (đối với phát thanh trên di động).

Khả năng phủ sóng của phát thanh trên mạng cao tương đương với báo

điê ̣n tử và có khả năng vươ ̣t ra ngoài biên giới tố t hơn rấ t nhiề u so với phát

thanh truyề n thố ng , báo hình và báo in . Do không phát bằ ng công nghê ̣ analog

nên phát thanh internet không bi ̣ph



á sóng khi vươn ra nước ngoài



. Với mô ̣t



chương trình phát thanh trên mạng, ở bất cứ nơi nào trên thế giới , nế u có ma ̣ng ,

thính giả vẫn có thể nghe đươ ̣c .

1.2.3 Nhược điểm của phát thanh phi truyền thống

Phát thanh phi truyền thống dựa vào nền tảng công nghệ kỹ thuật cao. Do

đó, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng âm thanh, sản phẩm

phát thanh tới với công chúng, thính giả sẽ bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Chi phí

để trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho phát thanh phi truyền thống

không hề nhỏ. Nếu không đủ nguồn lực, khó lòng có thể phát triển phát thanh

phi truyền thống một cách bài bản.

Thêm nữa, thính giả cần sử dụng một phương tiện hiện đại (máy tính nối

mạng, điện thoại di động 3G…) mới có thể tiếp cận được phát thanh phi truyền

thống. Như vậy, phải là người tiếp cận, sử dụng được công nghệ hiện đại, và có

điều kiện kinh tế nhất định mới có thể nghe phát thanh phi truyền thống. Điều

này giới hạn và thu hẹp lượng thính giả của phát thanh phi truyền thống rất

nhiều. Trong khi đó với phát thanh truyền thống, chính sự đơn giản, tiện lợi và

giá thành rẻ lại “níu chân” người nghe và là một thế mạnh.

Đặc biệt, một số chương trình phát thanh phi truyền thống tính phí người

nghe khi muốn tải chương trình về máy tính hoặc điện thoại di động. Đây cũng

là một nhược điểm làm giảm sức cạnh tranh của hình thức phát thanh mới này.

Trong khi truyền hình hay báo in đua nhau giảm giá thành sản phẩm, khách

hàng chỉ phải trả phí rất thấp, thậm chí là được miễn phí vẫn có thể được thụ

hưởng các sản phẩm thông tin thì việc tính phí đối với phát thanh phi truyền

thống là một rào cản khá lớn với thính giả. Công chúng không dễ dàng bỏ tiền

túi để được nghe phát thanh (nhất là khi mức sống của người dân nước ta chưa

24



cao), do đó để có thể vừa giữ chân thính giả, vừa đảm bảo được doanh thu,

những người làm phát thanh phi truyền thốcdng nên cân nhắc để có một mức

phí thực sự phù hợp.

1.2.4 Một số xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống

1.2.4.1Phát thanh số

Một hình thức phát thanh công nghệ cao hoàn toàn mới mẻ được gọi là

âm thanh kỹ thuật số (DAB) tạo ra sự thay đổi đột biến đối với chất lượng âm

thanh vào cuối những năm 1990. “DAB dựa trên công nghệ giống như đĩa

compact. Nó dùng những con số 1 và 0 của máy tính để biểu diễn ký hiệu âm

thanh. Những nhà thiết kế hệ thống này đã khẳng định rằng những tín hiệu kỹ

thuật số đó khi phát qua vệ tinh sẽ đem đến cho bạn âm thanh trung thực không

bị nhiễu. Các nhà thiết kế này dự đoán rằng mỗi vệ tinh radio sẽ đem đến những

tín hiệu từ gần 100 trạm phát tới các máy thu thanh, lần đầu tiên tạo ra những

kênh phát thanh phủ sóng toàn quốc” [22,tr18].

Phát thanh số cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn phát thanh truyền thống:

vì ngoài các chương trình phát thanh, còn có các thông tin dưới dạng ký hiệu chữ

(text), dữ liệu hay thậm chí là tín hiệu video. Chất lượng chương trình với âm

thanh số đáp ứng yêu cầu của cả các thính giả đã quen với chất lượng âm thanh CD

cũng như yêu cầu của các thế hệ thính giả trẻ. Để thu các chương trình phát thanh

số, máy thu thanh đã không chỉ còn là “loa” cung cấp thông tin mà đã trở thành

một kho thông tin đa phương tiện với nhiều chức năng trong đó có màn hình LCD

hiển thị các thông tin như tên bài hát, ca sỹ, tin giao thông, thời tiết v.v. Một hệ

thống phát thanh thông thường vẫn là một quá trình cung cấp thông tin một chiều

và không có kênh phản hồi lại. Dù với rất nhiều sức mạnh của mình, phát thanh số

vẫn là một phương tiện truyền thông một chiều.

Sự phát triển của phát thanh số không được như người ta mong đợi. Thị

trường máy thu thanh là một rào cản lớn cho sự phát triển phát thanh số. Giá

thành máy thu hiện nay còn cao nên người tiêu dùng còn thờ ơ mặc dù trong

khu vực phát sóng đã có những đầu tư lớn, thậm chí ở một vài quốc gia vùng

25



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

×