Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 110 trang )
tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được
chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng
mới… Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những
ưu điểm của phát thanh truyền thống như: có đối tượng thính giả rộng rãi; tính
tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian trong
ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năng tác
động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sự thuyết
phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởng tượng,
buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản, dễ phổ
biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ đắc lực của
công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.
Phát thanh phi truyền thống phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao. Đây là
yếu tố quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản
xuất chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn sản xuất theo
phương thức mới nhưng nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh hiện
đại cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được khai thác sử dụng
một cách toàn diện không chỉ trong quá trình sản xuất các chương trình (các
thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn cả trong quá trình
truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng interrnet…), qua các thiết bị thu phát đầu
cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, iphone v.v.).
Có thể hiểu đơn giản, phát thanh phi truyền thống truyền thông điệp tới
công chúng không chỉ có âm thanh mà còn có thể có cả hình ảnh (phát thanh
bằng hình ảnh), text (phát thanh internet), và qua các kênh truyền hiện đại (khác
với sóng điện từ) như vệ tinh, internet… Sự khác biệt của phát thanh phi truyền
thống với phát thanh truyền thống không chỉ đơn giản dừng lại ở việc ứng dụng
công nghệ hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật mà còn ở quy trình sản xuất chương
trình, chuyển hóa phương thức và tư duy hoạt động báo chí phát thanh, hiện đại
hóa công tác thu thập, xử lý và truyền phát tin tức.
22
Vấn đề cốt lõi của phát thanh tương lai chính là sự tiếp cận và tác động
tới công chúng chứ không phải là công nghệ. Internet và Công nghệ Viễn thông
đã trở thành một cơ sở hạ tầng tốt cho phát thanh. Vì vậy, muốn phát thanh duy
trì được vai trò cạnh tranh trong kỷ nguyên số ngày nay, cần phải đầu tư và phát
huy vào những đặc điểm vốn luôn là thế mạnh của nó: sự gần gũi, thân mật
(intimacy), tính tương tác (interactivity) và tính địa phương hoá (locality).
1.2.2 Ưu điểm của phát thanh phi truyền thống
Phát thanh phi truyền thống tận dụng tối đa những thành quả của công
nghệ hiện đại và truyền thông đa phương tiện, nhằm mang đến cho công chúng
những “bữa ăn tinh thần” thịnh soạn. Những nhược điểm của phát thanh truyền
thống như: công chúng chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là
tai nghe; nặng tính độc thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ
xác thực của thông tin không cao; thính giả khó nhớ được toàn bộ thông tin do
tính chất hình tuyến… được khắc phục tối đa.
Công chúng của phát thanh phi truyền thống được tiếp nhận thông tin qua
nhiều kênh, không chỉ nghe mà còn có thể nhìn (phát thanh bằng hình ảnh),
không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe nhiều lần một cách
chủ động (phát thanh trên mạng, phát thanh di động)…
Nếu ở phát thanh truyền thống “thông tin phụ thuộc vào quy luật thời
gian” người nghe phải theo dõi một cách tuyến tính từ đầu đến cuối thì giờ đây
thính giả có thể hoàn toàn chủ động quyết định nghe lúc nào, nghe ở đâu, nghe
nội dung nào.
Thay cho việc nghe đài theo lịch phát sóng cố định, thính giả có xu thế
nhấn mạnh yếu tố “thời gian theo ý tôi”. Vấn đề đặt ra không còn là trực tuyến
hay không trực tuyến (online/offline) mà là thời gian thực của tôi với thời gian
thực của bạn (my time vs. your/real-time).
Các chương trình Radio trên mạng hoặc di động còn cho phép thính giả
tải về nghe offline trên máy của mình ngoài việc nhấn vào các tiêu đề để nghe
23
trực tuyến, thậm chí có thể trực tiếp gửi tặng chương trình đó một thuê bao khác
nếu muốn (đối với phát thanh trên di động).
Khả năng phủ sóng của phát thanh trên mạng cao tương đương với báo
điê ̣n tử và có khả năng vươ ̣t ra ngoài biên giới tố t hơn rấ t nhiề u so với phát
thanh truyề n thố ng , báo hình và báo in . Do không phát bằ ng công nghê ̣ analog
nên phát thanh internet không bi ̣ph
á sóng khi vươn ra nước ngoài
. Với mô ̣t
chương trình phát thanh trên mạng, ở bất cứ nơi nào trên thế giới , nế u có ma ̣ng ,
thính giả vẫn có thể nghe đươ ̣c .
1.2.3 Nhược điểm của phát thanh phi truyền thống
Phát thanh phi truyền thống dựa vào nền tảng công nghệ kỹ thuật cao. Do
đó, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng âm thanh, sản phẩm
phát thanh tới với công chúng, thính giả sẽ bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Chi phí
để trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho phát thanh phi truyền thống
không hề nhỏ. Nếu không đủ nguồn lực, khó lòng có thể phát triển phát thanh
phi truyền thống một cách bài bản.
Thêm nữa, thính giả cần sử dụng một phương tiện hiện đại (máy tính nối
mạng, điện thoại di động 3G…) mới có thể tiếp cận được phát thanh phi truyền
thống. Như vậy, phải là người tiếp cận, sử dụng được công nghệ hiện đại, và có
điều kiện kinh tế nhất định mới có thể nghe phát thanh phi truyền thống. Điều
này giới hạn và thu hẹp lượng thính giả của phát thanh phi truyền thống rất
nhiều. Trong khi đó với phát thanh truyền thống, chính sự đơn giản, tiện lợi và
giá thành rẻ lại “níu chân” người nghe và là một thế mạnh.
Đặc biệt, một số chương trình phát thanh phi truyền thống tính phí người
nghe khi muốn tải chương trình về máy tính hoặc điện thoại di động. Đây cũng
là một nhược điểm làm giảm sức cạnh tranh của hình thức phát thanh mới này.
Trong khi truyền hình hay báo in đua nhau giảm giá thành sản phẩm, khách
hàng chỉ phải trả phí rất thấp, thậm chí là được miễn phí vẫn có thể được thụ
hưởng các sản phẩm thông tin thì việc tính phí đối với phát thanh phi truyền
thống là một rào cản khá lớn với thính giả. Công chúng không dễ dàng bỏ tiền
túi để được nghe phát thanh (nhất là khi mức sống của người dân nước ta chưa
24
cao), do đó để có thể vừa giữ chân thính giả, vừa đảm bảo được doanh thu,
những người làm phát thanh phi truyền thốcdng nên cân nhắc để có một mức
phí thực sự phù hợp.
1.2.4 Một số xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống
1.2.4.1Phát thanh số
Một hình thức phát thanh công nghệ cao hoàn toàn mới mẻ được gọi là
âm thanh kỹ thuật số (DAB) tạo ra sự thay đổi đột biến đối với chất lượng âm
thanh vào cuối những năm 1990. “DAB dựa trên công nghệ giống như đĩa
compact. Nó dùng những con số 1 và 0 của máy tính để biểu diễn ký hiệu âm
thanh. Những nhà thiết kế hệ thống này đã khẳng định rằng những tín hiệu kỹ
thuật số đó khi phát qua vệ tinh sẽ đem đến cho bạn âm thanh trung thực không
bị nhiễu. Các nhà thiết kế này dự đoán rằng mỗi vệ tinh radio sẽ đem đến những
tín hiệu từ gần 100 trạm phát tới các máy thu thanh, lần đầu tiên tạo ra những
kênh phát thanh phủ sóng toàn quốc” [22,tr18].
Phát thanh số cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn phát thanh truyền thống:
vì ngoài các chương trình phát thanh, còn có các thông tin dưới dạng ký hiệu chữ
(text), dữ liệu hay thậm chí là tín hiệu video. Chất lượng chương trình với âm
thanh số đáp ứng yêu cầu của cả các thính giả đã quen với chất lượng âm thanh CD
cũng như yêu cầu của các thế hệ thính giả trẻ. Để thu các chương trình phát thanh
số, máy thu thanh đã không chỉ còn là “loa” cung cấp thông tin mà đã trở thành
một kho thông tin đa phương tiện với nhiều chức năng trong đó có màn hình LCD
hiển thị các thông tin như tên bài hát, ca sỹ, tin giao thông, thời tiết v.v. Một hệ
thống phát thanh thông thường vẫn là một quá trình cung cấp thông tin một chiều
và không có kênh phản hồi lại. Dù với rất nhiều sức mạnh của mình, phát thanh số
vẫn là một phương tiện truyền thông một chiều.
Sự phát triển của phát thanh số không được như người ta mong đợi. Thị
trường máy thu thanh là một rào cản lớn cho sự phát triển phát thanh số. Giá
thành máy thu hiện nay còn cao nên người tiêu dùng còn thờ ơ mặc dù trong
khu vực phát sóng đã có những đầu tư lớn, thậm chí ở một vài quốc gia vùng
25
phủ sóng đã đạt trên 80%.
Do có những xu hướng công nghệ khác nhau và mức độ hoàn thiện công
nghệ khác nhau cho nên tình hình triển khai phát thanh số cũng diễn ra khá khác
biệt giữa các khu vực.
Châu Âu chính thức chọn tiêu chuẩn E 147. Hiện tại đang triển khai
mạng mặt đất. Phát thanh số theo tiêu chuẩn này qua vệ tinh vẫn chưa được
triển khai. Tuy nhiên các qui định về tần số cho dịch vụ này đã được thể chế
hoá. Ngoài ra từ năm 2004 tới nay nhiều chương trình phát thanh theo tiêu
chuẩn DRM đã được phát trên địa bàn châu Âu. Cho đến tháng 5 năm 2005 có
tới 70 đài phát thanh đang phát chương trình theo tiêu chuẩn DRM và có nhiều
đài đã phát sóng thường xuyên.
Với sự nỗ lực từ phía các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ phát
thanh, các nhà sản xuất thiết bị và các cơ quan nghiên cứu, hầu như châu Âu sẽ
chuyển sang phát thanh số một cách toàn diện trước năm 2015.
Những nước như Anh, Đức đã thiết lập được mạng lưới phát thanh số
DAB phủ sóng tới 60% đến 85% diện tích. Tuy nhiên nếu cân đối giữa phạm vi
phủ sóng và số lượng máy thu thanh số hiện có thì khoảng cách còn rất lớn,
điều đó dẫn đến sự phát triển chậm tại châu Âu.
Các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã quan tâm tới công
nghệ phát thanh số và nhiều nước cũng đã lựa chọn tiêu chuẩn. Hầu như tất
cả các nước đều đang chuẩn bị cho quá trình chuyển sang phát thanh số. Đối
với các dịch vụ chất lượng cao FM hiện nay người ta có xu hướng sẽ chọn tiêu
chuẩn E 147. Tuy nhiên, công nghệ DRM- phát thanh số trên băng tần <30MHz
có triển vọng được thực thi tại một số nước trong khu vực, nó sẽ thay thế
cho mạng analog trên băng tần này. Nhiều tài liệu cho thấy quá trình
chuyển sang phát thanh số của khu vực cũng sẽ diễn ra trong vòng 10-15 năm.
Trong khoảng năm 2015 đến 2020 sẽ ngừng phát analog. Trong năm 2004 và
2005 nhiều đài phát thanh trong khu vực đã tiến hành thử nghiệm phát thanh số
DRM trên băng sóng trung, đặc biệt phải kể đến Trung Quốc đã thực sự quan
26
tâm và triển khai phát thanh số trên băng sóng trung cho cả các dịch vụ trong
nước và đối ngoại.
Tại khu vực châu Phi, do điều kiện kinh tế khó khăn, tình hình chính trị
không ổn định cho nên vấn đề phát thanh số thực sự chưa được quan tâm. Thí
dụ vệ tinh AfriStar đã được phóng lên từ năm 1998, nhưng đến nay mới có
khoảng 40 chương trình được phát trên vệ tinh này, trong khi dung lượng của
nó là trên 200 chương trình.
Khu vực châu Mỹ: Phát thanh số qua vệ tinh đã hoạt động chính thức
tại Mỹ và đã phát triển rất nhanh chóng. Trong khi đó Mỹ vẫn đang tiếp tục
hoàn thiện công nghệ phát thanh số trên mặt đất theo công nghệ IBOC mặc dù
phát thanh số theo tiêu chuẩn này đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy
nhiên, cũng có thể lạc quan đánh giá rằng thời điểm chuyển hẳn sang phát số
của Mỹ cũng sẽ không chậm hơn so với các nước khác. Brasil bắt đầu phát thử
nghiệm HD-Radio. Canada là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ đã lựa chọn tiêu
chuẩn E 147 cho phát thanh trên mặt đất. Tại quốc gia này phát thanh số DAB
đang được phát thường xuyên. Một số nước khác như Brazil cũng đã bắt đầu
phát thử nghiệm phát thanh số theo tiêu chuẩn DRM.
Như vậy có thể thấy rằng, các hệ thống phát thanh trên thế giới đang ngày
càng tiếp cận hoàn toàn với công nghệ số. “Phát thanh kỹ thuật số giải quyết
được mâu thuẫn lớn nhất trong quá trình phát triển hệ thống phát thanh hiện đại,
đó là chất lượng âm thanh ngày càng tăng lên, dịch vụ âm thanh ngày càng đa
dạng nhưng chi phí cho phát thanh lại giảm xuống. Song song với quá trình
chuyển hóa các phương thức phát thanh hiện đại, các nước trên thế giới không
ngừng cái tiến hệ thống phát thanh trên cơ sở thành tựu của khoa học công
nghệ” [21,tr30].
1.2.4.2 Phát thanh trên Internet
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là sự phát triển
như vũ bão của truyền thông trên mạng internet. “Phát thanh cần có 30 năm để
27
đạt được con số 50 triệu người nghe, truyền hình mất 13 năm, còn internet chỉ
cần có 4 năm” [21, tr96].
Truyền thông internet ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội hiện
đại. Theo một cuộc điều tra tiến hành tại Mỹ, 70% số người được hỏi trả lời cần
một máy tính nối mạng nếu họ ở trên một hoang đảo, chỉ có 30% nói họ cần các
loại phương tiện khác.
Internet có tốc độ và số lượng người sử dụng tăng trưởng một cách ngoạn mục.
Năm 2009, số người sử dụng Internet trên toàn thế giới là 1,6 tỷ người, trong đó
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 41%, châu Âu 28% và Bắc Mỹ
chiếm 18,4%. Vào thời điểm cuối năm 2010, gần 2 tỷ người đã sử dụng Internet
trên thế giới, chiếm tỷ lệ khoảng 29% dân số toàn cầu. Số người sử dụng
Internet tăng thêm gần 300 triệu người chỉ trong vòng 1 năm sau. Đến năm
2011, Số người dùng Internet đã lên đến 2,3 tỷ, tức chiếm gần 1/3 dân số thế
giới.
Tỷ lệ sử dụng Internet cao nhất là ở Bắc Mỹ (77%), châu Úc (61%) và
châu Âu (58%). Tại châu Á, tỷ lệ sử dụng ở mức 22% và là châu lục thấp thứ
hai bên cạnh châu Phi (nguồn: internetworldstats.com).
Số người sử dụng Internet ở Châu Á chiếm số đông với 922 triệu người sử dụng
(trong đó riêng Trung Quốc là 485 triệu), châu Âu đứng thứ hai với 475 triệu và
Bắc Mỹ là 271 triệu. (Theo Báo cáo về công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) năm 2012 của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).
Tốc độ tăng trưởng số người sử dụng Internet rất khác nhau ở các quốc gia. Ở
các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet cao, tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn
các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng thấp. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ
người sử dụng Internet đã tăng 100-200% tại các nước phát triển ở châu Á (Hàn
28
Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore), và khoảng 500-1500% ở
các thị trường mới nổi châu Á.
Những cường quốc internet trên thế giới như Mỹ (61,58%) dân số sử dụng
internet, Nhật Bản (77,9%), Singapore (77,74%)... đang tiến tới việc xây dựng
hệ thống truy cập internet miễn phí. Bên cạnh đó, những thành quả của công
nghệ thông tin cũng thúc đẩy cho sự phát triển của Internet. Một số quốc gia
như Đức, Mỹ, Malaysia... đang triển khai xây dựng mạng Internet truyền qua
đường dây điện (song song với mạng Internet sử dụng đường truyền bưu chính
viễn thông hiện nay).
Với sự xuất hiện của Internet, công chúng không còn nhẫn nại chờ đợi
nữa, họ muốn được tiếp cận với thông tin giải trí bất cứ khi nào có nhu cầu. Phát
thanh ngay lập tức đổi mới, tạo ra nhiều biến thể trong thời đại kỹ thuật số,
trong đó có phát thanh qua mạng (webradio).
Trong các phương thức sản xuấ t phát thanh hiê ̣n đa ̣i , phát thanh internet là
phương thức ra đời tương đố i sớm Năm 1991, World Wide Web đươ ̣c phát minh và
.
khởi đầ u cho sự bùng nổ của ma ̣ng internet thì ngay sau đó2 năm (vào năm 1993),
Internet Talk Radio đã ra đời . Điề u đó chứng tỏ các nhà truyề n thông đã nhanh
chóng nắm bắt được ưu thế của internet và bước đầu nghĩ tới một hình thức kết hợp
giữa các loa ̣i hình báo chí để ta ̣o sự tiê ̣n lơ ̣i cho công chúng
.
Phát thanh internet có thể coi là một bước đột phá
của phát thanh . Nó là
nhân tố phá vỡ phát thanh truyề n thố ng và là mô ̣t giải pháp hữu hiê ̣u cho công
chúng phát thanh thời đại kỹ thuật số . Theo quan niệm của chúng tôi, phát thanh
internet là một phương thức phát thanh hiện đại, truyền thông tin đến công
chúng qua mạng internet, dưới dạng ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện. Do
đó, internet radio có đặc thù khác biệt so với các phương thức phát thanh truyền
thống, đồng thời cũng có những đặc thù khác biệt so với các loại hình báo chí
khác được truyền tải trên mạng internet.
29
Webradio có khả năng cung cấp cho công chúng nhiều dịch vụ bởi sự kết
hợp giữa phát thanh và internet. Tính năng nghe phát thanh trực tiếp trên máy
tính hoặc nghe lại các chương trình phát thanh đã phát trong 7 ngày trên mạng
internet, tính năng cho phép tải các chương trình phát thanh (download) hoặc
máy tự động tải và lưu các chương trình phát thanh vào máy nghe nhạc cá nhân
của công chúng đã trở thành công cụ hữu hiệu để webradio giữ thính giả cho
phát thanh. Bên cạnh âm thanh, thính giả còn có thể khám phá nhiều tính năng
khác mà một website có thể phục vụ công chúng của mình. Cho đến nay, đã có
hơn 18.000 webradio ở 136 nước và lãnh thổ. Trong đó, Mỹ, Canada và Anh là
các quốc gia có nhiều webradio nhất.
Đã có một thời, người ta coi phát thanh trên mạng Internet như là một
mối đe doạ cho phát thanh truyền thống. Nhưng chất lượng âm thanh chưa tốt
và tính ổn định chưa cao do sự hạn chế của băng thông và tình trạng nghẽn
mạng thường xuyên vẫn còn là nhược điểm chính của việc đưa phát thanh lên
mạng. Thêm vào đó, tất cả những vấn đề có liên quan đến bảo vệ bản quyền và
chống ăn trộm vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù người ta đưa ra giao thức ứng
dụng không dây WAP (Wireless Applications Protocol) để giúp cho việc truy
cập Internet không dây qua điện thoại di động, nhưng hiện nay nó vẫn chưa
thông dụng do giá thành quá cao và tốc độ chậm. Bên cạnh đó, cũng có những
vấn đề khác làm chậm sự phát triển của phát thanh trên mạng. Dù sao đi nữa,
các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh cũng vẫn tiếp tục coi Internet là một
phương tiện bổ trợ hữu hiệu để phát lại các chương trình của mình, hướng tới
những đối tượng mới và tìm kiếm những nguồn thu, quảng cáo mới. Bên
cạnh đó, đây cũng được coi là một phương thức phủ sóng hướng tới những
vùng chưa phủ được.
1.2.4.3 Phát thanh bằng hình ảnh (Visual Radio)
Đây là sản phẩm của hãng điện thoại Nokia – Visual Radio. Trong thời
gian vài năm gần đây, số điện thoại di động có tích hợp với máy thu thanh FM
tăng lên đáng kể, Visual Radio cho phép các đài phát thanh đưa các chương trình
30
của mình đến với những người dùng điện thoại di động. Bên cạnh các chương
trình phát thanh trên màn hình còn có thể hiển thị một số thông tin như tên bài
hát, tên người biểu diễn và một số hình tĩnh. Các thông tin này được truyền qua
mạng viễn thông đồng bộ với phát thanh FM. Mặc dù nhìn hình thức bên ngoài, ở
đây có gì đó tương tự như cách máy thu phát thanh số xử lý thông tin kèm theo
chương trình PAD và dịch vụ dữ liệu X- PAD, nhưng chất lượng thu di động và
chất lượng âm thanh vẫn chỉ là FM analog. Đặc biệt không như phát thanh số,
người dùng có thể phải trả tiền cho dịch vụ này.
1.2.4.4 Phát thanh sử dụng công nghệ 3G
Phát thanh đang chuyển mình mạnh mẽ trong thập kỷ vừa qua. Nó không
chỉ còn gắn với một thiết bị đơn lẻ hay chỉ còn truyền qua sóng điện từ qua hệ
thống truyền dẫn phát sóng. Chúng ta đã thấy máy điện thoại di động đời mới có
kèm theo máy thu FM, camera, PDA. Theo điều tra của Nokia đối với model điện
thoại đầu tiên có kèm theo thu FM, chức năng nghe FM là chức năng được ưa
thích thứ 2 và có đến 80% người dùng nghe FM ít nhất một tuần một lần. Năm
2011, Số thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới đã nhảy vọt lên con số 6
tỷ, trong đó gần 5 tỷ thuê bao là ở các nước đang phát triển. Hơn 30 triệu phần
mềm ứng dụng nhằm tăng cường khả năng của điện thoại... đã được người sử
dụng tải về các điện thoại di động của họ.(Theo nghiên cứu “Thông tin và truyền
thông phục vụ phát triển năm 2012” của WB)
Nhiều người tin rằng, trong vài năm tới, thính giả nghe phát thanh ở
ngoài nhà sẽ sử dụng điện thoại di động để nghe nhiều hơn là những người sử
dụng các máy thu thanh.
Xu hướng sắp tới của công nghệ không dây và các dịch vụ giải trí di
dộng chắc chắn phải đáp ứng yêu cầu tốc độ bit cao, chất lượng thu di động ổn
định và tốt bên cạnh giá thành hợp lý. Qua sự đánh giá các công nghệ khác
nhau ở phần trên, ta có thể thấy rằng khó có thể có một thiết bị di động nào có
khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ khác nhau mà chỉ dựa trên một công
nghệ duy nhất. Đối với liên lạc dạng điểm tới điểm, mạng điện thoại di động là
31
sự lựa chọn tốt hơn. Nhưng đối với dạng truyền từ một điểm tới nhiều điểm,
phát thanh vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất. Thêm vào đó, các nhà cung cấp
dịch vụ phát thanh có thể dựa trên ưu điểm của DAB là có khả năng truyền các
dữ liệu lớn mà không cần thu thêm phí tải dữ liệu. Nó cũng có thể dễ dàng tích
hợp với công nghệ viễn thông để đưa ra các dịch vụ tương tác.
Do công nghệ ngày càng phát triển với bước chuyển mình nhanh chóng
từ analog sang số, người ta nhận ra rằng có nhiều chức năng của hệ thống phát
thanh có thể được thực hiện nhờ các chương trình phần mềm. Thay cho việc sử
dụng các chi tiết hay các mạch điện tử, phát thanh được xác định bằng phần mềm
dùng các phần mềm có thể tải về trên các bộ xử lý. Nhờ vậy, việc thiết kế máy
thu trở nên đơn giản và mềm dẻo hơn. Hiện nay, công nghệ phát thanh với phần
mềm đang tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo hài hoà giữa việc đáp ứng các
tiêu chuẩn đã có, khả năng nâng cấp và giá thành.
Với các điện thoại di động đưa ra thị trường vào đầu những năm 90,
người dùng có được một khả năng mới là có thể liên lạc được với nhau ở bất
kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào. Sự gia tăng của số lượng thuê bao điện thoại di
động trên toàn thế giới trong thập kỷ vừa qua đã chứng tỏ sự tiện lợi và mong
muốn của người dùng luôn giữ được liên lạc trong tầm tay. Công nghệ viễn thông
đã phát triển mạnh mẽ, chuyển mình từ hệ thống analog POTS sang hệ thống di
động thế hệ 3- 3G hiện nay. Ưu điểm chính của hệ thống 3G là ưu điểm của hệ
thống liên lạc hai chiều và khả năng cung cấp tốc độ dữ liệu lên tới 2Mbit/s. Khả
năng này vượt trên những gì mà hệ thống công nghệ phát thanh số hiện nay có
thể cung cấp. Về mặt lý thuyết, điều đó có nghĩa là 3G cũng có thể cung cấp các
chương trình phát thanh và thêm vào đó là một ưu điểm vượt trội là nó có kênh
phản hồi liên lạc trở lại từ phía người nghe - một điều không thể thiếu cho các
dịch vụ tương tác hai chiều.
Trên nền tảng sự phát triển vượt trội của công nghệ thì các nhà mạng có
thể đáp ứng những dịch vụ cho thiết bị di động phong phú, đa dạng hơn. Đồng
thời, người sử dụng điện thoại di động cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với
32