Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 110 trang )
Thính giả Phamvan@yahoo.com.vn chia sẻ: “Hầu như tối thứ 3 nào tôi
cũng háo hức chờ đón chương trình phát thanh Bắc nhịp trái tim của TTO.
Chương trình đã trở thành người bạn thân thiết của tôi trong suốt thời gian xa
nhà trọ học, thiếu thốn tình cảm. Xin cảm ơn các anh, chị biên tập, sản xuất
chương trình và mong rằng sắp tới sẽ được tiếp tục đồng hành cũng Bắc nhịp
trái tim, được nghe nhiều chương trình phát thanh online chất lượng hơn nữa
của Tuổi trẻ”.
Thính giả Smile1010@gmail.com gửi về hòm thư bạn đọc cho biết: “Em
biết tới các chương trình phát thanh trên TTO qua một người bạn giới thiệu, tình
cờ chỉ định “nghe thử”, sau đó thì mê luôn. Em hay nghe nhất 2 chương trình
Nhịp sống trẻ và Bắc nhịp trái tim. Đặc biệt, Nhịp sống trẻ mang đậm hơi thở
cuộc sống, đề cập đến nhiều vấn đề đáng chú ý của giới trẻ rất lý thú và bổ ích.
Em mong muốn TTO sẽ đẩy mạnh sản xuất nhiều chương trình dành cho học
sinh sinh viên hơn nữa, trở thành một kênh thân thiết giúp chúng em trau dồi
hiểu biết, nâng cao các kỹ năng sống và tự tin giải quyết các khúc mắc trong
cuộc sống”.
“Tôi rất thích một số chương trình tọa đàm về tình yêu, hôn nhân, gia
đình có sự tham gia của Tiến sỹ tâm lý Huỳnh Văn Sơn và nhiều chuyên gia
khác trên Tuổi trẻ radio. Qua các chương trình này, tôi đã tự rút ra được nhiều
điều cho bản thân và có cách ứng xử phù hợp với nhiều tình huống xảy đến với
mình trong cuộc sống. Cảm ơn chương trình!” – trích thư của bạn thính giả ở
địa chỉ mail Hoaithutran@gmail.com.
Những đóng góp từ độc giả là nguồn tham khảo hữu ích để các biên tập
viên, MC của Tuổi trẻ Radio nghiên cứu, đưa ra những điều chỉnh phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng, đưa các chương trình đến gần hơn với người nghe.
Chương trình phát thanh trên Tuổi trẻ Radio cung cấp những thông tin
thiết thực và hữu ích hàng ngày với nhiều chuyên mục hấp dẫn. Điểm khác biệt
của Tuổi trẻ Radio so với Radio truyền thống là thời gian nghe do thính giả chủ
động. Đây cũng là điểm mới mà loại hình phát thanh qua internet khắc phục
79
được hạn chế của phát thanh truyền thống. Thính giả có thể hoàn toàn chủ động
quyết định nghe lúc nào, nghe ở đâu, nghe nội dung nào. Nếu thính giả muốn
cập nhật những thông tin mới thì có thể truy cập theo đúng lịch phát sóng. Còn
nếu thính giả không có thời gian, vẫn có thể nghe được toàn bộ các chương
trình đã phát bằng cách click vào phần các trang sau.
Các chương trình Radio của Tuổi trẻ cho phép thính giả tải về nghe
offline trên máy của mình ngoài việc nhấn vào các tiêu đề để nghe trực tuyến.
Tuổi trẻ radio cũng thực hiện tốt tương tác với thính giả. Thính giả tham
gia nghe Tuổi trẻ Radio thường xuyên gọi điện, gửi thư và góp ý để chương
trình được phong phú hơn và đáp ứng đúng nhu cầu người nghe hơn. Ngoài ra,
những ý kiến của thính giả được đưa vào các chương trình một cách gián tiếp
hoặc trực tiếp. Cụ thể, một số chương trình mang tính tương tác cao nhất là Bắc
nhịp trái tim hay Nhịp sống trẻ, thính giả có thể gửi lời nhắn hay gửi yêu cầu
tặng bài hát cho người mình yêu thương hay bạn bè… Chương trình sẽ phát
những tâm sự, những lời nhắn và bài hát đó, trở thành người bạn đồng hành
trong tình yêu, giúp thính giả chia sẻ những điều khó nói. Đồng thời, một số câu
hỏi, thắc mắc từ thính giả phù hợp sẽ được các chuyên gia tâm lý tham gia giải
đáp. Tuổi trẻ radio cũng ngày càng khẳng định sự chuyên nghiệp của mình khi
đẩy mạng sản xuất các chương trình tọa đàm trực tiếp tại phòng thu và phát
thanh trực tiếp. TTM giao thông phát sóng trực tiếp hàng ngày với nội dung
phong phú, đa dạng đang ngày càng được yêu mến, đón nhận.
Khả năng phủ sóng của Tu ổi trẻ radio cao tương đương với báo điê ̣n tử và
có khả năng vượt ra ngoài biên gi ới tốt hơn rất nhiều so với phát thanh truyền
thố ng, báo hình và báo in . Do không phát bằ ng công nghê ̣ analog nên phát
thanh internet không bi ̣phá sóng khi vươn ra nước ngoài . Với mô ̣t chương trình
phát thanh trên TTO , ở bất cứ nơ i nào trên thế giới , nế u có ma ̣ng , thính giả vẫn
có thể nghe được.
Một ưu điểm khác nữa là các chương trình Tuổi trẻ Radio có chất lượng
âm thanh khá tốt. Sự kết hợp lời dẫn MC, âm nhạc, PV hiện trường, tọa
80
đàm…vv tương đối nhuần nhuyễn. Phần lớn chương trình đều được đầu tư chu
đáo và tỉ mỉ.
3.1.2 Nhƣợc điểm
Có thể thấy, nội dung các chương trình Radio trên TTO nhìn chung còn
khá đơn điệu và một màu. Chủ yếu là những chương trình xoay quanh cảm xúc,
tình yêu, âm nhạc, giải trí. Không có nhiều thông tin đa dạng, sinh động và
thường xuyên thay đổi. Thính giả dễ bị nhàm chán nếu phải “ăn” quá nhiều món
ăn đơn điệu như vậy. Các chương trình này lại thường mang tính định kỳ và
chậm được update. Sau nhiều ngày quay lại web, thính giả vẫn không thấy có
chương trình mới để nghe. Do đó, thính giả không có thói quen truy cập web
nghe phát thanh hàng giờ, hàng ngày.
Thính giả Thinhphamvan@yahoo.com nêu ý kiến: “Nghe radio trên Tuổi
trẻ tôi có cảm giác… hơi đều đều, buồn buồn. Đã nghe qua một chương trình rồi
thì các chương trình còn lại cũng mang nét gì na ná như vậy, nên rất lâu sau mới
muốn nghe lại. Thiết nghĩ, ban biên tập nên tìm những hình thức thể hiện sinh
động hơn, biến hóa hơn để làm mới chương trình và khiến thính giả hào hứng
để đón nhận”.
Một số thính giả khác bày tỏ, họ thường phải nghe lại các chương trình
radio của Tuổi trẻ vào buổi tối hoặc cuối tuần vì điều kiện công việc không cho
phép. “Tôi là fan ruột của Audio Văn hóa giải trí từ những ngày đầu chương
trình mới ra mắt đến nay. Nhưng chương trình phát vào thứ 6. Do đó, tôi ít có
dịp được nghe ngay khi chương trình phát sóng mà thường chỉ có thể nghe lại
vào cuối tuần hoặc khi rảnh rỗi” – thính giả Tuanphung@gmail.com chia sẻ.
Thêm vào đó, thời lượng các chương trình trên Radio Tuổi trẻ khá dài
(hầu hết từ 45 phút trở lên). Điều này xuất phát từ đặc trưng và nội dung chủ
đạo của các chương trình (chủ yếu là tâm sự, tình yêu, sách…). Đây cũng là một
bất lợi lớn vì để có thể nghe hết từ đầu đến cuối một chương trình tốn rất nhiều
thời gian của độc giả. Trong xã hội mà con người ngày càng bận rộn và sống
81
gấp như hiện nay, không nhiều người có thể dành thời gian để nghe trọn một
chương trình dài như vậy.
Một nhược điểm nữa là tốc độ đường truyền mạng. Tốc độ chuẩn hiện nay
của các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên toàn thể giới là 56kbps. Ngoài ra tốc độ
này cón có dao động lên đến tốc độ T1 (1,544 mbks), thậm chí hơn rất nhiều.
Nhưng hầu hết các moderm cung cấp cho người dùng lại chỉ đạt 9,6 đến 14,4kbps,
hoặc đạt 56kbps nhưng suy hao đường truyền quá lớn. Tốc độ đường truyền chậm
ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận thông tin của độc giả. Nếu vấn đề này
không sớm được cải thiện, thì dù nội dung thông tin có đổi mới hấp dẫn, cũng
không thể tới được với công chúng như mong muốn.
3.2 Viettel radio
3.2.1 Ƣu điểm
Về phía Viettel radio, mặc dù là một kênh phát thanh hoàn toàn mới,
chưa hề có hoạt động quảng cáo, truyền thông quảng bá nhưng vẫn thu hút được
một lượng công chúng khá đông đảo. Trong thời gian 3 tháng thử nghiệm, chưa
thu phí đối với tất cả các nội dung, Viettel Radio đã thu hút được gần 120.000
lượt nghe và trên 65.000 lượt tải.
Đối tượng đầu tiên mà Viettel Radio hướng đến phải hội tụ các yếu tố: là
thuê bao của Viettel, sử dụng điện thoại 3G
Bước sang thời gian kinh doanh, Viettel Radio đối mặt với những khó
khăn và thách thức mới, trong khi mức sống trung bình của người dân chưa cao,
mặt khác những mô hình phát thanh chủ yếu hiện nay là miễn phí, cộng với sự
phát triển bùng nổ của truyền hình và mạng Internet. Người dân có nhiều cách,
nhiều phương thức tiếp cận thông tin mà không mất một khoản chi phí nào,
hoặc phải trả rất ít. Còn đối với Viettel Radio, để duy trì sự tồn tại, có lợi nhuận
để trả lương cho nhân viên, có vốn để tái đầu tư các thiết bị, cơ sở vật chất, hạ
tầng và mở rộng quy mô, bắt buộc những người làm phải hoạch định và đưa ra
một mức phí hợp lý cho một chương trình: 2000 đồng cho 1 lượt nghe và 3000
đồng cho một lượt tải. Thời gian kinh doanh đầu tiên, lượng thính giả đã sụt
82
giảm đáng kể, chỉ còn chưa đầy 50%. Tuy nhiên, Viettel Radio đã nỗ lực cải
tiến chất lượng nội dung, đồng thời bổ sung thêm nhiều thông tin mới để phù
hợp với nhu cầu của công chúng, thu hút sự quan tâm, chú ý của họ và tạo cho
họ một thói quen nghe phát thanh trả tiền, trả tiền một cách hợp lý khi được tiếp
nhận những thông tin mà cách kênh phát thanh truyền thông khác và các loại
hình báo chí khác không có. Đến thời điểm hiện tại, tính trung bình hàng tháng
đã có khoảng trên 40.000 lượt nghe và 15.000 lượt tải. Đây được xem như là
một thành công lớn của Viettel Radio.
Viettel Radio đang đặt nhờ trên hạ tầng của wap Mobitv.vn, chính vì thế
lượng công chúng sẽ phụ thuộc vào công chúng của MobiTV (hầu hết đầu là
nam giới). Điều này buộc những người làm nội dung phải ưu tiên các chương
trình dành cho nam giới và phù hợp với lứa tuổi như (tư vấn các kinh nghiệm lái
xe, các kiến thức giới tính… cũng thiên về dành cho quý ông nhiều hơn). Tuy
nhiên, đặc điểm công chúng này lại mở ra cho Viettel Radio một hi vọng và
cách tiếp cận mới khi Viettel Radio triển khai được trang chủ với wap riêng và
tên miền riêng. Ưu thế đó là còn rất nhiều đối tượng thính giả chưa biết đến
kênh này, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Trong khi đối tượng thính giả nữ sẽ có
rất nhiều khía cạnh thông tin có thể khai thác như thời trang, làm đẹp, nấu ăn…
Việc mở rộng các kênh bán sẽ cho phép Viettel Radio mở rộng được đối
tượng khách hàng, và tận dụng được tối đa các chương trình đã sản xuất. Bởi
cùng một nội dung có thể triển khai trên nhiều kênh bán và thu về được nhiều
lợi nhuận từ nhiều đầu mối. Bên cạnh đó, mặc dù không có hoạt động truyền
thông quảng cáo nhưng sức mạnh lan truyền sẽ mang đến hiệu quả quảng cáo
ngoài mong đợi mặc dù không nhìn thấy trước mắt.
Sau thời gian thử nghiệm, Viettel radio có tiến hành điều tra thính giả
bằng cách gọi điện thoại đến top 200 thính giả có số lượng nghe và tải cao nhất
để phỏng vấn. Kết quả cho thấy, thính giả trung thành của Viettel radio đa phần
là nam giới, chủ yếu sinh từ năm 1985 – 1960, là độ tuổi trưởng thành, hầu hết
83
đã lập gia đình (thính giả nam chiếm 87%, nữ chiếm 13%. Thính giả ở độ tuổi
15-25 chiếm 7%, từ 26-40 chiếm 66%, từ trên 40 tuổi chiếm 27%).
Có sự chênh lệch rõ rệt về mức độ quan tâm của công chúng đối với từng
chuyên mục. Tình yêu giới tính là chuyên mục mang tính nhạy cảm, ít được đề
cập một cách cụ thể, chi tiết ở các đài phát thanh nhưng lại là nhu cầu bức thiết
của bất cứ ai. Trong khi đó Viettel radio lại đáp ứng được các tiêu chí đề ra về
cả nội dung và phương thức nghe. Do đó, kết quả có tới 50% thính giả thích
chuyên mục Tình yêu giới tính và thường tải các chương trình này về máy,
đứng thứ 2 là Tin hot với 42%, đứng thứ 3 là Đọc truyện Istory với 8%.
Về thời gian nghe của thính giả, chủ yếu thính giả nghe Viettel radio vào
buổi tối, sau 19h (66% thính giả nghe vào thời gian này), chỉ có 20% thính giả
nghe buổi chiều, 12% nghe buổi trưa và 2% nghe buổi sáng. Từ kết quả này,
Viettel radio có thể điều chỉnh bằng cách đưa nhiều nội dung hay, đặc sắc vào
buổi tối, để thu hút sự quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên vễn phải cập nhật các
chương trình liên tục để mỗi lần thính giả đăng nhập lại có chương trình mới.
Với câu hỏi nhằm đánh giá cách thính giả lựa chọn nội dung nghe cho
thấy 75% thính giả lựa chọn nội dung qua title, 17% chọn do chi phối bởi hình
đại diện của tin/chương trình trên web.
Trả lời câu hỏi: Anh, chị thích nghe tin tức ở lĩnh vực nào? – 62% thính
giả thích nghe tin pháp luật, 33% thính giả muốn nghe tin xã hội và 5% thính
giả thích nghe tin Kinh tế.
53% thính giả muốn có thêm các chương trình về du lịch, 7% thính giả
muốn có thêm các chương trình thời trang, 2% thính giả muốn có thêm các
chương trình dành cho thiếu nhi, 33% có ý kiến khác (bao gồm thông tin thể
thao, xổ số, nấu ăn, mẹo vặt…).
Với câu hỏi, điều gì khiến bạn chưa hài lòng ở Viettel radio, 73% lựa
chọn chất lượng kết nối chưa ổn định, 27% chọn giá thành dịch vụ và 2% đưa ra
các phương án khác.
84
Kết quả này thể hiện rõ nhu cầu thông tin của thính giả, căn cứ vào đó
Viettel radio có những điều chỉnh phù hợp về nội dung chương trình, thời gian
phát sóng, tần suất các chương trình cho phù hợp.
Có thể thấy, các chương trình phát trên Viettel Radio cung cấp những
thông tin thiết thực và hữu ích hàng ngày với nhiều chuyên mục hấp dẫn. Nếu ở
phát thanh truyền thống “thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian” người
nghe phải theo dõi một cách tuyến tính từ đầu đến cuối thì giờ đây thính giả có
thể hoàn toàn chủ động quyết định nghe lúc nào, nghe ở đâu, nghe nội dung
nào. Bởi các nội dung mà Viettel Radio đã update lên hệ thống thì không mất đi
mà chỉ có nhiều thêm. Nếu thính giả muốn cập nhật những thông tin mới thì có
thể truy cập theo đúng lịch phát sóng. Còn nếu thính giả không có thời gian, vẫn
có thể nghe được toàn bộ các chương trình đã phát bằng cách click vào phần các
trang sau. Không những thế, thính giả còn có thể tải các chương trình về máy để
nghe lại mà không mất thêm tiền. Với phát thanh truyền thống trên đài tiếng nói,
nếu thính giả thích chương trình nào đó, muốn giữ lại hoặc gửi cho bạn bè, người
thân là điều không tưởng. Nhưng với Viettel Radio, thính giả hoàn toàn có thể
download về máy và bật cho người khác nghe lại, ngoài ra thính giả còn có thể
trực tiếp gửi tặng chương trình đó một thuê bao khác nếu muốn. Đây là ưu điểm
nổi bật nhất của phát thanh trên điện thoại di động 3G.
Một ưu điểm nữa là thông tin mà Viettel Radio cung cấp rất phong phú và
phù hợp với đối tượng thính giả. Tận dụng lợi thế của phát thanh là mang tính
cá nhân, thân mật, gần gũi, những người làm Viettel Radio đã khéo léo lồng
ghép các nội dung, kể cả những nội dung nhạy cảm khó có thể đưa lên truyền
hình, báo in hay các chương trình phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Tiêu biểu
nhất là các chương trình về tình yêu giới tính, các kinh nghiệm trong chuyện
phòng the, các tư thế quan hệ vợ chồng hay nghệ thuật vuốt ve, âu yếm… Đây
cũng là chuyên mục thu hút đông đảo thính giả quan tâm. Xuất phát từ văn hóa
của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung với lối sống khép
kín, ngại đề cập đến các vấn đề giới tính, trong khi các phương tiện truyền
85
thông đại chúng cũng ít đề cập đến các vấn đề này một cách trực diện. Viettel
Radio đã xây dựng được một chuyên mục có thể giải quyết khoảng cách văn
hóa, tạo sự gần gũi giữa Radio với thính giả. Giờ đây, thính giả có thể thoải mái
lựa chọn đón nhận các thông tin chỉ với chiếc điện thoại cá nhân, và không còn
phải lo lắng hay e ngại bất kỳ ai, bất kỳ điều gì.
3.2.2 Nhƣợc điểm
Bên cạnh những ưu điểm, Viettel Radio vẫn tồn tại những hạn chế cần
khắc phục. Thứ nhất là về mặt nội dung, chưa phong phú, chưa có sự đầu tư
trong việc khai thác thông tin và xây dựng kịch bản, thông tin phụ thuộc vào
báo mạng. Thứ hai, chất lượng âm thanh chưa cao, nhiều chương trình còn lẫn
tiếng ồn, tạp âm. Thứ ba, hạ tầng cung cấp dịch vụ MobiTv chưa đáp ứng tối ưu
cho việc nghe radio trên điện thoại. Hiện chương trình Viettel Radio mới chỉ
phục vụ cho khách hàng dùng điện thoại hỗ trợ 3G, chưa rộng rãi sang 1G, 2G.
Chất lượng kết nối của dịch vụ chưa ổn định, sóng 3G chập chờn, nghe hay bị
giật, tải chậm. Thứ tư, giá thành dịch vụ hơi cao, nếu so sánh với truyền hình,
báo mạng hay báo in khách hàng phải trả rất ít thậm chí không phải trả phí,
trong khi đó giá của Viettel Radio được áp dụng là 2000 đồng cho một lượt
nghe và 3000 đồng cho một lượt tải. Ngoài ra, thời lượng một số chương trình
còn quá dài (từ 20 đến 30 phút) cũng là một nhược điểm khiến chất lượng nghe/
tải các chương trình bị chậm. Cuối cùng là giọng dẫn của một số MC chưa
chuyên nghiệp, ngoài những người đọc truyện Istory thì hầu hết đội ngũ MC
đều chưa được qua đào tạo bài bản, mà chỉ tận dụng từ những biên tập viên.
Điều này không những làm giảm chất lượng chương trình mà còn ít nhiều gây
ra khó chịu cho thính giả.
Với sự nỗ lực không ngừng đổi mới và đưa các sản phẩm phát thanh đến
gần hơn với thính giả, đồng thời với những ưu thế sẵn có, chắc hẳn trong thời
gian tới, Viettel Radio và Tuổi trẻ Radio còn thu hút được đông đảo người nghe
hơn nữa. Tuy nhiên, có một thực tế là phát thanh phi truyền thống ở Việt Nam
(Phát thanh internet và phát thanh di động) vẫn phát triển chưa tương xứng với
86
tiềm năng. Phát thanh internet nhiều hứa hẹn, nhưng chỉ có Tuổi trẻ online bắt
đầu khai thác một cách bài bản, còn lại hầu hết một số trang chỉ dừng lại một
cách manh mún.
Đối với phát thanh trên di động, hiện tại mới chỉ có Viettel triển khai và
đưa vào kinh doanh. Các ông lớn như Mobile, Vina vẫn chưa tận dụng tiềm
năng và lợi thế của “nhà mạng” để khai thác mảnh đất nhiều hứa hẹn này.
3.3 Một số kiến nghị, đề xuất nhằm đẩy mạnh phát triển phát thanh
phi truyền thống tại Việt Nam.
3.3.1 Đối với phát thanh Internet
3.3.1.1 Về cơ sở pháp lý
Cần tăng cường những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học cho sự phát
triển hiện đại của hệ thống phát thanh Việt Nam, trong đó có phát thanh
internet. Đảng và nhà nước có những định hướng chỉ đạo hợp lý và ban hành
một hệ thống văn bản pháp quy và mở đường cho sự phát triển của ngành pháp
thanh nói chung và bộ phận phát thanh phi truyền thống nói riêng. Hệ thống
phát thanh này có những quy định riêng, những quy chế riêng theo hướng ưu
tiên. Ví dụ, quy định về trách nhiệm và quyền hạn của những nhà quản lý, của
phóng viên, biên tập viên làm phát thanh internet, quy chế về cung cấp và sử
dụng dịch vụ trong phát thanh internet, quy chế về vấn đề đầu tư thiết bị, ưu tiên
đường truyền…vv Phát thanh internet cũng cần phải có một hệ thống lý luận
mang tính tổng thể, các nghiên cứu khoa học về bản thân lĩnh vực phát thanh
qua mạng cũng như các yếu tố, điều kiện để phát triển…
3.1.1.2 Về nội dung chương trình
Tuổi trẻ Radio tập trung đẩy mạnh các nội dung thiên về âm nhạc, tình
yêu, giải trí, tuy nhiên vẫn còn đơn điệu. Nội dung Tuổi trẻ Radio cần bám sát
hơn nữa nhu cầu thông tin của công chúng, làm những chương trình công chúng
cần nghe, muốn nghe. Điều này chính là chìa khóa để giữ chân công chúng và
tạo bản sắc cho chương trình. Từ những nội dung đã khai thác, đội ngũ phóng
87
viên, biên tập viên cần có những thay đổi, cải tiến trong cách thể hiện để tránh
gây ra sự nhàm chán, nhạt nhẽo cho thính giả.
Khai thác nội dung thông tin phong phú, đa dạng hơn, bổ sung thêm
những nội dung thông tin có tính thời sự, nhiều chiều, đề cập đến mọi vấn đề
của đời sống xã hội.
Thay đổi phương thức thu thập, xử lý thông tin mới. Giảm dần việc thụ
động chờ lấy tin từ báo Tuổi trẻ mà đẩy mạnh những thông tin tự sản xuất, có
bản sắc riêng. Bên cạnh chương trình phát thanh trực tiếp hiện nay, phát thanh
internet phải xây dựng được chương trình phát thanh hàng ngày càng sớm càng
tốt. Đó là một chương trình tổng hợp tin tức, bình luận, giải trí, giáo dục. Nội
dung thông tin phong phú, cập nhật tức thời.
3.1.1.3 Về hình thức thể hiện
Việc nâng cao hiệu quả chương trình bằng âm nhạc và tiếng động sẽ đem
đến những tác phẩm phát thanh hoàn thiện, tạo cảm giác hứng thú với người
nghe. Ngoài việc sử dụng nhạc hiệu, nhắc cắt để tạo bản sắc cho chương trình
và thói quen đối với thính giả thì nhạc dạo hay nhạc nền cũng tạo được hiệu ứng
âm thanh rất lớn. Chỉ cần chèn vào lời đọc của MC một đoạn nhạc không lời
hợp lý sẽ tạo được những hiệu quả ngoài mong đợi. Bên cạnh âm nhạc, tiếng
động cũng có vai trò quan trọng quyết định thành công của một tác phẩm phát
thanh. Ví dụ, đối với các tác phẩm trong chuyên mục Sách nói thì những âm
thanh như tiếng bước chân, tiếng gió rít, tiếng gà gáy, tiếng ngựa phi… nếu biết
kết hợp sẽ mang giá trị gợi tả và kích thích trí tưởng tượng của người nghe tốt
hơn miêu tả bằng lời nói.
Đẩy mạnh những chương trình làm tăng tính tương tác với khán giả như:
khách mời phòng thu, tọa đàm tại chỗ, giao lưu nối điện thoại trực tiếp với thính
giả.
Thêm nữa, về hình thức của một website phát thanh ở Việt Nam cần có
trang chủ hấp dẫn. Theo chúng tôi, cần mạnh dạn sử dụng những gam màu có
88
độ tương phản cao, có hệ thống các biểu tượng, logo nhỏ, thay đổi fonf chữ,
tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Quan trọng là luôn xây dựng hình ảnh: đây là
một website phát thanh dành cho người đọc, người nghe. Xây dựng một trang
web động hơn, sử dụng thêm các hình động. Tạo hiệu ứng chiều sâu cho trang
web khi hiện lên màn hình máy tính, mở rộng không gian và góc nhìn của người
truy cập.
3.1.1.4 Tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông của Tuổi
trẻ
Báo Tuổi trẻ có rất nhiều các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử,
truyền hình Tuổi trẻ…Đây là điều kiện tốt để có thể quảng bá các chương trình
của Radio Tuổi trẻ đến công chúng. Việc thường xuyên giới thiệu nội dung các
chương trình Tuổi trẻ Radio sẽ phát trong ngày, trong tuần, trong tháng trên báo
in và báo điện tử là vô cùng cần thiết. Thông qua những kênh này, người đọc
báo giấy và đặc biệt là độc giả báo điện tử TTO có thể tìm nghe những nội dung
mà họ quan tâm.
Bênh cạnh đó, cũng cần quảng bá các chương trình phát thanh của Tuổi
trẻ Radio trên từ chính website TT Media. Ví dụ như xây dựng các logo quảng
bá cho từng chương trình đăng trên web. Đồng thời, có những đoạn quảng bá
giới thiệu mỗi chương trình với độ dài 15-20 giây, phát thường xuyên, phát đi
phát lại nhiều lần trước hoặc sau các chương trình để thính giả có thể nghe được
và ghi nhớ khoảng thời gian phát sóng.
3.1.1.5 Tăng cường cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
Có thể thấy số người nghe webradio là những người bận rộn , ít thời gian
nhưng la ̣i có nhu cầ u thông tin lớn . Đó cũng chinh là xu hướng công chúng hiê ̣n
́
đa ̣i của truyề n thông . Và điều đó chứng tỏ ph
át thanh internet là giải pháp
truyề n thông cho công chúng thời kỳ hiê ̣n đa ̣i .
Để có thể phát triể n phát thanh internet ở Viê ̣t Nam
, các đơn vị báo chí
cầ n có cái nhin đúng đắ n hơn về những tiê ̣n ich của da ̣ng phát thanh này . Chúng
̀
́
ta hoàn toàn có thể xây dựng các trang phát thanh internet chuyên nghiê ̣p
89
(tự