1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

2- GIÁ TRỊ TRUYỂN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.46 MB, 93 trang )


Iượniị của kliáclỉ thể này ( .... ), thứ hai khía cạnh chuẩn mực, mệnh lệnh, đánh

ÍỊÌÚ của cúc hiện tượng V thức x ã hội" [57, 7j.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết thì "Giá trị lù sự khẳng (lịnh hay

phú định V nghĩa của các đối tiíựìig thuộc th ế giới chung quanh đối với con

người, giai cấp, nhỏm hoặc loàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định

không phàì bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút

(lỏi cuốn) của cúc thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người,

phạm vi cúc híùig thú và nhu cấu, cúc quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phươtig

íliức đanh giá V nghĩa nói trên được biếu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn

mực đạo đức, trong lý tưởỉỉg, tâm th ế và mục đích" [66, 51, 52J.

Trong tiếng Anh có 2 thuật ngữ dùng để chỉ khái niệm giá trị là Value và

Worth, hai khái niệm này có khác nhau ở chỗ: Value chỉ có nghĩa là giá trị,

giá cả, ý nghĩa, còn W orth ngoài nghía giá trị, giá cả còn có nghĩa là phẩm

chất, phẩm giá.

Trong một số từ điển Viêt Nam và một số từ điển nước ngoài khác khái

niệm giá trị được định nghĩa là "phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ

tính ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của khách th ể đối với con người, giai cấp,

nhóm, x ã hội nói chung được phản ánh vào cúc nguyên tắc và chuẩn mực đạo

lý, lý tưởĩig, tâm thế, mục đích" [26, 124].

Đối với các công trình nghiên cứu về giá trị ở Việt Nam ví như của Giáo

sư Trần Văn Giàu, Giáo sư Phạm Minh Hạc... đều quan niệm "Giá trị là tính

có V nglũa tích cực, tốt đẹp, đáng quỷ, cố ích của các đối tượng VỚI các chủ

thể" [27, 301].

ở đây chúng tôi đổng ý với định nghĩa của từ điển tiếng Việt như đã nêu

trên về giá trị. Do đó, giá trị chính là hiện tượng xã hội đặc thù thể hiện sự

đánh giá của con người về đối tượng có ý nghĩa thoả mãn nhu cầu của con

người. Giá trị bao giờ cũng là một hiện tượng nhận thức nảy sinh trong quan

hệ chủ thể - khách thể.

Giá trị là một khái niệm mang tính người, nghĩa là nó chỉ tồn tại trong xã

hội loài người, thông qua sư đánh giá của con níười. Cho nên toàn bộ thê giới

21



khách quan trong quan hệ với con người được nhìn nhận như là thế giới của

các giá trị mà khòng đưn thuần là thế giới của đổ vật. Bất cứ cái gì cũng có thể

và phái được thẩm định về mặt giá trị. Mọi hành vi, hành động hay sự biến

nào xảy ra đều mang giá trị đối với con người bới nó luôn nằm trong mối quan

hệ uiữa chủ thể và khách thể. Con người nhận thức, đánh giá thẩm định đặt

Chuns vào những thang bậc của báng giá trị như Đẹp - xấu, nhân nghĩa hay

bất nhân, chân hay nguỵ... Vì vậy, giá trị luôn tồn tại trong đời sống xã hội và

là người bạn đồng hành cùng với con người từ xa xưa đến nay. Đ. Điđơrô nhà

triết học khai sántỊ Pháp thế kỷ XVIII đã từng cho rằng bản thân sự tồn tại của

con người đã làm xuất hiện sự tồn tại của các giá trị và con người chính là giá

trị cao nhất.

Như vậy, khái niệm giá trị nảy sinh, tồn tại trong xã hội loài người được

con người sử dụng khi đánh giá về đối tượng khách thể. Khách thể mang giá

trị khi chủ thể nhận thức và có tác dụng thoả mãn nhu cầu kích thích chủ thể

hành động. Bất kỳ sự vật nào cũng có thể được coi là “có giá trị” dù đó là vật

thể hay tư tưởng, là vật thưc hay vât ảo nếu nó được các thành viên trong xã

hội thừa nhận, xem xét như biểu tượng quan trọng trong đời sống tinh thần

của họ và cần đến họ như một nhu cầu thực thụ. v ề mặt lý luận, giá trị mang

tính 2 mặt. Một mật giá trị gắn liền với cái tốt, cái hay, cái đúng, cái đẹp. ở

phương diện này giá trị định hướng tích cực cho hoạt động của con người theo

hướng chân - thiên - mỹ. Thông thường, giá trị đánh giá ở khía cạnh này.

Mặt khác, giá trị cũng tiềm ẩn những cái tiêu cực phản ánh giá trị. Chẳng

hạn kinh tế thị trường có giá trị tích cực đối với nhân loại thúc đẩy tiến bộ xã

hội nhưng nó cũng bao hàm mặt phản giá trị đó là do chạy theo lợi nhuận

quan hệ giữa người và người trở nên xấy đi.

Giá trị nảy sinh, phát triển và kiểm nghiệm trong hoạt động thực tiễn.

Trong quá trình hoạt động con người tác động vào đối tượng làm bộc lộ những

thuộc tính, tính chất trên cơ sở đó con người nhận thức và cải tạo chúng cho

phù hợp với mục đích của mình. Sự vật càng nhiều thuộc tính càng mang

nhiều giá trị. Tuy nhiên mỗi một đưn vị giá trị có ý nghĩa, vai trò khác nhau

đối với bản thân sự vật do đó có những giá trị cơ bản và không cơ bàn. Những



22



giá trị cơ hán làm nên bản chất của sự vật. Những giá trị không phải lập tức

con người phát hiện ngay mà phái trải qua quá trình kiểm nghiệm đánh giá.

Một sư vật có nhiều giá trị, mỗi bước tiến trong nhận thức của con người là

một lần con người khám phá và tìm ra giá trị mới làm phong phú kho tàng giá

trị của nhân loại.

Chẳng hạn ánh sáng mặt trời chỉ có giá trị soi sáng, sưởi ấm cho người

nguyên thuỷ, Iihưntỉ đối với người hiện đại thì ánh sáng mặt trời còn là nguồn

năng lượng quý giá giúp con người ỉàm nóng động cơ, nhờ đó con người

không còn bị lệ thuộc vào nguồn náng lưựng lụ nhiên nữa.

Giá trị có mật chủ quan và khách quan. Mật khách quan của giá trị là

những thực thể tự nhiên cũng như bản chất quy luật và các mối liên hệ xã hội

của chúng cùng tất cả những gì tạo ra giá trị.

Còn mặt chủ quan là thái độ, quan điểm, chuẩn mực, cách thức lựa chọn

và quy trình đánh giá của xã hội, cá nhân. Nếu không có mặt chủ quan thì giá

trị chỉ tồn tại ở dạng tiềm tàng nếu như không nói là không có giá trị. Trong

đời sống xã hội đương đại cũng như những xã hội đã tồn tại trong lịch sử mọi

vấn đề đặt ra thường được con người chú ý ở phương diện giá trị, khai thác về

mặt giá trị và lựa chọn cũng nhằm vào giá trị. Ở các chủ thể khác nhau việc

phát hiện, khai thác và lựa chọn giá trị không giống nhau. Thông thường, các

lực lượng xã hội phản động hay khai thác chú ý đến mặt trái của giá trị nhằm

duy trì lợi ích của giai cấp mình, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Ngược lại

các giai cấp tiến bộ cách mạng khai thác mặt giá trị tích cực thúc đẩy xã hội

phát triển. Chính sự khai thác giá trị ở các chủ thể khác nhau đã làm giàu thêm

tính tương đối của giá trị. Hay nói đúng hơn chính mặt chủ quan của giá trị

làm cho nó có tính lịch sử cụ thể. Trong cộng đồng này nó được coi là giá trị,

nhưng trong cộng đồng khác được coi là không có giá trị, ở thời gian này là có

giá trị nhưng ở thời gian khác lại không có giá trị.

Như vậy, quan niệm về giá trị không chỉ khác nhau ở các thời đại, các

cộng đồng, dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau mà ngay cả các cá

nhãn. Tính đa dạng và phone phú về mặt chú quan của giá trị còn thể hiện chi

tiêl ử trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của mỗi chủ thể. Rõ ràng, thông qua

23



oái chú quan giá trị luôn mang tính lịch sử - cụ thể. Giá trị luồn là mục tiêu

vươn tới của mọi chú thể, mọi thời đại - đó là quv luật giúp con người biến thế

giới từ “tự nó” thành thế giới cho con người, nó không chỉ duy trì sự tồn tại

của con người mà còn giúp cho con người vươn tới cái Đẹp.

Sự phong phú về mặt chủ quan và sự phong phú về mặt khách quan tạo

nên sự phong phú về mặt giá trị. Căn cứ vào tính chất, nguyên tắc, hay mục

đích mà người ta phàn chia giá trị theo các hệ thống nhất định. Căn cứ vào

tính chất chung nhất giá trị có hai loại là giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

Giá trị vật chất thể hiện rõ nét trong đời sống kinh tế - xã hội, gắn bó trực

tiếp với tồn tại xã hội, quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội loài người, là

cơ sở sản sinh các giá trị tinh thần. Suy cho cùng nó quyết định nội dung, tính

chất, phương hướng phát triển của giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần thể hiện

trong lĩnh vực ý thức xã hội thông qua các hình thái: đạo đức khoa học, nghệ

thuật... Giá trị tinh thần mặc dù nảy sinh từ giá trị vật chất song do tính độc

làp tương đối của mình có thể lă động lực thúc đẩy con người hoạt động tạo ra

eiá trị vật chất.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động ta có giá trị kinh tế, giá trị chính trị, khoa

học... Căn cứ vào không gian ta có giá trị nội sinh và giá trị ngoại nhập. Căn

cứ vào thời gian ta có giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Việc sắp xếp các

giá tiị theo trật tự ưu tiên nhất định gọi là "thang giá trị" hay "thước đo giá

trị” trong đó những giá trị cốt lõi được coi là "chuẩn giá trị". Đối với các xã

hội khác nhau “chuẩn giá trị” cũng khác nhau. Hệ “chuẩn giá trị” ở các thời

điểm lịch sử khác nhau thì nội dung cũng khác nhau.

Việc lựa chọn các giá trị của các cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp dân tộc

được gọi là “định hướng giá trị”. Định hướng giá trị là "thái độ, là sự lựa chọn

ccc giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thông tàm thế, niềm tin, sỏ thích

ci.a con người đối với một giá trị nào đó" [20, 3]. Định hướng giá trị là một

trong những nội dung cơ bản của sự phát triển giá trị ở nhân cách con người,

đi'Ợc hình thành và cúng cố bởi năng lực nhận thức, kinh nghiệm sống và sự

lira nghiệm lâu dài. Nhờ có định hướng giá tiị giúp cho cá nhàn và cộng đổng

tách cái có ý nghía, có bản chất thiết thân đối với họ khỏi cái vỏ nghĩa, cái

-r



24



khô nu hán chất. Định hướng giá trị là cư sở bên trong của hoạt động và hành

vi, do đó nó có ảnh hưửng quyết định đến đạo đức, lối sống của cá nhân và

cộng đồng. Định hướng giá trị do đó nó có vai trò to lớn trong việc hình thành

nhân cách, phẩm chất xã hội của con người.

"Truyền thống" theo từ điển Tiếng Việt là "thói quen hình thành đã láu

dời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ th ế hệ này qua th ế hệ khúc"

[55, 1034], Theo nghía tổng quát nhất “truyền thống đó là những yếu tố của di

tồn văn hoá thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán,

thỏi quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành

irong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và

được lưu giữ lâu dài”. [69, 9]

Truyền thống khồng bao giờ có thể chỉ là một sự kiện, một hiện tượng tự

nhiên hay một sự áp đặt bên ngoài bắt con người phải khuôn theo. Ngược lại

truyền thống phản ánh sự lựa chọn theo nguyên lý của lý trí; con người chỉ lựa;

chọn một cách có tính toán hay vô tình, ý thức hay vô thức cái gì mà họ xem

như là một phần của cuộc sống, những gì trường tồn hàng thế hệ, những gì có

thể truyền lại cho thế hệ kế tiếp những gì có ích lợi. Cái gì được gọi hay được

mệnh danh là truyền thống “chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu

của cuộc sống chúng ta, chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi

nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta” [69, 23]

Rõ ràng, truyền thống là cái đem lại lợi ích cho con người. Ớ các chủ thể

khác nhau khai thác các yếu tố của truyền thống theo khía cạnh khác nhau.

Truyền thống có tính ổn định về mặt thời gian, nghĩa là một khi nó được hình

thành thì cũng có nghĩa nó được bảo tổn và phát huy qua các thế hệ. Đây là

một đặc trưng cơ bản của truyền thống tuy nhiên không nhất thiết phải đảm

bảo độ dài lớn hơn một thế hệ mới được coi là truyền thống. Có những hiện

tượng lặp đi lặp lại gắn liền với toàn bộ lịch sử nhân loại. Song cũng có những

hiện tượng chỉ cần trải qua độ dài của một thế hệ thậm chí trái qua một vài

năm cũng có thể trở thành truyền thống. Do có tính ổn định về mặt thời gian

nên có truyền thống thuộc về xã hội, một cộng đồng nhưnc cũng có truyền

thông thuộc về dòng họ, gia đình hay cá nhân riêng biệt.



25



I



Phẩm chất của truyền thống được quy định bởi ý nghĩa xã hội của nó.

Giá trị của truyền thống không đơn trị. Ngoài giá trị cơ bản và chủ yếu, ngoài

nhữnu uiá trị có ý nghĩa tích cực trực tiếp đối với đời sống xã hội truyền thống

còn mang giá trị phái sinh khác. Lịch sử xã hội loài người cho thấy mọi hiện

tượng của truyền thống m ang giá trị nước đôi nghĩa là mang tính 2 mặt: giá trị

và phán giá trị. Trong một thời điểm lịch sử cụ thể cái được gọi là truyền

thống sẽ tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hai hướng:

Những truyền thống có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển nghĩa là nó góp

phần suy tôn. gìn giữ, thúc đẩy những cái gọi là quý giá tạo nên sự vận động

đi lên của cộng đồng dân tộc. Xét từ mặt này truyền thống mang giá trị tích

cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc

trên đường đi tới tương lai; ngược lại những truyền thống tiêu cực sẽ là mảnh

đất thuận lợi duy dưỡng, duy trì làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời trì

trệ níu kéo lịch sử.

Khi đánh giá về truyền thống trong tác phẩm "Ngày 18 tháng sương mù

của Lui Bônapactơ" C.M ác đã viết ''truyền thống của tất cả các th ế hệ đã chết

đồ nặng như quả núi lên đầu óc ìihữìig người đang sống" [8, 145]. "Về một

khía cạnh nào đó như Ảngghen đ ã nói: truyền thống là một lực lượng bảo thủ

lớn" [15, 94].

Con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải làm theo ý muốn

tuỳ tiện, không phải trong những điều kiện tự mình chọn lấy mà là trong

những điều kiện đã cho sẵn do quá khứ để lại trong đó truyền thống như là bộ

phận cấu thành nên những điều kiện ấy. Do đó truyền thống góp phần quy

định nên cách nghĩ và hành động của họ. Cho nên thật dễ dàng nhận thấy ở

mỏi dân tộc, mỗi cộng đồng, thậm chí mỗi gia đình dòng họ dù ử trình độ văn

minh cao hay thấp, dù đã phát triển hay đang phát triển đều có những truyền

thống đặc trưng cho riêng mình.

Tuy nhiên, con người không chỉ thụ động chịu sự quy định cúa truyền

thống, với bản tính sáng tạo của mình con người lại tạo ra những truyền thống

mới trên cơ sở của truyền thống sẩn có hoặc hiện đại hoá truyền thống cho

phù hợp với yêu cẩu của thời đại. Đối với cá nhân sự tiếp nhận và sánc tạo



26



thòng qua quá trình tự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới; trên phạm vi xã hội

thông qua quá trình đấu tranh cách mạng giữa cái lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ với

cái tiến bộ.

Quá trinh này diễn ra một cách gay go phức tạp và lâu dài thậm chí còn

cỏ những bước lùi tạm thời. Bửi lẽ đối với cá nhân điều kiện cho sự tiếp nhận

và sáng tạo cần đạt tới trình độ nhận thức nhất định đòi hỏi mỗi cá nhân phải

không ngừng học tập, tu dưỡng suốt đời, dám nghi dám làm; trên phạm vi xã

hội, những giai cấp bảo thủ phản động do bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, cố

duy trì mặt phản giá trị của truyén thống. Chính điều này tạo nèn những bi

kịch trong xã hội. Bới truyền thống khi đã thấm sâu vào máu thịt của quần

chúng không dễ chuyển đổi nó theo quan niệm mới. Vấn đề là ở chỗ những

lực lượng xã hội tiến bộ biết cách khai thác các giá trị tích cực của truyền

Ihống và nâng cao nó lên ngang với yêu cầu của thời đại. Như Lênin đã nhận

định: "Chúng ta hiểu rằng trong phong tục, tập quán, những tàn dư của quá

khứ, ỉrong một thời gian nào đó sau cách mạng, tất nhiên vần còn thắng

những mầm non của cái mới hoặc: sức mạnh của tập quán ở hàng triệu người

và hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm " [65, 34].

Như vạy truyền thống với tính 2 mặt: mặt giá trị và mặt phản giá trị. Mặt

giá trị có tác động tích cực thúc đẩy xã hội phát triển và mặt tiêu cực níu kéo

sự phát triển ấy. Với những mặt tiêu cực cần được loại bỏ hoặc chỉnh sửa, đổi

mới bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Đành rằng

khi nói tới truyền thống là nói đến tính ổn định, song khi truyền thống có ảnh

hưửng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội thì tất nhiên bản thân nó sẽ thay

đổi hoặc con người sẽ chủ động thay đổi. Rõ ràng khi truyền thống hình thành

thì không có nghĩa là sẽ trở nên bất biến và lưu truyền mãi mãi. Bởi cơ sở hình

thành truyền thống là điều kiện kinh tế - xã hội, do đó khi cơ sở kinh tế - xã

hội biến đổi thì truyền thống do nó sinh ra sớm muộn cũng thay đổi theo hoặc

phải thay thế bằng một truyền thống mới. Đây chính là quá trình biện chứng

của sự phát triển truyền thống.

Truyền thống không chỉ mang trong mình cái dân tộc mà còn bao hàm cả

cái nhân loại bởi trong quá trình phát triển nó không chỉ suy tồn, gìn giữ

những gì của dân tộc mà nó còn có sự giao thoa, tiếp nhận những giá trị mới

đê’ làm giàu cho mình.

27



Khi phân biệt những truyền thốnsí tốt đẹp với những truyền thống xấu

chúntĩ ta thấy rằng truyền thống tốt đẹp được gọi là giá trị truyền thống để

phàn biệt với các phong tục tập quán xấu. Những giá trị truyền thống tạo nên

nét đặc trưng cho từng dân tộc, từng cộng đồng.

Từ sự phân tích trên về truyền thống và giá trị truyền thống chúng ta thấy

rằng trong hệ thống giá trị truyền thống của người Việt Nam bao gồm truyền

thống yêu nước mãnh liệt, ý thức đoàn kết liên kết cộng đồng vô cùng bền

chặt, lòng nhân ái khoan dung, lối sống tình nghĩa, đức tính tiết kiệm và tự

lực tự cường, ý chí vượt qua gian khổ, tinh thần cần cù sáng tạo, truyền thống

hiếu học, lòng tôn sư trọng đạo, truyền thống kính trọng người già... Những

truyền thống tốt đẹp trên đả được lưu truyền, gìn giữ qua các thế hệ trong suốt

lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và nó đã trở thành khí phách, bản lĩnh, tinh

thần của người Việt cũng như nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

1.2.2- Cơ sở hình thành giá trị truyền thống của người Việt Nam

Khi nghiên cứu bản chất con người, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa

Mác đã chỉ ra rầng: không nên nghiên cứu con người từ lời nói hay những điều

mà họ tưởng tượng ra mà cần phải nghiên cứu con người trên mảnh đất hiện

thực.

Quan điểm đó có ý nghĩa to lớn, nó cho chúng ta một phương pháp luận

hết sức khoa học, khách quan khi nghiên cứu con người cụ thể, từ đó rút ra

những kết luận đánh giá đúng đắn. “Mảnh đất hiện thực” mà các nhà kinh

điển đề cập không ngoài điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều

kiện văn hoá nơi mà con người đang tồn tại, đang sống và làm việc. Sự nghiên

cứu về con người Việt Nam, về giá trị truyền thống của họ không nằm ngoài ý

nghĩa đó.

Cơ sở hình thành giá trị truyền thống của con người Việt Nam bắt nguồn

từ điều kiện địa lý (tự nhiên), điều kiện kinh tế - xã hội và nền vãn hoá đậm đà

bản sắc dân tộc.

Căn cứ vào những tài liệu khảo cổ học chúng ta biết được địa bàn sinh

sống chủ yếu của người Việt cổ là lưu vực các con sông lớn, nơi cư trú là một

vùng đất mới được bổi đắp nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là

biển cá. Do trình độ còn hạn chế người Việt cổ chưa có khá năng đắp đê ngăn



28



nước vì thế khi mùa mưa, lũ nước tràn ra khắp các chỗ, chúng tạo nên vô số

đám hổ quanh nãm có nước.

Đất đai mà người Việt cổ cư trú và canh tác có độ phì nhiêu rất cao bởi

thường xuyên được bồi đắp phù xa từ vùng thượng nguồn. Không những thế

đây là nơi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với lưựng mưa, nắng đủ để

Irổng và phát triển cây nồng nghiệp. Chính những điều kiện như vậy mà người

Việt sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề chính cho sự tồn tại của mình.

Bên cạnh nhữne thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt ra cho con

người những khó khản thử thách như hạn hán, lũ lụt, bão tố hoặc sâu bệnh.

Theo số liệu thống kê của Giáo sư Phạm Minh Hạc thì "lượng nước chảy mưa

lũ cùa cúc sông ở Bắc Bộ như sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông Hồng, sông

Cầu, sông Lục N am chiếm từ 72 - 89% lượng nước của các dỏng sông đó"

[18, 18]. Chính điều kiện này đã là cơ sở để hình thành những truyền thống tốt

dẹp của con người Việt Nam. M uốn chống được thiên tai như lũ lụt, hạn hán,

bão tố... đã hàng năm cướp đi biết bao của cải từ mồ hôi, nước mắt thậm chí

còn cướp đi rất nhiều sinh mạng, đòi hỏi nhân dân ta phải có một nghị lực phi

thường, một đầu óc thông minh sáng tạo một sự đoàn kết bền chật mới vượt

qua nổi.

Mặt khác, nước ta ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á vừa

ngoảnh ra Thái Bình Dương, vừa nối liền với lục địa mênh mông nằm trên đầu

mối giao thông thuỷ bộ quan trọng từ Bấc xuống Nam, từ Đông sang Tây, như

một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền, một căn cứ xuất phát từ đất liền vượt

ra biển cả.

Do tài nguyên thiên nhiên giàu có, và đặc biệt lại nằm trong vị trí chiến

lược trọng yếu nên trong suốt quá trình phát triển, nước ta luôn là mục tiêu để

các nước xâm lược. Cũng trong suốt quá trình tồn tại Việt Nam luôn phải

đưưng đầu với nạn ngoại xâm tàn khốc, liên tiếp phải tiến hành các cuộc chiến

tranh thẩn thánh để bảo vệ độc lập, tự do cho nhàn dân, bảo vệ Tổ quốc.

Rõ ràng với những đặc điểm tự nhiên như vậy trước sự đe doạ liên tiếp

của thiên tai và định hoạ, muốn tồn tại để phát triển, con người Việt Nam phải



29



biết hy sinh nhiều lợi ích riêng, cùng nhau đoàn kết gắn bó củng cố lợi ích

chung của cộng đổng. Vì thế những



truyền thống đoàn kết thương



yêu



nhau... cũng hình thành từ đó. Mặt khác cũng chính điều kiện tự nhiên như

vậy đã nhen nhóm trong tàm thức cùa người dân Việt Nam ý chí làm chú đất

nước, làm chú vận mệnh của dân tộc.

Thiên nhiên phong phú là điều kiện thuận lợi cho con người Việt Nam

liến hành sản xuất nông nghiệp, hoạt động lao động chủ yếu là nghề trồng lúa

nước. Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là quy luật mang tính phổ quát

đối với mọi xã hội, song cái chung đó biểu hiện trong cái riêng trên đất nước

Việt Nam. Điều kiện địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,

nhưntĩ cũng chính sự mưa nắng thất thường của thiên nhiên khiến cho con

người lao động cực kỳ vất vả phải cần cù chịu khó hai sương một nắng mới

được hạt gạo. Với phương thức sản xuất kiểu Châu á, công cụ lao động hết

sức thô sơ và gần như không cải tiến hàng ngàn năm, sản xuất chủ yếu dựa

trên kinh nghiệm cá nhân.và trông chờ vào thiên nhiên, khiến cho năng suất

lao động vốn đã thấp, nếu gập thiên tai lũ lụt lại càng thấp hơn, thậm chí còn

mất trắng. Thêm vào đó người nông dân lại là đối tượng bóc lột của cả bộ máy

quan lại phong kiến gian ác, tồn tại hàng ngàn năm.

Đời này truyền đời khác lao động nông nghiệp với những công cụ thô sơ,

trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và trong cảnh đói nghèo túng thiếu

thường xuyên khiến cho người Việt Nam không chỉ rèn luyện cho mình tính

cố kết cộng đồng để cùng nhau vượt đói mà còn tạo dựng nên thói quen yêu

lao động, cần cù chịu khó, tinh thần bất khuất quật cường, ham học chống lại

mọi sự đàn áp bóc lột, tâm lý yên với cái nghèo, vui với cảnh nghèo đằng sau

luỹ tre làng.

Bên cạnh những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, điều kiện văn hoá có

vị trí đặc biệt quan trọng đóng vai trò to lớn, quy định tính cách, tâm lý,

truyền thống của người V iệt Nam.

"Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt củng với biểu

hiện của nó mù loài người đã sản sinh ra nhằm thích íùig với nhữìig nhu cầu

của dời sống và đòi hỏi của sự si till tổn" [30, 431].



30



Với phương thức sản xuất Châu á dựa trên nền sản xuất nông nghiệp, lại

nằm trong khu vực Đông Nam Chầu á, Việt Nam vừa có nền văn hoá mang

tính bản địa đồng thời vừa có sự giao thoa tiếp xúc, hấp thụ nền vãn hoá khu

vực: Nam Á, Trung Quốc làm phong phú thêm những giá trị văn hoá dân tộc.

Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội của Trung Quốc, được du

nhập vào Việt Nam từ rất sớm (thời Bắc thuộc lần thứ nhất) theo gót chân xâm

lược. Mặc dù vậy nó sớm được dân tộc Việt Nam tiếp nhận và đồng hoá trở

thành thứ nho giáo mang bán sắc dàn tộc Việt Nam.

Nho giáo ià công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc,

sau khi du nhập vào Việt Nam từng bước được giai cấp thống trị Việt Nam

tiếp nhận và đề cao đặc biệt, là công cụ quản lý đất nước. Nho giáo đưa ra việc

xây dựng con người có đủ nhân, nghĩa, lễ, trí. Nhân theo Nho giáo là những

điều gì mình muốn thì cũng làm cho người khác "kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ

dục đạí nhi đạt nhân" [30, 193] đó chính là đức trung hết lòng với người khác,

yèu thương người khác. Mậc dù chữ Nhàn của Nho giáo có iihững mặt tiêu

cực nhất định, song công bằng mà nói nó đã góp phần làm giàu tình cảm yêu

thương giữa con người và con người nói chung và đặc biệt là con người Việt

Nam. Trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo chữ Nhân có nội dung là chữ Nghĩa của

Nho giáo thông qua 'lăng kính" chủ quan của người Việt tạo nên hai chữ

"nhân nghĩa". Nội dung hai chữ "Nhân Nghĩa" của người Việt được thể hiện

trong quan hệ giữa người và người bao giờ cũng đặt chữ tình lên hàng đầu.

Trong xử sự người Việt bao giờ cũng phải tuân theo một quy định bất thành

văn "có tình có lý" và khi "cái tình đã hết thì cái nghĩa vẫn còn". Chữ tình đó

không vì mục đích riêng tư vụ lợi, không đồng nghĩa với tính vô nguyên tắc

mà nó thể hiện tinh thần luôn coi trọng con người, là vốn quý nhất trong tất cả

các mối quan hệ họ, làng, nước. Cũng vì chữ tình đó mà bao giờ người Việt

cũng thường hy sinh lợi ích riêng tư của mình cho người mình yêu quý được

sung sướng hạnh phúc. Tâm lý đó được nâng lên thành chuẩn mực trong lối

sống và trở thành giá trị cao đẹp ngàn đời của người Việt, lối sống tình nghĩa

"sống vì người khác hơn vì mình".



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

×