1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

1- SỰ CHUYỂN BIẾN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỂN THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.46 MB, 93 trang )


CHƯƠNG n

MỘT s ố GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN g i á t r ị TRUYỀN t h ố n g

2.1- S ự CHUYỂN BIẾN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỂN THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH

CNH, HĐH



Sự nghiệp CNH, HĐH suy cho cùng là do con người và vì mục tiêu cuối

cùng là nâng cao chất lượng con người Việt Nam, bởi sự nghiệp đó nhằm đạt

tới sự tăng trưởng kinh tế biểu hiện tập trung ở việc tăng thu nhập quốc dân

theo đầu người, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người dân. Với

ý nghĩa đó Đảng ta đã xác định "đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu

dân giàu nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh".

Thực tế cho thấy không thể thực hiện được CNH, HĐH nếu không có

đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật

tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những

nhà lãnh đạo quản lý tận tuỵ biết nhìn xa trông rộng. Nhưng cũng không thể

thực hiện được hữu hiệu nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp này nếu không

có hàng triệu triệu công dân yêu nước, có ý thức sâu sắc về cái nhục đói

nghèo, biết xấu hổ về sự tụt hậu và lạc hậu để cùng nhau gắn bó vì sự nghiệp

văn minh giàu m ạnh của Tổ quốc.

Hộ thống giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt

hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu tiếp

thu, cải biến chọn lọc những giá trị văn hoá của dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt

lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ

nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian

khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh liệt các tác động của tự nhiên và xã

hội. Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, những giá trị truyền thống

có sự biến đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đã sản sinh ra nó.

Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội, mà ý thức xã hội lại

luôn chịu sự quy định của tổn tại xã hội, măt khác trong quá trình phát triển

bản thàn các hình thái ý thức xã hội luôn tác động lẫn nhau. Do tồn tại xã hội •

luôn vận động biên đổi nôn những truyền thống được hình thành trên đó cũng

50



khúng the nhất thành bất biến. Nhưng cái làm nên truyền thống chính là trong

sư biên đổi vẫn giữ lại những yếu tố cốt lõi bên trong của nó.

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, với tư cách là một bộ phận

của V thức xã hội truyền thống có tính độc lập tương đối thể hiện ở tính bảo

thủ và bền vững của truyền thống. Trong mỗi thời điểm của lịch sử truyền

thống có tính 2 mặt, mặt giá trị và mặt phản giá trị. Mặt tích cực của truyền

thống có tác dụng tạo nên sức mạnh chơ dân lộc phái triển, ngược lại mặt tiêu

cực là trở lực cản bước cho sự phát triển của xã hội. Thậm chí có những truyền

thống trước đây có giá trị tích cực nhưng khi điểu kiện lịch sử - xã hội thay

đổi nó cũng không còn giá trị nữa. Vì thế những truyền thống khi đã trở thành

giá lộ truyền thống thì không có nghĩa đó phải là những chân lý tuyệt đối,

chân lý vĩnh hằng mà cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Mặt khác dựa trên những điều kiện lịch sử mới cần phải tự tạo ra những truyền

thống mới phù hợp với giá trị hiện tại. Đồng thời phải không ngừng tiếp thu

tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu thêm cho truyền thống dân tộc.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, khi sự nghiệp CNH,

HĐH được thực hiện trong nền kinh tế thị trường và trong xu thế toàn cầu hoá

hệ thống giá trị truyền thống đang đứng trước những thách thức, những nguy

cơ cần phải biến đổi. Hệ thống giá trị truyền thống của người Việt Nam trong

đó những giá trị chuẩn mực như: lòng yêu nước, tinh thần cố kết cộng đổng,

lối sống tình nghĩa, truyền thống hiếu học... trước đây làm nên cốt cách, tinh

thần, bản lĩnh và bản sắc trong con người Việt Nam đến nay đang bị "lung

lay". Vấn đề là ở chỗ con người Việt Nam có đủ bản lĩnh để giữ gìn mặt tích

cực trong các giá trị truyền thống và vượt bỏ những mặt chưa được hợp lý của

giá trị truyền thống trong giai đoạn hiện nay cũng như tiếp thu những tinh hoa

của nền văn hoá nhân loại làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đúng

như quan điểm của Đảng đã xác định: trong điều kiện kinh tế thị trường và mở

rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn

hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và

lòne tư hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới,

làm íỉiàu đẹp thêm nền ván hoá Việt Nam, đấu tranh chổng sự xám nhập của

các loại văn hoá độc hại, những khuvnh hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc,



khắc phục tâm lý sùng hái đổng tiền, bất chấp đạo lý coi thường các giá trị

nhân vãn.

2.1.1 Lòng yêu nước

Lòng yêu nước của cơn người Việt Nam là giá trị cơ bản hùng dầu, là

cội nguồn của hết thảy nhữìig giá trị khác vả do đó nó chi phối mọi hoạt động

của các thành viên trong x ã hội.

Lòng yêu nước một phần là tình cảm rất tự nhiên nhưng mặt khác nó lại

là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với

sự phát triển của lịch sử lòng yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở

thành một giá trị, một động lực tinh thẩn vô cùng mạnh mẽ, thúc đẩy bao

nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hy sinh tính mạng để giành lại và bảo vệ

độc lập của Tổ quốc. DT nhiên là bất cứ dân tộc nào cũng có lòng yêu nước

rièng cúa họ, nhưng lòng yêu nước trong con người Việt Nam có sức mạnh

cực kỳ to lớn mà các dân tộc khác trên thế giới khi đánh giá không bao giờ

giám phủ nhận. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam phải đối

mặt với những kẻ thù xâm lược lớn hơn mình hàng chục, hàng trãm lần như

phong kiến phương Bắc, đế quốc Mỹ, thực dân Pháp, phát xít Nhạt... Vậy sức

mạnh nào đã giúp Việt Nam chiến thắng? Đương nhiên điều đó không phải do

sức mạnh vật chất, bởi nước Việt Nam đất không rộng, người không đông lại

sống chủ yếu bằng nông nghiệp nên rất nghèo nàn. Điều làm nên những chiến

công hiển hách đó chính là sức mạnh của ý chí, nghị lực phi thường quyết tâm

giành cho được nền độc lập của triệu triệu người dân nước Việt. Sức mạnh của

truyền thống yêu nước đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và tin tưởng

một cách sâu sắc rằng "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền

thống quỷ báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi T ổ quốc bị xâm lăng, thì tinh

thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vớ củng mạnh m ẽ ĩo lớn, nó lướt

qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bún nước và cướp

nước" [33, 171]. Như vậy truyền thống yêu nước là sức mạnh vô địch đưa dân

tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách và giành hết thắng lợi này đến

thắng lợi khác.



52



Nuày nay nội dung của chủ nghTa yêu nước là ý chí quyết tâm đưa đất

nước thoát khỏi đói nghèo tụt hậu, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh

\ã hội công hằng văn minh thông qua sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong

diều kiện kinh tế thị trường.

Quá trình CNH, HĐH là cơ hội để mọi người biểu lộ lòng yêu nước sâu

sắc của mình. Những người yêu nước chân chính phải nhận thức rằng sự

nghiệp CNH, HĐH không phải của riêng Đảng, Nhà nước mà là của toàn thể

dân tộc. Đó cũng là một quá trình hết sức lâu dài, khó khăn, gian khổ đòi hỏi

toàn dân phải có hoài bão lớn, ý chí sắt đá, quyết tâm cao thực hiện cho được

sự nghiệp đó. Bởi sự nghiệp CNH, HĐH là tạo ra tiềm lực to lớn về kinh tế,

khoa học, kỹ thuật, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc

của toàn dân.

CNH, HĐH là điều kiện then chốt đảm bảo thắng lợi cho CNXH. Do đó

đòi hỏi mọi người dân phải chuyển động lực tinh thần trong chống ngoại xâm

sang động lực xây dựng đất nước với một thái độ lao động mới thể hiện ở nãng

suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, công tác và học tập. Để làm được điều

dó mỗi người cần có ý thức, năng lực, tình cảm và thói quen quan tâm đến nhu

ciu sáng tạo, phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và thường xuyên trau dồi đạo

đức, phẩm chất của con người văn minh hiện đại.

CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho tài nãng và

tiềm lực của các chủ thể được huy động sử dụng và phát triển nhằm làm giàu

cho mình, cũng là cơ sở cho nước mạnh dân giàu. Kinh tế thị trường khắc

piục tình trạng dựa dẫm thói quen ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước của tập

thể, thụ động chấp hành, hoặc thờ ơ kém năng động trong sản xuất, kinh

doanh, ứng xử cũng như kém tính toán đến hiệu quả kinh tế. Kinh tế thị trường

vơi những quy luật nghiệt ngã của nó sẽ "sàng lọc" những nhân tố tích cực

như năng động, sáng tạo, biết tính toán hiệu quả kinh tế, biết tự nâng cao

chuyên môn trình độ tay nghề để tồn tại, bằng không sẽ bị "đào thải". Do đó

chú n^hTa yêu nước trong kinh tế thị trường đang cần được xem xét, đánh giá

cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh mới.



Chủ nghĩa yêu nước mới không những thông qua sự nghiệp CNH, HĐH

trong nền kinh tế thị trường mà nó còn đặt trong bối cảnh của xu thế toàn cầu hoá.

Toàn cẩu hoá là một xu hướng phát triển tất yếu không thể đảo ngược của thời

Jại,dù mình muốn hay không Việt Nam cũng chịu sự tác động và bị cuốn hút vào

Jó. Do vậy, giá trị truyền thống nói chung chủ nghĩa yêu nước nói riêng cũng sẽ bị

'va đập" với những giá trị mứi của văn hoá thố giới đặc biệt là phương Tây. Liệu

sư tiếp nhận những giá trị mới có tạo cơ hội để chúng ta phát triển hay chúng ta sẽ

xở thành "bóng mờ" của người khác và "làm th ế nào đ ế trong khi mỏ cửa đón

ihữỉig ý tưởỉig min chúng ta vẫn bảo vệ được truyền thông cứa chúng ỉa, nền văn

'loá của chúng ta, lối sông của chúng ta?" [38,15].

Tuy nhiên, chú nghĩa yêu nước ngày nay đang phải đối mặt với nhiều

hách thức có nguy cơ bị đe doạ đặc biệt trong một bộ phận không nhỏ của thế

lệ trẻ. Nếu như yêu nước được bất nguồn từ tình cảm yêu quê hương, thôn

cóm, yêu những giá trị của phong tục tập quán tạo ra là động lực cho một

cuộc sống có lý tưởng, có hoài bão quyết tâm đưa quê hương mình giàu đẹp

ửiì đến nay do chạy theo chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng họ đã quên đi

hoài bão, lý tưởng trong cuộc sống. Như một nhà nghiên cứu đã nhận định

'lớp trẻ ưa chuộng phong cách phương Tây, họ thích hát những bài hát nhịp

nạnh và ưa mặc áo Pun, quần Jean, không thích nghe, thích hát, thích xem

(ác bản nhạc, các vở kịch truyền thống. Họ thích uống rượu ngoại và nhảy

Disco" [38,17,18]. Đương nhiên trong xu thế mở cửa hội nhập với thế giới làm

cuen và tiếp thu với những giá trị mới là một điều rất cần thiết trong con

cường đi đến sự hợp tác, nhưng việc quá sa đà vào những lối sống mà lớp trẻ

hiện nay gọi là "thời thượng" hay "sành điệu" lại trở thành một nguy cơ về

chính trị, bởi "Mất nước nhiều khi còn giành lại được, nhưng nếu để mất đi

tản sắc văn hoá dân tộc sẽ là mất hết mãi mãi". Trong chương trình KX 07 (2 đa số người dân được hỏi khi điều tra vẫn tự hào về những giá trị truyền

tiống và muốn bảo vệ phát huy những giá trị truyền thống đó, song cũng

không ít người cho rằng những giá trị đó không đáng tự hào. Có người còn kết

tói những giá trị truyền thống đó coi là những nguyên nhân của sự nghèo nàn,

hc hàu. Thực tế điều tra vào những năm 1995 - 1996 cho thấy "cỏ đến hơn



54



40r/( so IIIỊỈrời được hỏi không quan tám đến nhữiig ngày kỷ niệm lớn của dân

lộc, trong khi đó ở nlióm trung niên vả cao niên tỷ lệ này khoảng 20%" [59,

10Ị. "còn khi nghiên cứii động cơ tư iưởng chính trị của thanh niên có tới

64,8% s ố thanh niên ra nhập đoàn là "a dua"" [25, 5].

Sư thờ ư và kém hiểu biết về chính trị, sống thiếu bản lĩnh của một bộ

phận thanh niên còn biểu hiện ở khía cạnh khác.

"trong một s ố cuộc điểu tra nhằm khảo sát kiến thức học sinh sinh viên

công nhân và thanh niên với 1800 phiếu thu/2000 phiếu phát cho thấy 39% kể

cd học sinh trường p h ổ thông trung học Hùng Vươìig không biết vua Hùng là

ai, 64% không biết về Trương Định, 71,4% không biết Lưưìig T h ể Vinh, 59,4%

không biết Chu Văn An, 49,0% không biết Trăn Quốc Toản; 43% trả lời Việt

N am có hơn 100 dân tộc... trong khi đó 51% trả lời có xem phim Sex" [45].

Rõ ràng như đã phân tích và những số liệu trên đây chứng tỏ "một bộ

phận thanh niên còn m ơ hồ về lý tưởng, chưa nhận thức được tình hình, nhiệm

vụ của giai đoạn cách mạng mới, chưa xác định được trách nhiệm của thanh

niên nói chung và của bản thân nói riêng" [60, 309]. Thế nhưng trong xã hội

ta hiện nay vẫn còn đa số lớp trẻ chấp nhận sống xa gia đình, lập thân lập

nghiệp trụ bám ở biên giới, hải đảo vùng sâu vùng xa làm giàu cho minh và

cho xã hội, mang lại ánh sáng văn hoá an ninh cho cộng đồng và đất nước. Đó

là những biểu hiện cụ thể của lẽ sống yêu nước, yêu CNXH. Việc mơ hồ, bàng

quan về động cơ và lập trường chính trị cùng sự suy thoái trong lối sống của

một bộ phận thanh niên hiện nay có thể sẽ dễ sa vào cạm bẫy của kẻ thù quay

lại phản bội Tổ quốc, phản bộ nhân dân. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng

định "một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là

mùa xuân của x ã h ộ i", do đó lớp trẻ là rường cột của nước nhà, là chủ nhân

của đất nước trong tương lai, là chủ thể của lịch sử. Với trọng trách và xứ

mệnh cao quý đó sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc không thể

thành công nếu lớp trẻ không hiểu rõ về ý nghĩa của cuộc sống.

Đế thực hiện tốt mục tiêu xây dựng và bảo vệ thành công CNXH khắc

phục những biểu hiện sai lệch trong lối sống, xa rời với truyền thống yêu nước



không gì khác hơn là phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong mỗi con

người thông qua phong trào thi đua yêu nước. Thi đua có vai trò vô cùng quan

trọng, qua những tấm gương người tốt việc tốt trong tập thể, xã hội sẽ là động

lực thúc đẩy mọi người, mọi ngành, mọi cấp hăng hái tham gia làm tròn trách

nhiệm. Trong thi đua nhờ có phương pháp nêu gương sẽ thống nhất giữa lời

nói và việc làm, giữa lý luận và hiệu quá trong thực tế. Bởi "nói chung thì các

dán tộc phương Đông đểu giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống

còn có giá trị hơn một trăm bải diễn văn tuyên truyền" [29, 263]. Thi đua là

một đặc trưng nổi bật thể hiện bản chất của chế độ xã hội ta do nhân dân làm

chú, thể hiện quan điểm của Đáng khi coi quần chúng nhân dân là người làm

nên lịch sử. Thòng qua thi đua khơi dậy lòng tự tin, trí tiến thú, lòng hãng say

sự quả quyết, lòng dũng cảm dám nghĩ dám làm vượt qua mọi khó khăn...

nhằm cùng nhau đua sức, tranh tài thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng

vì lợi ích thiết thân của từng cá nhân và của cả cộng đồng. Thi đua là vô cùng

Cần thiết, là động lực phát triển quyết định sự thành công của CNH, HĐH.

Trong khi nguồn vốn và tay nghề có hạn cách duy nhất chính là dựa vào sức

mạnh nội sinh, sức mạnh vô tận không bao giờ cạn kiệt.

Rõ ràng bằng phong trào thi đua sẽ bồi dưỡng tinh thần yêu nước của

dân tộc ta đổng thời góp phần cải tạo nhân cách con người theo hướng tiến bộ

hạn chế mặt xấu và làm tăng mặt tốt, tiến bộ trong mọi người. Thi đua vừa có

lợi cho mình, cho gia đình, cho làng cho nước cho dân tộc. Vì vậy Hồ Chí

Minh đã nhấn mạnh "thi đua là yêu nước, người yêu nước thì phái thi đua và

những người thi đua là những người yêu nước nhất" [2, 83].

Ý thức về niềm tự hào dân tộc cũng là nội dung của chủ nghĩa yêu nước

mới. ý thức về niềm tự hào dân tộc trước đây đã giúp cho con người Việt Nam

biết bất khuất trước bạo tàn, gươm súng, có ý chí "quyết tử cho Tổ quốc quyết

sinh" để giành cho được độc lập dân tộc. Trong điều kiện hiện nay khi hoàn

cánh lịch sử đã thay đổi, ý thức về niềm tự hào dân tộc cũng cần phải biến đổi

cho phù hợp với tình hình mới. lương tàm và danh dự của người Việt Nam yêu

nước, yòu CNXH là phải phát huy những thành tích đã đạt được biến khí

phách anh hùng trong chiến tranh giải phỏng dân tộc thành chí tiến công vào



56



nuhèo nàn lạc hậu. Phải thấy nỗi đau của sự nehèo nàn lạc hậu cũng giống

như nỗi đau của cái nhục mất nước, ra sức theo kịp các nước tiên tiến trên thế

giới. Chính nhờ có ý thức về niềm tự hào dân tộc mà con người Việt Nam

chân chính thiết tha yêu CNXH biết hổ thẹn trước thói vố kỷ luật, lối sống sa

hoa tham ô, ích kỷ tham nhũng, dám đấu tranh bàng cả lý luận và thực tiễn để

mạnh dạn suy nghĩ tìm tòi khám phá những vấn đề mới chưa từng có dù phải

hy sinh đến cả tính mạng. Chính nó là động lực giúp họ "phải nhẫn lại, kiên

trì, sản sàng, quyết tâm và biết cách làm thử hùng trăm lần, sửa chữa hàng

trám lần, vả dù th ế nào cũng c ố đạt tới mục đích" [41, 3661. Vì vậy, ý thức về

niềm tự hào dân tôc sẽ giúp cho chúng ta có định hướng đúng đắn trong mọi

hoạt động, đưa đất nước ta đi đúng quỹ đạo của thế giới vãn minh XHCN.

2.1.2 - Lối sống tình nghĩa

Lối sống tình nghĩa của con người Việt N am được hun đúc hàng nghìn

năm lịch sử, trước sự thiếu thốn của nền kinh t ế tiểu nông và tệ chiến tranh

tàn phá khiến cho con người Việt N am trỏ nên giàu lòng vị tha, nhân ái đồng

cảm với nhau và giúp nhau vượt qua trong khó khăn.

Trong thời kỳ quan liêu bao cấp, do chúng ta còn nống vội chủ quan

duy ý chí nên những yếu tố cơ bản của lối sống tình nghĩa và chủ nghĩa nhân

đạo đã bị hiểu sai, áp dụng sai. Với chính sách phân phối bình quân "cào

bằng" quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên khiến cho sự thương yêu

đùm bọc bề ngoài có vẻ tích cực nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội lại mang

kết quả phản tác dụng. Sự đùm bọc, sẻ chia quyển lợi giữa người và người một

mặt là do sức mạnh bên ngoài quyết định mật khác là do sự "thắt lưng buộc

bụng" mà có. Vì vậy dãn đến tình hình xã hội trở nên đơn điệu nghèo nàn.

Ngày nay khi chuyển sang kinh tế thị trường, do coi trọng cá nhân đặc

biệt là lợi ích của cá nhân đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của chúng ta phát

triển mạnh mẽ, do đó sự quan tâm, sẻ chia, thương yêu giữa con người có điều

kiện triển khai sâu rộng như các hoạt động nhàn đạo, từ thiện, đền ơn đáp

nghía, xoá đói giảm nghèo .v.v... Nhưng cũng do quá đề cao vai trò của lợi ích

cá nhân đã tạo nên lối sống ích kỷ, làm tổn hại đến quan hệ tốt đẹp giữa người

và nnười. Do chạy theo lợi nhuận, đồng tiền, một số bộ phận trong xã hội đã

57



bất chấp những đạo lý tốt đẹp làm băng hoại những giá trị truyền thống nhất là

tình người, đạo lý làm người. Chẳng hạn khi chúng ta xem xét quan hệ giữa

các thế hệ trong một gia đình sự mâu thuẫn giữa các thế hệ bộc lộ rõ sự mâu

thuẫn về lối sống tình nghĩa trong xã hội. Trong một gia đình nhiều thế hệ như

cha mẹ, ông bà, con cháu ít tìm được tiếng nói chung ở nhiều vấn đề. Những

người già thường coi trọng truyền thống tình nghiã xem nhẹ cái lợi và theo họ

'dĩ hoà vi quý" là cơ sở trong mọi quan hệ, hành động. Ngược lại lớp trẻ

thường coi trọng cuộc sống đẩy đủ vật chất ít coi trọng giá trị truyền thống, vì

vậy trong mọi vấn đề họ tỏ ra thực tế hơn, năng động hơn, tháo vát hơn. Do ít

có sự tương đổng nên sư gắn bó giữa các thành viên trong gia đình trở nên

lỏng lẻo. Gia đình Việt Nam xưa vốn là một gia đình trong đó cùng chung

sống dưới một mái nhà có nhiều thế hệ, các thế hệ này thường bổ sung những

thiếu hụt cho nhau (con cháu cần sự chăm sóc của bố mẹ, ông bà; ông bà có

nhu cầu trông nom, trông cậy con cháu lúc tuổi già, con cháu lấy ông bà làm

nơi nương tựa về tình cảm, nguồn cung cấp kinh nghiệm sống ...)• Ngày nay

xu hướng thích ra ở riêng ngay từ khi mới lập gia đình là phổ biến. Mặt tốt của

xu hướng này là ý chí tự lập tự cường của lớp trẻ được khẳng định song mặt

xấu là quan hệ huyết thống dần bị mai một. Cha mẹ con cái ít có dịp gặp nhau,

gần như quanh năm chỉ thãm hỏi xã giao. Do vậy quan niệm về chữ hiếu hiện

nay cũng thay đổi, bên cạnh những người vẫn sống hiếu thảo với bố mẹ đã có

một bộ phân chỉ nghĩ đóng góp một ít tiền là đã làm tròn chữ hiếu thậm chí có

những người quên đi lòng hiếu thảo đe doạ cả đến tính mạng cha mẹ vì đồng

tiền.

CNH, HĐH kéo theo sự phân tán về nơi cư trú, về cách kiếm sống của .

dân cư và đặc biệt là mối liên hệ giưã các thành viên trong gia đình. Một số

thành viên trong gia đình ở nông thôn nhất là thanh niên đã rời bỏ làng quê,

nghề nông để đổ xô về thành phố kiếm việc, do đó hiện tượng những người già

cô đơn thiếu người chăm sóc ngày một đông. Số lao động ở nông thôn ra

thành phố không phải kiếm được việc làm một cách dễ dàng, để có thể tồn tại

dược họ phải làm mọi nghề. Vì vậy dẫn đến tình trạng có một số bộ phận lao

động làm những công việc bất chính trái với đạo đức thuần phong mỹ tục, gây

ra những tệ nạn xã hội ngày một gia tãng. Theo thống kê "năm 1996 có 1600

58



lìíịưởi nhiễm H ỉ\', đến năm 1997 lên đến 2742, 1998 là 4328 người, đến ngày

02/ / //2000 là 26.333 người" [53, 47]. CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường

mặt trái của nó là mối quan hệ giữa người và người thường được đánh giá qua

những phương tiện như của cải, quyền lực, đã làm cho lối sống tình nghĩa giữa

người và người bị bãng hoại đặc biệt là khi nó xâm nhập vào quan hệ gia đình.

Tạo ra sự chia ly xung đột giữa cha mẹ và con cái, vợ và chồng, anh em trong

gia đình .

Với quan niệm coi đồng tiền có sức mạnh vạn năng, "có tiền mua tiên

cũng được", dẫn đến 'lình trạng vì đồng tiền mà cả gia đinh cùng làm ăn bất

chính, hay lừa đảo lẫn nhau đẩy cả gia đinh vào bi kịch. Đống tiền là phương

tiện của cuộc sống, song trong gia đình nếu quan hệ huyết thống được thay thế

bằng quan hệ tiền bạc thì sẽ tạo ra bất hạnh. Bởi khi có tiền dễ hoang tàn, sa xỉ

trác táng, chơi bời, sa đoạ hệ quả tất yếu là tan cửa nát nhà, vợ chồng chia ly,

con cái hư hỏng.

Để có cơ hội làm giàu phần lớn các gia đình đều muốn có ít con và vì lẽ

đó họ thường tập trung mọi điều kiện, sự quan tâm cả tình cảm vật chất cho

con cái. Điều này là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội

của đất nước, nhưng mật trái của nó là tạo ra lối sống ích kỷ ở lớp trẻ. Được

sống trong sự sung túc đầy đủ con cái không biết quan tâm đến ai ngoài bản

thân minh, nếu không được dạy tốt chúng sẽ vào đời một cách thụ động, quen

thói ỷ lại, dựa dẫm và có hành động tiêu cực khi nhu cầu không được đáp ứng.

Như vậy những mâu thuẫn trong gia đình Việt Nam hiện nay biểu hiện

sự xung đột giữa các quan niệm về mối quan hộ giữa người với người trong xã

hội. Xét về mật triết học chúng ta thấy rằng đảy là hệ quả tất yếu của sự

chuyển đổi giữa hai nền kinh tế, hai nền văn minh. Khi điều kiện kinh tế - xã

hội thay đổi thì đương nhiên cách suy nghĩ của con người cũng phải phát triển

cho phù hợp bởi điều kiện kinh tế - xã hội là hiện thực khách quan và ý thức

con người là sự phản ánh không gì khác hơn ngoài hiện thực khách quan đó.

Sự thay đổi trong lối sống giữa các thế hệ là một điều tất yếu chứ không phải

bà'l ngờ, là một điều phù hợp với quy luật tổn tại xã hội quyết định ý thức xã

hội. Bởi khi con người sống trong túp lều thì suy nghĩ của họ hoàn toàn khác



59



vơi khi họ sống trong cung điện. Nêu như sự thay đổi trong lối sống giữa các

thế hệ là một tất yếu, vậy vấn đề là vận dụng cái tất yếu ấy như thế nào để hạn

chế bớt những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào cách suy

nghĩ của con người Việt Nam, xây dựng những con người Việt Nam không chỉ

phát triển cao về trí tuệ, nãng lực làm chủ khoa học công nghệ mà còn sống

với nhau có tình có nghĩa.

Tuy nhiên, trước những thay đổi về lối sống chúng ta không thể đổ lỗi

cho một nguyên nhân ỉà cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là yếu tố khách

quan cùn yếu tố chủ quan đỏ chính là con người. Trong những năm qua việc

thực hiện cơ chế thị trường đã giải phóng nhiều tiềm năng trong xã hội với sự

quan tâm đến những nhu cầu, lợi ích thiết ihực của con người đã khiến tài

năng và nhân cách của họ được bộc lộ và phát triển. Con người không chỉ

được coi là phương tiện mà còn được coi là mục tiêu của sự đổi mới. Cơ chế

thị trường khuyến khích mọi người làm giàu cho mình nhưng không phải làm

giàu bằng mọi cách, không phải sẵn sàng trà đạp lên lợi ích của người khác

bất chấp các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nguyên nhân chủ quan được Đảng ta

xác định là "Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của

Đảng chưa tốt, kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm, một s ố quan điểm, chủ trươìig

chưa rõ chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp,

cúc ngành..." [20, 76, 78]. Rõ ràng mật trái của cơ chế thị trường là yếu tố

khách quan tạo nên sự thay đổi về lối sống nhưng đi liền với nó là yếu tố chủ

quan - vai trò quản lý của các cấp các ngành trong việc triển khai và thực hiện

các quan điểm của Đảng và nhà nước. Để giữ gìn và phát triển lối sống tình

nghĩa của con người Việt Nam cũng như xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các

thành viên trong gia đình, làm cho gia đình thực sự là tế bào "khoẻ mạnh" của

xã hội, Đảng ta đã chủ trương "giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của

gia dinh Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẩu của các bậc cha mẹ, coi trọng

xây dimg gia đình vãn hoá, xảy dipig mối quan hệ khăng khít giữa gia đình

nhà trường và x ã liội" [19, 60], phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu.

Trong xu hướng, toàn cầu hoá như hiện nay, tiếp thu tư tưởng của chủ

tịch Hổ Chí Minh vé lối sống tình nghĩa, đổng thời thể hiện tính nhân văn



60



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

×