1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

§4. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 100 trang )


Phương pháp chia tư được thực hiện bằng cách rải đất thành lớp mỏng trên tờ giấy dày hoặc

trên tấm gỗ mỏng, rồi dùng dao con rạch 2 được vuông góc với nhau, chia bề mặt lớp đất ra làm 4

phần tương đương; lấy 2 phần đối xứng nhau gộp lại. Tiếp tục thực hiện phương pháp chia tư đối với

phần đất thu được cho đến khi lượng đất được giữ lại chỉ còn khoảng từ 100g đến 200g.



Hình 4.5: Phương pháp chia tư



Bước 3: Sau khi tất cả đất đã lọt qua rây 2mm, lấy khoảng 15g. Dùng

phễu nhỏ cho vào bình tỷ trọng đã biết trước khối lượng và đã được sấy khô. Đồng

thời, lấy đất dưới rây cho vào 2 hộp nhôm để xác định độ hút ẩm của đất.



Bước 4: Đổ nước cất vào khoảng một nửa bình tỷ trọng, giữ trong tay,

lắc đều, rồi đặt bình trên bếp cát, đun sôi. Thời gian đun sôi (kể từ lúc bắt đầu sôi) phụ

thuộc vào tưng loại đất.

- Cát, cát pha: 30 phút

- Sét, sét pha: 1 giờ



Bước 5: Sau khi đun xong, để nguội, đổ nước cất đến nửa cổ bình, rồi

đậy nút lại. Đem cân xác định khối lượng bình+nước+đất.



Bước 6: Đổ đất ra, rửa sạch bình. Đổ nước cất vào đến nửa cổ bình,

đậy nút lại. Đem cân xác định khối lượng bình+nước.



Hình 4.6: Các bước tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của đất

4.3. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ

Khối lượng riêng được xác định bằng tỉ số giữa khối lượng phần hạt rắn của mẫu

đất với thể tích của chính phần hạt rắn đó, kết quả được tính bằng g/cm3.

- Xác định khối lượng đất khô tuyệt đối:

m0 =



mk

(g)

1 + 0, 01.Wk



Trong đó:



(4.1)



mk: Khối lượng đất khô gió đem cho vào bình tỷ trọng (g)

Wk: Độ ẩm khô gió của đất lọt qua rây 2mm



- Xác định khối lượng riêng của đất:

ρS =



GS

m0

=

.ρW (g / cm3 )

VS m 0 + m 2 − m1



Trong đó:



(4.2)



m1: Khối lượng bình+nước+đất (g)

m2: Khối lượng bình+nước (g)

ρw: Khối lượng riêng của nước thí nghiệm, phụ thuộc vào nhiệt độ

(tra bảng 4.2)



* Lưu ý:

- Một mẫu đất lấy ít nhất 2 bình tỷ trọng để xác định khối lượng riêng của đất.

- Kết quả tính toán được biểu diễn với độ chính xác đến 0,01 g/cm 3.

- Kết quả khối lượng riêng 2 lần thí nghiệm song song không được chênh lệch

quá 0,02 g/cm3.

- Lấy kết quả trung bình cộng 2 lần thí nghiệm song song làm khối lượng riêng

của mẫu đất.



Bảng 4.1: Biểu mẫu thí nghiệm xác định khối lượng riêng của đất



Stt



Số

hiệu

mẫu



Khối

Nhiệt độ

Khối lượng Khối lượng

Số hiệu Khối lượng

lượng

nước thí

bình+đất bình+nước+đất

bình

bình (g)

bình+nước nghiệm

(g)

(g)

(g)

(0C)



Khối

lượng

riêng ρS

(g/cm3)



1

2

3

4

5

6

Bảng 4.2: Khối lượng riêng của nước ở các nhiệt độ khác nhau

T (0C)

ρw (g/cm3)

T (0C)

ρw (g/cm3)

16

0,99897

22

0,99780

18

0,99862

24

0,99732

20

0,99823

26

0,99681



Khối

lượng

riêng trung

bình ρS (tb)

(g/cm3)



§5. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN DẺO CỦA ĐẤT

Khi đất chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái dẻo, tương ứng với trạng thái

giới hạn dẻo của đất.

Giới hạn dẻo của đất được đặc trưng bằng độ ẩm giới hạn dẻo, tính bằng phần

trăm (%).

Độ ẩm giới hạn dẻo của đất được xác định bằng phương pháp lăn que đất 3mm.

5.1. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

- Rây 1mm

- Cối sứ và chày bọc cao su

- Bát sứ và dao để trộn đất

- Nước cất

- Tấm kính nhám dùng để lăn đất

- Bộ dụng cụ xác định độ ẩm: Hộp nhôm, tủ sấy, cân kỹ thuật, bình hút ẩm.



Hình 5.1: Dụng cụ xác định giới hạn dẻo của đất

5.2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM





Bước 1: Chuẩn bị hồ đất



- Nếu mẫu đất được phơi khô gió: Sử dụng phương pháp chia tư, lấy khoảng

150g đất cho vào cối sứ và dùng chày bọc cao su nghiền nhỏ. Cho đất đã nghiền qua

rây 1mm, loại bỏ phần trên rây. Đưa đất lọt qua rây vào bát, rót nước cất vào bát đựng

đất, dùng dao con trộn đều cho đến trạng thái như hồ đặc. Đặt mẫu vào bình hút ẩm

khoảng 2 giờ để nước thấm đều giữa các hạt đất trước khi đem thí nghiệm.

- Nếu mẫu đất ướt tự nhiên: Lấy khoảng 150cm 3, cho vào bát (có thể cho thêm

nước cất), nhào kỹ cho đến trạng thái như hồ đặc. Loại bỏ các hạt đất có đường kính

lớn hơn 1mm. Sau đó, đặt bát đựng đất vào bình hút ẩm trong thời gian khoảng 2 giờ

trước khi đem thí nghiệm.





Bước 2: Dùng dao con nhào kỹ lại hồ đất đã được chuẩn bị. Sau đó lấy

một ít đất và dùng mặt phẳng lòng bàn tay hoặc các đầu ngón tay lăn đất nhẹ nhàng

trên tấm kính nhám cho đến khi thành que tròn có đường kính 3mm, bắt đầu bị rạn nứt

ngang và tự nó gãy ra thành những đoạn nhỏ dài khoảng 3mm đến 10mm.



Bước 3: Nhặt các que đất vừa đứt, cho vào hộp nhôm có nắp đậy cho

đến khi đất trong hộp đạt tối thiểu 10g thì đem đi xác định độ ẩm.



Hình 5.3: Minh họa thí nghiệm xác định độ ẩm giới hạn dẻo của đất



Hình 5.4: Que đất đạt yêu cầu



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

×