1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Marriott

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.81 KB, 17 trang )


1.1.2



3

3

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Dương Hồng Hạnh

Marriott Executive Apartment

Grand Residence by Marriott

Bvlgari Hotels & Resort

Khách sạn Marriot Hà Nội

Tên khách sạn : JW Marriott Hà Nội

Địa chỉ : Số 8, Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 84 4 3833 5588

Fax: 84 4 3833 5599

Wedsite: www.jwmarriotthanoi.com

Khi mới được xây dựng, khách sạn gặp phải rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng



của khủng hoảng kinh tế trên thế giới, thời điểm khởi công vào năm 2008 là thời điểm

vô cùng khó khăn của nền kinh tế khi thị trường bất động sản khủng hoảng, ngân hàng

thắt chặt cho vay…tuy nhiên khách sạn vẫn được xây dựng không ngừng nghỉ với sự

nỗ lực cố gắng của tập đoàn Bitexco.

Khách sạn JW Marriott Hà Nội được khai trương vào ngày 16/10/2013 và là

khách sạn thứ 2 thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam sau khách sạn Renaissance

Riverside thành phố Hồ Chí Minh với tổng đầu tư 250 triệu USD.

JW Marriott Hà Nội được kiến trúc sư người Mỹ Carlos Zapata thiết kế theo hình

con rồng lấy ý tưởng từ truyền thuyết dân gian Việt Nam Con rồng cháu tiên do tập

đoàn Bitexco làm chủ đầu tư, kết cấu theo kiểu hình đường cong xoắn ốc, nằm trên

diện tích đất 6,3ha, 1,6ha mặt nước Khách sạn đã được nhận giải thưởng “ Khách sạn

mới có thiết kế và xây dựng đẹp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do tổ chức

The International PropertyAward trao tặng.

Khách sạn có 9 tầng với 450 phòng ngủ diện tích 48m2, 7 nhà hàng và bar, hơn

2400m2 dành cho phòng họp nằm cùng trên một tầng, 2 hội trường lớn với diện tích

1000m2 và 480m2. Đặc biệt, khách sạn có 1 phòng tổng thống với diện tích 300m2.

Lối vào chính của khách sạn băng qua tầng 2 của sân trong được hình thành bởi 2 tấm

sàn song song, nối liền qua 1 chiếc cầu. Chỗ để xe của khách tách biệt khỏi sân phía

bên trong, còn chỗ để xe của khách vip được thiết kế ngay trong sân, liền kề một trung

tâm mua sắm cao cấp. Khu vực tiền sảnh được trang bị bởi một quầy bar, một nhà

hàng, một quầy lưu niệm, lễ tân, bộ phận hành chính, các phòng họp nhỏ và một

khoảng trống dành để thư giãn với mái lợp nhìn ra mặt nước. Bên cạnh đó, khách sạn

còn được bố trí những khu vực dành riêng cho dịch vụ chuyển hàng đến và đi cũng

như cung cấp các dịch vụ khác tại phía sau của khách sạn. Hiện tại khách sạn có 271

giường King ( bao gồm cả phòng cao cấp), 179 giường đôi, con số này đứng đầu tại

SVTH: Phạm Thị Hương



Lớp K47V2



4

4

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Dương Hồng Hạnh

Hà Nội. Phòng nghỉ của khách có rất nhiều tiện nghi như: hệ thống rèm điều khiển từ



xa, vách ngăn kính di động giữa phòng tắm và phòng ngủ, bộ sạc và loa cho điện thoại

Iphone, Ipod và nhiều thiết bị vật dụng hiện đại. Khu Spa mang thương hiệu JW Spa

với 7 phòng trị liệu và phòng mát-xa phong phú với phương pháp trị liệu truyền thồng

của Việt Nam và Châu Á. Khách sạn có 1 phòng tập thể hình và yoga, sau thời gian

tập luyện tập để nâng cao sức khỏe, khách hàng sẽ được thư giãn tại phòng sauna với

các dịch vụ xông khô, xông ướt, bể sục với không gian yên tĩnh trên tầng 8 tạo sự

thoải mái cho khách hàng. Bể bơi được thiết kế độc đáo tại vị trí kiến trúc đầu Rồng

của khách sạn dài 28m, rộng 6m, chỗ sâu nhất là 1.5m chỗ nông nhất là 1m, hệ thống

nước luôn sạch sẽ và giữ nhiệt độ ở mức ấm, không gian xung quanh bể bơi rất rộng,

khách hàng có thể bao quát mọi thứ từ trên tầng 8, đội ngũ nhân viên luôn thường trực

để chăm sóc khách hàng cũng như hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ

Với tiêu chí của một khách sạn 5 sao, JW Marriott Hà Nội đưa ra giá trị cốt lõi

của mình là nguyên bản, tinh tế và nhạy bén để hướng đến sự hài lòng của khách hàng.



SVTH: Phạm Thị Hương



Lớp K47V2



5

5

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Dương Hồng Hạnh

1.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn JW Marriiott Hà Nội

1.2.1 Mô hình tổ chức



1.2.2





Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc của Marriott Hà Nội là ông Bob Fabiano, ông là người điều hành

khách sạn do tập đoàn Marriott cử xuống, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về

các hành vi kinh doanh của mình thông qua việc điều hành và quản lý nhân viên. Ông

điều hành tất cả các hoạt động trong khách sạn, hơn 1 năm qua kể từ ngày khai trương,

khách sạn chưa có 1 ngày ngừng hoạt động. Bob Fabiano là người gắn bó với tập đoàn

JW Marriott đã vài chục năm nên ông có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý, lãnh



đạo nhân viên.

• Bộ phận kinh doanh và tiếp thị

Giám đốc bộ phận kinh doanh tiếp thi của khách sạn hiên nay là ông Nelson

Chow, ông đã và đang cùng các nhân viên trong bộ phận vạch ra các kế hoạch chiến

lược để góp phần mang về doanh thu lớn nhất cho khách sạn.

Kinh doanh và tiếp thị đều đi đến mục tiêu chung là giải quyết vấn đề đầu ra

của một khách sạn, với JW Marriott cũng vậy, đây là bộ phận đòi hỏi kỹ năng

chuyên môn rất cao, đồng thời các nhân viên cũng đòi hỏi có kỹ năng giao tiếp tự

tin và chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ của bộ phận này là lên kế hoạch, vạch chiến lược đường đi cho một

gói sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Để làm được điều này, cần xác định đối tượng

khách hàng hướng đến, với quy mô của một khách sạn 5 sao, đối tượng mà JW

Marriott hướng đến là những doanh nhân, những người có khả năng chi trả cao… Khi

SVTH: Phạm Thị Hương



Lớp K47V2



6

6

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Dương Hồng Hạnh

đã xác định được đối tượng khách hàng, các nhân viên sẽ thực hiện các chiến lược



marketing, quảng cáo, thúc đấy sản phẩm dịch vụ của khách sạn phát triển, được nhiều

người lựa chọn sử dụng

Có thể nói, bộ phận kinh doanh tiếp thị là một lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan

trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu mà khách sạn đề ra trong ngắn hạn, dài hạn. Vì

thế bộ phận này luôn giữ một chức năng quan trọng trong quá trình phát triển của

khách sạn

• Bộ phận phòng

Đây là một bộ phận có số lượng nhân viên khá lớn, người đứng đầu bộ phận này

là chị Nguyễn Thị Thanh Thủy

Nhiệm vụ và chức năng của bộ phận này bao hàm tất cả các vấn đề liên qua đến

-



dịch vụ phòng. Bộ phận này được chia thành rất nhiều bộ phận nhỏ khác:

Reception :

Khách hàng khi đặt chân đến khách sạn sẽ có các nhân viên lễ tân của bộ phận

đón khách, mang hành lý cho khách, hướng dẫn họ làm thủ tục check in vào khách

sạn, đưa khách lên phòng, giao chìa khóa cho khách. Các nhân viên có thể đưa khách

đi tham quan khách sạn, giới thiệu cho họ các dịch vụ mà mình sẽ nhận được khi đặt

chân vào JW Marriott. Các nhân viên lễ tân được bố trí rất đông tại vị trí tiền sảnh của



-



khách sạn

Housekeeping:

Đây là bộ phận còn phụ trách các việc về lau dọn sàn, lau kính, sắp xếp các vật

dụng trong phòng, hành lang. Các nhân viên của bộ phận này đều được đào tạo về kỹ



-



năng làm việc, sử dụng các loại hóa chất…

Laundry

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm về giặt ủi, tất cả các khăn tắm, khăn gội, các vật

dụng liên quan đến giặt đều do bộ phận Laundry phụ trách. Đồng phục của nhân viên

trong toàn khách sạn cũng đều được đưa xuống bộ phận này để làm sạch sau mỗi ca

làm việc.



SVTH: Phạm Thị Hương



Lớp K47V2



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

×