1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học tự nhiên >

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 89 trang )


các giống khác nhau. Kết quả (bảng 3.1) cho thấy màu vàng nhạt là giống DT02,

DT08, màu xám là giống AGS 359, màu vàng là các giống AGS 358, AGS 399,

AGS 398, AGS 380.

Bảng 3.1 Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương rau

Dòng,

Giống



Màu

sắc

hoa



DT02



Tím



DT 08



Tím



AGS

398

AGS

399

AGS

358

AGS

359

AGS

380



Trắng

Trắng

Tím

Tím

Trắng



Màu sắc



Màu sắc



vỏ quả



vỏ hạt



xanh



xanh



Hình



Xanh



Xanh



trứng



sáng



vàng



Màu



Hình



sắc lá



dạng lá



Xanh

đậm

Xanh

đậm



Trái xoan



Xanh

sáng



Xanh



Xanh



Hình



Xanh



Xanh



đậm



trứng



sáng



sáng



Xanh



Hình



Xanh



đậm



trứng



sáng



Xanh



Hình



Xanh



Xanh



đậm



trứng



sáng



sáng



Hình



Xanh



trứng



sáng



Xanh



Hình



Xanh



Xanh



đậm



trứng



sáng



hơi vàng



Xanh



Xanh



Xanh



Màu sắc

rốn hạt



Nâu nhạt

Nâu nhạt

Vàng

Vàng

Vàng

Xám

Vàng



Loại hình sinh trưởng: qua bảng trên ta thấy các giống tham gia thí nghiệm

đều là giống sinh trưởng hữu hạn. Loại hình sinh trưởng này có thời gian sinh

trưởng ngắn, ra hoa tạo quả tập trung và quả sẽ chín cùng lúc. Loại hình sinh

trưởng hữu hạn là rất phù hợp với điều kiện vụ Hè thu ở các tỉnh miền núi vì vào

mùa đông ở vùng núi nhiệt độ giảm thấp sẽ làm cho khả năng sinh trưởng phát

triển của đậu tương kém dẫn đến năng suất giảm thấp. Hơn nữa cây đậu tương

chín muộn có thể gặp mưa rét làm ảnh hưởng tới việc thu hoạch và gây thối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 39



hỏng hạt.

3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống:

3.1.2.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống

Tỷ lệ mọc mầm của hạt giống cao kết hợp với thời gian mọc mầm hợp lý phù

hợp đặc điểm giống, quyết định tới mật độ cây trồng và sức sống của cây con.

Chúng là cơ sở khởi đầu vững chắc cho một mùa vụ thành công đạt năng suất cao,

sẽ đem lại gía trị kinh tế cao cho người sản xuất.

Kết quả nghiên cứu thời gian từ khi gieo đến khi mọc và tỷ lệ nẩy mầm của

các dòng, giống đậu tương rau được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống

STT



Giống



Thời gian từ gieo – mọc



Tỷ lệ mọc mầm



(ngày)



(%)



1



DT 02 (Đ/C)



6



87,60



2



DT 08



6



85,30



3



AGS 398



6



81,10



4



AGS 399



7



86,60



5



AGS 359



8



78,50



6



AGS 358



7



80,20



7



AGS 380



7



86,40



.

Qua bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy: thời gian từ gieo đến mọc của các dòng

giống nằm trong khoảng 6-8 ngày.

Trong điều kiện thời tiết vụ hè thu với nhiệt độ từ 20- 33ºC tương đối thuận

lợi cho quá trình mọc mầm của các dòng, giống. Số ngày từ gieo đến mọc của các

dòng, giống giao động từ 6 – 8 ngày, trong đó 3 dòng, giống có thời gian từ gieo

đến mọc là 6 ngày gồm các giống Đ/C DT 02, DT08 và AGS 398. Các dòng AGS

358, AGS 399 và AGS 380 có thời gian từ gieo đến mọc là 7 ngày, dòng AGS 359

có thời gian mọc chậm nhất là 8 ngày. Với tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là 78,50% đối

với dòng AGS 359 và đạt cao nhất 87,60% là giống Đ/C DT 02

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 40



3.1.2.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống:

Thời gian sinh trưởng của cây là tổng độ dài của các thời kỳ sinh

trưởng, phát triển và nó được chia làm hai giai đoạn đó là sinh trưởng sinh

dưỡng và sinh trưởng sinh thực, phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và

chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, thời gian từ mọc đến ra hoa của các dòng, giống

giao động từ 26-32 ngày, ngắn nhất dòng AGS 380 là 26 ngày và dài nhất là dòng

AGS 399 là 32 ngày, tiếp theo là giống DT08 và dòng AGS 398 có thời gian từ mọc

đến ra hoa là 30 ngày. Dòng AGS 359 và giống DT02 (đối chứng) có thời gian từ

mọc đến ra hoa là 29 ngày

Đối với đậu tương rau sản phẩm sử dụng được thu hoạch khi quả còn xanh do

đó thời gian từ gieo đến thu hoạch quả xanh được đánh giá là chỉ tiêu rất quan

trọng cho việc xác định thời gian gieo trồng nhằm bố trí cơ cấu thời vụ trồng hợp

lý để đạt được hiệu quả sử dụng đất cao. Theo dõi thời gian từ gieo đến thu

hoạch quả xanh của các giống đậu tương rau cho thấy: t rong điều kiện gieo

trồng vụ hè thu năm 2013 tại Hà Giang, thời gian từ mọc đến thu hoạch quả xanh

của các giống giao động từ 62 -70 ngày. Trong đó giống có thời gian cho thu hoạch

quả xanh ngắn nhất là giống AGS 398 với thời gian là 62 ngày và dòng có thời gian

cho thu hoạch quả xanh dài nhất là dòng AGS 399 với thời gian là 70 ngày

Bảng 3.3 : Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống (ngày)

TT



Dòng, giống



Mọc - Ra hoa



Mọc – Thu quả xanh



Gieo - chín



1



DT 02 (Đ/C)



29



63



92



2



DT 08



30



63



93



3



AGS 398



28



62



90



4



AGS 399



32



63



95



5



AGS 359



27



67



94



6



AGS 358



27



64



91



7



AGS 380



26



68



94



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 41



Tổng thời gian từ gieo đến chín của các giống đậu tương rau vụ hè thu biến

động trong khoảng 90-95 ngày, sự chênh lệch giữa các giống là không đáng kể.

Qua theo dõi thực tế ở vụ hè thu năm 2012 tại Yên Minh – Hà Giang, thời tiết mưa

nhiều, nhiệt độ khoảng 27 – 30 0C vào đầu vụ trong thời gian từ đầu tháng 7 đến

hết tháng 8 giúp đậu tương rau phát triển tương đối thuận lợi cho việc trồng để thu

quả xanh thương phẩm. Tuy nhiên đến tháng 9 nền nhiệt trung bình giảm xuống

khoảng 20 – 23 o C kết hợp với mưa đã làm kéo dài thời gian chín sinh lý của quả

Khi bố trí thời vụ trồng đậu tương rau việc căn cứ vào yêu cầu sinh thái của giống

và thời gian sinh trưởng giúp chúng ta có thể bố trí thời vụ trồng một cách hợp

lý. Thực tế chúng tôi nhận thấy thời gian từ gieo đến cho thu hoạch quả xanh

của các giống là tương đối ngắn, khoảng 62- 68 ngày do đó hoàn toàn có thể đưa

cây đậu tương rau vào cơ cấu vụ hè thu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Thời gian từ

gieo đến thu hoạch quả chín các giống đậu tương rau đều nằm trong nhóm có

thời gian chín sớm đến trung bình (90 đến 95 ngày) tương đương với các giống

đậu tương thường đang được trồng phổ biến trong sản xuất.

3.1.2.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh quá trình sinh trưởng của cây.

Ở từng thời kỳ khác nhau sự tăng trưởng chiều cao cây của đậu tương rau là khác

nhau, nó có liên quan đến một số đặc điểm nông sinh học khác của cây như: số lá/cây, số

đốt/cây, số cành cấp 1/cây, khả năng chống đổ. Chiều cao cây tăng trưởng tốt sẽ tạo điều

kiện cho các bộ phận khác phát triển mạnh trong một giới hạn cho phép và giai đoạn sinh

trưởng phù hợp sẽ tạo ra năng suất sinh vật học cao là cơ sở để có năng suất cao.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các dòng,

giống đậu tương rau được thể hiện ở bảng 3.4

Chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình

trạng sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống được trồng trong những điều kiện

ngoại cảnh nhất định. Chiều cao cây được quyết định bởi bản chất di truyền của

giống và điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ thực vật tác

động lên trong suốt quá trình sinh trưởng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 42



Chiều cao cây còn là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng chống đổ

cũng như các chỉ tiêu khác liên quan tới năng suất của các dòng, giống . Sự tăng

trưởng chiều cao của cây đồng thời ảnh hưởng tới tốc độ ra lá, khả năng hình thành

cành, đốt hữu hiệu, hoa hữu hiệu trên cây. Sự biến động này phụ thuộc vào từng

dòng, giống và từng mùa vụ gieo trồng. Trong điều kiện hè thu, chiều cao cây của

các dòng, giống giao động từ 39,5 – 49,3 cm trong đó dòng AGS 358 có chiều cao

cây thấp hơn các dòng giống khác ở mức có ý nghĩa

Bảng 3.4: Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống

TT



Dòng, giống



Chiều cao cây



Số đốt trên thân



(cm)



chính (đốt)



Số cành cấp 1

trên cây

(cành)



1



DT 02 (Đ/C)



49,30



9,40



2,30



2



DT 08



47,20



10,60



3,00



3



AGS 398



46,70



10,40



2,90



4



AGS 399



45,80



7,10



1,80



5



AGS 359



40,60



9,70



1,50



6



AGS 358



39,50



10,30



2,00



7



AGS 380



42,70



10,30



2,10



CV%



4,80



5,70



5,30



LSD0,05



1,13



0,22



0,15



Số đốt trên thân chính: trong mô hình dạng cây đậu tương rau lý tưởng cho

vùng nhiệt đới của Đài Loan, số đốt trên thân chính thường giao động từ 10 đến 14

đốt. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy số đốt trên thân chính của các dòng,

giống nằm trong khoảng từ 7,1 đến 10,6 đốt. Trong đó 2 dòng, giống có số đốt trên

thân chính lớn hơn 10 và lớn hơn giống Đ/C DT 02 (9,4 đốt) ở mức có ý nghĩa là

giống DT 08 đạt 10,61 đốt và dòng AGS 398 đạt 10,40 đốt. Hai dòng AGS 399 và

AGS 359 có số đốt trên thân chính thấp hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa 5%

Số cành cấp 1: phân cành là một trong số những đặc điểm của các dòng,

giống song nó cũng chịu nhiều tác động của điều kiện môi trường tự nhiên khi gieo

trồng, như thời vụ gieo, mật độ cây cố định sau gieo và chế độ dinh dưỡng cung cấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 43



cho cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển

Qua bảng 3.3 cho thấy: số cành cấp 1 của các dòng, giống giao động từ 1,5 3,0 cành/ cây. So với giống Đ/C DT 02 (2,3 cành/cây) thì giống DT 08 (3,0 cành/cây)

và dòng AGS 398 có số cành cấp I/cây lớn hơn ở mức có ý nghĩa. Dòng AGS 359 và

AGS 399 có số cành cấp I/cây thấp hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa

3.1.2.4. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống.

Lá cây, là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật nói chung và ở cây đậu

tương rau nói riêng, quá trình quang hợp tạo ra tới 90 – 95 khối lượng chất khô của

cây trồng. Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình quang hợp là nguồn gốc để tạo ra năng

suất cây trồng và phẩm chất của nông sản, vì thế bộ lá trên cây được coi là vô cùng quan

trọng trong quá trình quang hợp để từ đó hình thành nên năng suất cây trồng.

Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng quang hợp của

quần thể cây trồng, trong một phạm vi nhất định thì chỉ số diện tích lá càng cao thì

khả năng quang hợp càng lớn, cơ sở cho sự tích luỹ chất khô cao tạo tiền đề tốt cho

các yếu tố cấu thành năng suất, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Nhưng chỉ số diện tích

lá đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng, chỉ đến một giá trị giới hạn

nào đó phù hợp với loại cây trồng đó và đạt giá trị cao nhất. Khi chỉ số diện tích lá

tăng quá lớn dẫn đến che khuất các tầng lá khác trong quần thể sẽ làm giảm hiệu suất

quang hợp của cây trồng, tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển.

Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về chỉ số diện tích lá của các dòng, giống

được thể hiện ở bảng 3.5

Chỉ số diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển, từ khi cây

ra lá thật đến thời kỳ quả chắc. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì tăng chậm, giai đoạn

từ ra hoa đến hoa rộ tăng rất nhanh đến cực đại và duy trì đến giai đoạn quả chắc

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: sự tăng trưởng diện tích lá từ khi mọc đến ra hoa

tương ứng với sự tăng trưởng của chiều cao thân.Ở thời kỳ này có giống AGS 398

và DT08 có chỉ số diện tích lá cao hơn giống đối chứng DT02 ở mức có ý nghĩa,

trong đó giống AGS 398 đạt 2,91 m2 lá/m2 đất, giống DT08 đạt 2.82 m2 lá/m2 đất

cao hơn so với giống đối chứng DT02 (2,53 m2 lá/m2 đất). Thấp nhất là dòng AGS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 44



359 với chỉ số diện tích lá là 2,17 m2 lá/m2 đất

Thời kỳ hoa rộ: chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đều tăng nhanh giao

động từ 3,53 – 4,32 m2lá/m2đất. Giống có chỉ số diện tích lá cao nhất ở thời kỳ này là

AGS 398 đạt 4,32 m2lá/m2đất, cao hơn giống đối chứng DT02 (4,06 m2lá/m2đất) ở

mức có ý nghĩa 5%. Giống DT08 (4,05 m2 lá/m2 đất) và giống DT02 có chỉ số diện

tích lá tương đương nhau. Thấp nhất trong giai đoạn này là dòng AGS 359 (3,53

m2lá/m2đất)

Bảng 3.5: Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống (m2 lá/m2 đất)

TT



Dòng, giống



Thời kỳ bắt



Thời kỳ ra



Thời kỳ quả



đầu ra hoa



hoa rộ



chắc



1



DT 02 (Đ/C)



2,53



4,06



4,27



2



DT 08



2,82



4,05



4,12



3



AGS 398



2,91



4,32



4,46



4



AGS 399



2,25



3,62



4,04



5



AGS 359



2,17



3,53



4,03



6



AGS 358



2,45



3,69



4,15



7



AGS 380



2,64



4,12



4,17



CV%



5,80



6,50



6,10



LSD0,05



0,12



0,10



0,13



Thời kỳ quả chắc: Cao nhất là giống AGS 398 có chỉ số diện tích lá đạt 4,72

m2lá/m2 đất và AGS 380 có chỉ số diện tích lá đạt 4,47 m2 lá/m2 đất, cao hơn so với

đối chứng DT02 (4,27 m2lá/m2đất) ở mức có ý nghĩa. Các dòng giống còn lại có chỉ

số diện tích lá tương đương nhau

Nhiều nhà khoa học cho rằng, ngưỡng về chỉ số diện tích lá đối với cây đậu

tương là từ 4 – 5 m2 lá/m2 đất và chỉ số này thường đạt được vào cuối thời kỳ sinh

trưởng sinh dưỡng là thích hợp nhất (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1993; Whigham,

DK. 1983)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 45



Như vậy chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đạt 2,25 m2 lá/m2 ở thời kỳ bắt

đầu ra hoa và đạt 4,47 m2 lá/m2 đất giai đoạn quả chắc là tương đối phù hợp, đảm bảo

cho quá trình quang hợp và khả năng tích luỹ chất khô có hiệu quả, tạo tiền đề cho

các dòng, giống đậu tương rau đạt năng suất cao.

3.1.2.5. Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống

Khả năng tích luỹ chất khô của các loại cây trồng trong đó có đậu tương, phụ

thuộc rất lớn vào diện tích lá và hiệu suất quang hợp thuần. Khối lượng chất khô tích

luỹ được là yếu tố quyết định để tạo nên năng suất cây trồng. Tuy nhiên khối lượng

chất khô tích luỹ được lại tuỳ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh,

dinh dưỡng và chế độ chăm sóc. Trong các thời kỳ sinh trưởng thì sự tích luỹ chất

khô ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là tiền đề vật chất cho giai đoạn sinh trưởng

sinh thực giai đoạn sau.

Hiệu quả sử dụng nguồn vật chất đó vào hạt còn tuỳ thuộc vào diễn biến của

quá trình vận chuyển vật chất và sự tiếp nhận vật chất đó của các cơ quan và các

nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Khối lượng chất khô được tích luỹ không hợp lý, quá

cao hay quá thấp đều thể hiện phần nào sự mất cân bằng giữa hai quá trình sinh

trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

Bảng 3.6: Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống (g/cây)

Dòng, giống



TT



Thời kỳ bắt



Thời kỳ



Thời kỳ



đầu ra hoa



ra hoa rộ



quả chắc



1



DT 02 (Đ/C)



2,88



5,86



23,62



2



DT 08



3,05



6,12



24,15



3



AGS 398



3,25



6,43



25,06



4



AGS 399



2,80



4,56



23,28



5



AGS 359



2,45



4,59



21,47



6



AGS 358



2,59



5,96



23,71



7



AGS 380



2,67



4,63



21,65



CV%



5,50



6,70



5,90



LSD0,05



0,10



0,22



0,16



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 46



Qua số liệu ở bảng 3.6 cho thấy: khối lượng chất khô tích luỹ được trong cây

đậu tương rau tăng dần từ giai đoạn cây con đến thời kỳ cây bắt đầu ra hoa và tăng rất

nhanh vào thời kỳ hoa rộ, sau đó khối lượng chất khô đạt cực đại ở thời kỳ qủa chắc.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nên lượng chất

khô tích luỹ của các dòng, giống không nhiều biến động từ 2,45 – 3,25 g/cây. Trong

đó giống AGS 398 (3,5 g/cây), giống DT08 (3,17g/cây) cao hơn giống đối chứng

DT02 ( 2,88 g/cây) ở mức có ý nghĩa. Các dòng giống còn lại đều có lượng chất khô

tương ứng hoặc thấp hơn giống đối chứng DT02.

Thời kỳ ra hoa rộ: khả năng tích luỹ chất khô tăng lên rất rõ, do sinh trưởng

của cây tăng mạnh, phân cành, phân nhánh nhiều, nên đã có sự khác biệt giữa các

dòng, giống cao hơn. Giống có khối lượng chất khô cao nhất và cao hơn giống đối

chứng DT 02 (5,86 g/cây) là giống AGS 398(6,43g/cây) ở mức có ý nghĩa, So với

giống đối chứng DT02 thì giống DT 08 có khối lượng chất khô là tương đương, đạt

6,12 g/cây. Thấp nhất là dòng AGS 358 có khối lượng chất khô đạt 2,45 g/cây nhỏ

hơn giống Đ/C ở mức có ý nghĩa

Thời kỳ quả chắc: trong thời kỳ này các dòng, giống tích luỹ được khối

lượng chất khô cao nhất vì khối lượng quả tăng nhanh và đạt kích thước cực đại.

Kết quả theo dõi cho thấy giống AGS 398 (25,06g/cây) và giống DT 08 (24,15

g/cây) cao hơn giống Đ/C DT 02 (23,62g/cây) ở mức có ý nghĩa. Hai dòng, giống

AGS 358 và AGS 380 có khối lượng chất khô đạt 21,47 g/cây và 21,63 g/cây thấp

hơn giống đối chứng ở mức có ý

3.1.2.6. Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống

Điểm đặc lớn nhất của các cây họ đậu là rễ của chúng có khả năng sống cộng

sinh với một số loài vi khuẩn Rhizobium japonicum ở trong đất để tạo ra nốt sần,

mà ở đó xẩy ra quá trình cố định N tự do trong không khí, bổ sung một phần dinh

dưỡng đáng kể cho cây và đất. Nốt sần bắt đầu xuất hiện khi cây có từ 2 – 3 lá thật

và đạt tối đa về số lượng cũng như khối lượng trong các giai đoạn hoa rộ, hình

thành quả, quả chắc và sau đó giảm dần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 47



Theo Alexander (1987) ước tính tổng lượng đạm cố định được trên một ha

đậu tương trong 1 vụ gieo trồng là 65 - 115 kg, tuỳ vào số lượng và khối lượng nốt

sần hữu hiệu.

Theo TC. Lian (2001) dẫn liệu về những nghiên cứu tại Đài Loan: mức bón

đạm là 20 kg N/ha có bổ sung dung dịch vi khuẩn cố định đạm (tương đương 60 kg

N/ha) so với liều lượng bón 180 kg N/ha đã cho thấy không có sự khác nhau về

năng suất thương phẩm giữa các công thức, tuy nhiên, tại mức bón 180 kgN/ha đã

có chi phí đầu tư tăng hơn 18%.

Kết quả theo dõi về số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống

được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7: Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống

Thời kỳ bắt



Thời kỳ



đầu ra hoa

Dòng, giống



Thời kỳ

ra hoa rộ



quả chắc



Số lượng



Khối



Số lượng



Khối



Số lượng



Khối



nốt sần



lượng



nốt sần



lượng



nốt sần



lượng



(nốt/cây)



TT



(g/cây)



(nốt/cây)



(g/cây)



(nốt/cây)



(g/cây)



1



DT 02 (Đ/C)



20,70



0,15



42,50



0,35



61,90



0,57



2



DT 08



21,20



0,16



41,70



0,30



58,70



0,54



3



AGS 398



29,10



0,26



47,90



0,41



67,30



0,68



4



AGS 399



19,50



0,12



35,60



0,27



42,60



0,42



5



AGS 359



24,20



0,19



43,10



0,36



61,20



0,46



6



AGS 358



25,60



0,23



45,80



0,38



63,50



0,63



7



AGS 380



23,30



0,17



42,00



0,34



53,40



0,50



CV%



7,50



LSD0,05



1,78



Đánh giá khả năng hình thành nốt sần qua bảng 3.7 cho thấy: khối lượng nốt

sần của các dòng, giống ở thời kỳ ra hoa biến động từ 0,12 đến 0,26 g/cây, thấp nhất

là dòng AGS 399 (0,12g/cây) và cao nhất là giống AGS 398 (0,26g/cây). Khả năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 48



phát triển về số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống tăng dần từ giai

đoạn ra hoa đến thời kỳ thu hoạch quả xanh (giai đoạn quả chắc hoàn toàn R6).

Giai đoạn thu hoạch quả xanh số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng,

giống đạt mức cao nhất. Khối lượng nốt sần trung bình biến động trong khoảng từ

0,42g/cây - 0,68g/cây. Giống có khối lượng nốt sần cao nhất AGS 398 (0,68g/cây),

cao hơn giống Đ/C DT 02 (0,57g/cây); dòng có khối lượng nốt sần thấp nhất AGS

399 (0,42g/cây)

Tóm lại: sự hình thành và phát triển nốt sần của các dòng, giống tăng dần từ

giai đoạn ra hoa đến giai đoạn thu hoạch quả xanh (quả chắc R6), mức độ tăng giữa

các dòng, giống là khác nhau. Giống có khối lượng nốt sần cao nhất ở cả 3 thời kỳ

là AGS 398, tiếp theo là giống DT08 lớn hơn giống Đ/C DT 02. Tất cả các dòng,

giống ở giai đoạn bắt đầu ra hoa có khối lượng nốt sần cao thì các giai đoạn sau

khối lượng cũng cao. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp vì khả năng cố định Nitơ

của nốt sần, bắt đầu từ 4 tuần sau mọc rồi tăng dần và đạt đỉnh cao ở giai đoạn ra

hoa tạo quả, chất lượng nốt sần ở giai đoạn này là cao nhất. Số lượng và khối lượng

nốt sần tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất ở thời kỳ thu quả xanh. Tuy nhiên

khả năng cố định đạm của nốt sần ở thời kỳ quả chắc đã giảm, số lượng nốt sần hữu

hiệu giảm nhiều, đa số nốt sần khi ép đã không còn dịch màu hồng.

3.1.2.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống.

Sâu bệnh hại là một trong những yếu tố có tương quan nghịch với năng suất

cây trồng. Theo thống kê của FAO nếu cố định các yếu tố khác thì sâu bệnh có khả

năng làm giảm 23-25% năng suất cây trồng và có khả năng không có năng suất nếu

không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Do vậy việc chọn giống chống chịu sâu bệnh

là một việc làm có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn lương thực và môi trường, làm cơ

sở cho nền nông nghiệp bền vững. Cây đậu tương rau do có hàm lượng đạm trong

thân lá tương đối cao là nguồn hấp dẫn cho các loài sâu bệnh hại. Vì vậy việc đánh

giá thành phần sâu bệnh hại trên cây đậu tương là việc làm rất cần thiết. Một trong

những biện pháp rất cơ bản của phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây đậu tương là sử

dụng giống chống chịu, giống kháng bệnh và giống sạch các đối tượng dịch hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page 49



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

×