Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 114 trang )
-
Một số hoa có thêm vòng đài phụ ( tiểu đài) nằm ở phía ngoài của đài chính ( đài
hoa dâm bụt, đài hoa cây bông).
2.1.3. Tràng hoa
Tràng hoa có nhiệm vụ quyến rũ sâu bọ cho nên được cấu tạo bởi các bộ phận có
màu sắc sặc sỡ gọi là cánh hoa. Ngoài màu sắc cánh hoa còn có mùi thơm do biểu bì tiết ra
để quyến rũ sâu bọ.
Mỗi cánh hoa gồm có một phần rộng gọi là phiến và một phần hẹp gọi là móng. Các
cánh hoa có thể rời nhau (gọi là cánh hợp), giống nhau (gọi là cánh đều), khác nhau (gọi là
cánh không đều)
-
Tràng cánh hợp:
Các cánh hoa dính liền nhau, phần liền nhau gọi là ống, phần rời nhau ở trên ống
gọi là phiến, chỗ phiến nối với ống gọi là họng.
•
Cánh hợp đều nhau có:
+ Tráng hình bánh xe: ống ngắn, phần phiến to và tỏa ra loe rộng trông giống như bánh xe
(tràng hoa cây cà).
+ Tràng hình nhạc: ống ngắn và phình to lên, trông giống như cái chuông (tràng hoa cây
đảng sâm).
48
+
Tràng hình phễu: ống hình trụ nhưng loe dần lên thành hình phểu (tràng hoa cây cà độc
dược)
+ Tràng hình đinh: ống dài, nhỏ, thẳng góc với phiến tràng hoa cây dừa can.
•
Cánh hợp không đều:
+ Tràng hình môi năm cánh hoa chia làm hai môi: một môi hai, một môi ba. Loại này đặc
trưng cho các cây họ Hoa môi (tràng hoa cây ích mẫu, bạc hà).
+ Tràng hình mặt nạ: tràng cũng chia làm 2 môi nhưng môi dưới móc lồi vào trong họng,
làm cho họng bị khép kín lại trong giống như mặt nạ (tràng hoa cây Hoa mõm chó).
49
+ Tràng hình lưỡi nhỏ: ống ngắn, phiến lệch về một bên thành một lưỡi nhỏ (tràng hoa cây
sài đất, tràng hoa cây nhọ nồi).
-
Tràng cánh phân: các cánh hoa rời nhau
•
Cánh phân đều nhau có:
+ Tràng hình hoa hồng: móng ngắn, phiến rộng (tràng hoa cây hoa hồng).
+ Tràng hình hoa cẩm chướng: móng dài thẳng góc với phiến tràng hoa cây cẩm chướng
+ Tràng hình chữ thập: các cánh hoa xếp thẳng góc với nhau thành hình chữ thập (tràng
hoa cây cải).
•
Tràng cánh phân không đều có:
+ Tràng hoa lan: một trong 3 cánh hoa biến đổi thành cánh môi mang cựa và có hình dạng
kỳ quặc ( tràng hoa các loại hoa Lan).
+ Tràng hình bướm: một cánh rộng phủ lên hai cánh ở hai bên, hai cánh này lại phủ lên
hai cánh đặt sát nhau, trông giống như cánh bướm đang bay ( như tràng hoa cây đậu ván,
cây sắn dây).
Một số hoa đôi khi có thêm tràng phụ ( tràng phụ của hoa cây lạc tiên).
Hoa nhiều cánh do nhân tạo gọi là hóa kép, cấu tạo cánh hoa giống cấu tạo phiến lá
nhưng không có diệp lục, biểu bì nhiều biểu bì tiết.
2.1.4. Phần sinh sản gồm có bộ nhị và bộ nhụy
2.1.4.1. Bộ nhị:
Gồm toàn thể các cơ quan sinh sản đực của hoa gọi là nhị nằm ở phía trong vòng
các cánh hoa. Mỗi nhị gồm có một cuống hẹp gọi là chỉ nhị và phần phồng lên gọi là bao
phấn chia làm hai ô phấn.
Các nhị có thể dính liền nhau bởi các chỉ nhị và phần phồng lên gọi là bao phấn
chia thành hai ô phấn. Các nhị có thể dính liền nhau bởi các chỉ nhị thành một bó ( hoa
dâm bụt) hoặc nhiều bó hoặc thành hai bó ( hoa đậu) có một nhị rời và chín nhị liền nhau.
50
2.1.4.2. Bộ nhụy:
Là bộ phận cái của hoa, cấu tạo bởi những lá biến đổi gọi là lá noãn ( hay tâm bì)
họp lại thành nhụy, nhụy có 3 phần:
-
Phần phình ở dưới gọi là bầu, trong bầu đựng các lá noãn.
-
Phần hẹp gọi là vòi, nối liền bầu với núm nhụy,
-
Phần phồng nhỏ gọi là núm nhụy ( đầu nhụy) là phần phình nhỏ ở trên cùng, có chất
dính để nhận hạt phấn.
Số lượng lá noãn thường là 3 ở các cây một lá mầm, hoặc 4-5 ở các cây hai lá mầm.
•
Hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính ( hoa bưởi), hoa chỉ có nhị hay chỉ có
nhụy gọi là hoa đơn tính ( hoa thầu dầu). Hoa đực, hoa cái mọc trên cùng một cây gọi là
hoa đơn tính cùng gốc ( họ Bí). Hoa đực mọc riêng một cây, hoa cái mọc riêng một cây gọi
là hoa đơn tính khác gốc ( hoa cây đu đủ).
•
Bầu dưới và bầu trên:
Bầ
-
u
dưới ( bầu hạ): khi các bộ phận ngoài của hoa ở phía trên bầu như các cây họ Bí, họ Cúc,
họ Cà phê.
-
Bầu trên ( bầu thượng): khi các bộ phận ngoài của hoa ở phía dưới bầu như các cây
họ Cà, họ Đậu, họ Vang.
-
Bầu giữa: khi bầu hàn liền với các bộ phận ngoài của hoa ở nửa dưới thôi như cây
mua, cây cơm cháy.
2.2. các phần phụ của hoa
2.1.1. Cuống hoa:
-
Là cành mang hoa mọc từ kẽ là bắc, thường các hoa đều có cuống, có loại cuống rất ngắn
(cuống của hoa họ Hoa môi) hoặc có loại hoa không có cuống ( hoa cây mã đề).
2.1.2. Lá bắc:
51
- Là lá đặc biệt, ở nách của lá có cuống hoa. Lá bắc có thể phát triển và có màu như ở cây hoa
Giấy, bao bọc cả hoa tự như mo của các cây họ Ráy. Lá bắc có thể tụ họp thành một tổng
bao như các cây họ Cúc, họ Hoa tán.
2.1.3. Đế hoa:
-
Là đầu phồng của cuống hoa để mang các bộ phận chính của hoa. Đế hoa thường ngắn và
lồi ( đế hoa thuộc họ Mộc lan) hoặc để hoa có thê lõm ( đế hoa cây hoa hồng, đế hoa cây
kim anh).
3. Cách sắp xếp của hoa trên cành ( hoa tự)
3.1. Hoa đơn độc
Hoa đơn độc là hoa mọc riêng lẻ một mình, trên một cuống hoa không phân nhánh
ở ngọn cành hay ở kẽ một lá gọi là lá bắc ( hoa cây dâm bụt, hoa cây cà độc dược).
3.2. Cụm hoa
Cụm hoa gồm nhiều hoa tập trung lại trên một cành hoa phân nhánh tạo thành
những hoa tự đơn, kép hay hỗn hợp.
3.2.1. Cụm hoa đơn không hạn:
Trục chính của cụm hoa tiếp tục
sinh trưởng, ở đầu cành mang hoa không
kết liễu bởi một cái hoa cho nên sự phát
triển của cành đó không bị hạn chế. Có 5
loại sau:
-
Hoa chùm: trục cụm hoa mang
nhiều hoa có cuống, mọc ở kẽ một lá bắc,
hoa già nhất ở phía gốc, hoa non nhất ở
phía ngọn hay có khi ở dạng nụ như hoa
cây mõm chó, hoa cây cải.
-
Hoa bông: trục hoa mang nhiều hoa
không có cuống, hoa già nhất ở gốc, hoa
non ở về phía ngọn như hoa cây mã đề,
hoa cây cỏ roi ngựa. Ngoài ra còn có 3 loại
bông đặc biệt:
+ Đuôi sóc: là những bông mang toàn hoa
đơn tính, trông giống như đuôi sóc như hoa
cây dâu tằm, hoa cây tai tượng.
+ Bông mo: là hoa được bao bọc bởi các lá
bắc to gọi là mo như hoa cây ráy, hoa cây
bán hạ.
+ Buồng: là những bông mo có trục cụm hoa phân nhánh như hoa cây cau, cây dừa.
-
Hoa ngù: Cành mang hoa có cuống mọc dài ngắn khác nhau để đưa hoa lên cùng
một mặt phẳng, như hoa cây lê, hoa cây phượng…
52
-
Hoa tán: các cuống hoa từ đầu ngọn mọc tỏa ra như các gọng của một cột cái ô.
Cụm hoa tán là đặc điểm của họ Hoa tán, có tán đơn như cây hoa Tâm thất, hoa cây Đinh
lăng, có tán kép gồm nhiều tán đơn như hoa cây thì là, hoa cây mùi.
-
Hoa đầu: Ở đầu trục cụm hoa phồng to lên thành một cái đầu mang nhiều hoa nhỏ
không cuống. Mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc mỏng gọi là vẩy. Quanh đầu còn có những lá
bắc khác họp thành tổng bao lá bắc để bảo vệ hoa khi còn là nụ, cụm hoa đầu là đặc điểm
của các cây trong họ Cúc như hoa cây ngãi cứu, hoa cây sài đất.
3.2.2. Cụm hoa đơn có hạn (xim):
Trục chính của cụm hoa mang một cái hoa ở đỉnh cho nên không thể mọc dài ra
được nữa, nhưng có thể đâm nhánh ở phía dưới, tùy theo cách đâm nhánh người ta phân
biệt:
Xim một ngả: sự hình thành các nhánh chỉ xảy ra từng cái một.
-
+ Xim một ngả hình đinh ốc: sự phân nhánh luôn luôn đổi hướng như hoa cây La- dơn.
+ Xim một ngả hình bò cạp: sự phân nhánh luôn xảy ra một bên cây như cây vòi voi.
-
Xim hai ngả: cánh hoa kết liễu bởi một hoa và mang hai nhánh hai bên, hai nhánh
này lại kết liễu bởi một hoa và lại mang hai nhánh ở hai bên cứ thế mãi mãi ( hoa cây
xoan).
Xim nhiều ngả: trục cụm hoa phân nhiều nhánh như hoa cây thầu dầu.
-
Xim co: các nhánh của cụm hoa rất ngắn làm cho hoa nom như cùng một nơi mọc
tỏa ra. Kiểu cụm này đặc trưng cho các cây họ Hoa môi.
3.2. Hoa tự kép:
Các nhánh của cành mang hoa đáng lẽ kết thúc bởi một hoa nhưng lại mang một
hoa tự.
-
Chùm kép: hoa cây nho, cây hòe.
-
Tán kép: phổ biến trong các cây họ Hoa tán.
3.3. Hoa tự hỗn hợp:
Các nhánh của hoa tự đáng lẽ mang một hoa, nhưng lại mang một hoa tự khác với
loại hoa tự đó.
-
Ngủ đầu: cây rau má lá rau muống.
-
Bông xim co: các cây họ Hoa môi.
-
Chùm tán: các cây họ Ngũ gia bì.
4. Hoa thức, hoa đồ và sự tiền khai hoa
4.1.Viết hoa thức
Đó là tóm tắt cấu tạo của hoa
4.1.1 Các vòng của hoa được biểu thị bằng chữ cái in hoa
K là vòng đài hoa
53
C là vòng cánh hoa
P là bao hoa
A là vòng nhị hoa
G là vòng nhụy hoa
4.1.2. Sau mỗi chữ cái in hoa
Sau mỗi chữ cái in hoa là chữ số chỉ số lượng các bộ phận của mỗi vòng. Nếu số lượng các
bộ phận không giới hạn ta dùng dấu vô cực (∞). Các bộ phận của hoa dính liền với nhau
người ta viết chỉ số đó trong dấu ngoặc đơn.
4.1.3.Trước hoa thức còn có các ký hiệu
* hoa đều
hoa không đều
Hoa xếp xoắn ốc
♂ hoa đực
♀ hoa cái
hoặc
hoa lưỡng tính
4.1.4. Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang (-) số lượng lá noãn sau chữ G ở trên, dưới hay giữa công trình số
chỉ số lá noãn để thể hiện bầu dưới, bầu trên hay bầu giữa.
Ví dụ : hoa thức của một số hoa
5.Hoa cây Huệ: *P(3+3) A3+3 G(3)
6.Hoa cây Đậu: K(5) C5 A(9)+1 G1
7.Hoa cây Bí đực: *♂K(5)C(5)A(6)
4.2. Vẽ hoa đồ
Là sơ đồ tóm tắt cấu tạo của hoa, muốn vẽ hoa đồ người ta chiếu các bộ phận của
hoa lên trên một mặt phẳng thẳng góc với trục của hoa với những qui ước chung cho các
bộ phận hoa.
Cách vẽ hoa đồ như sau :
4.2.1. Cành mang hoa :
Được biểu thị bằng vòng tròn nhỏ tô đen ở phía trên
4.2.2. Lá bắc
Được biểu thị bằng hình lưỡi liềm có sống lưng nhọn đặt ở phía dưới.
4.2.3. Đài hoa
54
Vẽ hình lưỡi liềm nhỏ hơn, có sống lưng nhọn. Lá đài giữa quay về phía trên như
cây thuộc lớp Hành ( trừ một số trường hợp ngoại lệ như hoa của các cây trong họ Lan và
họ Đậu).
4.2.4. Cánh hoa :
Vẽ hình lưỡi liềm, nếu lá đài hình cánh hoa thì vẽ như cánh hoa
4.2.5. Bộ nhị
Vẽ hình chữ B, mặt lõm quay vào trong ( bao phấn hướng trong) hoặc quay ra ngoài
( bao phấn hướng ngoài).
4.2.6. Bộ nhụy
Vẽ theo mặt cắt của ngang bầu, các noãn vòng tròn nhỏ.
•
-
Chú ý :
Hình 6.6. Hoa đồ
1. Trục hoa; 2. Lá bắc con; 3. Đài; 4. Tràng;
5. Nhị; 6. Nhụy; 7. Lá bắc
Nếu hoa đều thì các bộ phận của hoa vẽ trên các vòng tròn đồng tâm. Hoa không
đều thì các bộ phận của hoa vẽ trên những vòng hình bầu dục.
-
Hoa kiểu xoắn thì vẽ trên một đường xoắn ốc.
-
Các bộ phận của hoa liền nhau thì nối nhau trên bằng những gạch ngang nhỏ (-).
-
Khi thiếu một vòng thì dùng dấu chấm (...) để thể hiện.
4.3. Sự tiền khai hoa
Là cách sắp xếp các bộ phận của hoa trong nụ, người ta phân biệt các kiểu tiền khai
hoa sau đây.
4.3.1. Tiền khai hoa xoắn ốc
Các bộ phận của hoa trong nụ không úp lên nhau.
55
4.3.2. Tiền khai hoa van
Các bộ phận của hoa đặt cạnh mép của các bộ phận đó không úp lên nhau.
4.3.3. Tiền khai hoa vặn
Mép của mỗi bộ phận phủ lên mép của bộ phận bên cạnh nhưng lại bị bộ phận bên
kia phủ lên mép của mình ( hoa đại, dừa cạn).
4.3.4. Tiền khai hoa lợp :
Mỗi bộ phận của hoa hoàn toàn phủ lên bộ phận khác hoàn toàn bị các bộ phận ở
hai bên phủ lên ở mép, còn 3 bộ phận kia lại bị mép của bộ phận bên
Hình 6.7. Các kiểu tiền khai hoa
4.3.5. Tiền khai hoa ngũ điểm :
A. Tiền khai hoa van; B. Tiền khai hoa vặn;C. Tiền khai hoa lợp;
Hai Tiền khaihoànnanh sấu; E. Tiền khai hoa cờ; G.khác hoàn hoa thìa
D. bộ phận hoa toàn ở phía ngoài, hai bộ phận Tiền khai toàn ở phía trong còn
bộ phận thứ năm thì nửa ngoài, nửa trong.
4.3.6. Tiền khai hoa cờ :
Cánh cờ phủ lên hai cánh, hai cánh hoa này lại phủ lên hai cánh kia, ở bên dưới ( họ
Cánh bướm).
4.3.7. Tiền khai hoa thìa :
Cánh hoa tương đương với cờ lại ở hẳn về phía trong và bị hai cánh ở hai bên phủ
lên, hai cánh này lại bị hai cánh thìa ở phía dưới phủ lên mép.
8. Công dụng của hoa trong ngành dược
-
Nhiều hoa được dùng làm thuốc như hoa hồng, hoa cúc, hoa kim ngân...
-
Một số hoa dùng để ăn như hoa thiên lý.
-
Một số dùng để ướp chè như hoa sen, nhài, ngâu...
-
Đa số hoa được dùng làm cảnh như hoa cúc, hoa la- dơn, hoa cẩm chướng...
-
Nhưng tầm quan trọng lớn nhất của hoa là dựa vào cấu trúc của hoa để phân loại thực vật.
Nếu ta không nắm vững cấu tạo của hoa thì không hiểu rõ được các phần phân loại thực
vật.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
56
Câu 1. Bao hoa:
a. Là phần không sinh sản.
c. a,b đúng
b. Gồm đài hoa và tràng hoa
d. a,b sai.
Câu 2. Đài hoa:
a. Là vòng ngoài cùng của bao hoa
b. Cấu tạo bởi những bộ phận màu xanh lục gọi là lá đài
c. Lá đài có màu sặc sỡ như cánh hoa thì gọi là lá đài hình cánh hoa
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Tràng hoa:
a. Có nhiệm vụ quyến rũ sâu bọ
b. Được cấu tạo bởi các bộ phận có màu sắc sặc sỡ gọi là cánh hoa.
c. Còn có mùi thơm
d. Tất cả đúng
Điền vào chỗ trống từ câu 4 đến câu 7
Câu 4. Mỗi cánh hoa gồm có một phần rộng gọi là ....(A)..... và một phần hẹp gọi là ....
(B)........
Câu 5. Đài hoa có thể rụng trước khi hoa nở đó là ........(A)......., hoặc còn lại sau khi hoa
tàn đó là .........(B).........., có khi đài hoa cùng tồn tại và cùng phát triển với quả đó
là ..........(C)...........
Câu 6. Số lượng lá đài thường là ....(A)....ở các cây một lá mầm và ....(B)...... với các cây
hai lá mầm
Câu 7. Cánh hợp đều nhau có 3 loại tràng là:...................., ...................., và................
Trả lời đúng sai từ câu 8 đến câu 10
Câu 8. Tràng hình môi năm cánh hoa đặc trưng cho các cây họ Hoa môi, tràng hoa cây hoa
mõm chó là kiểu tràng hình lưỡi nhỏ.
Câu 9. Cánh phân đều nhau có: tràng hình hoa hồng. tràng hình hoa cẩm chướng. tràng
hình chữ thập.
Câu 10. Hoa đơn độc là hoa mọc riêng lẻ một mình, trên một cuống hoa không phân nhánh
ở ngọn cành hay ở kẽ một lá gọi là lá bắc .
57
Bài 7. QUẢ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Định nghĩa quả và trình bày các phần chính của quả.
2. Phân biệt các loại quả.
3. Nêu được các công dụng chính của quả.
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Quả là cơ quan sinh sản của các cây hạt kín, sinh bởi sự phát triển của bầu sau sự thụ
tinh và mang các hạt do các tiểu noãn biến đổi thành.
2. Các phần của quả :
2.1. Các phần chính của quả :
2.1.1. Vỏ quả ngoài ( biểu quả bì)
Là lớp ngoài cùng hình thành bởi biểu bì ngoài của bầu. Lúc non có màu xanh, lúc
chín có màu khác ( vàng, đỏ, tím, đen...). Vỏ quả ngoài có thể mang gai ( vỏ quả cây cà
độc dược), có móc ( vỏ quả cây ké đầu ngựa), hay mang cánh ( quả cây muồng trâu).
2.1.2. Vỏ quả giữa (
trung quả bì)
Sinh bởi lớp mô mềm của
thành bầu, có thể khô héo đi
khi quả chín ( quả khô), hoặc
dày lên và mọng nước ( quả
thịt).
2.1.3. Vỏ quả trong
( nội quả bì) :
Sinh bởi biểu bì trong của
bầu có hạch như quả đào, thể mỏng ( quả mọng), dày hoặc cứng ( quả hạch), tạo thành 1
cái quả táo hay mọng nước như quả cam, quả chanh, hay mang lông khô ( quả cây bông).
2.2. Các phần phụ của quả
2.2.1. Cuống hoa và cuống của cụm hoa:
Cuống hoa có thể phát triển nhiều và mọng nước ( quả đào lộn hột). Trong quả ‘dứa’
phần ăn được sinh bởi trục của cụm hoa và các lá bắc.
2.2.2. Đế hoa
Đế hoa có thể tạo thành quả giả như cây dâu tây, phần ăn được trong quả lê, quả táo
tây là một phần của để hoa, một phần của bầu.
2.2.3. Đài hoa :
Đài hoa tạo thành một túi mỏng chung quanh quả ( quả tầm bóp).
2.2.4. Vòi và đầu nhụy :
58