1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG PHÂN LOẠI THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 114 trang )


Nếu gặp một loài chưa biết, người ta thường viết tắt tên loài bằng chữ viết tắt sp.

(species), viết đứng. Nếu có nhiều loài thuộc về cùng một chi nhưng không chỉ rõ loài nào,

người ta có thể viết tắt thành spp., có nghĩa species plurima (nhiều loài), hoặc sp. plur.

Với tên phân loài, thứ và dạng cũng được cấu tạo dạng subsp. hay ssp.; var. và

form. kiểu chữ đứng. Tên kèm theo các chữ viết tắt này viết nghiêng.

Ví dụ: Setaria palmifolia var. rubra; Agapanthus inapertus ssp. pendulus

Tên tác giả

Một tên cây đầy đủ phải kèm theo tên của tác giả đã công bố nó. Tên tác giả viết

theo chữ La Mã (chữ đứng) và phải viết tắt trừ trường hợp tên rất ngắn. Tên viết tắt phải

kèm theo dấu chấm, miến sao tránh được sự nhầm lẫn giữa người này và người khác.

Ví dụ: L. (chỉ Carl Linnaeus); DC. (chỉ De Candolle); Guill. (chỉ Guillemin); Guillaum.

(chỉ Guillaumin)

Nếu một tên chưa từng được công bố đã được công bố hợp pháp gắn với tên tác giả

của nó thì người ta phải ghi tên tác giả của nó. Đối với cây có nguồn gốc trồng trọt cũng

vậy. Nếu là cây trồng nhưng không biết tên của người trồng tạo ra nó thì thay vào tên tác

giả người ta viết chữ "Hort".

Ví dụ: Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pitard, loài này cùng được Pierre và Pitard

cùng công bố (ex: cùng) hợp pháp độc lập.

Calanthe argenteo-striata C. Z. Tang et S. J. Cheng, Loài này được C. Z. Tang và S.

J. Cheng cùng công bố trong một bài báo (et: và) hợp pháp

Nếu có một loài đã được mô tả và nêu tên, được chuyển sang một chi khác bởi một

tác giả mới thì tác giả sau phải giữ tên loài gốc (trừ những điều trắc trở). Trong trường hợp

này, danh pháp lưỡng nôm mới sẽ kèm theo tên của tác giả đã công bố nó trước đó được

đặt trong ngoặc đơn và tên của tác giả công bố sau đặt sau cùng.

Ví dụ: cây Nhọc trái khớp, trước đây Diels đặt tên là Polyalthia plagioneura Diels,

sau này Nguyễn Tiến Bân chuyển sang chi Enicosanthellum nên tên loài hiện tại viết là

Enicosanthellum plagioneura (Diels) Ban.

3.2. Tên họ:

Tên họ gồm tên chi chính của họ kèm theo đuôi từ - aceae (viết hoa chữ đầu).

Ví dụ: Asteraceae: họ Cúc

Fabaceae: họ Đậu.

3.3. Tên bộ:

Tên bộ gồm tên họ chính của bộ kèm theo đuôi từ -ales.

Ví dụ: Laurales ( bộ Long não)

Ranunculales( Bộ Hoàng liên)

Rosales ( bộ Hoa hồng)

3.4. Tên lớp, phân lớp

67



Tên lớp có đuôi từ -opsida

Ví dụ: Magnoliopsida ( lớp Ngọc lan)

Liliopsida ( lớp Hành)

Pinopsida ( lóp Thông)

Tên phân lớp có đuôi từ -idea

Ví dụ: Magnoliidae( Phân lớp Ngọc lan)

Rununculidae ( phân lớp Hoàng liên)

Asteridae ( phân lớp Cúc)

3.5. Tên ngành

Tên ngành có đuôi từ -phyta

Ví dụ: Bryophyta ( ngành Rêu)

Pinophyta ( ngành Thông )

Magnoliophyta ( ngành Ngọc lan )



Số tt



Các ngành, phân ngành, lớp và phân lớp thực vật

THỰC VẬT BẬC THẤP

Thực vật bậc thấp có cơ thể cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế

68



Ghi chú

TÁM NGÀNH

ĐẦU XẾP VÀO

TRONG NHÓM



bào chưa phân hóa thành rễ, thân, lá tạo thành một khối gọi

là tản, do đó thực vật bậc thấp còn gọi là Tản thực vật. Thực

vật bậc thấp gồm có những ngành sau:

1



Ngành Vi khuẩn: 4 lớp

- Lớp Vi khuẩn.

- Lớp Niêm vi khuẩn.



THỰC VẬT

KHÔNG

MẠCH, BA

NGÀNH SAU

TRONG NHÓM

THỰC VẬT CÓ

MẠCH



- Lớp Xoắn khuẩn.

- Lớp Xạ khuẩn.

2

3

4



Ngành Tảo lam

Ngành Nấm nhầy

Ngành Nấm: 6 phân ngành:

- Phân ngành Nấm roi

- Phân ngành Nấm tiếp hợp

- Phân ngành Nấm hợp

- Phân ngành Nấm túi

- Phân ngành Nấm đảm

- Phân ngành Nấm bất toàn



5

6



Ngành Tảo đỏ

Ngành Tảo màu: 5 lớp:

- Lớp Tảo vàng lục

- Lớp Tảo vàng kim

- Lớp Tảo cát

- Lớp Tảo nâu

- Lớp Tảo nhân lớn.



7



Ngành Tảo lục: 3 lớp:

- Lớp Tảo lục.

- Lớp Tảo tiếp hợp.

- Lớp Tảo vòng.

THỰC VẬT BẬC CAO



CHÍN NGÀNH

Thực vật bậc cao gồm những thực vật mà cơ thể đã phân ĐẦU XẾP VÀO

hóa thành rễ, thân, lá. Chúng có diệp lục cho nên sống tự TRONG NHÓM

dưỡng. Thực vật bậc cao còn gọi là nhóm Chồi thực vật và THỰC VẬT

KHÔNG CÓ

có các ngành sau:

69



8



Ngành Rêu chỉ mới có thân, lá và rễ giả (lông hút), chưa có HOA, HAI

rễ thật và mạch dẫn nhựa, chưa sinh sản bằng hoa (3 lớp).

NGÀNH CÒN

LẠI TRONG

- Lớp Rêu sừng

NHÓM THỰC

- Lớp Rêu tản

VẬT CÓ HOA

- Lớp Rêu

Ngành quyết đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn nhựa nhưng

chưa sinh sản bằng hoa do đó chưa có hạt ( 4 ngành).



9



- Ngành Lá thông

- Ngành Thông đá

- Ngành Cỏ tháp bút

- Ngành Răng dê

Ngành Thông có rễ, thân , lá, có mạch dẫn nhựa, sinh sản

bằng hoa, quả, hạt nhưng hạt còn nằm trần trên các lá noãn

mở (3 lớp).



10



- Lớp Tuế

- Lớp Thông

- Lớp Hạt dày

Ngành Ngọc lan đã có đủ rễ, thân, lá, mạch dẫn nhựa, sinh

sản bằng hoa, quả, hạt và hạt đã được bảo vệ trong một quả

khép kín.



11



1. Lớp Ngọc lan trong hạt có hai lá mầm, gân lá gặp nhau,

hình lông chim hay chân vịt, hoa mẫu 4 hoặc 5, bó dẫn mở,

có tầng sinh gỗ, thân và rễ có cấu tạo cấp hai; thân cây cấp

một chỉ có một vòng libe- gỗ; rễ chính thường phát triển

thành rễ trụ ( 7 phân lớp).

- Phân lớp Ngọc lan

- Phân lớp Hoàng liên

- Phân lớp Sau sau

- Phân lớp Cẩm chướng

- Phân lớp Sổ

- Phân lớp Hoa hồng

- Phân lớp Cúc

2. Lớp Hành trong hạt chỉ có một lá mầm; gân lá song song;

hoa mẫu; bó dẫn kín, không có tầng sinh gỗ; thân và rễ

không có cấu tạo cấp hai ( trừ ngoại lệ cây Ngọc giá, cây Lô

hội, cây Huyết dụ, cây Huyết giác); thân cây cấp một có

70



nhiều vòng libe – gỗ xếp lộn xộn, rễ chính ít phát triển thay

thế bởi rễ chùm (4 phân lớp).

- Phân lớp Trạch tả

- Phân lớp Hành

- Phân lớp Thài lài

- Phân lớp Cau



71



Chương 2. NGÀNH HẠT KÍN (ANGTOSPERMAE)

1. Đặc điểm:



Ngành Hạt kín gồm những thực vật bậc cao mà cơ thể đã có đủ rễ, thân, lá, mạch

dẫn nhựa và đã sinh sản bằng hoa, quả và hạt. Hạt ở đây được bảo vệ chu đáo trong một

quả khép kín.

Đặc điểm chủ yếu của ngành này là sự có mặt của nhụy cấu tạo bởi một hoặc nhiều

lá noãn, phần dưới khép lại thành một khoảng kín gọi là bầu đựng các noãn. Trên bầu có

vòi và đầu nhụy để nhận hạt phấn.

Ngoài ra, còn tiến bộ hơn ngành Hạt rần ở chỗ có sự thụ tinh khác, có mạch gỗ để

dẫn nhựa và sợi gỗ để nâng đỡ cây.

Cây hạt kín xuất hiện sau cây hạt trần. Mãi đến thời đại trung sinh mới bắt đầu có

cây hạt kín. Theo giả thuyết của Golenkin (1927) thì lúc đó trên mặt đất có độ chiếu sáng

và độ ẩm trong không khí thay đổi một cách đột ngột. Các cây không có hạt kín không

thích nghi nổi với hoàn cảnh mới và thu hẹp phạm vi phân bố lại. Số lượng của chúng

cũng bớt đi cho nên sự phát triển của cây hạt kín, đánh dấu một bước chuyển biến lơn trên

trái đất.

Quá trình tiến hóa của các cây hạt kín:

Hoa tiến từ kiểu xoắn ốc sang kiều vòng. Tiến từ chỗ các bộ phận của hoa không

theo một con số nhất định đến chỗ số lượng các bộ phận trong hoa giảm bớt và cố định.

Tiến từ cánh đơn sang cánh hợp, từ đối xứng với một trục sang đối xứng với một

mặt phẳng, từ hoa riêng lẻ đến hoa tụ họp thành cụm hoa, từ bầu thượng đến bầu hạ, từ

nhiều nhị, nhiều lá noãn đến ít nhị, ít lá noãn. Chứng tỏ sự bảo vệ ngày càng hiệu nghiệm

hơn đối với các bộ phận sinh sản.

Đối với đời sống loài người, các cây hạt kín cũng có vai trò lớn hơn các cây loại

khác. Thức ăn, cỏ cho gia súc đồ gia vị, hương liệu, thuốc men… đều lấy ở các cây hạt

kín.

2. Phân loại:



Hiện nay người ta phân chia ngành hạt kín thành hai lớp: Lớp Hành(lớp cây 1 lá

mầm) và lớp Ngọc Lan(lớp cây 2 lá mầm). Người ta coi cây một lá mầm như bắt nguồn từ

lớp cây 2 lá mầm. Hai lớp này khác nhau bởi đặc điểm sau đây:

1. Lớp Ngọc Lan (lớp cây 2 lá mầm):

-



Trong hạt có 2 lá mầm



-



Lá có gân lông chim hay chân vịt, tức gân lá gặp nhau.



-



Hoa mẫu 4 hoặc mẫu 5.



-



Bó dần mở, có tầng sinh gỗ.



-



Thân và rễ có cấu tạo cấp hai.



-



Thân cây cấp một chỉ có một vòng bó libe- gỗ.

72



Rễ chính thường phát triển thành rễ trụ, rễ chính tồn tại suốt đời sống của cây.



-



2. Lớp Hành (lớp cây 1 lá mầm)

-



Trong hạt chỉ có một lá mầm.



-



Gân lá song song hoặc hình cung.



-



Hoa mẫu ba.



-



Bó dần kín, không có tầng sinh gỗ.



-



Thân và rễ không có cấu tạo cấp hai (trừ các trường hợp ngoại lệ như cây Lô hội,

cây Huyết dụ, cây Huyết giác, cây Ngọc giá).

Thân cây cấp một có nhiều vòng bó libe-gỗ xếp lộn xộn.



-



Rễ chính thường ít phát triển, được thay thế bởi rễ chùm.



A. LỚP NGỌC LAN

(LỚP CÂY HAI LÁ MẦM) DICOTYLEDONEAE

1.



Đặc điểm chung

Lớp ngọc lan (lớp cây 2 lá mầm) là lớp đông nhất của các cây Hạt kín. Trong số

200.000 loài cây Hạt kín phân chia thành 300 họ thì cây 2 lá mầm chiếm 150.000 loài phân

bố trong 270 họ.

Về mặt thực tế các cây Hai lá mầm có nhiều công dụng hơn cây Một lá mầm. Lớp

cây hai lá mầm chia làm:



-



Phân lớp Ngọc lan



-



Phân lớp Hoàng liên



-



Phân lớp Cẩm chướng



-



Phân lớp Sổ



-



Phân lớp Hoa hồng



-



Phân lớp cúc



2.



Đặc điểm một số họ cây dùng làm thuốc

1. 2.1. Họ long não (Lauraceae)

1. 2.1.1. Đặc điểm chính:



-



Phần lớn cây trong họ là những cây gỗ to hay cây nhỏ (trừ dây Tơ xanh là một loài

Ký sinh leo, quấn).

Lá mọc so le, đơn nguyên, gân lá lông chim thường có 3 gân gốc lớn.

Cụm hoa xim, chùm hay tán giả. Hoa đều thường lưỡng tính, 3 lá đài, 3 cánh hoa

rời nhau, 9 nhị xếp thành 3 vòng, đôi khi có thêm một vòng nhị lép, một lá noãn, bầu trên,

một ô, đựng 1 lá noãn.

73



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

×