Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 114 trang )
•
Lá có đủ ba phần kể trên là lá đủ.
Ba phần phụ của lá cây: rất quan trọng để xác định cây.
-
Lá kèm là bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở gốc cuống lá như cây hoa hồng, dâm bụt. Có
khi lá kèm rụng sớm như cây đa búp đỏ, lá kèm có thể rời nhau hoặc dính vào nhau như
cây cà phê hai lá kèm mọc đối. Lá kèm dính vào cuống như lá cây hoa hồng, hoặc biến
thành gai như cây xương rồng ông.
Lá kèm thường có trong các họ cà phê, họ cánh bướm, họ hoa hồng, họ gai….
-
Lưỡi nhỏ là bộ phận nhỏ và mỏng mọc chỗ phiến lá nối với bẹ lá ( cây ngô, cây
lúa). Sự có mặt của lá lưỡi nhỏ là đặc điểm của cây họ Lúa, họ Gừng.
-
Bẹ chìa là cái màng mỏng ôm lấy thân cây ở phía trên chỗ cuống lá dính vào thân
(bẹ lá cây cốt khí củ, cây thồm lồm). Bẹ chìa là đặc điểm đặc trưng của họ Rau răm.
2.2. Các thứ gân lá
-
Lá một gân: đặc trưng cho các cây hạt trần như cây thông.
-
Gân lá song song: đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hành như: cây lúa, ngô, hành.
-
Gân lá hình lông chim: các gân phụ từ gân chính tỏa ra như lông chim ( lá cây đại,
cây mít).
-
Gân lá hình chân vịt: các gân từ đầu
cuống lá xòe ra như hình chân vịt ( lá cây
sắn, cây đại)
-
Gân lá tỏa tròn: cuống lá dính vào
giữa phiến lá, các gân lá từ chỗ đính đó tỏa
ra khắp mọi phía ( lá cây sen, cây bình
vôi).
•
Ngoài ra còn một số gân lá ít gặp
như gân hình cung ( như lá cây quế, mã
đề), gân lá hình mạng lưới ( cây gai, dâu
tằm), gân lá hình quạt ( cây bạch quả).
2.3. Các loại lá cây
Lá cây được chia làm hai loại:
2.3.1. Lá đơn:
Lá đơn là loại lá có cuống không
phân nhánh mà chỉ mang một phiến lá thôi.
Các lá đơn có thể xếp theo 4 kiểu
sau đây:
-
Dựa vào hình dạng phiến lá
+ Lá hình tròn: phiến lá tròn như lá đồng tiền, lá sen
+ Lá hình bầu dục: như lá cây táo
39
+ Lá hình trứng: có phần rộng của phiến lá ở về cuống như lá cây tía tô.
+ Lá hình trứng ngược: có phần hẹp của phiến lá ở về phía cuống lá như lá bàng.
+ Lá hình mũi mác: phần rộng nhất ở giữa phiến lá như lá cây mạch môn.
+ Lá hình dải: có phiến lá hẹp và dài như lá cây cây sả.
+ Lá hình kim: như lá cây thông.
+ Lá hình ống: như lá cây hành ta.
+ Lá hình thận: như lá cây rau má
+ Lá hình tim: như lá cây trầu không
+ Lá hình gươm: hoa la-dơn
+ Lá hình quả trám: lá sồi.
+ Lá hình lưỡi liềm: cây bạch đàn.
+ Lá hình tam giác: giang quy bản.
+ Lá hình nhiều cạnh: cây bát giác liên.
Dựa vào hình dạng của mép phiến lá:
-
+ Lá nguyên: mép phiến lá không bị khía
như lá cây mít
+ Lá khía răng nhọn: mép lá cắt thành những
răng nhọn (lá cây chè).
+ Lá khía răng tròn: kẽ răng là góc tù (cây
rau má).
+ Lá uốn lượn: răng tròn, kẽ răng tròn.
+ Lá thùy: vết khía không sâu tới ¼ phiến lá,
có hai loại:
•
Lá thùy hình lông chim như lá cây
trạng nguyên.
•
Lá thùy hình chân vịt như lá cây
bông.
+ Lá chẻ: vết khía sâu vào tới ¼ phiến lá, có
hai loại:
•
Lá chẻ hình lông chim (ích mẫu).
•
Lá chẻ hình chân vịt (cây san hô).
+ Lá chia: vết khía sâu quá ¼ phiến lá, có
hai loại:
•
Lá chia hình lông chim ( ngải cứu)
40
•
Lá chia hình chân vịt (cây sắn)
+ Lá xẻ: vết khía vào sâu tới tận gân lá, có hai loại:
•
Xẻ lông chim như lá cây thì là
•
Xẻ hình chân vịt như lá cây hoa La – let.
-
Dựa vào hình dạng của đầu ngọn lá:
+ Lá có đầu nhọn: dâm bụt
+ Lá có đầu tù: cây táo
+ Lá có đầu lõm: cây muống biển.
+ Lá đầu tròn: bèo Nhật Bản.
-
Dựa vào hình dạng của gốc lá:
+ Lá có gốc tròn: cây đa
+ Lá có gốc nhọn: cúc tần
+ Lá có gốc hình tim: trầu không
+ Lá có gốc hình mũi tên: lá cây chóc.
+ Lá có gốc lệch một bên: lá cây cà độc dược.
2.3.2. Lá kép:
41
Là lá có cuống phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến lá gọi là lá chét. Có hai loại
lá kép.
Lá kép hình lông chim: các lá chét xếp đều đặn hai bên cuống lá.
+ Dựa vào số lượng lá chét mà phân biệt
•
•
Lá kép lông chim chẵn: Thảo quyết
minh
Lá kép lông chim lẻ: cây hoa hồng.
+ Dựa vào số lần phân chia theo kiểu lông
chim mà phân biệt:
•
Lá kép một lần lông chim như lá me
•
Lá kép hai lần lông chim như cây
phượng
•
Lá kép ba lần lông chim như lá cây
núc nác.
* Cần chú ý phân biệt lá kép lông
chim giả như cây chó đẻ răng cưa, lá kép
thật kẽ các lá chét không bao giờ mang chồi
mầm, hoa, quả.Đôi khi lá kép gồm 1 lá
chét, khi đó phiến lá gấp khớp với lá như
cây bưởi.
-
Lá kép hình chân vịt: Cuống lá phân nhánh ở đầu ngọn cuống lá chính thành nhiều
nhánh xòe ra, mỗi nhánh mang một lá chét: như lá cây gạo, lá cây chân chim. Chú ý:
không nhầm với lá đơn gân chân vịt: lá sắn.
2.4. Các lá biến đổi
Lá cây có thể biến đổi hình dạng và cấu tạo để thích nghi với môi trường sống.
-
Vảy: lá biến đổi thành vảy, làm nhiệm vụ bảo vệ thân rễ như cây gừng, cây riềng.
Hoặc làm nhiệm vụ dự trữ như cây hành, cây tỏi.
-
Gai: lá biến đổi thành gai để giảm sự thoát hơi nước, hoặc bảo vệ cây như cây
xương rồng.
-
Tua cuốn: lá biến đổi thành tua cuốn làm cho cây có thể leo được như lá chét ở
ngọn lá kép của cây đậu Hà Lan biến đổi thành tua cuốn.
-
Lá bắc: là lá mang hoa ở kẽ lá đó.
-
Lá cây ăn thịt: thích nghi với lá điều kiện bắt mồi như lá cây nắp ấm.
-
Tuyến mật của lá: thường đọng ở khu vực đặc biệt của lá để quyến rũ sâu bọ như
cây thầu dầu có u lồi ở trên cuống lá.
2.5. Cách sắp xếp lá trên cành (diệp tự)
-
Lá mọc so le còn gọi là mọc cách: mỗi mấu mang một lá như lá cây mơ, lá cây gấc.
42
Lá mọc đối:
-
Mỗi mấu mang hai lá đối nhau (lá cây kim ngân, lá cây cà phê).
Khi lá ở mấu trên đặt trong một mặt phẳng thẳng góc với hai lá ở mấu dưới ta có lá mọc
đối chéo chữ thập như cây tía tô, cây bạc hà.
Lá mọc vòng: mỗi mấu mang ba lá trở lên như cây trúc đào.
-
* Một số trường hợp thân cây rất ngắn hoặc không có thân cây, lá sẽ xếp thành hình hoa
thị ở sát mặt đất như lá cây mã đề, lá cây bồ công anh.
3. Cấu tạo giải phẫu của lá cây
Đặc điểm nổi bậc của lá cây có cấu tạo đối xứng với một mặt phẳngđó là điểm khác
căn bản với cấu tạo của rễ và thân đối xứng với một trục. Ngoài ra lá mọc có hạn cho nên
không có cấu tạo cấp hai.
3.1. Lá cây lớp Ngọc lan
3.1.1. Cấu tạo của phiến lá
Các gân lá không song song với nhau nên phần gân giữa thường lồi hẳn lên, phiến
lá chính thức mỏng hơn.
3.1.1.1. Phiến lá chính gồm có:
- Biểu bì trên: cấu tạo bởi một lớp tế bào sống không có lỗ khí, không diệp lục,
màng ngoài hóa cutin. Biểu bì có thể mang lông che chở hoặc bài tiết.
- Biểu bì dưới: khác với biểu bì trên là có lỗ khí, hoặc tập trung phòng ẩn khổng (lá
trúc đào), để giảm bớt sự thoát hơi nước. Biểu bì mang lông che chở hay đơn bào.
- Thịt lá: là lớp mô mềm nằm giữa hai lớp biểu bì. Nó có thể cấu tạo đồng thể hay dị
thể. Ta thường gặp cấu tạo dị thể bất đối xứng:
+ Phía trên là mô mềm diệp lục hình dậu, cấu tạo bởi những tế bào xếp dài như những cọc
ở một bờ dậu, có rất nhiều lục lạp, quang hợp chủ yếu ở đây.
+ Dưới mô mềm dậu là mô mềm khuyết cấu tạo bởi những tế bào dài xếp không đều để hở
những khoảng trống chứa đầy khí gọi là khuyết.
-
Trong phiến lá còn có các gân phụ.
Ngoài ra mỗi lá cây còn có những đặc điểm riêng, có thể dựa vào đó để kiểm
nghiệm các lá cây thuốc như có lông tiết hình đĩa, đặc trưng cho các cây họ Hoa môi, ống
tiết có trong các cây họ hoa tán.
3.1.1.2. Gân giữa:
Thường chỉ lồi ở mặt dưới còn mặt trên phẳng hay lõm, có khi lồi lên ở cả hai mặt
( lá cây long não, bạch đàn).
-
Ngoài cùng là hai lớp biểu bì trên và biểu bì dưới.
-
Dưới biểu bì thường là lớp mô dày.
-
Sau đó đến lớp mô mềm vỏ có thể chứa túi tiết, các thể cứng, tinh thể.
43
-
-
Bó libe gỗ: nằm tương ứng với các gân lá, gân chính là bó libe gỗ lớn hơn ở gân phụ. Bó
libe gỗ xếp theo đường cung hoặc vòng tròn libe ngoài, gỗ ở trong, nhiệm vụ dẫn nhựa và
nâng đỡ cho lá cứng cáp.
Phía trong gỗ là mô mềm ruột.
3.1.2. Cấu tạo của cuống lá gồm có :
- Biều bì cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật, xếp theo chiều dài của cuống lá.
- Mô dày ở dưới những chỗ lồi lên của biểu bì.
- Mô mềm vỏ.
- Các bó libe - gỗ
- Phía trong gỗ là mô mềm ruột.
3.1.3. Cấu tạo của bẹ lá
Giống như cấu tạo của phiến lá gồm có biểu bì ở cả hai mặt, giữa là mô mềm diệp
lục đựng các bó libe- gỗ xếp thành hình vòng cung.
3.2. Lá cây lớp Hành ( lá cây một lá mầm)
44
Ở lá cây một lá mầm thường mọc thẳng đứng hai mặt lá xanh như nhau vì vậy có
một số đặc điểm nổi bật.
- Màng tế bào biểu bì có thể khảm thêm chất silic như các cây họ lúa, cả lớp biểu bì
đếu có khí khổng.
- Mô mềm đồng hóa không phân biệt thành hai loại mô. Trong một lá có thể mang
toàn nhu mô dậu hoặc toàn mô khuyết.
- Bó libe – gỗ xếp đều thành một hàng trong phiến lá tương ứng với các gân lá song
song.
4. Công dụng của lá trong ngành dược
Rất nhiều cây được dùng làm thuốc.
-
Lá vông nem làm thuốc an thần.
-
Lá cà độc dược chữa bệnh hen suyễn.
-
Lá mơ chữa kiết lỵ.
-
Búp ổi chữa bệnh tiêu chảy.
-
Lá tía tô chữa cảm cúm.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Lá cây, chọn câu Sai:
a. Là cơ quan sinh dưỡng của cây.
b. Mọc có hạn trên thân cây, có cấu tạo đối xứng.
c. bao gồm hai phần chính và ba phần phụ
d. Đảm nhận những chức năng dinh dưỡng rất quan trọng
Câu 2. Phiến lá, chọn câu Sai:
a.Là phần mỏng và rộng gồm có hai mặt, mặt trên là bụng lá, mặt dưới gọi là lưng lá
b. Có các gân lá nổi lên phiến lá có nhiều hình dạng khác nhau
c.Thường có màu xanh do chứa chất diệp lục.
d. a,b sai.
Ghép câu từ câu 3 đến câu 6
Câu 3. Lá kèm
a. là đặc điểm của cây họ Lúa, họ Gừng
Câu 4. Lưỡi nhỏ
b. là bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở gốc cuống lá như cây hoa hồng,
dâm bụt
Câu 5. Bẹ chìa
c. là đặc điểm đặc trưng của họ Rau răm.
Câu 6. Bẹ lá
d. là đặc điểm đặc trưng của một số họ cây như họ Lúa, họ Cau
45
Ghép câu từ câu 7 đến câu 10
Câu 7. Lá một gân
a. đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hành như: cây lúa, ngô, hành
Câu 8. Gân lá song
song
b. đặc trưng cho các cây hạt trần như cây thông.
Câu 9. Gân lá hình
lông chim
c. lá cây mít
Câu 10. Gân lá hình
chân vịt
d. lá cây sắn
46
Chương 3: CƠ QUAN SINH SẢN
Bài 6. HOA
MỤC TIÊU MÔN HỌC
1/ Định nghĩa và trình bày được các phần của hoa
2/ Trình bày và phân biệt được cách sắp xếp của các loại hoa.
3/ Hiểu và vận dụng được cách viết hoa thức, vẽ hoa đồ và tiền khai hoa.
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của các cây hạt kín ( tức là những cây hiển hoa)
mà hạt đựng trong quả kín cấu tạo bởi những lá biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh
sản.
2. Các phần của hoa:
2.1. Các phần chính của hoa
2.1.1 Bao hoa:
Là phần không sinh sản gồm đài hoa và tràng hoa.
2.1.2 Đài hoa
-
Đài hoa là vòng ngoài cùng của bao hoa,
cấu tạo bởi những bộ phận màu xanh lục gọi là
lá đài, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của hoa
khi còn trạng thái nụ. Lá đài có màu sặc sỡ như
cánh hoa thì gọi là lá đài hình cánh hoa hay cánh
đài như cánh hoa huệ, hoa lan, hoa lựu.
+ Các lá đài có thể rời nhau: đài phân ( hoa cải)
+ Các lá đài có thể liền nhau: đài hợp ( hoa dâm
bụt)
+ Các lá đài giống nhau gọi là đài đều hoặc khác
nhau gọi là đài không đều.
+ Đài hoa có thể rụng trước khi hoa nở đó là lá đài rụng sớm ( hoa thuốc phiện) hoặc còn
lại sau khi hoa tàn đó là đài tồn tại ( cà, ớt) có khi đài hoa cùng tồn tại và cùng phát triển
với quả đó là đài đồng trưởng ( cây tầm bóp, đài hoa của cây hồng ăn quả).
-
Số lượng lá đài thường là ba ở các cây một lá mầm và bốn đến năm với các cây hai
lá mầm.
-
Hoa không có đài gọi là hoa trần. Cấu tạo của lá đài giống cấu tạo của một phiến lá,
ngoài là biểu bì, giữa là mô mềm diệp lục trong đó có các bó libe – gỗ, ngoài có thể mang
lông.
47
-
Một số hoa có thêm vòng đài phụ ( tiểu đài) nằm ở phía ngoài của đài chính ( đài
hoa dâm bụt, đài hoa cây bông).
2.1.3. Tràng hoa
Tràng hoa có nhiệm vụ quyến rũ sâu bọ cho nên được cấu tạo bởi các bộ phận có
màu sắc sặc sỡ gọi là cánh hoa. Ngoài màu sắc cánh hoa còn có mùi thơm do biểu bì tiết ra
để quyến rũ sâu bọ.
Mỗi cánh hoa gồm có một phần rộng gọi là phiến và một phần hẹp gọi là móng. Các
cánh hoa có thể rời nhau (gọi là cánh hợp), giống nhau (gọi là cánh đều), khác nhau (gọi là
cánh không đều)
-
Tràng cánh hợp:
Các cánh hoa dính liền nhau, phần liền nhau gọi là ống, phần rời nhau ở trên ống
gọi là phiến, chỗ phiến nối với ống gọi là họng.
•
Cánh hợp đều nhau có:
+ Tráng hình bánh xe: ống ngắn, phần phiến to và tỏa ra loe rộng trông giống như bánh xe
(tràng hoa cây cà).
+ Tràng hình nhạc: ống ngắn và phình to lên, trông giống như cái chuông (tràng hoa cây
đảng sâm).
48
+
Tràng hình phễu: ống hình trụ nhưng loe dần lên thành hình phểu (tràng hoa cây cà độc
dược)
+ Tràng hình đinh: ống dài, nhỏ, thẳng góc với phiến tràng hoa cây dừa can.
•
Cánh hợp không đều:
+ Tràng hình môi năm cánh hoa chia làm hai môi: một môi hai, một môi ba. Loại này đặc
trưng cho các cây họ Hoa môi (tràng hoa cây ích mẫu, bạc hà).
+ Tràng hình mặt nạ: tràng cũng chia làm 2 môi nhưng môi dưới móc lồi vào trong họng,
làm cho họng bị khép kín lại trong giống như mặt nạ (tràng hoa cây Hoa mõm chó).
49