Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 114 trang )
Trên miền sinh trưởng là miền lông hút mang nhiều lông nhỏ để hấp thu nước và
các muối vô cơ hòa tan để nuôi cây.
Đoạn mang lông hút luôn di chuyển theo đầu ngọn rễ để khai thác chất dinh dưỡng
ở những nơi mà đầu ngọn rễ mọc ra.
2.1.5. Miền hóa bần
Trên miền lông hút là miền hóa bần, làm nhiệm vụ che chở cho rễ cây, phần này có
các rễ con mọc xuyên ra và cũng mang đủ các bộ phận như rễ cái.
Các rễ con bậc nhất này lại có thể mọc ra những rễ con bậc hai. Các rễ con bậc hai
lại có thể sinh ra những rễ con bậc ba... Tất cả họp thành búi rễ của cây.
2.1.6. Cổ rễ
Trên cùng là cổ rễ nơi rễ nối liền với thân cây ở sát mặt đất.
2.2. Các loại rễ
Rễ có nhiều hình dạng khác nhau thích hợp với điều kiện sống riêng biệt của từng
loại cây.
2.2.1. Rễ trụ còn gọi là rễ cọc.
Rễ cái phát triển nhiều hơn rễ con nên mọc sâu xuống dưới đất như : rễ cây rau cải,
cây xoan, cây mít. Đối với loại này trồng phải bón phân sâu xuống dưới đất.
2.2.2. Rễ chùm :
Rễ cái và con to bằng nhau mọc tua tủa như chùm râu : cây ngô, cây lúa
2.2.3. Rễ củ :
Rễ cái hoặc rễ con có thể phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ : rễ củ cây cà rốt,
cây mạch môn...
2.2.4. Rễ phụ
Rễ mọc từ cành ra khi xuống tới
đất to dần lên rồi trở lại thành những cột
nâng đỡ cành như cây si, cây đa.
2.2.5. Rễ bám
Rễ mọc từ thân cây làm cây mọc
bám vào giàn như cây trầu không. Rễ
bám không có chóp rễ và lông hút.
2.2.6. Rễ mút
Là rễ mọc vào trong cây chủ giác
mút để hút nhựa các cây đó như cây tơ
hồng, cây tâm gửi.
2.2.7. Rễ khí sinh
Rễ mọc trong không khí nên có
chất diệp lục. Ngoài mặt rễ còn có một
26
lớp mô xốp bao bọc để hút hơi ẩm của không khí gọi là màn như cây Phong lan, cây Thạch
hộc.
2.2.8. Rễ tua cuốn
Rễ mọc quấn vào giàn để nâng đỡ như cây Vani
2.2.9. Rễ thủy sinh
Là rễ mọc trong nước như rễ cây sen, cây súng, cây bèo.
2.2.10. Rễ hô hấp
Là rễ mọc thẳng đứng lên khỏi mặt đất để cung cấp không khí cho các phần rễ phía
dưới như rễ cây bụt mọc, rễ cây bần.
3. Cấu tạo giải phẫu của rễ cây
3.1.Cấu tạo cấp một ( cấu tạo sơ cấp)
Nếu cắt ngang rễ cây non ở vùng lông hút rồi đem soi lát cắt đó trên kính hiển vi ta
thấy rễ cây gồm 3 phần.
3.1.1. Tầng lông hút (biểu bì) :
Cấu tạo bởi một lớp tế bào
sống có màng mỏng cellulose có
nhiệm vụ hấp thu nước và các muối
vô cơ hòa tan.
3.1.2. Vỏ cấp một :
Vỏ cấp một được cấu tạo bởi
tế bào mô mềm sống, có màng bằng
cellulose, không có diệp lục chia
làm 3 vùng
-
Ngoại bì : cấu tạo bởi những
tế bào hóa bần có nhiệm vụ bảo vệ rễ cây
Mô mềm vỏ chia làm hai lớp :
+ Mô mềm vỏ ngoài : bao gồm nhiều tế bào màng mỏng bằng cellulose, cấu tạo bởi những
tế bào không đều, tạo ra các khoảng gian bào.
+ Mô mềm vỏ trong : gồm các tế bào màng cũng mỏng cấu tạo bởi những tế bào rất đều
xếp thành các vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm.
-
Nội bì : cấu tạo bởi lớp tế bào sống, gồm một hàng tế bào khá đều. Lớp tế bào này
có khung hóa bần để ngăn cản không cho các chất độc thấm qua vào trụ giữa.
3.1.3.Trụ giữa ( trung trụ) : Rễ các cây hiển hoa chỉ có một trung trụ, đó là cấu tạo đơn trụ gồm
có các phần sau :
Vỏ trụ ( trụ bì) : là lớp tế bào ngoài cùng của trung trụ cấu tạo bởi những tế bào xếp
xen kẽ với tế bào nội bì.
27
Hệ thống dẫn : bao gồm các bó gỗ và bó libe : bó gỗ và libe riêng biệt xếp xen kẽ
nhau. Bó gỗ mặt cắt hình tam giác đỉnh quay ra ngoài và mạch gỗ nhỏ ở phía ngoài, mạch
gỗ to ở phía trong ( phân hóa hướng tâm). Bó libe mặt cắt hình bầu dục cấu tạo bởi các
mạch rây.
Mô mềm ruột :
+ Phần mô mềm ở khe các bó libe và bó gỗ gọi là tia ruột hay tia tủy.
+ Phần mô mềm ở trong các bó libe và bó gỗ gọi là ruột hay tủy.
•
Tóm lại cấu tạo cấp I của rễ cây cần chú ý mấy điểm sau đây :
-
Rễ cây có cấu tạo đối xứng với một trục.
-
Bó libe và bó gỗ rời nhau, xếp xen kẽ nhau.
-
Bó gỗ phân hóa hướng tâm.
3.2. Cấu tạo cấp hai của rễ ( cấu tạo thứ cấp)
Ở đa số các cây lớp Hành, một số cá
biệt cây ở lớp Ngọc lan, rễ chỉ có cấu tạo cấp
I vì chỉ tồn tại thời gian ngắn. Các cây lớp
Ngọc lan, rễ cây phát triển theo chiều ngang
nhờ hoạt động của vòng mô phân sinh cấp
hai gọi là tầng phát sinh.
3.2.1. Tầng phát sinh ngoài còn gọi là
tầng phát sinh bần lục bì :
Tế bào lớp ngoài phân hóa thành bần
có nhiệm vụ che chở cho rễ cây già, lớp trong
sẽ thành mô mềm cấp hai làm nhiệm vụ dự
trữ gọi là lục bì (vỏ lục).
3.2.2. Tầng phát sinh trong còn gọi là tầng phát sinh libe – gỗ ( tượng tầng).
Đặt ở phía trong bó libe cấp I và phía ngoài các bó gỗ cấp I thành một vòng lượn,
về phía ngoài tượng tầng sinh ra lớp libe cấp II, phía trong tạo ra bó gỗ cấp II. Ngoài ra sự
hoạt động của tầng phát sinh cũng tạo ra tia ruột cấp II.
Đối với ngành dược nên chú ý là khi nói đến vỏ rễ dùng làm thuốc gồm tất cả
những phần có thể bóc rời khỏi các lõi gỗ trong từ tượng tầng đến ra ngoài : tượng tầng
libe cấp II, nhu mô vỏ cấp I, lục bì, tầng phát sinh ngoài, bần và thụ bì.
4. Công dụng của rễ trong ngành dược.
Trong ngành dược, nhiều rễ được dùng làm thuốc
-
Vỏ rễ : như vỏ rễ lựu chữa sán, vỏ rễ dâu trong đông y gọi là Tang bạch bì.
-
Rễ củ : như cát căn, sâm bố chính, nhân sâm, ngưu tất, phụ tử.
-
Trong sinh hoạt của con người nhiều rễ được dùng để ăn như khoai lang, củ cải, cà
rốt, sắn... hay để nhuộm (củ nâu).
28
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Rễ cây:
a. Thường mọc dưới đất
c. Nhiệm vụ giữ chặt cây
b. Nhiệm vụ hấp thu các chất
d. Tất cả đều đúng
Ghép câu từ câu 2 đến câu 5
Câu 2. Rễ cái
a. Nhiệm vụ che chở cho rễ cây, có các rễ con mọc xuyên ra .
Câu 3. Chóp rễ
b. Luôn di chuyển theo đầu ngọn rễ hấp thu nước và các muối
vô cơ hòa tan để nuôi cây.
Câu 4. Miền lông hút
c. cấu tạo bởi một bộ phận hình trụ nón màu trắng hay màu
nâu
Câu 5. Miền hóa bần
d. nhiệm vụ che chở cho đầu ngọn rễ non khỏi bị xây xát khi
mọc đâm xuống đất
Ghép câu từ câu 6 đến câu 9
Câu 6. Rễ trụ
a. Rễ cái và con to bằng nhau
Câu 7. Rễ chùm
b. Rễ cái phát triển nhiều hơn rễ con nên mọc sâu xuống dưới đất
Câu 8. Rễ củ
c. Không có chóp rễ và lông hút
Câu 9. Rễ bám
d. Rễ cái hoặc rễ con có thể phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ
Câu 10. Cấu tạo cấp I của rễ cây:
a.Rễ cây có cấu tạo đối xứng với một trục.
c. Bó gỗ phân hóa hướng tâm.
b.Bó libe và bó gỗ rời nhau, xếp xen kẽ nhau.
d. Tất cả đúng.
Câu 11. Tầng phát sinh ngoài :
a. Có nhiệm vụ che chở
b. Có nhiệm vụ dự trữ
c. Còn gọi là tầng phát sinh bần lục bì
d. Tất cả đều đúng
Trả lời Đúng, Sai từ câu 12 đến câu 20
Câu 12. Rễ cây phát triển theo chiều ngang nhờ hoạt động của vòng mô phân sinh cấp một
gọi là tầng phát sinh.
Câu 13. Tầng phát sinh trong còn gọi là tầng phát sinh bần lục bì .
Câu 14. Ở một số cây các rễ củ được thành lập nhờ sự xuất hiện những lớp mô cấp hai.
29
Câu 15. Vỏ rễ cây lựu, cây dâu tằm, cây cát căn thường được dùng để làm thuốc.
Câu 16. Vỏ cấp một được cấu tạo bởi tế bào mô mềm sống, có màng bằng cellulose, không
có diệp lục chia làm 4 vùng.
Câu 17. Mô mềm vỏ trong được cấu tạo bởi những tế bào rất đều, màng mỏng xếp thành
các vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm.
Câu 18. Nội bì có khung hóa bần để ngăn cản không cho các chất độc thấm qua vào trụ
giữa
Câu 19. Hệ thống dẫn : bao gồm các bó gỗ và bó libe : bó gỗ và libe riêng biệt xếp xen kẽ
nhau. Bó libe mặt cắt hình tam giác đỉnh quay ra ngoài và mạch nhỏ ở phía ngoài mạch to
ở phía trong .
Câu 20. Mô mềm ruột gồm : Phần mô mềm ở khe các bó libe và bó gỗ gọi là ruột hay tủy.
Phần mô mềm ở trong các bó libe và bó gỗ gọi là tia ruột hay tia tủy.
30
Bài 4. THÂN CÂY
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Nêu được định nghĩa và hính thái học của thân cây.
2.Trình bày được các cấu tạo giải phẫu của thân cây.
3. Nêu được vài công dụng chính của thân cây
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Thân là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc trên không từ dưới lên trên, có nhiệm vụ
mang lá, hoa, quả và dẫn nhựa đi khắp cây.
2. Hình thái học của thân.
2.1. Các phần của thân
Thân cây gồm các phần sau :
2.1.1. Thân chính
Thân chính là một cơ quan hình trụ
nón nhưng có khi mặt cắt hình tam giác
(cây cói, củ gấu) hoặc hình vuông (bạc
hà, ích mẫu) hay dẹt như cây quỳnh. Khi
còn non thân cây có màu xanh lục, khi
thân già có màu nâu.
Cây không có thân như mã đề, bồ
công anh Trung Quốc, có cây thân rất cao
như cây bạch đàn ở châu Úc cao 155m,
thân có thể đặc hoặc rỗng, mặt ngoài nhẵn
hay có lông, thân có thể mọng nước
(thuốc bỏng) hay thân giả do lá bẹ úp vào
nhau như cây chuối.
2.1.2. Chồi ngọn
Ở đầu ngọn thân cây, cấu tạo bởi
các lá non úp lên trên đỉnh sinh trưởng của cây, các lá đó lớn lên dần dần và tách xa nhau
ra.
2.1.3. Mấu
Là chỗ lá đính vào thân.
2.1.4. Gióng hay lóng
Là khoảng cách giữa hai mấu nối tiếp nhau.
2.1.5. Chồi bên.
31
Cấu tạo giống như chồi ngọn nhưng mọc ở kẽ lá về sau phát triển thành cành hoặc
thành hoa.
2.1.6. Cành
Phát sinh từ chồi bên, cành cũng có đủ bộ phận như thân chính nhưng nhỏ hơn và
mọc xiên, góc giữa cành và thân đặc trưng cho từng loại cây, cành có thể biến đổi thành
gai ( bưởi, bố kết) hoặc thành tua cuốn (lạc tiên).
2.1.7. Bạnh gốc
Là chỗ lồi ra ở gốc một số thân cây to, có nhiệm vụ tăng độ vững chắc của cây như
cây gạo, cây sấu.
2.2. Phân loại
Tùy theo tỷ lệ tương đối giữa thân cành và tuổi của cây, người ta phân biệt các loại
cây.
2.2.1. Cây to
Có thân gỗ phát triển nhiều, sống nhiều năm và chỉ phân nhánh từ một chiều cao
nào đó thôi như cây nhãn, bàng, mít.
2.2.2. Cây nhỡ
Thân gỗ phân nhánh ngay từ gốc và chỉ cao độ 4m.
2.2.3. Cây bụi
Thân cây gồm 2 phần, phần dưới sống dai thuộc mộc, phần trên thuộc thảo sống
hàng năm, chiều cao khoảng 1m.
2.2.4. Cây nhỏ
Thân thấp hơn cây nhỡ.
2.2.5. Cây cỏ ( cây thảo)
Cây có thể sống 1 năm (lúa), sống 2 năm (cà rốt) hoặc sống dài hơn.
2.3. Các loại thân cây.
2.3.1. Thân trên không ( thân
khí sinh).
- Thân đứng gồm ba kiểu :
+ Thân gỗ : là thân của các cây có tế
bào già hóa gỗ và phân nhánh. Là thân
các cây to như mít, nhãn, me.
+ Thân cột : là thân hình trụ, thẳng,
không phân nhánh, mang một bó lá ở
ngọn như cây cau, cây dừa.
+ Thân rạ : là thân rỗng ở các gióng,
đặc ở các mấu như cây tre, cây lúa.
32