1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

Trắc nghiệm nhiều điền khuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 154 trang )


Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC PHẦN ĐỌC HIỂU - TIẾNG VIỆT LỚP 5



2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

+ Hình thức: Hệ thống bài tập chia thành các nhóm, các kiểu, các dạng

một cách nhất quán. Trong dạy học đọc hiểu Tiếng Việt lớp 5 khi xây dựng hệ

thống bài tập trắc nghiệm khách quan chúng tôi chia thành 4 dạng bài tập đó là:

 Trắc nghiệm đúng - sai

 Trắc nghiệm điền khuyết

 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

 Trắc nghiệm ghép đôi

Căn cứ vào mục tiêu của mỗi bài học cụ thể trong các bài tập đọc lớp 5

mà chúng tôi xây dựng các bài tập sao cho phù hợp đạt kết quả cao.

+ Nội dung: Các bài tập đều đựơc xây dựng theo các bài học cụ thể

trong đọc hiểu của các bài tập đọc lớp 5. Các bài tập đều hướng tới việc thực

hiện mục tiêu của bài học.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình

Hệ thống bài tập phải luôn bám sát với nội dung chương trình của môn

học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt đối với học sinh khi học

xong chương trình.

Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ

nội dung chương trình của môn học mà cần phải đảm bảo sự phù hợp về kiến

thức trong từng bài, trong cả chương trình.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

Tính vừa sức được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với

trình độ tri thức cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Bài tập

đưa ra không quá dễ cũng không quá khó.

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



57



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



Để phát huy tính sáng tạo của học sinh thì các bài tập được xây dựng

phải mang tính khoa học tức là các bài tập đưa ra không nên trích nguyên câu

trong sách giáo khoa, các phương án trả lời có cùng một cách viết và gần

giống nhau để tăng độ nhiễu.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có theo cách

hiểu đó trong bài tập nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã nghiên cứu ở các

sách tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số tác giả đi trước để xây

dựng hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của từng bài.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Muốn đạt được mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi

nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực

tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn.

2.2 Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.2.1. Tiêu chuẩn của trắc nghiệm khách quan

- Tiêu chuẩn định lượng: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để đánh

giá kết quả học tập:

+ Đạt độ khó (DK):

DK=



Số học sinh làm đúng X 100%

Số học sinh làm bài trắc nghiệm



20%80% đạt loại trung bình.

DK<20% đạt loại dễ.

DK>80% đạt loại khó.

+ Đạt độ phân biệt (DI):

DI = Tỉ lệ % làm đúng - Tỉ lệ % làm đúng.

(nhóm cao)



(nhóm thấp)



- Tiêu chuẩn định tính:

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



58



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



+ Phần câu dẫn: phải ngắn gọn, rõ ràng, nội dung phải phù hợp với đối

tượng, tránh lời dẫn rườm rà, có tính đánh lừa học sinh.

+ Phần câu trả lời:

 Tính chính xác cao của câu trả lời đúng: chỉ có một và chỉ một

phương án là đúng nhất.

 Tính hấp dẫn của các câu gây nhiễu: có nhiều câu có vẻ như đúng

nhưng thực chất chưa đầy đủ.

 Tính tương tự của cấu trúc câu trả lời: thống nhất về mặt ngữ pháp.

 Không nên dùng các từ như luôn luôn, có bao giờ, chỉ tất cả…có thể

sẽ là gợi ý cho người trả lời.

2.2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Phần câu dẫn:

 Phải nêu lên được các vấn đề riêng lẻ, trung tâm. Mỗi câu hỏi phải

được biểu thị một cách độc lập.

 Tránh dùng nguyên câu văn trích từ sách giáo khoa.

 Phát biểu trong câu dẫn phải đơn giản, chính xác về mặt cú pháp và

phải chứa đựng những dữ kiện phù hợp, cần thiết cho lời giải của nó.

 Câu dẫn được đưa ra chỉ nên chứa các dữ kiện liên quan đến lời giải.

 Câu dẫn nên đưa ra ở dạng câu hỏi trực tiếp hơn là phát biểu chưa

hoàn thành. Vì dạng chưa hoàn thành những phát biểu về mặt ngôn ngữ học

sinh sẽ suy ra phương án lựa chọn tốt nhất.

 Một câu hỏi đòi hỏi học sinh biểu thị ý kiến của nội dung câu dẫn

chứ không phải ý kiến chủ quan của học sinh.

 Tránh dùng các câu hỏi có tính chất đánh lừa học sinh.

 Trước khi đưa ra phương án trả lời chúng ta phải nhóm họp các yếu

tố chung của câu hỏi.

- Phần câu trả lời:

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



59



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



 Phải chính xác, đúng đắn. Nếu có sai sót thì là do câu trả lời chưa

được rõ ràng, đầy đủ.

 Phải xây dựng được những câu trả lời có tính chất gây nhiễu để học

sinh có tính tư duy.

 Phương án lựa chọn nên đặt ngẫu nhiên, không nên đặt cố định ở một

vị trí.

 Các phương án trả lời phải đặt theo thứ tự logic.

 Các phương án trả lời có mức độ phức tạp khác nhau.

2.3. Quy trình xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan

Để có được những câu trắc nghiệm đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu

đã xác định, quá trình xây dựng trắc nghiệm cần tiến hành những bước nhất

định bao gồm:

Bước 1: Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá

Bước 3: Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Bước 4: Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm

Bước 5: Xây dựng đáp án

Bước 6: Kiểm tra lại các câu trắc nghiệm

Bước 7: Hoàn thành câu trắc nghiệm

2.3.1. Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy

Để xây dựng trắc nghiệm thì trước hết cần phân tích nội dung của bài

dạy. Cần phân chia nội dung bài dạy thành các nội dung cụ thể và xác định

tầm quan trọng của từng nội dung đó để có sự phân bố phù hợp.

Người biên soạn cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ

mà học sinh cần đạt được sau khi học xong bài học.

2.3.2. Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá

Trên cơ sở những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học để

xác định những mục tiêu cần đo lường và đánh giá. Các mục tiêu cần đo

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



60



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



lường và đánh giá không nhất thiết là tất cả các mục tiêu của bài dạy. Thông

thường mục tiêu kiến thức có thể dễ dàng đánh giá được qua các bài tập,

nhưng qua các bài tập không thể đánh giá hết được các mục tiêu về kĩ năng và

thái độ.

2.3.3. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Sau khi xác định được các mục tiêu cần đánh giá và đo lường, người

biên soạn phải xác định được các dạng trắc nghiệm. Xây dựng kế hoạch trắc

nghiệm gồm nội dung kiểm tra đánh giá, mục tiêu kiểm tra đánh giá và xác

định hình thức trắc nghiệm.

Bảng mẫu kế hoạch trắc nghiệm

Nội dung

.................................



Mục tiêu



Dạng trắc nghiệm



………………………. ……………………….



Sau khi xây dựng bảng kế hoạch trắc nghiệm như trên người đánh giá

bắt đầu biên soạn, người đánh giá có thể sử dụng những câu trắc nghiệm do

người khác viết. Tuy nhiên dù chọn và sử dụng những câu trắc nghiệm vẫn

phải nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá khách quan, hệ thống và toàn

diện.

2.3.4. Soạn thảo hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

Các câu trắc nghiệm khi viết cần căn cứ vào bảng kế hoạch đảm bảo

cho các câu trắc nghiệm bám sát vào các mục tiêu đã xác định, tránh trường

hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu.

2.3.5. Xây dựng đáp án

Bất kì một bài tập nào dù trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm tự

luận đều cần có đáp án. Việc xây dựng đáp án chính xác cho các câu hỏi đã

biên soạn là một căn cứ để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá kết

quả bài làm của học sinh.



Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



61



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×