1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

e. Tất cả các lí do trên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 154 trang )


Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



Trắc nghiệm nhiều điền khuyết

Ví dụ: Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật

………………………………………………………………………………………………



Vì …………………………………………………………………………………………..

………………………………………………….……………………………………………



(Trước cổng trời - TV5, T1).

c3. Những bài tập yêu cầu học sinh dựa vào mẫu của văn bản của bài tập đọc

để nói, viết một văn bản tương tự cũng có thể xếp vào loại bài tập phản hồi.

1.3.2.4. Các biện pháp dạy đọc hiểu

Có thể tùy từng bài, tùy từng lớp mà có biện pháp khác nhau. Tựu trung

có hai hướng đi: đi từ toàn thể đến bộ phận. Ví dụ cho học sinh đọc xong bài,

hỏi các em: “Bài viết về cái gì? Nhằm mục đích gì? Những từ ngữ, câu, chi

tiết nào cho em đoán định về điều đó?”. Cách thứ hai đi từ bộ phận đến toàn

thể. Sau khi cho học sinh đọc lần lượt nêu các câu hỏi, ví dụ “Tên bài gợi cho

em điều gì? Hãy phát hiện từ, câu quan trọng của bài. Từ câu đó cho em biết

điều gì? Đoạn này nói lên ý gì? Cả bài nói về cái gì? Bài viết có mục đích gì?”.

Một số kiểu bài tập dạy đọc hiểu:

- Bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra trong bài các từ mới hoặc các bài các

em không hiểu nghĩa.

- Bài tập yêu cầu phát hiện và giải nghĩa những từ quan trọng, từ chìa

khóa của bài.

- Bài tập làm bộc lộ giá trị của từ dùng đắt trong bài.

- Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện những câu quan trọng, những hình

ảnh đẹp của bài.

- Bài tập yêu cầu khái quát ý, đoạn của bài.

Mỗi kiểu bài tập vừa nêu đều được chia ra thành những dạng và biến

thể của dạng.



Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



56



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC PHẦN ĐỌC HIỂU - TIẾNG VIỆT LỚP 5



2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

+ Hình thức: Hệ thống bài tập chia thành các nhóm, các kiểu, các dạng

một cách nhất quán. Trong dạy học đọc hiểu Tiếng Việt lớp 5 khi xây dựng hệ

thống bài tập trắc nghiệm khách quan chúng tôi chia thành 4 dạng bài tập đó là:

 Trắc nghiệm đúng - sai

 Trắc nghiệm điền khuyết

 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

 Trắc nghiệm ghép đôi

Căn cứ vào mục tiêu của mỗi bài học cụ thể trong các bài tập đọc lớp 5

mà chúng tôi xây dựng các bài tập sao cho phù hợp đạt kết quả cao.

+ Nội dung: Các bài tập đều đựơc xây dựng theo các bài học cụ thể

trong đọc hiểu của các bài tập đọc lớp 5. Các bài tập đều hướng tới việc thực

hiện mục tiêu của bài học.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình

Hệ thống bài tập phải luôn bám sát với nội dung chương trình của môn

học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt đối với học sinh khi học

xong chương trình.

Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ

nội dung chương trình của môn học mà cần phải đảm bảo sự phù hợp về kiến

thức trong từng bài, trong cả chương trình.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

Tính vừa sức được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với

trình độ tri thức cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Bài tập

đưa ra không quá dễ cũng không quá khó.

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



57



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



Để phát huy tính sáng tạo của học sinh thì các bài tập được xây dựng

phải mang tính khoa học tức là các bài tập đưa ra không nên trích nguyên câu

trong sách giáo khoa, các phương án trả lời có cùng một cách viết và gần

giống nhau để tăng độ nhiễu.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có theo cách

hiểu đó trong bài tập nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã nghiên cứu ở các

sách tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số tác giả đi trước để xây

dựng hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của từng bài.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Muốn đạt được mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi

nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực

tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn.

2.2 Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.2.1. Tiêu chuẩn của trắc nghiệm khách quan

- Tiêu chuẩn định lượng: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để đánh

giá kết quả học tập:

+ Đạt độ khó (DK):

DK=



Số học sinh làm đúng X 100%

Số học sinh làm bài trắc nghiệm



20%80% đạt loại trung bình.

DK<20% đạt loại dễ.

DK>80% đạt loại khó.

+ Đạt độ phân biệt (DI):

DI = Tỉ lệ % làm đúng - Tỉ lệ % làm đúng.

(nhóm cao)



(nhóm thấp)



- Tiêu chuẩn định tính:

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



58



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



+ Phần câu dẫn: phải ngắn gọn, rõ ràng, nội dung phải phù hợp với đối

tượng, tránh lời dẫn rườm rà, có tính đánh lừa học sinh.

+ Phần câu trả lời:

 Tính chính xác cao của câu trả lời đúng: chỉ có một và chỉ một

phương án là đúng nhất.

 Tính hấp dẫn của các câu gây nhiễu: có nhiều câu có vẻ như đúng

nhưng thực chất chưa đầy đủ.

 Tính tương tự của cấu trúc câu trả lời: thống nhất về mặt ngữ pháp.

 Không nên dùng các từ như luôn luôn, có bao giờ, chỉ tất cả…có thể

sẽ là gợi ý cho người trả lời.

2.2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Phần câu dẫn:

 Phải nêu lên được các vấn đề riêng lẻ, trung tâm. Mỗi câu hỏi phải

được biểu thị một cách độc lập.

 Tránh dùng nguyên câu văn trích từ sách giáo khoa.

 Phát biểu trong câu dẫn phải đơn giản, chính xác về mặt cú pháp và

phải chứa đựng những dữ kiện phù hợp, cần thiết cho lời giải của nó.

 Câu dẫn được đưa ra chỉ nên chứa các dữ kiện liên quan đến lời giải.

 Câu dẫn nên đưa ra ở dạng câu hỏi trực tiếp hơn là phát biểu chưa

hoàn thành. Vì dạng chưa hoàn thành những phát biểu về mặt ngôn ngữ học

sinh sẽ suy ra phương án lựa chọn tốt nhất.

 Một câu hỏi đòi hỏi học sinh biểu thị ý kiến của nội dung câu dẫn

chứ không phải ý kiến chủ quan của học sinh.

 Tránh dùng các câu hỏi có tính chất đánh lừa học sinh.

 Trước khi đưa ra phương án trả lời chúng ta phải nhóm họp các yếu

tố chung của câu hỏi.

- Phần câu trả lời:

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



59



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



 Phải chính xác, đúng đắn. Nếu có sai sót thì là do câu trả lời chưa

được rõ ràng, đầy đủ.

 Phải xây dựng được những câu trả lời có tính chất gây nhiễu để học

sinh có tính tư duy.

 Phương án lựa chọn nên đặt ngẫu nhiên, không nên đặt cố định ở một

vị trí.

 Các phương án trả lời phải đặt theo thứ tự logic.

 Các phương án trả lời có mức độ phức tạp khác nhau.

2.3. Quy trình xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan

Để có được những câu trắc nghiệm đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu

đã xác định, quá trình xây dựng trắc nghiệm cần tiến hành những bước nhất

định bao gồm:

Bước 1: Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá

Bước 3: Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Bước 4: Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm

Bước 5: Xây dựng đáp án

Bước 6: Kiểm tra lại các câu trắc nghiệm

Bước 7: Hoàn thành câu trắc nghiệm

2.3.1. Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy

Để xây dựng trắc nghiệm thì trước hết cần phân tích nội dung của bài

dạy. Cần phân chia nội dung bài dạy thành các nội dung cụ thể và xác định

tầm quan trọng của từng nội dung đó để có sự phân bố phù hợp.

Người biên soạn cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ

mà học sinh cần đạt được sau khi học xong bài học.

2.3.2. Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá

Trên cơ sở những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học để

xác định những mục tiêu cần đo lường và đánh giá. Các mục tiêu cần đo

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



60



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



lường và đánh giá không nhất thiết là tất cả các mục tiêu của bài dạy. Thông

thường mục tiêu kiến thức có thể dễ dàng đánh giá được qua các bài tập,

nhưng qua các bài tập không thể đánh giá hết được các mục tiêu về kĩ năng và

thái độ.

2.3.3. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Sau khi xác định được các mục tiêu cần đánh giá và đo lường, người

biên soạn phải xác định được các dạng trắc nghiệm. Xây dựng kế hoạch trắc

nghiệm gồm nội dung kiểm tra đánh giá, mục tiêu kiểm tra đánh giá và xác

định hình thức trắc nghiệm.

Bảng mẫu kế hoạch trắc nghiệm

Nội dung

.................................



Mục tiêu



Dạng trắc nghiệm



………………………. ……………………….



Sau khi xây dựng bảng kế hoạch trắc nghiệm như trên người đánh giá

bắt đầu biên soạn, người đánh giá có thể sử dụng những câu trắc nghiệm do

người khác viết. Tuy nhiên dù chọn và sử dụng những câu trắc nghiệm vẫn

phải nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá khách quan, hệ thống và toàn

diện.

2.3.4. Soạn thảo hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

Các câu trắc nghiệm khi viết cần căn cứ vào bảng kế hoạch đảm bảo

cho các câu trắc nghiệm bám sát vào các mục tiêu đã xác định, tránh trường

hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu.

2.3.5. Xây dựng đáp án

Bất kì một bài tập nào dù trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm tự

luận đều cần có đáp án. Việc xây dựng đáp án chính xác cho các câu hỏi đã

biên soạn là một căn cứ để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá kết

quả bài làm của học sinh.



Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



61



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



2.3.6. Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm

Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm bằng cách đối chiếu nội dung câu

trắc nghiệm với mục tiêu tương ứng kiểm tra lại ngôn ngữ diễn đạt của câu

trắc nghiệm.

Sau khi soạn bài trắc nghiệm xong, sau một vài ngày người đánh giá

đọc kĩ lại bài trắc nghiệm, đặt mình vào vị trí người làm kiểm tra xem có thể

hiểu được ngôn ngữ diễn đạt trong bài trắc nghiệm với từng mục tiêu đã xác

định trong kế hoạch trắc nghiệm, cố gắng vận dụng hiểu biết về các loại kết

quả học tập để phán đoán xem nội dung câu trắc nghiệm có thể đo lường được

kiến thức hoặc kĩ năng mà mình đã định không?

Để thực hiện dễ dàng việc đối chiếu, liên kết câu trắc nghiệm với mục

tiêu kiểm tra, trước khi bài trắc nghiệm được đưa ra sử dụng, người biên soạn

bài trắc nghiệm ghi chú thứ tự mục tiêu cần kiểm tra vào từng câu trắc

nghiệm.

2.3.7. Hoàn thành các câu trắc nghiệm

Các câu trắc nghiệm viết xong cần có sự góp ý của các chuyên gia về

môn học để hoàn thiện câu trắc nghiệm. Mục đích góp ý nhằm phát hiện ra

những câu không có phương án nào đúng hoặc có nhiều phương án đúng như

nhau trong các phương án trả lời, đồng thời phát hiện ra các câu nhiễu chưa

hợp lí.

Các câu trắc nghiệm trước khi sử dụng để đánh giá kết quả học tập cần

được thử nghiệm (trắc nghiệm thử). Trắc nghiệm thử là một phép đo kép

nhằm dùng bài trắc nghiệm để đo trình độ của các thí sinh, đồng thời thông

qua kết quả của các thí sinh, đồng thời qua kết quả của các thí sinh để đo chất

lượng của các câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm. Tuy nhiên khi dùng từ

“trắc nghiệm thử” thì từ “thử” chỉ có ý nghĩa về chuyên môn trong thiết kế và

định cỡ câu trắc nghiệm, còn trong tình huống thực của việc thử nghiệm thì



Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



62



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



các thí sinh lạ coi đó là làm bài trắc nghiệm thực sự để họ làm bài nghiêm túc

với sự nỗ lực lớn nhất thì phép thử mới đạt yêu cầu.

Dựa vào kết quả của trắc nghiệm thử ta thu được các số liệu thống kê,

chúng ta có thể tiến hành phân tích câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm trên cơ

sở thống kê đó. Việc phân tích có thể được tính toán đơn giản bằng máy tính

cầm tay, cũng có thể nhờ các phần mềm được xây dựng theo các mô hình toán

học về đo lường giáo dục. Phân tích các chỉ số của câu trắc nghiệm giúp

chúng ta biết được những câu nào chưa đạt được yêu cầu cần phải loại bỏ,

những câu nào cần phải sửa chữa và những câu trắc nghiệm tốt có thể giữ lại

đưa vào ngân hàng câu trắc nghiệm để sử dụng.

2.4. Ví dụ minh họa áp dụng quy trình

Tuần 31



Bầm ơi

(trích)

(Nguyễn Đình Thi)

2.4.1. Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy

- Nội dung bài dạy là ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết sâu

nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến và người mẹ tần tảo, giàu tình yêu

thương con nơi quê nhà.

- Mục tiêu bài dạy

Kiến thức, kĩ năng: Hiểu được tình cảm của người mẹ dành cho người

chiến sĩ và tình cảm của người chiến sĩ dành cho người mẹ.

Thái độ: Thêm yêu quý, biết ơn những người phụ nữ trong cuộc chiến

tranh.

2.4.2. Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá

- Tình cảm của người chiến sĩ dành cho mẹ.

- Tình cảm của người mẹ dành cho người chiến sĩ.

- Hiểu được phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ và người mẹ.

- Nắm được nội dung của bài Bầm ơi.

Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



63



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp



2.4.3. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Nội dung



Mục tiêu



Dạng trắc nghiệm



Tình mẹ con thắm - Tình cảm của người - Trắc nghiệm nhiều

thiết sâu nặng giữa chiến sĩ dành cho mẹ.



lựa chọn.



người chiến sĩ và - Tình cảm của người - Trắc nghiệm nhiều

người mẹ.



mẹ dành cho người lựa chọn.

chiến sĩ.

- Hiểu được phẩm chất - Trắc nghiệm điền

tốt đẹp của người chiến khuyết.

sĩ và người mẹ.

- Nắm được nội dung - Trắc nghiệm nhiều

của bài Bầm ơi.



lựa chọn.



2.4.4. Soạn thảo hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan



Bầm ơi

(trích)

Câu 1: Anh chiến sĩ nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào? Chọn câu trả lời đúng

nhất.

a. Buổi chiều mưa và gió.

b. Buổi chiều lâm thâm mưa phùn.

c. Buổi chiều mùa đông có gió núi và mưa phùn, thời điểm vào vụ cấy

đông ở quê anh.

Câu 2: Câu thơ nào thể hiện sự quan tâm của anh chiến sĩ với mẹ?

a.



Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.



b.



Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.



Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



64



Trường ĐHSP Hà Nội 2



c.



Khóa luận tốt nghiệp



Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần



d.



Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.



Câu 3: Câu thơ nào có hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm sâu sắc của người

mẹ dành cho anh chiến sĩ?

a.



Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.



b.



Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.



c.



Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.



d.



Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.



Câu 4: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ với mẹ, em thấy người mẹ, anh

chiến sĩ có những phẩm chất gì?

a. Phẩm chất của người mẹ: ……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………….

b. Phẩm chất của anh chiến sĩ: …………………………………………………...

……………….………………………………………………………………………….



Câu 5: Nội dung chính của bài Bầm ơi là gì?

a. Bài thơ ca ngợi người mẹ tần tảo, vất vả nơi quê nhà.

b. Bài thơ ca ngợi tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với người con và

của người con đối với người mẹ.

c. Bài thơ nói về cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ

đến người mẹ nơi quê nhà. Người chiến sĩ nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng

cấy mạ non, mẹ run lên vì rét.



Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH



65



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×