Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 56 trang )
thời gian trong quá trình học tập. Để sử dụng Atlat có hiệu quả, TS cần phải
nắm vững một số kiến thức sau đây :
– Hiểu được ý nghĩa của hệ thống các kí hiệu ở trang bìa và các trang Atlat,
đồng thời phải nắm vững nội dung từng trang Atlat.
– Xác định được hệ thống kinh, vĩ tuyến và các hướng chính trên bản đồ.
– Trong quá trình làm bài, TS phải chủ động kết hợp giữa kiến thức Atlat và
kiến thức sách giáo khoa (nếu có) để bài làm tăng tính thuyết phục.
– Khi mô tả các đối tượng trên một không gian lanh thổ (vùng kinh tế), phải
đảm bảo tính logic địa lí. Cụ thể :
+ Đối với vùng kinh tế, khi mô tả các đối tượng địa lí kinh tế như đối tượng
cây trồng, vật nuôi...TS nên mô tả theo vùng kinh tế và theo chiều từ Bắc
xuống Nam, riêng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, mô tả từ Tây sang Đông
vì lanh thổ kéo dài theo kinh độ.
+ Trình bày hoặc giải thích các hiện tượng tự nhiên, lưu ý mối quan hệ giữa
các đối tượng địa lí.
Ví dụ 1: Trình bày giải thích sự khác nhau về biên độ nhiệt của khu vực
khí hậu phía Bắc và khu vực khí hậu phía Nam. Trong trường hợp này, TS
sử dụng Atlat trang 9 (trang khí hậu). Bên cạnh so sánh sự khác nhau về biên
độ nhiệt giữa tháng 7 và tháng 1 (biểu đồ nhiệt độ), thì TS phải giải thích
nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về biên độ nhiệt. Ở đây chúng ta muốn nói
đến mối quan hệ giữa yếu tố vị trí địa lí và tính chất gió mùa đa ảnh hưởng
như thế nào đến biên độ nhiệt giữa hai miền khí hậu.
Ví dụ 2: Giải thích tại sao khu vực Đông Bắc mùa đông đến sớm và kết
thúc muộn?
Câu hỏi này TS sử dụng Atlat trang 9 và trang 13. Dựa trên cơ sở thang
màu (phân tầng địa hình) và hướng địa hình để tìm ra nguyên nhân chính là
do yếu tố địa hình đa tạo nên sự phân hoá đó.
34
– Khi trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển một đối tượng kinh
tế, TS nên trình bày nhân tố mang tính chất tiền đề trước (các nhân tố tự
nhiên), kế đến trình bày các yếu tố kinh tế – xa hội.
Ví dụ 3: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, giải thích tại sao Đông Nam Bộ
trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Đối với yêu cầu này, TS sử dụng trang 9 (khí hậu), trang 11 (tài nguyên
đất) và trang 29 (kinh tế vùng) để trình bày ưu thế tài nguyên thiên nhiên (tài
nguyên đất, tài nguyên khí hậu), kế đến trình bày các yếu tố kinh tế – xa hội
(lực lượng lao động, cơ sở công nghiệp chế biến và các dịch vụ: tài chính,
thương mại..., chính sách đầu tư, thị trường tiêu thụ). Trình bày như vậy bài
làm đảm bảo tính logic, hệ thống dàn ý rõ ràng.
– Xác định trang Atlat chính và trang hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong
quá trình làm bài. Ví dụ khi trình bày sự phân bố các loại cây công nghiệp
chính của nước ta. Ngoài trang 19 là trang chính, các trang hỗ trợ như trang
18 (nông nghiệp chung), trang 26 đến trang 29 (trang các vùng kinh tế) sẽ
giúp TS mô tả đầy đủ hơn. Vì trang 19 có tính khái quát cao hơn so với các
trang kinh tế vùng.
II. BÀI TẬP ỨNG DỤNG :
Câu 1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày
đặc điểm địa hình của Trung du, miền núi Bắc Bộ. Giải thích tại sao khu
vực Tây Bắc Bắc Bộ lại có hiện tượng mùa đông đến muộn và kết thúc
sớm?
Trả lời :
a. Đặc điểm địa hình của Trung du miền núi Bắc Bộ : (Atlat trang 13 hoặc
trang 26 – dựa vào thang màu địa hình)
– Khu vực Đông Bắc :
+ Chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, độ cao từ 200 500 m.
+ Địa hình hướng vòng cung, có 4 cánh cung lớn: cánh cung sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
35
– Khu vực Tây Bắc :
+ Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam (day Hoàng Liên Sơn, Pu
Sam Sao, Pu Đen Đinh). Phía Tây là địa hình núi trung bình. Ở giữa thấp hơn
là các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi (Sin Chải, Tả Phình, Sơn La, Mộc
Châu).
+ Hướng chính của địa hình: tây bắc – đông nam.
b. Giải thích :
Khu vực Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm là do :
– Day Hoàng Liên Sơn đồ sộ cao trên 1000m (núi Phanxipăng 3143m, núi
Phu Luông 2985m…).
– Hướng địa hình (tây bắc – đông nam) gần như vuông góc với hướng gió mùa
Đông Bắc. Vì vậy những đợt gió mùa Đông Bắc đầu mùa và cuối mùa yếu khó
xâm nhập nội vùng nên khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn khu vực Đông
Bắc.
Câu 2. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a. Phân biệt chế độ mưa của các vùng khí hậu nước ta.
b. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về biên độ nhiệt của
miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam.
Trả lời :
a. Phân biệt chế độ mưa của các vùng khí hậu nước ta : (Atlat năm 2013
trang 9 – dựa vào biểu đồ lượng mưa của các vùng khí hậu để phân tích)
– Vùng khí hậu có chế độ mưa vào mùa hạ :
+ Gồm các vùng khí hậu: Tây Bắc Bộ; Đông Bắc Bộ; Trung và Nam Bắc Bộ;
Tây Nguyên; vùng khí hậu Nam Bộ.
+ Trong đó, các vùng thuộc miền khí hậu phía Nam có lượng mưa lớn hơn
miền khí hậu phía Bắc.
Nguyên nhân : Do tác động của gió mùa Tây Nam (nóng, ẩm), và dải
hội tụ nhiệt đới.
36
– Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ có chế độ mưa vào thu –
đông, lượng mưa lớn chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
Nguyên nhân :
Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới Biển Đông.
Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.
b. Giải thích nguyên nhân :
– Miền khí hậu phía Bắc có biên độ nhiệt lớn hơn miền khí hậu phía Nam, và
dao động từ 80C 100C.
Nguyên nhân :
+ Miền khí hậu phía Bắc nằm ở vĩ độ cận nhiệt (từ 160B 23023’B)
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.
– Miền khí hậu phía Nam có biên độ nhiệt thấp, dao động từ 10C 30C.
Nguyên nhân :
Miền khí hậu phía Nam nằm ở vĩ độ thấp (cận Xích đạo), nên góc chiếu
sáng lớn, lượng nhiệt cao, khả năng ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hạn
chế.
Câu 3. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a. Kể tên các loại đất chính ở nước ta. Các loại đất này chủ yếu phân bố ở
đâu ?
b. Tại sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất cả nước ?
Trả lời :
a. Các loại đất chính và sự phân bố : (Atlat trang 11, xem phần kí hiệu màu các
loại đất)
Nước ta có 2 nhóm đất chính.
– Nhóm đất phù sa :
+ Đất xám, chủ yếu phân bố ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn phân bố ở Tây
Nguyên, phía Bắc đồng bằng sông Hồng…
37
+ Đất phù sa sông, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long (ven sông Tiền và sông Hậu). Ngoài ra còn có ở thung lũng của các
sông.
+ Đất phèn, phân bố chủ yếu các tỉnh thuộc khu vực Tứ giác Long Xuyên và
Đồng Tháp Mười,…
+ Đất mặn, phân bố lớn nhất các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long
như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…
+ Đất cát ven biển, phần lớn tập trung ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ,
và một số tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Nhóm đất feralit :
+ Đất feralit phát triển trên đá badan, tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ, tầng phong hoá sâu rất thuận lợi trong phát triển cây công nghiệp.
+ Đất feralit phát triển trên đá vôi, loại đất này chiếm tỉ lệ thấp, phân bố chủ
yếu vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc.
+ Đất feralit phát triển trên các loại đá khác, đây là loại đất chiếm tỉ lệ lớn
nhất, có mặt hầu hết ở các vùng kinh tế (trừ đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long).
b. Tại sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn nhất cả nước ?
– Vùng có tài nguyên thiên nhiên thuận lợi:
+ Đất đỏ badan (chiếm 40% diện tích) và đất xám phù sa cổ.
+ Khí hậu cận Xích đạo, thời tiết khá ổn định rất thuận lợi phát triển cây công
nghiệp nhiệt đới.
– Vấn đề an ninh lương thực được đảm bảo (gần kề đồng bằng sông Cửu
Long là vùng sản xuất lương, thực phẩm lớn nhất cả nước).
– Lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến
sản phẩm cây công nghiệp.
– Cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ phát
triển.
38
– Sản phẩm cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên được chính phủ
đầu tư.
Như vậy, Đông Nam Bộ đa hội tụ đủ các nhân tố hình thành vùng chuyên
canh.
Câu 4. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a. Trình bày khái niệm phân bố dân cư. Em có nhận xét gì về sự phân bố
dân cư nước ta hiện nay ?
b. Vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng và hậu quả của nó trong phát
triển kinh tế – xã hội của vùng ?
c. Để sử dụng hợp lí nguồn lực dân số, nước ta cần có những giải pháp
gì ?
Trả lời :
a. Khái niệm phân bố dân cư. Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta.
○ Phân bố dân cư : Là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên
một lanh thổ, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu nhất định của xa hội.
○ Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta :
– Dân cư nước ta phân bố không đều theo không gian và thời gian.
– Giữa đồng bằng với trung du và miền núi :
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lanh thổ, dân số lại chiếm khoảng 75%.
Trong đó, tập trung lớn nhất là đồng bằng sông Hồng, mật độ 1225 người/km 2
(2006).
+ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số thuộc loại
cao, dao động từ 459 551 người/km2 (2006).
+ Khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ mật độ khoảng 200 người/km2.
+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả
nước, dao động từ 50 200 người/km2. Nhiều tỉnh như Điện Biên, Lai Châu,
Kon Tum… mật độ nhiều nơi dưới 50 người/km2.
– Giữa thành thị và nông thôn :
39
+ Năm 2007, dân số thành thị chiếm 27,5%, so với năm 2005 tăng 0,6%,
nhưng mức độ tăng chậm. Trong lúc dân số nông thôn lại chiếm 72,5%
(2007).
+ Giữa các đô thị lại có sự phân hoá, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mật độ
dân số cao nhất, có nơi lên đến 37 nghìn người/km 2 (quận Hoàn Kiếm-Hà
Nội). Vùng ven đô thị mật độ dân số giảm dần.
– Việc phân bố dân cư không hợp lí làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động
và khai thác tài nguyên giữa các vùng kinh tế.
b. Vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng và hậu quả của nó trong phát
triển kinh tế – xã hội của vùng ?
Giải thích :
* Vấn đề dân số đồng bằng sông Hồng :
– Mật độ dân số cao nhất cả nước (1225 người/km 2 – 2006) gấp gần 4,9 lần
trung bình cả nước, gấp gần 3 lần đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần miền
núi trung du phía Bắc, gấp 13,7 lần Tây Nguyên.
– Dân số tập trung đông vì : (3 ý)
+ Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Có lịch sử khai thác lâu đời.
+ Tập trung nhiều ngành kinh tế hoạt động, các dịch vụ phát triển.
– Hậu quả :
+ Sức ép lên tài nguyên và môi trường :
○ Đông dân Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp (0,05
ha/người), chỉ bằng 1/3 đồng bằng Sông Cửu Long, ít có khả năng mở rộng,
lại bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và phát triển giao thông vận tải.
○ Sức ép lên hoạt động kinh tế (nông nghiệp) đất giảm độ phì. Tài nguyên
nước bị ô nhiễm, khan hiếm ở một số vùng, đặc biệt là thành phố.
+ Sức ép lên sự phát triển kinh tế – xa hội :
○ Sức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân.
Thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn ⇒ lang phí nhân lực.
40
+ Sức ép lên chất lượng cuộc sống: chất lượng y tế, văn hoá, giáo dục và kể
cả thu nhập GDP trên đầu người thấp.
c. Những giải pháp để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực :
– Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh
tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá
gia đình.
– Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao
động giữa các vùng.
– Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển
công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng hiệu quả nguồn lao
động.
– Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong lanh thổ, đảm bảo tính
chiến lược lâu dài. Ổn định đời sống nhân dân, khai thác tốt hơn tiềm năng
của những vùng thưa dân nhưng thiếu lao động.
– Hợp tác quốc tế về lao động, có biện pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở
rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Câu 5. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a. Trình bày sự phân bố các loại cây công nghiệp chính của nước ta.
b. Kể các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện
tích gieo trồng đã sử dụng từ 20% đến 30%, 30% đến 50% và trên 50%.
c. Tại sao Tây Nguyên vừa có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt đới
(cao su, hồ tiêu, điều...), đồng thời cũng có thể phát triển cây công nghiệp
cận nhiệt (chè, cà phê chè...) ?
Trả lời :
a. Sự phân bố các loại cây công nghiệp chính của nước ta (trang 19 kết hợp
các trang vùng kinh tế)
* Cây hàng năm :
– Cây mía: Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh,
Long An, Hậu Giang.
41
– Cây lạc: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tây Ninh.
– Cây thuốc lá: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh.
– Cây bông: Điện Biên, Sơn La, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận.
* Cây lâu năm :
– Cây hồ tiêu: ĐắcLăk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
– Cây chè: Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
– Cây cà phê: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng
Nai.
– Cây dừa: Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau.
– Cây cao su: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Đồng
Nai.
b. Kể các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích
gieo trồng đã sử dụng từ 20% đến 30%, từ 30% đến 50 % và trên 50 %.
(trang 19 – dựa vào thang màu)
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 20 % đến 30%, phân bố hầu hết các tỉnh
Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Hà Giang, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên và
Quảng Ninh), các tỉnh Bắc Trung Bộ như: Thanh Hoá, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế,…
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 30% đến 50%: Hà Giang, Bắc
Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận
và Tây Ninh …
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp trên trên 50%: Các tỉnh khu vực Tây
Nguyên, và Đông Nam Bộ (trừ Kon Tum và Tây Ninh).
c. Tại sao Tây Nguyên vừa có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt đới,
đồng thời cũng có thể phát triển cây công nghiệp cận nhiệt ?
* Nguyên nhân :
– Tây Nguyên nằm ở vĩ độ cận Xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, nên cho phép
phát triển cây công nghiệp nhiệt đới như : cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
42
– Địa hình Tây Nguyên là khối cao nguyên rộng lớn, như cao nguyên Lâm
Viên, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Di Linh (độ cao từ 1500m đến
2000m), vì vậy Tây Nguyên có sự phân hoá khí hậu theo độ cao. Đây là điều
kiện phát triển các loại cây cận nhiệt như: chè, cà phê chè…
Câu 6. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a. Chứng minh tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và
đa dạng.
b. Nhận xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta từ 2000 đến
2007.
Trả lời :
a. Tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng (trang
25).
* Tài nguyên du lịch tự nhiên :
– Địa hình (di sản thiên nhiên thế giới, hang động). Dẫn chứng…
– Tài nguyên nước (nước khoáng, sông, hồ). Dẫn chứng…
– Du lịch biển, thắng cảnh. Dẫn chứng…
– Tài nguyên sinh vật và khí hậu.
* Tài nguyên nhân văn :
– Di sản văn hoá thế giới (vật thể và phi vật thể). Dẫn chứng…
– Di tích lịch sử, cách mạng. Dẫn chứng…
– Lễ hội truyền thống. Dẫn chứng…
– Làng nghề truyền thống. Dẫn chứng…
b. Nhận xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta từ 2000 đến 2007.
– Tổng lượng khách du lịch đến nước ta từ 2000 đến 2007 tăng nhanh (1,8
lần). Nhưng có sự phân hoá về khách du lịch.
– Cơ cấu khách du lịch nước ta chủ yếu là khách châu Á như: Trung Quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản… Đáng chú ý lượng khách đến từ các nước
Đông Nam Á xu hướng tăng về tỉ trọng (2000 là 7,9% đến 2007 tăng lên
16,5%) và chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là Hàn Quốc tăng 8,8% và Nhật
43
Bản tăng 3,2%. Riêng Trung Quốc giảm (9,4%) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn
trong cơ cấu (2007).
– Tỉ trọng khách du lịch châu Âu và châu Mĩ còn khiêm tốn, dao động từ 2,5
% 9,7%. Điều này chứng tỏ chiến lược đầu tư du lịch còn hạn chế, trong đó
có công tác quảng bá du lịch.
Câu 7. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai
vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi
Bắc Bộ.
Trả lời :
1. Giống nhau :
– Hai vùng đều là miền núi và trung du.
– Có điều kiện phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày.
– Nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến sản phẩm cây công
nghiệp.
– Hai vùng đều chuyên môn hoá về cây công nghiệp.
2. Khác nhau :
a. Tài nguyên thiên nhiên :
– Địa hình :
+ Đông Nam Bộ địa hình đồi lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 200m.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu đồi núi thấp và trung bình, độ cao phổ
biến từ 500 đến 1500 m.
– Tài nguyên đất :
+ Đông Nam Bộ có đất đỏ badan (40% diện tích) và đất xám phù sa cổ.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu đất feralit phát triển trên đá phiến, đá
gơnai và đá mẹ khác.
– Tài nguyên khí hậu :
+ Đông Nam Bộ khí hậu mang tính chất cận Xích đạo, có hai mùa mưa và
khô.
44