Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 56 trang )
dụng tài liệu này để nghiên cứu và giảng dạy. Kết quả cho thấy học sinh có tỉ
lệ đạt trên điểm trung bình hơn 90 %.
Lí do để tài liệu này đem lại kết quả cao trong quá trình giảng dạy và
học tập là do :
- Tài liệu đi sát cấu trúc đề thi Tốt nghiệp và Đại học mà Bộ Giáo Dục và
Đào tạo qui định.
- Nội dung tài liệu viết đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng và bám sát chương
trình.
- Kiến thức trình bày trong hệ thống bài tập khoa học, logic, phù hợp với
thang điểm và đáp án của các kì thi.
- Nội dung có tính chọn lọc cao, rất thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong
công tác giảng dạy và học tập.
3.2. KIẾN NGHỊ
Để việc dạy và học Địa lí hiệu quả, giúp học sinh trong quá trình ôn
luyện thi và làm bài hiệu quả thì không thể tách rời phần kĩ năng Địa lí gồm
kĩ năng nhận biết và làm các bài thực hành, kĩ năng sử dụng bản đồ nói chung
và Atlat nói riêng, bởi vì nội dung này không chỉ giúp các em tránh lối học
ghi nhớ máy móc, chiếm nhiều thời gian, gây căng thẳng cho thí sinh khi làm
bài mà còn giúp các em hiểu được kiến thức một cách cơ bản và làm bài thi
đạt điểm cao.
Theo tôi, đây là một đề tài rất quan trọng và thiết thực trong quá trình
dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông. Tuy đề tài của tôi mới chỉ đề cập một
phương pháp trong rất nhiều phương pháp học tập và luyện thi môn Địa lí
nhưng tôi tin rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho đông
đảo các em học sinh.
Qua đề tài này tôi xin có một số đề xuất sau:
Về phía Ban giám hiệu:
53
- Cần tạo điều kiện đủ về cơ sở vật chất (phương tiện máy vi tính, đèn
chiếu, phòng học bộ môn…), có một phòng học riêng cho bộ môn Địa lí để
tiến hành các giờ dạy Địa lí nói chung, các giờ dạy thực hành Địa lí nói riêng.
Về phía giáo viên Địa lí:
- Cần thiết phải trang bị cho học sinh kỹ năng Địa lí: nhận biết các dạng
và làm được các bài thực hành Địa lí, khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí;
giảng dạy kiến thức phải luôn đi đôi với khai thác kiến thức từ các bài thực
hành Địa lí, Atlat Địa lí thì học sinh mới hiểu và nắm chắc được bản chất của
vấn đề.
- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên nhằm mục đích
đưa nội dung ôn luyện thi này vào giảng dạy ở các lớp, nhất là trước các kì thi
học kì, thi tốt nghiệp THPT (và thi tốt nghiệp THPT quốc gia trong năm học
này) của lớp 12 .
- Giáo viên phải linh hoạt khi lồng ghép nội dung vào các bài dạy sao
cho thích hợp nhằm đạt kết qủa cao.
- Khi giáo viên ra đề kiểm tra nên có câu hỏi cụ thể liên quan đến kĩ
năng để học sinh khai thác nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của các đề thi
hiện nay.
Về phía Hội đồng chuyên môn của Ngành:
- Có thể ứng dụng đề tài làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy Địa
lí nói chung và ôn luyện thi đạt hiệu quả cao môn Địa lí lớp 12 nói riêng ở
các trường Trung học phổ thông trong tỉnh.
* Sáng kiến kinh nghiệm này đa được bản thân tôi - một giáo viên giảng
dạy Địa lí THPT thực hiện - với nội dung không mới nhưng chưa được chú
54
trọng áp dụng rộng rai. Những kết quả trên đây là quá trình đúc rút kinh
nghiệm của bản thân tôi đa trình bày trước Tổ chuyên môn, Hội đồng Giáo
dục nhà trường và đa được đồng nghiệp ghi nhận. Tuy vậy, bài viết có thể còn
nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của Ban giám khảo và lanh đạo
cấp trên để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và nhất là tạo cho tôi tự tin và
đạt được nhiều kết quả trong việc dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học theo yêu cầu đổi mới, mong góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói
riêng ở nhà trường phổ thông.
Người thực hiện
Phạm Thị Bích Hồng
X
Phạm Thị Bích Hồng
Tài liệu tham khảo
55
1. Lê Huy Bá (Chủ biên), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo
dục, 2007
2. Nguyễn Đức Vũ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong
Địa lí. Dự án phát triển GVTHPT & TCCN. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Trần Thị Tuyết Mai (2014), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục trong Địa lí. Viện NCGG – ĐHSP Huế.
4. Atlat Địa lý Việt Nam, PGS –TS Ngô Đạt Tam và TS Nguyễn Quý Thảo,
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.
5. Bản đồ học: Ngô Đạt Tam, Nhà xuất bản giáo dục, 1986
6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý trung học phổ thông, Lê Thông, Nhà xuất
bản giáo dục, 2006.
7. Địa lý tự nhiên Việt Nam tập 1, 2, Vũ Tự Lập, Nhà xuất bản giáo dục, 1978
8. Địa lý tự nhiên tập các lục địa, Nguyễn Phi Hạnh, Nhà xuất bản giáo dục,
1989
9. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lý, Phạm Thị Sen,
Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam năm 2009.
10. Những vấn đề địa lý tự nhiên: “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo
viên trung học phổ thông chu kì III năm 2004-2007”, Ths GVC Trần Văn
Thành – Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005.
11. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lí ở trường
trung học phổ thông, “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm 2004
-2007” TS Nguyễn Văn Luyện và GV Kiều Tiến Bình - Trường Đại Học Sư
Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2006.
12. Sách giáo khoa địa lí 12, Lê Thông, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo
Việt Nam, 2008.
13. Sách giáo viên địa lí 12, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam,
2008.
56