Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 56 trang )
+ Năm 2007, dân số thành thị chiếm 27,5%, so với năm 2005 tăng 0,6%,
nhưng mức độ tăng chậm. Trong lúc dân số nông thôn lại chiếm 72,5%
(2007).
+ Giữa các đô thị lại có sự phân hoá, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mật độ
dân số cao nhất, có nơi lên đến 37 nghìn người/km 2 (quận Hoàn Kiếm-Hà
Nội). Vùng ven đô thị mật độ dân số giảm dần.
– Việc phân bố dân cư không hợp lí làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động
và khai thác tài nguyên giữa các vùng kinh tế.
b. Vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng và hậu quả của nó trong phát
triển kinh tế – xã hội của vùng ?
Giải thích :
* Vấn đề dân số đồng bằng sông Hồng :
– Mật độ dân số cao nhất cả nước (1225 người/km 2 – 2006) gấp gần 4,9 lần
trung bình cả nước, gấp gần 3 lần đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần miền
núi trung du phía Bắc, gấp 13,7 lần Tây Nguyên.
– Dân số tập trung đông vì : (3 ý)
+ Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Có lịch sử khai thác lâu đời.
+ Tập trung nhiều ngành kinh tế hoạt động, các dịch vụ phát triển.
– Hậu quả :
+ Sức ép lên tài nguyên và môi trường :
○ Đông dân Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp (0,05
ha/người), chỉ bằng 1/3 đồng bằng Sông Cửu Long, ít có khả năng mở rộng,
lại bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và phát triển giao thông vận tải.
○ Sức ép lên hoạt động kinh tế (nông nghiệp) đất giảm độ phì. Tài nguyên
nước bị ô nhiễm, khan hiếm ở một số vùng, đặc biệt là thành phố.
+ Sức ép lên sự phát triển kinh tế – xa hội :
○ Sức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân.
Thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn ⇒ lang phí nhân lực.
40
+ Sức ép lên chất lượng cuộc sống: chất lượng y tế, văn hoá, giáo dục và kể
cả thu nhập GDP trên đầu người thấp.
c. Những giải pháp để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực :
– Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh
tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá
gia đình.
– Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao
động giữa các vùng.
– Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển
công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng hiệu quả nguồn lao
động.
– Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong lanh thổ, đảm bảo tính
chiến lược lâu dài. Ổn định đời sống nhân dân, khai thác tốt hơn tiềm năng
của những vùng thưa dân nhưng thiếu lao động.
– Hợp tác quốc tế về lao động, có biện pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở
rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Câu 5. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a. Trình bày sự phân bố các loại cây công nghiệp chính của nước ta.
b. Kể các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện
tích gieo trồng đã sử dụng từ 20% đến 30%, 30% đến 50% và trên 50%.
c. Tại sao Tây Nguyên vừa có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt đới
(cao su, hồ tiêu, điều...), đồng thời cũng có thể phát triển cây công nghiệp
cận nhiệt (chè, cà phê chè...) ?
Trả lời :
a. Sự phân bố các loại cây công nghiệp chính của nước ta (trang 19 kết hợp
các trang vùng kinh tế)
* Cây hàng năm :
– Cây mía: Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh,
Long An, Hậu Giang.
41
– Cây lạc: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tây Ninh.
– Cây thuốc lá: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh.
– Cây bông: Điện Biên, Sơn La, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận.
* Cây lâu năm :
– Cây hồ tiêu: ĐắcLăk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
– Cây chè: Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
– Cây cà phê: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng
Nai.
– Cây dừa: Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau.
– Cây cao su: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Đồng
Nai.
b. Kể các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích
gieo trồng đã sử dụng từ 20% đến 30%, từ 30% đến 50 % và trên 50 %.
(trang 19 – dựa vào thang màu)
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 20 % đến 30%, phân bố hầu hết các tỉnh
Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Hà Giang, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên và
Quảng Ninh), các tỉnh Bắc Trung Bộ như: Thanh Hoá, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế,…
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 30% đến 50%: Hà Giang, Bắc
Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận
và Tây Ninh …
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp trên trên 50%: Các tỉnh khu vực Tây
Nguyên, và Đông Nam Bộ (trừ Kon Tum và Tây Ninh).
c. Tại sao Tây Nguyên vừa có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt đới,
đồng thời cũng có thể phát triển cây công nghiệp cận nhiệt ?
* Nguyên nhân :
– Tây Nguyên nằm ở vĩ độ cận Xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, nên cho phép
phát triển cây công nghiệp nhiệt đới như : cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
42
– Địa hình Tây Nguyên là khối cao nguyên rộng lớn, như cao nguyên Lâm
Viên, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Di Linh (độ cao từ 1500m đến
2000m), vì vậy Tây Nguyên có sự phân hoá khí hậu theo độ cao. Đây là điều
kiện phát triển các loại cây cận nhiệt như: chè, cà phê chè…
Câu 6. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a. Chứng minh tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và
đa dạng.
b. Nhận xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta từ 2000 đến
2007.
Trả lời :
a. Tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng (trang
25).
* Tài nguyên du lịch tự nhiên :
– Địa hình (di sản thiên nhiên thế giới, hang động). Dẫn chứng…
– Tài nguyên nước (nước khoáng, sông, hồ). Dẫn chứng…
– Du lịch biển, thắng cảnh. Dẫn chứng…
– Tài nguyên sinh vật và khí hậu.
* Tài nguyên nhân văn :
– Di sản văn hoá thế giới (vật thể và phi vật thể). Dẫn chứng…
– Di tích lịch sử, cách mạng. Dẫn chứng…
– Lễ hội truyền thống. Dẫn chứng…
– Làng nghề truyền thống. Dẫn chứng…
b. Nhận xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta từ 2000 đến 2007.
– Tổng lượng khách du lịch đến nước ta từ 2000 đến 2007 tăng nhanh (1,8
lần). Nhưng có sự phân hoá về khách du lịch.
– Cơ cấu khách du lịch nước ta chủ yếu là khách châu Á như: Trung Quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản… Đáng chú ý lượng khách đến từ các nước
Đông Nam Á xu hướng tăng về tỉ trọng (2000 là 7,9% đến 2007 tăng lên
16,5%) và chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là Hàn Quốc tăng 8,8% và Nhật
43
Bản tăng 3,2%. Riêng Trung Quốc giảm (9,4%) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn
trong cơ cấu (2007).
– Tỉ trọng khách du lịch châu Âu và châu Mĩ còn khiêm tốn, dao động từ 2,5
% 9,7%. Điều này chứng tỏ chiến lược đầu tư du lịch còn hạn chế, trong đó
có công tác quảng bá du lịch.
Câu 7. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai
vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi
Bắc Bộ.
Trả lời :
1. Giống nhau :
– Hai vùng đều là miền núi và trung du.
– Có điều kiện phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày.
– Nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến sản phẩm cây công
nghiệp.
– Hai vùng đều chuyên môn hoá về cây công nghiệp.
2. Khác nhau :
a. Tài nguyên thiên nhiên :
– Địa hình :
+ Đông Nam Bộ địa hình đồi lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 200m.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu đồi núi thấp và trung bình, độ cao phổ
biến từ 500 đến 1500 m.
– Tài nguyên đất :
+ Đông Nam Bộ có đất đỏ badan (40% diện tích) và đất xám phù sa cổ.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu đất feralit phát triển trên đá phiến, đá
gơnai và đá mẹ khác.
– Tài nguyên khí hậu :
+ Đông Nam Bộ khí hậu mang tính chất cận Xích đạo, có hai mùa mưa và
khô.
44
+ Trung du miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng có một
mùa đông lạnh và lạnh vừa.
b. Kinh tế – xã hội :
– Đông Nam Bộ mật độ dân số cao, tập trung nhiều lực lượng lao động lành
nghề, cơ sở hạ tầng phát triển, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
– Trung du, miền núi Bắc Bộ mật độ dân số thấp, có nhiều dân tộc ít người,
cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
c. Sản xuất cây công nghiệp :
– Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất cao, chủ yếu trồng cây có
nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía …).
– Trung du miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung thấp, sản xuất phân tán. Chủ
yếu phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, sở,…).
d. Vị trí sản xuất của vùng :
– Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số 1 của nước
ta.
– Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích tự nhiên lớn, nhưng là vùng chuyên
canh cây công nghiệp thứ 3.
Câu 8. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích
các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp Đông Nam Bộ.
Trả lời :
a. Các thế mạnh :
– Vị trí địa lí thuận lợi : (trang 4,5 và trang 29)
+ Đông Nam Bộ giáp Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long, đây là những vùng sản xuất cây công nghiệp, cây lương thực
– thực phẩm và cây ăn quả lớn nhất cả nước, đồng thời là thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
+ Vùng là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của phía Nam (đường bộ,
đường biển và đường hàng không).
45
– Tài nguyên : dầu khí ở thềm lục địa, đất sét làm nguyên liệu xây dựng và
tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé).
– Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phát
triển công nghiệp khá hoàn thiện (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài
chính ngân hàng, tư vấn đầu tư…).
– Đông Nam Bộ nằm trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam nên
được chính phủ đầu tư. Vùng có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước mạnh,
với các trung tâm công nghiệp lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu và Thủ
Dầu Một).
b. Hạn chế :
– Mùa khô kéo dài, nên hạn chế trong cung cấp nước cho công nghiệp và các
nhà máy thuỷ điện (hồ Trị An, Thác Mơ…).
– Cơ sở năng lượng của vùng đa được đầu tư, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu
phát triển công nghiệp.
– Vùng tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, nên khả năng ô nhiễm môi
trường cao.
Câu 9. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học để hoàn thành các yêu cầu sau :
a. Lập bảng số liệu về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế từ 1995 đến 2007.
b. Tính tỉ trọng về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng qua các năm.
c. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng qua các năm. Nhận xét và
giải thích sự thay đổi trên.
Trả lời :
a. Lập bảng số liệu về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế từ 1995 đến 2007.
– HS dựa vào Átlat trang 24, lập bảng số liệu.
(Đơn vị : tỉ đồng)
46
Năm
1995
2000
2005
2007
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
600
3461 18247
27644
Khu vực ngoài Nhà nước
93193 177744 399871 638842
Khu vực Nhà nước
27367 39206
62176
79673
b. Tính tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng:
(Đơn vị: %)
Năm
1995
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0,5
Khu vực ngoài Nhà nước
76,9
Khu vực nhà Nước
22,6
c. Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích :
2000
1,6
80,6
17,8
2005
3,8
83,3
12,9
2007
3,7
85,6
10,7
* Vẽ biểu đồ : (Vẽ biểu đồ miền)
* Nhận xét :
– Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân
theo thành phần kinh tế từ 1995 đến 2007 tăng rất nhanh (6,2 lần), nhưng có
sự thay đổi theo hướng :
Giảm tỉ trọng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khu vực thành
phần Nhà nước (11,9%), tăng tỉ trọng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
thành phần kinh tế ngoài Nhà nước (8,7%) và vốn đầu tư nước ngoài (3,2%),
nhưng trong đó thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn và chiếm
ưu thế trong cơ cấu bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (85,6% năm 2007).
* Giải thích :
– Kể từ năm 2000 khi luật doanh nghiệp ra đời, các thành phần kinh tế thực
sự phát huy có hiệu quả. Đặc biệt doanh nghiệp có vốn ngoài Nhà nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Vì vậy sản phẩm của các thương
hiệu trong nước đa khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, đây là điều
kiện để tạo việc làm cho lực lượng lao động, nâng cao thu nhập, kích thích
khả năng cung và cầu.
– Với chiến lược hội nhập cùng phát triển, đặc biệt sau khi nước ta kí hiệp
định thương mại Việt – Mĩ (2001), tham gia thị trường AFTA, và trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức WTO thì hàng hoá trong nước rất đa dạng và
47
phong phú. Trong giai đoạn này, sự hợp tác của các tổ chức trong xa hội tăng
lên, công tác quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng phát triển với nhiều
hình thức khác nhau, các dịch vụ tiêu dùng phát triển rộng khắp. Đây là điều
kiện để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, các doanh nghiệp tăng sức cạnh
tranh.
Câu 10. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy viết một báo cáo ngắn về
tiềm năng và tình hình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai.
Đây là dạng bài tập tổng hợp các kiến thức cơ bản và kĩ năng địa lí.
Bài tập có thể viết dưới dạng một ngành, một tỉnh hay một vùng kinh tế… vì
vậy, thí sinh phải đọc kĩ đề để xác định mục đích yêu cầu. Thông thường bài
viết dưới dạng này, thí sinh phải đi từ khái quát đến chi tiết, sau đó khẳng
định lại vấn đề. Đối với yêu cầu trên chúng ta nên triển khai theo hướng sau :
Trả lời :
Tỉnh Đồng Nai có diện tích 5903,4 km2 ; dân số 2290,2 nghìn người (2008).
1. Đánh giá về tiềm năng phát triển.
a. Thuận lợi :
– Vị trí địa lí : (nêu vị trí tiếp giáp, và ý nghĩa kinh tế)
– Tài nguyên thiên nhiên :
+ Tài nguyên (TN) đất: chủ yếu đất đỏ badan, độ phì cao, diện tích lớn là
điều kiện để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp như : cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều…
+ Khí hậu cận Xích đạo, thời tiết khá ổn định là điều kiện để phát triển kinh
tế, đặc biệt là nông nghiệp.
+ Sông ngòi: hệ thống sông Đồng Nai, có trữ năng lớn về thuỷ điện.
+ TN rừng: độ che phủ từ 20% 40%, chủ yếu là rừng phòng hộ. Vùng có
rừng quốc gia Cát Tiên là nơi bảo tồn động thực vật quý hiếm.
– Kinh tế – xa hội:
+ Lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, đặc biệt công nghiệp và dịch vụ.
48
+ Cơ sở hạ tầng khá phát triển, như: giáo dục, y tế, các dịch vụ phục vụ sản
xuất và tiêu dùng.
+ Là tỉnh có nhiều mô hình kinh tế năng động, đáng chú ý là các loại hình
công nghiệp và dịch vụ. Do đó, khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước
mạnh.
b. Khó khăn :
– Mùa khô kéo dài nên ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
– Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xa hội.
– Hiện tượng ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và dịch vụ.
2. Các ngành kinh tế :
– Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm
và lâu năm, trong đó đáng chú ý là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu
năm như: cà phê, hồ tiêu, điều đặc biệt là cao su có diện tích và sản lượng lớn
nhất toàn quốc.
– Công nghiệp: Biên Hoà là một trong bốn trung tâm công nghiệp lớn nhất
khu vực phía Nam, cơ cấu ngành đa dạng như: cơ khí, luyện kim, hoá chất,
điện tử, dệt may, công nghiệp xây dựng…
– Dịch vụ: đây là ngành phát triển mạnh, có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế – xa hội vùng, nổi bật như ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
tài chính, ngân hàng, thương mại…
Kết luận: Đồng Nai là tỉnh có nguồn lực phát triển kinh tế mạnh, nhưng
để phát triển kinh tế theo chiều sâu và mang tính bền vững, tỉnh cần chú trọng
phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ dân trí và lực lượng lao
động, nhưng cần chú ý vấn đề môi trường.
Câu 11. Sử dụng Atlat (năm 2009) và kiến thức đã học, hãy :
a. Trình bày cách hiểu về vùng kinh tế trọng điểm.
b. Tính GDP theo giá thực tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm năm 2005 và
2007.
49
c. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu GDP của các vùng kinh tế
trọng điểm so với cả nước.
Trả lời :
a. Khái niệm :
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các thế mạnh, tập
trung tiềm lực kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư, có tỉ trọng lớn trong cơ cấu
GDP và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước.
b. Tính GDP theo giá thực tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm năm 2005 và
2007.
(Đơn vị : tỉ đồng)
Các vùng trọng điểm kinh tế
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Các vùng khác ngoài 3 vùng kinh tế trọng điểm
c. Nhận xét và giải thích :
2005
158 610,9
44 478,2
358 343,1
277 778,8
2007
239 036,4
64 048,0
404 875,1
435 755,4
– Tổng thu nhập trong nước từ 2005 đến 2007 tăng khá nhanh (1,4 lần),
nhưng có sự thay đổi về cơ cấu.
– Tăng tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2,0%) và kinh tế trọng
điểm miền Trung (0,3%); Giảm tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(7,3%).
* Giải thích :
– Sau năm 2000, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung được mở rộng về đơn vị hành chính. Một số ngành kinh tế
trọng điểm được hình thành và phát triển với quy mô ngày càng lớn như: sản
xuất ô tô, đóng tàu biển, điện tử, hoá dầu… Nhóm các ngành dịch vụ kinh
doanh (vận tải, tài chính, bảo hiểm…), và dịch vụ tiêu dùng (du lịch, y tế,
giáo dục, thể thao…) phát triển mạnh.
– Các nguồn lực phát triển kinh tế được phát huy có hiệu quả như: nguồn
nhân lực, vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
50