Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.06 KB, 28 trang )
thông tin rất chi tiết, sâu sắc, bởi thế mà họ tạo lập thái độ một cách bền vững, có tính
dự đoán cao cho hành vi.
Mô hình kỳ vọng – giá trị: đây là mô hình giải thích cách thức người tiêu
dùng tạo lập và thay đổi thái độ dựa trên (1) niềm tin hay kiến thức mà họ có về một
đối tượng hay hành động và (2) đánh giá của họ về những niềm tin cụ thể này. Đã có
rất nhiều mô hình được ra đời dựa trên mô hình kỳ vọng – giá trị này được áp dụng
trong marketing: phổ biến nhất là mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TORA), Sau
đến là mô hình đa thuộc tính của Fishbein, hay mô hình của Resenberg.
Cụ thể hơn trong mô hình TORA, thái độ đối với hành động (Aact) được
xác định bằng cách nhân niềm tin cho phương án dựa trên tiêu chuẩn I (bi) với tầm
quan trọng của tiêu chuẩn I (ei) sau đó cộng chúng theo công thức:
Công thức cho mô hình Fishbein là:
Trongđó:
A (0) = thái độ đối với các đối tượng / thương hiệu
Bi = niềm tin rằng đối tượng / thương hiệu sở hữu thuộc tính i
Ei = đánh giá về tầm quan trọng / mong muốn của thuộc tính i
i
= thuộc tính 1, 2, ...m
Những mô hình trên có thể giúp chúng ta đánh giá được thái độ lý trí của
người khác như thế nào, nhưng muốn tạo lập hay thay đổi được thái độ của họ, cần xét
đến các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ lý trí như : nguồn truyền thông cũng như độ tin
cậy đối ới nguồn truyền thông đó, danh tiếng công ty, đặc biệt là những thông điệp
nhắm tới người đó,…
-
Thái độ cảm xúc: muốn tạo lập hay thay đổi được thái độ cảm xúc của người tiêu
dùng, cần phải biết xử lý cảm xúc của họ, tức là phải tạo ra sự lôi cuốn cảm xúc cao
cho họ để từ đó làm căn cứ cho việc đánh giá các tác nhân kích thích. Một số nghiên
11 |GVHD: TS. Phạm Thị Lan Hương
cứu cho rằng, thái độ đối với quảng cáo tích cực sẽ ảnh hưởng đến thái độ thuận lợi
đối với thương hiệu và hành động và ngược lại. Cũng như thái độ lý trí, thái độ cảm
xúc cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau làm cho những thái độ đối với một
thương hiệu là khác nhau. Đầu tiên là nguồn truyền thông, nguồn truyền thông hấp dẫn
hình thành thái độ thuận lợi nếu nguồn truyền thông phù hợp với chủng loại sản phẩm.
Thứ hai, thông điệp ảnh hưởng đến thái độ cảm xúc rất nhiều, cụ thể của thông điệp là
thông tin có được từ quảng cáo: Quảng cáo cảm xúc và quảng cáo gây sợ hãi. Quảng
cáo cảm xúc nói về tình thương, niềm vui, mong ước, sợ hãi, giận giữ, xấu hổ,…cảm
xúc tích cực thu hút khách hàng đến với sản phẩm, còn cảm xúc tiêu cực tức là khách
hàng lo lắng điều gì nếu không có sản phẩm phù hợp… Trong khi đó, quảng cáo gây
sợ hãi, người làm thị trường cố gắng tạo ra sự sợ hãi hay lo lắng bằng cách nhấn mạnh
đến những hậu quả tiêu cực khi thực hiện hay không thực hiện một hành vi cụ thể nào
-
đó.
Mục tiêu của việc nghiên cứu thái độ là để dự đoán hành vi của thái độ đó, và công cụ
để dự đoán tốt nhất là mô hình TORA, bằng việc dự đoán những nhân tố ảnh hưởng
đến dự định hành động của người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
thái độ và hành vi. Với những tiêu chí như: mức độ lôi cuốn, kiến thức và kinh
nghiệm, tính có thể tiếp cận của thái độ, sự tin tưởng, tính cụ thể của thái độ hay là
mối quan hệ giữa thái độ và hành vi theo thời gian, nhân tố tình huống, nhân tố quy
chuẩn xã hội, biến số tính cách.
Nói tóm lại, khi MAO cao, người tiêu dùng đầu tư nhiều nỗ lực để xử lý một thông
điệp, chính là xử lý theo lộ trình trung tâm, những suy nghĩ và tình cảm của họ có thể
ảnh hưởng đến thái độ của họ thông qua lộ trình trung tâm lý trí hoặc lộ trình trung
tâm cảm xúc.
Đối với thái độ nỗ lực thấp ( MAO thấp):
Khi nỗ lực xử lí thấp, người tiêu dùng thường không tạo lập niềm tin mạnh
mẽ, hay những thái độ có thể tiếp cận bền bỉ, kháng cự hay tin tưởng. Họ không có
động cơ, khả năng hay cơ hội để xử lý thông tin. Chính vì vậy người tiêu dùng hầu
như tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Những người làm thị trường phải nhanh
nhạy ở việc tính đến các chiến lược có mức độ xử lý thấp (lộ trình xử lý ngoại vi),
muốn có thành công của một sản phẩm đạt được mức độ cao, thì khi hướng đến những
12 |GVHD: TS. Phạm Thị Lan Hương
đối tượng có nỗ lực xử lý thấp, cần phải chú trọng nhiều hơn vào những đặc điểm bên
-
ngoài hay còn gọi là yếu tố ngoại vi khi thực hiện quảng cáo.
Thái độ lý trí:
Không giống như những người có nỗ lực xử lý cao, việc tạo lập và thay đổi
thái độ của nhóm thái độ lý trí dựa trên niềm tin đơn giản tức là những suy luận đơn
giản hay là sự quy kết hoặc cũng có thể dựa vào người chứng thực, hiệu ứng sự thật,…
chính vì những đặc tính như vậy mà những nguồn truyền thông dễ hiểu, thực tế, những
thông điệp đơn giản, lôi cuốn được tạo ra trong bối cảnh lặp đi lặp lại sẽ làm gia tăng
nhận thức về thương hiệu, về những đặc tính quan trọng có trong sản phẩm, gia tăng
khả năng nhớ lại của khách hàng về sản phẩm và cuối cùng là gia tăng niềm tin đối với
-
thương hiệu.
Thái độ cảm xúc:
Những tiến trình cảm xúc nỗ lực thấp này dựa vào hiệu ứng tiếp xúc đơn
giản, phản xạ có điều kiện, thái độ đối với quảng cáo và tâm trạng của người tiêu
dùng.
Theo hiệu ứng tiếp xúc đơn giản, con người thích những đối tượng quen
thuộc hơn. Còn với phản xạ có điều kiện, đây là phương pháp ảnh hưởng lớn đến thái
độ của người tiêu dùng mà không cần đến nhiều nỗ lực. Đây là nghiên cứu của nhà
khoa học người Nga Ivan Pavlov vào thế kỉ 19. Cuối cùng là tâm trạng, thái độ của
người tiêu dùng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng, trong khi đó, tâm trạng lại là
nhân tố quyết định đến phản ứng của người tiêu dùng.
Đối với những người có thái độ nỗ lực xử lý thấp, tức là khi MAO thấp, người tiêu
dùng sử dụng ít nỗ lực để xử lý một thông điệp, hay còn gọi là xử lý theo lộ trình
ngoại vi.
3. Nghiên cứu về nhu cầu cũng như thái độ của người tiêu dùng
Việt Nam đối với sản phẩm sữa rửa măt
Trên thế giới ngày nay, chưa bao giờ người tiêu dùng lại có nhu cầu làm
đẹp, kéo dài nét trẻ trung và dáng vóc cân đối của mình nhiều đến như vậy. Có thể nói
nhu cầu về làm đẹp sẽ không bao giờ giảm đi mà thay vào đó, sẽ còn có những bước
tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Đặc biệt, với đặc điểm của người phụ nữ Á
Đông, luôn muốn mình có một làn da trắng hồng, điều đó sẽ giúp họ tự tin hơn với tiêu
13 |GVHD: TS. Phạm Thị Lan Hương
chí, làn da trắng che khuất đi các khuyết điểm. Rất nhiều các nhãn hiệu sữa rửa mặt
trắng da khác nhau nhanh chóng ra đời để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các nghiên cứu
cho thấy, khi kinh tế phát triển, thu nhập khá hơn, công nghệ hiện đại hơn, người ta
không chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn các nhu cầu sinh lý, mà đúng với thuyết Maslow,
con người có nhu cầu làm đẹp, tức là họ đang muốn phát triển dần lên các nhu cầu có
cấp độ cao hơn, tự khẳng định. Năm 2004, thị trường bảo vệ sức khỏe và làm đẹp ở
Anh quốc đáng giá đến 5.5 tỉ bảng Anh với tốc độ phát triển là 4% trong năm 2003
(nguồn: IRI, TNS, FBA, Công đoàn Thẩm mỹ viện). Chăm sóc tóc và da chiếm 47%
thị trường này với tốc độ tăng trưởng trên 5% mỗi năm.
Như đã trình bày ở lí do chọn để tài, thì có rất nhiều các công ty, tập đoàn
hiện nay đang rất thành công trong việc cung cấp các sản phẩm làm đẹp này với doanh
số tăng nhanh chóng mặt, một trong những tập đoàn có tiếng trên thế giới đó là
L’Oréal. Muốn tìm hiểu xem một công ty hóa mỹ phẩm hiện nay phát triển như thế
nào và thái độ của người tiêu dùng về các thương hiệu này ra sao, nhóm đã thực hiện
dự án nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với một sản phẩm nổi trội với
công dụng đang được ưa chuộng: Sữa rửa mặt White Perfect của L’Oréal Paris tại Việt
Nam.
Cơ sở lý luận và thực trạng thị trường sữa rửa mặt tại Việt Nam trên đây
sẽ là căn cứ cho việc phát triển mô hình nhu cầu và thang đo lường biến
số thái độ sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.
14 |GVHD: TS. Phạm Thị Lan Hương