Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.89 KB, 22 trang )
• Thành công từ học hỏi mô hình:
Các sản phẩm của Cty đã được các thương hiệu, tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới tín
nhiệm và ký hợp đồng như: WallMart, Target, GAP Inc, Kohl’s, Costco, Sears Hollding,
Perry Ellis, JC Penney, Columbia, Avenue, Roxy, Quiksilver, K’Mart…
Năm 2013, Cty CP cơ khí Kim Thành đạt doanh thu trên 70,7 tỷ đồng, mức tăng trưởng
đạt trên 21%; bình quân thu nhập của người lao động đạt 5,2 triệu đồng/người/tháng, lãi
trước thuế đạt trên 6,7 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1,8 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ
tức đạt 35%. 5 tháng đầu năm 2014, doanh thu của Cty đạt mức tăng trưởng 15% so với
cùng kỳ, năng suất lao động tăng khoảng 19%, thu nhập bình quân của người lao động
đạt trên 5,5 triệu đồng/người/tháng… Với những kết quả đạt được trong quá trình phát
triển sản xuất, kinh doanh, năm 2014 là năm thứ 4 liên tiếp, Cty cơ khi Kim Thành vinh
dự được tặng giải Bạc giải thưởng Chất lượng quốc gia tôn vinh những thành tích xuất
sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
II.
CÔNG TY TNHH HẢI THỊNH
Từ năm 2005, Hải Thịnh đã triển khai chương trình 5S dưới sự hướng dẫn của các
chuyên gia Nhật Bản. 5S đã giúp loại bỏ tức thời các lãng phí như thời gian, không gian,
nguyên vật liệu…và còn giúp tạo ra và duy trì nề nếp làm việc công nghiệp, đồng thời
thúc đẩy khả năng sáng tạo của tất cả mọi người và tạo ra phong trào cải tiến liên tục
trong công ty.
Từ năm 2012-2014, nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được lựa chọn và áp dụng vào
sản xuất và kinh doanh của công ty, đem lại lợi ích về kinh tế và môi trường, xã hội cho
DN và cộng đồng với số tiền làm lợi lên đến trên 87 triệu đồng/mỗi năm nhờ áp dụng các
cải tiến vào sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian gia công sản phẩm, tiết giảm chi phí nguyên
16
nhiên
vật liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, hai bộ giải pháp Quản lý phân xưởng (Workshop Management System - WMS)
và quản lý tài sản (VDC Asset Management - VAM) do VDC thiết kế đã được nhiều
Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản
công ty vừa và lớn tại Việt Nam như Công ty Than Uông Bí, Công ty Than Nam Mẫu…
Với định hướng tập trung phát triển phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, VDC sẽ đầu tư chất
xám để xây dựng và đưa lên điện toán đám mây cung cấp như dịch vụ cho các phần mềm
quản trị cho doanh nghiệp SMEs bao gồm các phần mềm: quản lý công việc, quản lý
nhân sự, tài sản, quan hệ khách hàng, bán hàng, tài chính kế toán.. =>Từ những ví dụ
điển hình trên cho thấy các mô hình quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có vai trò quan
trọng như thế nào.
III.
CƠ HỘI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT
- Cải thiện năng xuất chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhờ giảm thiểu tình trạng phế
phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào trong đó có cả việc
tăng năng suất lao động. Mỗi công nhân/ nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào
quá trình tạo sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ, sẽ có nhận thức về khái niệm giá trị và
các hoạt động gia tăng giá trị cho khách hang trong công việc của mình, từ đó tích cực
đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức để cung cấp cho khách hang theo nguyên tắc
chất lượng ngay từ nguồn.
- Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất cung ứng dịch vụ nhờ hợp lý hóa các quá trình
tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị. - Giảm thiểu
lãng phí hữu hình và vô hình do tồn kho quá mức cần thiết kể cả tồn kho sản phẩm dở
dang giữa các công đoạn lẫn thành phẩm nhờ vận dụng JIT.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng thong qua cá công cụ hữu ích như
TPM( Total Productive Maintenance- Duy trì năng suất tổng thể), bố trí sản xuất theo mô
hình tế bào( Cell Manufacturing).
- Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo.
IV.
THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI ÁP
17
DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc quy mô vừa và nhỏ và các doanh nghiệp này
phải đó mặt với nhiều vấn đề:
Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản
- Mọi người trong công ty cả nhân viên lẫn nhà lãnh đạo chưa hiểu về quản trị tinh gọn
và lợi ích của nó. Vì vậy thực hiện một cách máy móc, lý thuyết.
- Thiếu nguồn lực lao động và tài chính.
- Thiếu sự thẩm định và kĩ năng ở các hệ thống quản trị, công cụ và kĩ thuật tinh gọn Nhu cầu không ổn định. Các khách hàng có thể không có khả năng để đưa ra các yêu cầu
dự báo.
Bên cạnh sự thành công của các doanh nghiệp khi áp dụng đúng hướng các mô hình
quản trị sản xuất thì còn khá nhiều doanh nghiệp áp dụng chưa đúng, một cách máy móc
dẫn đến những mô hình sản xuất trên chỉ là trên lý thuyết của các doanh nghiệp, không
đem lại hiệu quả trong sản xuất.
V.GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
- Chuyên gia Việt Nam hay nguồn nhân sự trong mỗi doanh nghiệp cần phải được hoc
hỏi đào tạo từ thực tiễn ở chính trong các doanh nghiệp Nhật Bản cả trong và ngoài nước
Việt Nam có khả năng nghiên cứu học thuật để có thể xây dựng một phương pháp áp
dụng quản trị tinh gọn một cách thuần Việt. Chỉ có phương án này mới có thể đem lại
một mô hình quản trị tinh gọn của người Việt, áp dụng trong mô hình thực tiễn của người
Việt.
- Các doanh nghiệp Việt nên chú trọng vào nhân tố đào tạo TÂM THẾ con người- yếu tố
hạt nhân quan trọng. Theo TS. Nguyễn Đăng Minh thì TÂM THẾ chính là sự thấu hiểu
của từng con người trong doanh nghiệp rằng việc học/làm này sẽ có lợi cho chính bản
thân họ, nâng cao năng lực bản thân, phát triển kĩ năng, tạo ra rất nhiều giá trị nội lực bản
thân và gia tăng cơ hội phát triển cuộc sống cá nhân của họ. Ngoài ra người cán bộ cũng
cần thấu hiểu rằng chỉ có thong qua việc học thực, làm thực thì sự trải nghiệm mới đến,
mới làm chúng ta thực sự tăng trưởng được. Khi đó thì ý thức và thái độ của họ ở việc
18
học và làm này luôn ở trạng thái cầu tiến và sẵn sang. Đây là hai thấu một ý của Tâm
Thế. Vì vậy các cấp lãnh đạo cần thông qua các cơ chế khen thưởng thi đua cũng như kỉ
luật, cổ động phong trào tạo động lực trong doanh nghiệp. Để họ có thể yên tâm đóng
Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản
góp cho doanh nghiệp và làm lợi cho bản thân cả về kĩ năng chuyên môn và làm cho
cuộc sống của họ ngày càng tốt lên.
=>Có thể nhận thấy TÂM THẾ chính là nguồn lực, là tài sản, là nền gốc của doanh
nghiệp. Chỉ khi xây dựng được TÂM THẾ của cá nhân, và cả TÂM THẾ của tổ chức thì
mới có thể áp dụng thành công quản trị tinh gọn cũng như các công cụ quản lý hiện đại
khác vào doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên có chiến lược thu hút và giữ chân người có tài có tâm ở lại làm việc
lâu dài cho công ty.
- Các doanh nghiệp cần phải giữ uy tín với khách hàng cũng như với đối tác tạo mối liên
hệ gắn kết đảm bảo lợi ích và uy tín của nhau để cùng nhau xây dựng và phát triển bền
vững được. Đặc biệt là mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài thu hút vốn đầu tư
của họ vào chính doanh nghiệp của mình.
- Chính phủ cần đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các mô hình
quản trị sản xuất tiên tiến cũng như hỗ trợ về cấp vốn và các chính sách ưu đãi.
- Doanh nghiệp nên đầu tư về cơ sở vật chất, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến học hỏi có
chọn lọc những phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ các nước phát triển nâng
cao hiệu quả lao động.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho các công ty bảo dưỡng xe:
Đối với các công ty bảo dưỡng xe nhanh thì các công ty nên học hỏi mô hình quản trị tinh
gọn mà các đại lý bảo dưỡng xe nhanh của Toyota đã làm, trong đó kiến nghị tập trung
vào: thiết lập quy trình chuẩn: cần xây dựng một quy trình chuẩn từ khi tiếp đón đến khi
trả xe cho khách; tăng cường đào tạo cho nhân viên về kỹ năng, thái độ; tăng cường máy
móc thiết bị, bố trí hợp lý mặt bằng sản xuất, giảm thời gian gián đoạn do nguyên nhân
19
nút cổ chai. Còn giải pháp khuyến khích chủ xe đặt hẹn sử dụng dịch vụ qua điện thoại là
giải pháp đặc thù cho các hệ thống dịch vụ nói chung. Có thể nói nếu như các công ty tập
Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản
trung làm tốt được các yêu cầu trên thì sẽ giảm thời gian cung cấp dịch vụ đáng kể, giảm
thời gian chờ đợi của khách vào những giờ cao điểm.
20
Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản
KẾT LUẬN
• Mô hình quản trị tinh gọn sản xuất được rất nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng
thành công, điển hình là trong sản xuất ô tô của Toyota và sản xuất Honda. Nó cũng là
hai ngành cơ khí mang về nhiều lợi nhuận cho đất nước Nhật Bản.
Mô hình quản trị tinh gọn này chia ra làm 2 loại chính: mô hình cơ bản đơn giản ở cấp độ
ban đầu với các công cụ như mô hình 5s và Kaizen.
Toyota và Honda đã dựa trên ý tưởng cốt lõi của hệ thống JIT( Just In Time) và lý thuyết
quản trị tinh gọn.
• Khi các doanh nghiệp Nhật Bản đã áp dụng thành công dựa vào lý thuyết quản tri tinh
gọn đó như một hiệu ứng nó bắt đầu lan ra và ảnh hưởng đối với các quốc gia khác trong
đó có Việt Nam. Bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng thành công mô hình
quản trị sản xuất của Nhật Bản thì vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp khác do quá nóng vội,
chủ quan với tâm thế muốn thành công ngay mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thực
hiện không có hiệu quả. Vì vậy, cần phải đặt ra giải pháp toàn diện tối ưu cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong việc đưa mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả vào trong các
doanh nghiệp.
21
Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản
Nguồn tham khảo:
Sách “ Phương thức Toyota” Tác giả Jefrey K. Liker
Bài viết” Hoanda và Giấc mơ nước Nhật”
Bài Luận: “Điều kiện, khả năng áp dụng hệ thống jit (just in time) trong các doanh
nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam”
Báo Nam Định
Bài “ Áp dụng quản trị Tinh gọn của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam” – Chu thị
Thủy – Đại học Thương Mại
Bài “Ứng dụng 5S và Kaizen trong các doanh nghiệp”
22
Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản