1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.46 KB, 81 trang )


Trường ĐHSP Hà Nội 2



7



Khóa luận tốt nghiệp



Tổng Phục Lễ là tiêu biểu cho vùng đất ven biển huyện Thủy Nguyên,

nơi đã hình thành “tục bịt mặt” của phụ nữ, một trong những tục lệ cổ hiếm

hoi và nó còn biểu hiện trong nội dung lời ca. Đó chính là cơ sở là nền tảng

quan trọng để khẳng định yếu tố độc đáo, đặc sắc của loại hình dân ca cổ còn

được bảo lưu và phát huy trên vùng đất tổng Phục, huyện Thủy Nguyên,

thành phố Hải Phòng. Mặc dù, hát Đúm có cả ở năm xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập

Lễ, Du Lễ và Tam Hưng nhưng điểm hát Đúm hàng năm được chọn ở chùa

Phục Lễ. Vì vậy Phục Lễ trở thành trung tâm hát Đúm của cả vùng và mang

màu sắc riêng của vùng tổng Phục Hải Phòng xưa.

1.1.2. Điều kiện tự nhiên



Địa hình huyện Thủy Nguyên rất đa dạng: Suốt từ phía bắc đến phía

đông huyện có núi xen kẽ với đồng ruộng. Sông Lạch chia làm hai lớp, lớp

ngoài là núi đá vôi từ Trại Sơn, Doãn Lại đến Minh Tân, Minh Đức. Lớp

trong là núi đất, từ An Sơn - Phù Ninh qua Kỳ Sơn, Chính Mỹ, Kênh Giang

đến Hòa Bình, Thủy Đường, Trung Hà, Ngũ Lão. Nổi lên cao nhất là đỉnh

Sơn Đào nằm ở trung tâm huyện. Phía đông nam kéo dài từ Hợp Thành, Cao

Nhân qua Trịnh Xá, Kiền Bái, Hoàng Hoa, Lâm Động, Tân Dương kéo dài

đến Tam Hưng, Lập Lễ. Địa thế ở đây bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi

trồng cây lương thực, rau màu, cây ăn quả. Dọc theo triền sông Cấm, sông

Bạch Đằng có nhiều rừng Sú, rừng Chang rậm và những bãi bồi, hàng năm

tiếp nhận lượng phù sa đáng kể do hệ thống sông bồi đắp.

Về cơ bản, địa hình huyện Thủy Nguyên được chia làm 4 dạng:

Thứ nhất là dạng đồi núi ở phía Bắc huyện là địa hình núi đá vôi chạy từ

An Sơn qua các xã Lại Xuân, Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Tân, Gia Minh, Gia

Đức. Xen kẽ giữa địa hình núi đá vôi là vùng đồi núi thấp. Đây là dạng địa hình

bán bình nguyên cổ với các đồi tròn bị bào mòn chạy từ An Sơn, Phù Ninh,

Quảng Thanh, Chính Mỹ, Kênh Giang đến Lưu Kiếm, Minh Tân, Ngũ Lão.

Thứ hai là dạng địa hình đồng bằng trung tâm huyện gồm các xã Kiền

Bái, Mỹ Đồng, Thủy Sơn, Thủy Đường… với phù sa cổ, đất bị bạc màu, đất

có pha cát.



Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



8



Khóa luận tốt nghiệp



Thứ ba là dạng địa hình ven sông là các xã Hoàng Hoa, Lâm Động, Tân

Dương, Phục Lễ, Phả Lễ, An Lư, Thủy Đường, vùng đồng bằng mới được bồi

tụ, thường ngập nước, đất ở đây còn bị chua mặn.

Thứ tư là địa hình đặc trưng dải ven biển là các cửa sông ven biển. Ở

đây, hình thành các bãi lầy được cấu tạo bằng một lớp phù sa bùn nhão, trên

mặt có màu phớt hồng. Đây là môi trường phát triển thực vật ngập mặn như

sú, vẹt, thuận lợi cho các loài tôm cá vào đẻ trứng và sinh sôi.

Khí hậu: Thủy Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trong đó, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là khí hậu có một mùa

đông lạnh và khô, từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu mùa hè, nồm mát và

mưa nhiều.

Sông ngòi: Sông Bạch Đằng chảy theo hướng Đông Bắc đến thôn Phi

Liệt thì chia dòng về hướng Tây Nam là sông Giá, dòng chính theo hướng cũ,

lòng sông mở rộng dần đến Gia Đức thì đổi hướng Đông Nam, gặp sông Giá

tại núi U Bò, xã Minh Đức. Từ đây, lòng sông càng mở rộng, nằm án ngữ phía

Đông Nam huyện. Một nhánh là sông Chanh, chảy tiếp đến xã Lập Lễ, gặp

sông Ruột Lợn từ sông Cấm chảy ra, cùng hòa đổ ra cửa Nam Triệu. Sông

Hàn ở phía Đông Bắc, phía bên trái là các xã An Sơn, Lại Xuân. Sông Cấm là

đoạn cuối cùng của sông Kinh Môn, là một nhánh của sông Thái Bình bao lấy

huyện ở phía nam và Đông Nam… Ngoài hệ thống sông ngòi, huyện Thủy

Nguyên còn có diện tích hồ, đầm khá lớn như hồ Đà Nẵng, đầm Tám Xã.

Thủy Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: 51 dãy núi đá

vôi có thể khai thác làm nhiều mặt hàng quý, 48 dãy núi đất có thể khai phá

trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, nguyên liệu công nghiệp và hàng xuất khẩu.

Thủy Nguyên có khả năng nông nghiệp lớn, có tiềm năng nuôi thả, đánh bắt

tôm cá lớn.

Với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình và nguồn tài nguyên thiên nhiên như

vậy, Thủy Nguyên có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển về kinh tế - xã



Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



9



Khóa luận tốt nghiệp



hội, đặc biệt là có điều kiện quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người

dân. Thủy Nguyên là nơi sớm tiếp nhận và phát triển Phật giáo. Từ đời nhà Trần,

Thủy Nguyên cùng với vùng Yên Tử đã là một trung tâm Phật giáo lớn của nước

ta. Ở đây có các công trình được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, các

di tích nổi tiếng của huyện phải kể đến đình Kiền Bái, đền thờ Trần Quốc Bảo,

chùa Kiến Linh…Phục Lễ là quê hương của nghệ thuật hát Đúm và môn thể

thao bơi lội. Đây là làn điệu hát cổ xưa và môn thể thao đầy tinh thần thượng võ

mà ngày nay vẫn được nhân dân Phục Lễ duy trì và phát triển.

1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội



Phục Lễ là vùng đất giáp biển, đồng ruộng luôn bị ngập mặn, ngập úng,

khí hậu ở Phục Lễ rất khắc nghiệt, thường có bão biển đe dọa, con người luôn

phải đối mặt với gió biển, với ánh nắng gay gắt vào mùa hè, mùa đông thì gió

lạnh buốt da. Ngày nay, người dân nơi đây đã khắc phục khó khăn, đắp đê và

trồng rừng ngập mặn biến miền đất hoang vu, với các bãi sú vẹt, đầm lầy

thành những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi. Trong quá trình tạo dựng và phát

triển vùng đất, người dân Phục Lễ đã vừa đi biển đánh bắt cá, vừa mở mang

đất đai, quai đê, lấn biển, phát triển nghề nông. Sự đan xen giữa nghề biển và

nghề nông đã tạo nên một sắc diện văn hóa riêng cho Phục Lễ và tổng Phục

Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng.

Cùng với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phục Lễ thì huyện

Thủy Nguyên xưa kia là vùng đất bồi, khí hậu khắc nghiệt, cư dân ở nhiều nơi

khác đến đây lập đất định cư và khai khẩn cải tạo thành đồng ruộng. Họ vốn

là dân từ nhiều nơi thuộc Hải Phòng, hay nhiều tỉnh khác đến nhập cư, họ đã

đem đến nhiều nghề khác nhau.

Với vị thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với truyền

thống oanh liệt cùng trí thông minh, cần cù, dũng cảm của người dân Phục Lễ

đã tạo cho nơi đây nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như tiềm năng nông

nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch.



Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



10



Khóa luận tốt nghiệp



Về nông nghiệp: Ở Phục Lễ đã phát triển ngành nông nghiệp với các cây

trồng chính như trồng lúa, trồng bông, nuôi tằm dệt vải. Ở đây có những cánh

đồng chuyên trồng bông gọi là Đồng Bông.

Về công nghiệp: Phục Lễ là xã ven biển để phục vụ cho việc đi biển của

người dân trong vùng nên nơi đây rất phát triển công nghiệp đóng tàu, phát

triển sản xuất xi măng.

Về ngư nghiệp: Phát triển hình thức kinh tế mới như có các đầm nuôi hải

sản như tôm, cua, cá…bên bờ cửa biển Nam Triệu, kết hợp với làm vườn

trồng các cây ăn quả.

Về du lịch: Là vùng đất hình thành từ lâu nên nơi đây đã sớm hình thành

những tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Các lễ hội đã thu hút được rất nhiều

khách du lịch đặc biệt là “Hội mở mặt” - “Hội hát Đúm” vào mỗi dịp xuân

về. Đây vừa là hoạt động văn hóa của xã vừa là của huyện Thủy Nguyên.

Phục Lễ có hệ thống giao thông đường biển rất thuận lợi, một bên là

trung tâm thành phố, bên kia là các xã trong vùng. Vì thế rất thuận lợi cho

phát triển thương mại và lưu thông hàng hóa. Hiện nay thành phố Hải Phòng

có rất nhiều dự án phát triển kinh tế, du lịch văn hóa, đã tạo điều kiện cho sự

phát triển của xã Phục Lễ - Thủy Nguyên. Với sự phát triển kinh tế thì thành

phố cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa,

các lễ hội được quan tâm tổ chức mang bản sắc riêng và đậm đà tính dân tộc.

1.2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN HẢI PHÒNG

1.2.1. Di tích văn hóa



Hải Phòng là một trong những nơi phát triển văn hóa sớm của nước ta.

Vùng biển đặc biệt này đã để lại cho kho tàng văn hóa dân tộc những tài sản

vô cùng quý giá. Ngoài hát Đúm còn có nghệ thuật tạc tượng ở xã Đồng

Minh, múa rối nước Nhân Hòa (Vĩnh Bảo) và một số công trình văn nghệ

dân gian khác. Những di chỉ khảo cổ như di chỉ đồ đồng Việt Khê (Thủy

Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



11



Khóa luận tốt nghiệp



Nguyên), chuông chùa Văn Bản (Đồ Sơn), di chỉ đồ đá, đồ đồng ở Núi Voi

(Kiến An) và đặc biệt công trình khảo sát khu di chỉ Tràng Kênh là những

đóng góp lớn cho ngành khảo cổ cả nước. Trong quá trình xây dựng nền văn

hóa mới của dân tộc, những công trình đó có một vị trí đặc biệt quan trọng.

Trong cuốn “Hát Đúm Hải Phòng” của tác giả Đinh Tiếp có trích câu nói của

đồng chí Trường Chinh: “có khai thác được vốn cũ của hàng nghìn năm lao

động sáng tạo của nhân dân ta, chúng ta mới tạo nên được một nền văn

nghệ mới phong phú hơn nền văn nghệ của tất cả các thời đại từ trước đến

nay trong lịch sử dân tộc”.

Ra đời trên một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời ấy, hát Đúm ở

xã Phục Lễ có được những ưu điểm như mọi dân ca khác, nó là sản phẩm của

tinh thần. Mặt khác, ra đời ở một mảnh đất “trên bến dưới thuyền”, một nơi

nhiều dòng văn hóa khác nhau, thường xuyên qua lại tranh chấp nên hát Đúm

ở Phục Lễ cũng rất phức tạp. Trên cơ sở tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình

phát triển của nó, phân tích cặn kẽ về phương diện từ ngữ, âm thanh, nhạc

điệu cũng như đề tài, chủ đề tư tưởng của mỗi bài ca, đánh giá cho đúng giá

trị nội dung, nghệ thuật và những yếu tố pha tạp, hạn chế của nó, qua đó tìm

hiểu được những nét riêng biệt độc đáo của hát Đúm và phong cách con người

miền biển.

Là một vùng đất cổ có bề dày truyền thống văn hóa, xã Phục Lễ có một

quần thể di tích lịch sử, văn hóa phong phú và giữa chúng có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau. Trung tâm của quần thể di tích này là đình Phục Lễ (nay

không còn nữa). Trong quá khứ, đình Phục Lễ tức là trung tâm sinh hoạt văn

hóa, tín ngưỡng không chỉ của dân làng Phục Lễ mà còn là của các làng xã

thuộc Tổng phục xưa. Các cụ cao niên kể lại rằng: “Trước kia, cứ vào mồng 2

tháng Chạp hàng năm, các xã Phục Lễ, Đoan Lễ, Phả Lễ, Do lễ, Do Nghi đều

tổ chức rước mã từ đình, miếu của làng mình về đình Phục Lễ, tổ chức lễ tế

Thành hoàng chung” [5, tr.48]. Sau đó, các xã tiến hành nghi lễ rước mã mới



Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



12



Khóa luận tốt nghiệp



về miếu, đình làng mình thờ phụng năm sau mới hóa mã. Hiện nay, trên địa

bàn xã còn bảo tồn được một số di tích lịch sử văn hóa:

Thứ nhất là đình Phục Lễ

Xưa kia, Phục Lễ có một ngôi đình thờ Thành hoàng của làng. Tương

truyền, đình Phục Lễ thuộc loại nguy nga, đồ sộ nhất vùng chẳng kém gì đình

Tây (Minh Tây), đình Phong Cốc (Quảng Ninh). Đình Phục Lễ được dựng lại

với quy mô lớn vào năm 1892. Đình quay hướng Tây nhìn ra khu đầm Cầu,

bố cục hình chữ Công. Tòa đình ngoài cao rộng 5 gian. Khung đình là sự liên

kết tài tình của gỗ, chỉ có mộng, không cần đến sự tham gia của chút kim loại

nào. Những cột cái, cột quân được làm bằng cột gỗ lim nguyên cây đứng

thẳng trên từng hòn kê bằng đá tảng được gia công cẩn thận. Mái đình xòe

rộng và lan xuống thấp có tác dụng chống nắng chống mưa và bão gió miền

ven biển. Trước đình là khoảng sân rộng. Từ sân lên nền đình là hệ thống bậc

5 cấp được ghép bằng các phiến đá xanh phẳng phiu mở ra phía trước là hồ

bán nguyệt, quanh đình trồng cây cổ thụ. Đình làng Phục Lễ là nơi diễn ra các

hội lớn vào dịp tế Thành hoàng, trong tổng Phục Lễ, lễ vật dâng cúng thường

là mổ trâu, lợn, xôi, rượu, gà luộc, trầu cau, chuối và hoa quả. Ngoài ra, đình

làng còn là nơi hội họp của các nhà chức sắc vào dịp các thành viên cai đám,

khao làng lên lão hay nhận hương chức.

Thứ hai là miếu Phục Lễ

Theo quan niệm dân gian, miếu là nơi “Thánh ngự quanh năm”. Miếu

Phục Lễ nằm ở khu đầm Cầu, tọa lạc trên gò đất cao cây cối xanh tốt quanh

năm, cảnh quan thâm u, huyền bí. Khởi thủy miếu chỉ được làm bằng tranh

tre, nứa lá đơn sơ đến năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), dân làng bỏ tiền của,

công sức xây dựng miếu thành một công trình kiến trúc nghệ thuật bề thế. Tòa

chính là kiến trúc năm bít đốc có hậu cung ở giữa tạo thành hình chữ đinh.

Hai phía tả hữu có dãy giải vũ, mỗi dãy ba gian. Miếu nhìn ra đầm Cầu, phía

trước có Hồ Rối hình bán nguyệt. Hồ Rối nay không còn nữa, đằng sau miếu

Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



13



Khóa luận tốt nghiệp



có hồ đào hình bầu dục, phía Bắc có bến nước rộng rãi được xây nhiều bậc để

cho nhân dân lấy nước sinh hoạt.

Thứ ba là chùa Phục Lễ

Chùa Phục Lễ tên chữ là Kiến Linh tự, tài liệu văn bia và truyền ngôn

địa phương cho biết: Xưa kia, chùa Kiến Linh là một quần thể kiến trúc nghệ

thuật nguy nga với nhiều tòa ngang dãy dọc. Tương truyền, chùa Kiến Linh

được xây dựng lớn vào thời Trần. Một trong những chính sách kinh tế của nhà

Trần là phong cấp thái ấp cho vương hầu quý tộc và những người có công để

bảo vệ chính quyền. Ngày ấy, hai anh em Trần Hộ, Trần Độ đều có phủ riêng

ở Phục Lễ, Phả Lễ. Các ông đã mời các vị cao tăng thuộc dòng thiền Trúc

Lâm huy động phật tử trong vùng dựng chùa Kiến Linh. Chùa Kiến Linh là

cảnh Phật nổi tiếng trong vùng, trong một bài minh bia của chùa có ghi lại sự

kiện vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) về thăm Kiến Linh tự và có bài thơ ca ngợi cảnh

đẹp của chùa nằm giữa hồn linh thiêng, dựa vào Yên Tử sơn, trông lên đỉnh

Tường Long (tháp Tường Long ở Đồ Sơn) vời vợi. Chùa Kiến Linh là một

quần thể văn hóa tâm linh được xây dựng trong khuôn viên rộng 6 sào Bắc

Bộ. Theo bia kí hiện tồn thì chùa đã trải qua nhiều lần sửa chữa trùng tu. Chùa

hiện nay quy mô nhỏ, kiến trúc mới nhưng vẫn bảo lưu được nhiều tượng phật

pháp có giá trị lịch sử bia kí. Đặc biệt chùa Kiến Linh có bia tạo năm Thuần

Phúc 2 (1563), Bính Dần (1566) và đôi sấu đá thời nhà Mạc. Nội dung bia ca

ngợi đất Phục Lễ địa linh nhân kiệt, ghi lại việc nhân dân và sãi vãi trùng tu

cổ tự.

Thứ tư là đền Bạch Đằng hay còn gọi là miếu Bến Đò

Miếu Bến Đò thờ Mai Đình Nghiễm, một danh tướng thời Trần. Miếu

Bến Đò vốn là kiến trúc đơn sơ bằng tranh tre, nứa, lá, mặt quay ra phía Cái

Giá. Vào khoảng năm 1909 - 1910, miếu được xây dựng bằng gạch với ba

gian tiền đường và một gian chuôi vồ, nhìn ra sông Bạch Đằng. Sau miếu có

lăng mộ xây hình long đình, xung quanh lăng có tường bao, phía trước đắp



Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



14



Khóa luận tốt nghiệp



ngựa bạch phủ phục. Sau hòa bình lập lại miếu không có người trông coi, bị

hư hỏng, xuống cấp, nhân dân địa phương đưa sinh phần và lăng Mai Đình

Nghiễm về khu miếu thờ Thành hoàng. Đến năm 1989 - 1990 các cụ trong xã

tiến hành phục dựng lại miếu Bến Đò tại khu nền xưa. Tương truyền Mai

Đình Nghiễm là một trong những vị tướng chỉ huy nhân dân vùng Phục - Phả

vào rừng ven sông Chanh đẵn gỗ, đẽo cọc để chuẩn bị cho cuộc phục kích

trên sông Bạch Đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288.

Thứ năm là Miếu Ngói (còn gọi là miếu Ba Xã)

Miếu Ngòi thờ danh tướng triều Mạc (1527 - 1592) Phạm Tử Nghi. Miếu

do nhân dân ba xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ xây dựng. Miếu bố trí theo

hình chữ Công quen thuộc gồm ba gian tiền đường và một gian hậu cung.

Miếu tọa lạc trên một gò đất cao ven đầm Ba Xã, mặt quay hướng đông nam.

Cổng miếu mở ra hướng tây nam. Trước miếu là khoảng sân rộng, nơi tổ chức

tế lễ hàng năm. Sau hòa bình lập lại, miếu hư hỏng nặng nên bị dỡ bỏ, bài vị

Phạm Tử Nghi chuyển về miếu Phục Lễ phối thờ. Địa phương còn giữ được 4

đạo sắc phong thời Đồng Khánh (1887), Thành Thái (1889), Duy Tân (1906),

Khải Định (1909).

Thứ sáu là Từ Vũ (tức từ Đồng Chùa)

Từ Vũ được xây dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) tại Đồng Chùa

nay là trường trung học cơ sở Phục Lễ. Từ Vũ quay hướng tây nam cùng với

hướng chùa, khuôn viên rộng 2 sào Bắc bộ, xung quanh xây tường bao và có

cổng tam quan thanh thoát. Từ Vũ là một kiến trúc ba gian thoáng đãng, bốn

mặt có hệ thống cột đá vuông. Hai vì trung tâm được làm hoàn toàn bằng gỗ

lim, kết cấu theo kiểu thuận chồng ba con, chạm khắc tinh xảo. Giữa sân từ

dựng đài thờ hình Tam Sơ, hai bên có hệ thống bằng đá chạm khắc hoa văn. Từ

Vũ là nơi tôn thờ những bậc tiên hiền có nhiều công lao xây dựng làng, nước.

Thứ bảy là từ Hàng Tổng (Văn Chỉ)

Từ Chỉ (Văn Chỉ) được xây dựng tại thôn Nam rộng hơn sào Bắc bộ, xung

quanh xây dựng tường bao và có tam quan bề thế. Hình thức trang trí bên ngoài

Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



15



Khóa luận tốt nghiệp



tương tự như Từ Vũ nhưng cầu kì hơn. Từ Chỉ là nơi đặt nhà bia với hàng chục

tấm bia đá lớn nhỏ, khắc ghi những sự kiện lớn đã xảy ra tại làng và hàng tổng.

Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp Từ Chỉ đã bị phá hủy, bia

đá bị thất lạc gần hết, số còn lại được chuyển về chùa làng.

Đây là những di tích lịch sử văn hóa có mối quan hệ mật thiết với sinh

hoạt văn hóa cổ truyền của người Phục Lễ nói riêng và các địa phương thuộc

Tổng Phục xưa nói chung. Phục Lễ là một trong ít miền quê có được những giá

trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Do tình yêu quê hương đất

nước, yêu đời và trên cơ sở kinh tế xã hội, từ xa xưa người Phục Lễ xây dựng

các công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, sáng tạo ra một lễ hội mùa xuân

mang đậm tính văn hóa và trong lễ hội đã xuất hiện một làn điệu dân ca đặc sắc

đó là hát Đúm. Điều đó thể hiện tính cộng đồng rất cao của các thế hệ người

Phục Lễ. Những giá trị văn hóa ấy đã in sâu vào máu thịt mỗi người, hình

thành nên nếp sinh hoạt học tập và nhận thức đúng giá trị văn hóa quê hương.

1.2.2. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Thứ nhất là lễ tế Thành Hoàng



Hội Miếu Phục Lễ được tổ chức từ mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng Chạp

âm lịch hàng năm. Theo cổ lệ, ngày mồng 1 tháng Chạp các giáp tổ chức giã

bánh dày tế thánh. Bánh dày được làm thành hai loại, loại nhỏ để dành chia

cho các suất đinh của giáp, mỗi suất một chiếc và loại bánh to làm lễ vật tế

Thành hoàng.

Lễ rước mã được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng Chạp và thi cỗ bánh

dày tổ chức vào ngày mồng 5 tháng Chạp mang nét đặc trưng của văn hóa

vùng tổng Phục. Không khí chuẩn bị náo nức và vui như ngày Tết nguyên

đán. Sau khi làm lễ tại đình xong, các xã tổ chức rước mã về đình Phục Lễ tế

Thành hoàng chung, sau đó hóa mã cũ và tiến hành nghi lễ rước mã mới từ

đình Phục Lễ về miếu Thành hoàng của các làng. Mã mới được thờ một năm

mới hóa. Sáng mồng ba tháng Chạp, nhân dân các giáp tề tựu đông đủ về

miếu Phục Lễ tổ chức tế Thành hoàng làng. Ngày mồng 5 tháng Chạp, các

Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Trường ĐHSP Hà Nội 2



16



Khóa luận tốt nghiệp



giáp rước bánh dày về miếu Phục Lễ cúng tiến Thành hoàng. Dâng lễ cúng

thánh xong là đến lễ chấm giải làm bánh dày. Ban giám khảo do các vị bô lão,

chức sắc, chức dịch trong làng cử ra. Cỗ bánh của giáp nào đạt giải nhất, làng

thưởng cho mời đoàn chèo, rối nước về phục vụ tại nhà trưởng giáp, có năm

được tổ chức biểu diễn tại hồ Rối của làng. Ngày mồng 7 tháng Chạp ba xã

Phục Lễ - Phả Lễ - Lập Lễ dâng lễ tế ở miếu ba xã. Ngoài ra, Phục Lễ còn có

lễ tế hạ điền vào tháng 6 âm lịch hàng năm.

Thứ hai là hội làng

Hội làng còn gọi là hội xuân Phục Lễ được tổ chức từ mồng 4 đến mồng

10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại khu vực chùa Kiến Linh. Việc tổ chức

hội xưa chủ yếu là của quan viên trong làng, trong giáp và các cai giáp, với

vai trò quan trọng của cai giáp theo lệ luân phiên. Ngày nay xã bầu ra Ban tổ

chức và Ban khánh tiết gồm đại biểu các ngành, đoàn thể quản lý, điều hành

lễ hội.

Hiện nay, sinh hoạt lễ hội không còn có sự phân biệt ngôi thứ. Tất cả mọi

người từ già trẻ, trai gái, giàu nghèo, dù quê ở Phục Lễ hay ở nơi khác đến

nhập cư đều có quyền tham gia lễ hội. Đặc biệt còn có những đoàn khách từ

nhiều nơi xa và các địa phương lân cận về dự hội, dâng lễ vật lên thần, phật.

Vào ngày hội khắp xóm thôn ồn ào nhộn nhịp từ sáng đến tối. Trong

chùa khói hương nghi ngút, ngoài sân cờ tàn phấp phới, dưới hồ múa rối, trên

bờ thì thi đấu vật, giải cờ người, đu tiên, tổ tôm, hát đúm. Quanh năm vất vả

với công việc đồng áng, chài lưới, nhân ngày hội mở, ai nấy trong vùng đều

nghỉ việc đi dự hội. Trong những ngày này, du khách từ khắp nẻo đường tấp

nập đổ về, áo quần đua sắc, ai nấy đều hồ hởi, vui tươi. Xóm thôn, cảnh vật ở

đây vốn yên tĩnh bỗng trở nên náo nhiệt, nhất là vào ngày cuối. Người vào

chùa, người xem đấu cờ, tổ tôm điếm, đánh đu, đấu vật, người dự hát Đúm,

chen chúc, ngược xuôi. Môn tổ tôm điếm thu hút những nam giới trung và

cao tuổi tham dự, ban tổ chức phải lo chuẩn bị 6 điếm. Mỗi điếm một trống

con để người chơi sử dụng báo hiệu ăn hoặc không ăn bài, bố trí người chia

Nguyễn Thị Luyên



Lớp K35 Lịch sử Văn hóa



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

×