Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.46 KB, 81 trang )
Trường ĐHSP Hà Nội 2
16
Khóa luận tốt nghiệp
giáp rước bánh dày về miếu Phục Lễ cúng tiến Thành hoàng. Dâng lễ cúng
thánh xong là đến lễ chấm giải làm bánh dày. Ban giám khảo do các vị bô lão,
chức sắc, chức dịch trong làng cử ra. Cỗ bánh của giáp nào đạt giải nhất, làng
thưởng cho mời đoàn chèo, rối nước về phục vụ tại nhà trưởng giáp, có năm
được tổ chức biểu diễn tại hồ Rối của làng. Ngày mồng 7 tháng Chạp ba xã
Phục Lễ - Phả Lễ - Lập Lễ dâng lễ tế ở miếu ba xã. Ngoài ra, Phục Lễ còn có
lễ tế hạ điền vào tháng 6 âm lịch hàng năm.
Thứ hai là hội làng
Hội làng còn gọi là hội xuân Phục Lễ được tổ chức từ mồng 4 đến mồng
10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại khu vực chùa Kiến Linh. Việc tổ chức
hội xưa chủ yếu là của quan viên trong làng, trong giáp và các cai giáp, với
vai trò quan trọng của cai giáp theo lệ luân phiên. Ngày nay xã bầu ra Ban tổ
chức và Ban khánh tiết gồm đại biểu các ngành, đoàn thể quản lý, điều hành
lễ hội.
Hiện nay, sinh hoạt lễ hội không còn có sự phân biệt ngôi thứ. Tất cả mọi
người từ già trẻ, trai gái, giàu nghèo, dù quê ở Phục Lễ hay ở nơi khác đến
nhập cư đều có quyền tham gia lễ hội. Đặc biệt còn có những đoàn khách từ
nhiều nơi xa và các địa phương lân cận về dự hội, dâng lễ vật lên thần, phật.
Vào ngày hội khắp xóm thôn ồn ào nhộn nhịp từ sáng đến tối. Trong
chùa khói hương nghi ngút, ngoài sân cờ tàn phấp phới, dưới hồ múa rối, trên
bờ thì thi đấu vật, giải cờ người, đu tiên, tổ tôm, hát đúm. Quanh năm vất vả
với công việc đồng áng, chài lưới, nhân ngày hội mở, ai nấy trong vùng đều
nghỉ việc đi dự hội. Trong những ngày này, du khách từ khắp nẻo đường tấp
nập đổ về, áo quần đua sắc, ai nấy đều hồ hởi, vui tươi. Xóm thôn, cảnh vật ở
đây vốn yên tĩnh bỗng trở nên náo nhiệt, nhất là vào ngày cuối. Người vào
chùa, người xem đấu cờ, tổ tôm điếm, đánh đu, đấu vật, người dự hát Đúm,
chen chúc, ngược xuôi. Môn tổ tôm điếm thu hút những nam giới trung và
cao tuổi tham dự, ban tổ chức phải lo chuẩn bị 6 điếm. Mỗi điếm một trống
con để người chơi sử dụng báo hiệu ăn hoặc không ăn bài, bố trí người chia
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
17
Khóa luận tốt nghiệp
và xuống bài. Môn tổ tôm điếm thể hiện sự đấu trí cao thấp của người chơi và
nghệ thuật của người xướng bài.
Xưa kia đi dự hội xuân Phục Lễ, các già thường mặc áo dài nâu, đội nón
thúng quai thao, chân mang dép lốp vào chùa tụng kinh niệm phật. Các cụ lão
ông khoác áo lương the, khăn xếp, chân mang guốc mộc, tay cầm ô che,
thưởng lãm cảnh xuân. Các chàng trai đi giầy Gia Định, mặc áo the, quần
trắng, đội mũ cát hay che ô. Các cô thôn nữ đầu chít khăn đen mỏ quạ, mặc
yếm trắng hay khoác áo đồng lầm, mặc quần thâm mới đi chơi hội, trẻ em có
quần áo mới. Hội xuân còn có sinh hoạt văn hóa nổi bật như chơi cờ tướng là
một hoạt động lôi cuốn được nhiều du khách tham gia. Đấu cờ người không
chỉ là cuộc thi tài cao thấp giữa các kỳ phùng địch thủ, mà còn là cuộc trình
diễn sắc đẹp của các cô gái làng trong vai quân xanh, quân đỏ, với đủ tướng,
sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt.
Hội xuân Phục Lễ còn có đu Tiên trồng ở bãi chợ Phục, cột đu được
chọn những cây tre hóa to cao, ròng rọc đục bằng tre làm ba tầng để đánh
được lên cao.
Hoạt động vui chơi lôi cuốn được đông đảo người tham gia và thưởng
thức nhất trong hội xuân Phục Lễ là hát Đúm. Hát Đúm là hình thức giao
duyên, trao đổi tình cảm nam nữ bằng những làn điệu dân ca đối đáp quen
thuộc. Có lề lối trình tự theo bài văn nhất định với lối gieo vần thể lục bát, lục
bát giảm thất hay lục bát biến thể. Tục truyền hát Đúm ở Phục Lễ nói riêng và
tổng Phục nói chung có từ nghìn năm trước. Hát Đúm Phục Lễ thường là
những câu ví von xa xôi thăm dò ý tứ mà hát những bài, những câu gần gũi
với cuộc sống thực tại hơn. Hát Đúm là loại hình nghệ thuật đặc sắc góp phần
làm phong phú cuộc sống vùng ven biển Thủy Nguyên.
1.2.3. Tín ngưỡng dân gian
Phục Lễ nằm trong không gian sinh tồn của con người thời tiền sử thuộc
di chỉ Tràng Kênh (Minh Đức - Thủy Nguyên), trải qua hàng nghìn năm đấu
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
18
Khóa luận tốt nghiệp
tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, cộng đồng dân cư Phục Lễ đã xây
dựng được truyền thống văn hóa giàu bản sắc riêng và đậm đà tính dân tộc.
Tôn giáo chủ yếu ở đây là đạo Phật. Từ xưa, người dân trong xã đều có tục lệ
thờ cúng tổ tiên, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng. Thờ Phật là tín ngưỡng tự
do, tự nguyện, những người đi lễ chùa trước kia hầu như cả làng, cả xã.
Nhưng hiện nay chủ yếu là các cụ già. Việc tế lễ thường diễn ra vào ngày rằm,
mồng một âm lịch hàng tháng và các dịp Tết nguyên đán. Đồ lễ trong chùa là
cỗ chay, oản, gạo nếp, hoa quả, cau, chè.
Việc thờ cúng tổ tiên của người Phục Lễ rất tôn nghiêm, cẩn trọng nhưng
không cầu kỳ và không nhuộm màu mê tín dị đoan. Nhà nào cũng có bát
hương, thậm chí có gia đình có từ năm đến bảy bát hương. Gia đình nào có
người chết trẻ thì lập bát hương thờ riêng, bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Hàng
tháng vào mười tư hôm rằm, ba mươi, mồng một, người ta thắp hương lên bàn
thờ. Ngày giỗ, ngày tết có một đến hai mâm cơm cúng để nhớ ngày mất của
người quá cố. Ngày tết thì cúng cầu may, mong cho mọi người trong gia đình
mạnh khỏe, bình an.
Trước đây, Phục Lễ có tục trọng lão, người già đến 60 tuổi là lên lão,
phải có lễ bàn xôi, con gà, cúng Thành hoàng để trình làng thì được miễn phu
phen, tạp dịch. Lễ mừng thọ 70 tổ chức cỗ bàn chỉ có những gia đình giàu và
người có chức tước. Việc mừng thọ không thành lệ bắt buộc.
Tổng Phục Lễ (Thuỷ Nguyên) xưa là các xã Phục Lễ, Lập Lễ, Du Lễ
(Tam Hưng) Thuỷ Nguyên ngày nay. Về ngữ âm, từ vựng đều thuộc ngữ hệ
Việt Mường, không có phương ngữ riêng. Với các miền đất cổ, theo tập tục
các hội đều được mở vào đầu xuân. Đã có những tổ chức sinh hoạt văn hóa,
văn nghệ dân gian, về hình thức gần giống với hội hát Đúm. Hát Đúm ở Phục
Lễ bắt nguồn từ xa xưa với âm điệu ngữ điệu, nhạc điệu rất đơn giản nguyên
sơ, chỉ khác với nói là có giai điệu biểu cảm nghe như dân tộc Mường (Hòa
Bình) với ngữ điệu hát sắc bùa hay hát ví, còn gọi là “Hát ví đúm”, với hình
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
19
Khóa luận tốt nghiệp
thức phô diễn như hát Quan họ (Bắc Ninh), hát Xoan - Ghẹo (Phú Thọ), hát
Khắp dân tộc Thái. Nhưng vì cuộc sống vất vả nơi cuối bãi lại thường xuyên
làm lụng xa nhà chỉ có mùa xuân là “trời yên biển lặng” nhàn rỗi, nên người
dân lấy đó làm mùa tụ họp mở hội. Vui nhất là tuổi trẻ vào hội hát Đúm, dài
rộng không gian, thời gian trai gái gặp gỡ trao tình, thi tài khoe sắc đó cũng là
dịp tìm hiểu xây dựng tổ ấm cả đời. Đa số người xưa đã từ đây nên vợ nên
chồng, khác với hội hát Quan họ không được lấy nhau.
Theo một lời nghệ nhân kể lại thì Hải Phòng có nhiều địa phương có hát
Đúm như Cát Bà, Cát Hải, An Hải, Đồ Sơn, Thủy Nguyên. Hát Đúm được
diễn ra trên bãi biển, trên cánh đồng. Khi anh câu cáy, đào cua, giăng thả lưới
chài, theo trâu, đắp bờ, cuốc cỏ, chị đi mò cá, mò ốc, vui trao duyên tình bằng
những làn điệu dân ca đối đáp với những câu vần, theo thể lục bát, lục bát
biến thể.
Ở mỗi vùng thì hát Đúm lại có những đặc trưng riêng phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên - văn hóa - xã hội của vùng ấy. Song có lẽ hát Đúm Thủy
Nguyên mà cụ thể là hát Đúm ở tổng Phục Lễ xưa (nay là xã Phục Lễ ) có nét
đặc trưng độc đáo hơn cả. Đây không chỉ là quê hương, là cái nôi của hát
Đúm mà làn điệu hát Đúm được bắt nguồn từ “tục bịt mặt” (của phụ nữ tổng
Phục) và “hội Mở mặt” khiến cho hội làng Phục Lễ mang một nét văn hóa
riêng không gì trộn lẫn.
Tổng Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên còn nổi tiếng là nơi có con gái xinh
đẹp nhất vùng với tiếng cười trong trẻo, với giọng nói ngọt ngào, đoan trang.
Tổng Phục có con gái đẹp vì tương truyền hướng chùa của cả làng là hướng
“Chùa Tiên”. Với tục lệ độc đáo rất xa xưa của vùng quê này là con gái
thường quanh năm, hầu hết là che kín mặt. Cứ 15 - 16 tuổi trở lên là các cô
thôn nữ lại dùng khăn mùi xoa hay khăn bông bịt kín mặt chỉ để lộ đôi mắt
lúng liếng, đã làm cho các chàng trai gần xa háo hức chờ đón ngày hội xuân
(Hội mở mặt), bởi chỉ có ngày này các cô mới gỡ bỏ khăn che mặt, để thiên
hạ được chiêm ngưỡng tường tận dung nhan.
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
20
Khóa luận tốt nghiệp
Có nhiều thuyết từ xưa truyền lại về tục bịt mặt rằng:
Từ trước trận chiến thắng quân Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng
năm Mậu Tý (1288), quân dân ta dưới triều Trần đã thường chặn đánh, tiêu
diệt các đoàn thuyền tiếp vận lương thảo của giặc từ ngoài cửa Bạch Đằng,
xác giặc Mông - Nguyên trôi dạt chất chồng hai bên bờ sông. Với cội nguồn
tín ngưỡng bạch vật sơ khai, cùng lòng thương đồng loại, giữa cuộc sống ven
biển khí hậu thiên nhiên luôn đổi thay, sóng to bão lớn thất thường, sống chết
may rủi luôn xảy ra bất ngờ. Với nhận thức ấu trĩ nguyên sơ, người ta cho
rằng thiên tai bệnh tật, giàu nghèo, sống chết thành bại… đều do những thế
lực thần linh siêu hình, cùng tà ma quỷ quái gây ra. Với tâm thức tín ngưỡng
sùng bái pháp thuật của Đạo Lão Trang, lại gặp cảnh tử khí xông lên gây
nhiều bệnh hoạn và đêm đêm thường lập lòe ma trơi bởi chất lân tinh từ
những xác người trôi dạt, rữa nát trên bến bãi, mà nhân dân ta cho rằng chúng
còn đang trong cơn đói khát, do ta đánh phá chìm đắm hết lương thảo, nên
trước khi chết chúng chưa được bữa ăn nào no. Bởi vậy, dân ta mời thầy phù
thủy lập đàn bên cửa sông Bạch Đằng cúng lễ tống tiễn các vong hồn đói khát
ấy còn đang dật dờ lẩn khuất quấy nhiễu ở khu vực này. Trong buổi lễ các
vong hồn ấy, các cụ cao tuổi ở địa phương tham dự đàn lễ có hỏi “hồn muốn
gì”, qua thanh đồng chúng đáp rằng “Cho gì cũng được”. Các cụ sẵn lòng căm
thù giặc, nóng nảy bực tức quát to đáp lại “cho chúng mày ăn máu… (của đàn
bà)”. Sau đó, các cụ tự thấy lỡ lời và quần chúng vùng này đã xem đó như
một lời nguyền, sợ các vong hồn sẽ theo dõi hút máu phụ nữ, nên đàn bà con
gái ở đây từ đó không dám ra khỏi nhà nếu chưa che kín mặt. Đặc biệt, những
ai khi sinh nở, thường phải hòa một chậu nước có màu đỏ như máu để làm
phép trừ tà ma, đem ra sông đổ. Không chỉ bên này cửa Bạch Đằng địa bàn
Thủy Đường mà đối diện bên kia cửa Bạch Đằng - xã Hà Nam - huyện Yên
Hưng - tỉnh Quảng Ninh, giới phụ nữ cũng đều sợ tà ma này, đã đối phó bằng
cách vá thật dày đũng váy, nhất là những ngày có kinh nguyệt lại càng phải
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
21
Khóa luận tốt nghiệp
che giấu kín đáo hơn. Vì thế, vùng này có phương ngữ lưu truyền trong dân
gian: “Phục, Phả bịt má, Hà Nam vá trôn”.
Còn có thuyết khác cho rằng khi Thoát Hoan đem quân sang xâm lược
nước ta, lần thứ hai có đem theo tên hướng đạo (đạo giáo) Nguyễn Nhan, vốn
phạm tội chám quyết, đã tình nguyện lấy công chuộc tội dùng phép phi thủy
giúp quân Mông - Nguyên. Trên trận chiến Bạch Đằng, tiết chế Đại vương
Trần Hưng Đạo chém đầu. Nguyễn Nhan chết nhưng linh hồn hắn vẫn hiện
lên những bóng hình ma quái để trêu ghẹo đàn bà con gái, hễ hồn nó xâm
phạm vào ai thì người ấy chết. Vì vậy nó còn có tên Phạm Nhan.
Sợ hãi vong hồn này, đàn bà con gái vùng cửa sông Bạch Đằng thuộc xã
Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên thường phải bịt mặt tránh hồn ma quái ác của
hắn bắt gặp, trêu ghẹo. Chỉ có hội xuân trước của đình, đền, được các thánh
linh là những vị anh hùng đã từng diệt giặc ngoại xâm, cứu dân độ thế chứng
kiến họ mới bỏ khăn bịt mắt ra, do đó trở thành “Hội mở mặt”.
Tục “bịt mặt” như hầu hết các tục khác đều có nguồn gốc sâu xa của nó,
ở đây nguyên phát là do đặc điểm địa lí. Vì môi sinh tự nhiên ở tổng Phục là
nơi bờ sông, ven biển, bãi sú hoang vắng. Qua quá trình nhiều năm sau băng
hà, nước biển lùi dần, được phù sa rửa mòn và từ các dòng chảy đầu nguồn,
qua sông Bạch Đằng trôi về tích tụ, bồi đắp đã trở thành vùng đất rộng, màu
mỡ, phì nhiêu. Sau những trận chiến thắng giặc ngoại xâm đất nước được
thanh bình, nông dân và ngư dân các nơi tiếp tục đến đây cư ngụ, khai hoang,
lấn biển, lập trại trồng tỉa rau, lúa, chài lưới và mò bắt hải sản.
Do phải vật lộn với sóng thần, gió biển, dầm phơi với nắng lửa, hít thở với
mặn sít, nhất là với chị em phụ nữ luôn luôn phải thay nam giới đi buôn bán
trên sông, đi lưới chài trên biển, đi quân dịch nơi xa, đồng bãi quanh năm đều
do chị em lo. Để khắc phục hoàn cảnh khắc nghiệt ấy họ đã nghĩ ra tấm khăn
che mặt, bịt kín cả phần trên đầu và phần dưới mắt. Phần là để bảo vệ làn da
khỏi bị ảnh hưởng của gió biển, phần là để giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
22
Khóa luận tốt nghiệp
vào mùa hè để làn da không bị rám nắng. Lúc đầu thì một nhóm nhỏ làm sau
lan ra toàn thể bắt chước kinh nghiệm làm theo dẫn đến nhiều nơi trong vùng
đều làm, lâu dần thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước tự nhiên thành lệ tục. Cả khi
ở nhà các cô cũng quấn khăn, họ chỉ kéo xuống cằm để tiện sinh hoạt.
Mỗi địa phương trên đất nước ta đều có những tục lệ, đặc trưng riêng, có
những tục lệ chỉ là thói quen và sẽ mất dần theo thời gian. Nhưng có những
tục lệ được duy trì lâu dài và trở thành một yếu tố văn hóa đặc sắc văn hóa
vùng. “Tục bịt mặt” của các cô gái Phục Lễ cũng đã dần dần trở thành nét văn
hóa tiêu biểu của Thủy Nguyên và được giữ nguyên trong hội làng - hội hát
Đúm. Trong không khí vui tươi náo nhiệt của hội làng mà các cô gái vẫn cứ
bịt kín mặt làm cho các chàng trai rất tò mò. May thay họ có câu hát để làm
quen để giao tiếp, “nói chuyện” và hi vọng các cô sẽ “mở mặt” để các chàng
được ngắm dung nhan xinh đẹp của các cô. Nhưng không phải lúc nào lời đề
nghị của các chàng cũng được chấp thuận, có cô gái trong suốt quá trình hát
hội cứ bịt kín khăn ở mặt làm cho các chàng trai thêm tò mò, háo hức. Các cô
chỉ thực sự “mở mặt” khi các cô được giao tiếp với các chàng mà thấy “tâm
đầu, ý hợp” thấy quyến luyến. Và chính điều này càng làm cho hội hát Đúm
càng thêm hấp dẫn và lôi cuốn.
Tục “bịt mặt” của phụ nữ thuộc tổng Phục Lễ cùng với “hội Mở mặt” và
làn điệu hát Đúm đã gắn kết với nhau tạo nên diện mạo văn hóa riêng, có sức
hút cộng đồng và tạo nên cảm hứng cho mọi người diễn xướng. Phục Lễ là
một xã có địa hình, khí hậu đặc trưng cho miền đất ven biển thuộc huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trải qua nhiều thế kỷ đến nay, vùng đất
này đã có những thay đổi nhất định. Nhưng văn hóa dân gian, nghệ thuật dân
gian vẫn được bảo tồn và ngày càng phát huy trong cuộc sống hiện đại. Đặc
biệt hơn, ở xã Phục Lễ, đã từ lâu tồn tại hát Đúm, một loại hình dân ca giao
duyên đặc sắc chứa đựng nét văn hóa riêng mang đậm tính bản địa. Trong 8
huyện ngoại thành thuộc thành phố Hải Phòng và 37 xã của huyện Thuỷ
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
23
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyên thì xã Phục Lễ là trung tâm bảo lưu và duy trì nghệ thuật hát Đúm cổ
truyền cho tới nay.
Tiểu kết chương 1
Là một vùng đất được hình thành sớm, Thủy Nguyên chứa đựng những
yếu tố văn hóa độc đáo, đặc sắc. Những di chỉ khảo cổ của người Việt ở Tràng
Kênh, Việt Khê, những di tích văn hóa như đình, chùa, miếu… đã khẳng định
vùng huyện Thủy Nguyên là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa cổ vô cùng
quý giá. Tổng Phục Lễ là tiêu biểu cho vùng địa hình, khí hậu đặc trưng của
miền đất ven biển này nơi đã hình thành “tục bịt mặt” của phụ nữ, một trong
những tục lệ cổ hiếm hoi và chính từ “tục bịt mặt” này đã hình thành nên làn
điệu hát Đúm. Đó chính là cơ sở, là nền tảng quan trọng để khẳng định yếu tố
độc đáo, đặc sắc của loại hình dân ca cổ còn được bảo lưu và phát huy trên
vùng đất tổng Phục Lễ - huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng. Mặc dù,
hát Đúm và tục bịt khăn che mặt có ở cả năm xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Du
Lễ và Tam Hưng nhưng điểm hát Đúm hàng năm được chọn ở chùa Phục Lễ.
Vì vậy, Phục Lễ trở thành trung tâm hát Đúm của cả vùng và mang màu sắc
riêng của vùng tổng Phục Hải Phòng xưa.
Hát Đúm hình thành và phát triển trong xã hội cũ gắn với nền văn hóa
nông nghiệp, nay trong xã hội hiện đại, vai trò của nó trong đời sống văn hóa
tinh thần của người dân Thủy Nguyên không thay đổi. Từ đời này qua đời
khác, hát Đúm cùng với hội chùa làng đã là một nhu cầu không thể thiếu được
về sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của nhân dân vùng này.
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
24
Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2
LÀN ĐIỆU HÁT ĐÚM Ở XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN HẢI PHÒNG
2.1. KHÁI NIỆM HÁT ĐÚM
Trên phương diện ngữ nghĩa, đại từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Đúm là
sự tập trung nhiều người một chỗ để vui chơi hát hò” [7, tr.27].
Một số nhà nghiên cứu văn hóa xã hội cho rằng Đúm đồng nghĩa với
cụm từ “Đàn Đúm” chỉ sự tập hợp, tập trung đông người vui chơi. Từ điển
tiếng Việt giải nghĩa : “Đàn Đúm là tụ tập nhau lại để chơi bời”
Trong cuốn “Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam” giải nghĩa: “Hát
Đúm” là lối hát dân gian có nhiều người tham gia.
Trong cuốn “Non nước Đồ Sơn” tác giả Trịnh Cao Tưởng viết: “Đúm
như nguyên nghĩa của nó, là một tập hợp không có số lượng chính xác, ví như
đúm mạ, đàn đúm… “Đúm” có liên hệ gần gũi với các từ như: túm, tụm,
cụm… cho nên người ta cũng có khi gọi hát Đúm là “hát Túm” hay “hát
Đám”. Như vậy, hát đúm có nghĩa là từng đám, từng cụm trai gái tập hợp
nhau lại để hát giao duyên…”
Trong cuốn “Dân ca người Việt”, PGS. TS Tú Ngọc nhận định: “Ở đồng
bằng Bắc Bộ, hầu như địa phương nào cũng có lối hát giao duyên riêng của
mình với những tên gọi nôm na như hát đúm, hát ví. Đây cũng là những lối
hát đối đáp nam nữ dựa trên một làn điệu phổ những phổ thơ dân gian đơn
giản, quen thuộc như thể bốn chữ, thể lục bát” [12, tr.132].
“Bên cạnh hát đúm, chúng ta còn thấy có hát ví. Tại sao cùng một loại hát
giao duyên tương tự mà người ta lại phân là “hát đúm” và “hát ví”? Tìm hiểu
và so sánh những điệu hát của những hình thức dân ca này trong cùng một địa
phương, chúng ta mới chỉ thấy có xuất xứ của từ “ví” là ở phần nội dung văn
học (sự sánh ví, sự ví von); còn từ “đúm” là do chữ “đàn đúm” hoặc “quả
đúm trầu”, trước hoặc trong khi ca hát, trai gái trao mời nhau “quả đúm trầu”
[12, tr.134]. Nhận định của PGS. TS Tú Ngọc đã mở rộng khái niệm hát Đúm
với sự tập trung vào hình thức diễn xướng, đặc tính, thể loại.
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
25
Khóa luận tốt nghiệp
Là loại hình dân ca giao duyên, hát Đúm - một sinh hoạt văn hóa nghệ
thuật dân gian được biểu hiện ở những góc độ khác nhau. Lúc nó đứng độc
lập, hát lẻ, hát tự phát trên cánh đồng, lúc bên bến sông trong khi lao động, có
lúc nó được tổ chức thành đội hình theo nhu cầu của cuộc chơi mà ta gọi là
“hát Hội”; “hát Hàng”…
2.2. LÀN ĐIỆU HÁT ĐÚM Ở XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN HẢI PHÒNG
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hát Đúm ở xã Phục Lễ - Thủy
Nguyên - Hải Phòng
Hải Phòng khác với nhiều vùng biển khác, đây là vùng đất lâu đời và
phát triển từ rất sớm. Chính vì là vùng đất phát triển từ rất sớm nên nơi đây
cũng đã hình thành và phát triển nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, đặc biệt
phải kể đến hát Đúm. Hát Đúm cũng như nhiều loại hình nghệ thuật dân gian
khác phát triển không đồng đều ở những vùng khác nhau. Những vùng đất
được hình thành sớm thì có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đặc sắc
hơn. Hát Đúm ra đời từ cuộc sống sản xuất chiến đấu và sáng tạo của nhân
dân lao động. Nhưng ở những vùng khác nhau, nó lại có nguồn gốc ra đời và
quá trình phát triển khác nhau. Có nơi hoàn chỉnh, phong phú về đề tài, nội
dung, đa dạng về mặt tiết tấu nhưng lại nghèo về làn điệu. Có nơi phong phú
về làn điệu nhưng lại đơn điệu và nghèo về lời ca. Có nơi lại nghèo cả làn
điệu lẫn lời ca.
Nơi tập trung và tiêu biểu hơn cả của hát Đúm Hải Phòng là huyện Thủy
Nguyên. So với các vùng khác thì vùng này đất đai và con người phát triển sớm
hơn. Tuyệt đại đa số dân chuyên làm nghề nông, chỉ có một số xã như Phả Lễ,
Lập Lễ, Phục Lễ có nghề đánh cá biển, ở đây hát Đúm được sản sinh và tập
trung chủ yếu ở vùng nông nghiệp. Đặc biệt hội làng mùa xuân ở xã Phục Lễ Thủy Nguyên là nơi phát triển cao nhất của hát Đúm, chẳng những giàu về số
lượng bài ca mà đề tài, nội dung tư tưởng cũng rất phong phú, đa dạng.
Nguyễn Thị Luyên
Lớp K35 Lịch sử Văn hóa