Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 170 trang )
trò chơi trí tuệ có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động nhận thức của trẻ. Qua thực tế quan sát
một số hoạt động GD, chúng tôi nhận thấy GV chưa biết cách tổ chức các trò chơi trí tuệ để
giúp trẻ thực hiện hành động so sánh, chưa biết cách sưu tầm, thiết kế các trò chơi trí tuệ có
chứa đựng yếu tố so sánh để vận dụng vào việc nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong
HĐLQVMTXQ. Vì vậy GV chưa phát huy hết ý nghĩa của trò chơi trí tuệ trong các
HĐLQVMTXQ để nâng cao khả năng so sánh của trẻ.
Bảng 2.15. Khảo sát ý kiến của giáo viên về các biện pháp nâng cao khả năng so sánh
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ
Mức độ sử dụng (N=108)
STT
Thường
Các biện pháp
xuyên
Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
1
Tạo tình huống có vấn đề
73
67,6
31
26,3
4
3,7
2
Sử dụng bài tập nâng cao khả năng so sánh
81
75,0
24
22,2
3
2,8
3
Tổ chức các trò chơi trí tuệ
108
100
0
0
0
0
4
Thông qua thí nghiệm khám phá khoa học
37
34,3
45
41,7
15
13,9
+ Biện pháp sử dụng bài tập nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ chiếm 75% tỉ
lệ GV chọn. Tuy nhiên quan sát cho thấy hầu hết bài tập phát triển khả năng so sánh cho trẻ
MG thường được GV lấy từ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, tự thiết kế, sưu tầm
từ sách, báo, internet... Như vậy, giáo viên đã có đầu tư tìm tòi một số bài tập nhằm nâng
cao khả năng so sánh cho trẻ. Tuy nhiên số lượng bài tập lại không nhiều, chúng thường
xuyên được giáo viên sử dụng lặp đi lặp lại và trở nên nhàm chán với trẻ, làm trẻ mất dần
hứng thú và làm giảm hiệu quả phát triển tư duy cho trẻ. Trên thực tế, một số ít giáo viên có
ý thức chịu khó tìm tòi, suy nghĩ thiết kế bài tập mới cho trẻ, tuy nhiên nội dung của các bài
tập GV sử dụng lại ít hướng tới phát triển khả năng so sánh cho trẻ. Điều này cho thấy nhận
thức chưa đầy đủ của GV về nhiệm vụ GD này cũng như trình độ còn hạn chế của họ.
+ Biện pháp tạo tình huống có vấn đề: Trong số GV được hỏi có 67, 6% GV thường
xuyên sử dụng tình huống có vấn đề trong quá trình hình thành khả năng so sánh cho trẻ
trong HĐLQVMTXQ, 26, 3% GV thỉnh thoảng sử dụng và 3,7 % GV không bao giờ sử
dụng biện pháp này. Như vậy một số GV đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của biện pháp
64
này trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với MTXQ. Một số GV khác có tạo tình huống
có vấn đề nhưng các tình huống GV sử dụng thường lặp đi lặp lại, thiếu yếu tố mâu thuẫn để
trẻ giải quyết hoặc các tình huống tạo ra chưa phù hợp với nội dung học tập nhằm nâng cao
khả năng so sánh cho trẻ. Các tình huống như sinh nhật của búp bê, bạn thỏ tặng quà cho cả
lớp, đi thăm bác gấu… thường lặp lại trong các bài dạy của GV nên làm cho trẻ không còn
hứng thú, bất ngờ với các tình huống này nữa, do dó không phát huy được tính tích cực,
sáng tạo của trẻ. Nhìn chung GV chưa biết cách sử dụng biện pháp này.
+ Biện pháp thông qua thí nghiệm khám phá khoa học để nâng cao khả năng so sánh
của trẻ, có 34,3 GV sử dụng thường xuyên cho trẻ so sánh kết quả của thí nghiệm, có 41,7%
GV thình thoảng yêu cầu trẻ so sánh trong lúc làm thí nghiệm vì có một số đề tài thí nghiệm
GV bảo rằng trẻ không thể so sánh được kết quả. Không phải tất cả các hoạt động thí
nghiệm đều có thể hướng dẫn trẻ so sánh, chỉ những đề tài về sự phát triển của thực vật,
vòng tuần hoàn của nước, các đề tài khám phá khoa học,… thì GV có thể cho trẻ so sánh
trong quá trình thực hiện thí nghiệm lẫn kết quả của chúng.
• Tính hiệu quả của các biện pháp
Bảng 2.16. Tần số GV chọn biện pháp hướng dẫn trẻ SS đạt hiệu quả nhất
Số lượng (N=108)
Tỉ lệ %
Sơ đồ hóa tiến trình so sánh
4
3.7
Đa dạng hóa phương tiện so sánh
27
25
Đa dạng hóa đối tượng so sánh
20
18.5
Biện pháp
Với mức độ sử các biện pháp nâng cao khả năng SS của trẻ như trên, GV nhận xét
biện pháp đạt hiệu quả như sau:
Trong số các biện pháp chúng tôi đưa ra trong phiếu thăm dò ý kiến (xem bảng 2.16),
chỉ có 4 GV cho là biện pháp sơ đồ hóa tiến trình so sánh là đạt hiệu quả (chiếm tỉ lệ 3.7%).
Sở dĩ, có ít GV đánh giá biện pháp này đạt hiệu quả vì thực tế họ không dùng biện pháp này
hướng dẫn trẻ, họ cũng hiểu rõ biện pháp này tường tận nên không dám áp dụng. Hai biện
pháp đa dạng hóa phương tiện và đối tượng so sánh cũng được số lượng ít GV đánh giá đạt
hiệu quả nhất (lần lượt là 25% và 18.5% GV chọn), lí do GV cũng không thường xuyên sử
dụng hai biện pháp này.
Như vậy, trong các biện pháp nêu trên đều được GV sử dụng, nhưng mức độ sử dụng
biện pháp của các GV là không giống nhau, có GV thường xuyên sử dụng biện pháp này
65
nhưng có GV thường xuyên áp dụng biện pháp khác nhằm nâng cao khả năng so sánh cho
trẻ MG 5-6 tuổi. Từ đó dẫn đến việc đánh giá tính hiệu quả của mỗi biện pháp GV áp dụng
dạy trẻ so sánh cũng không khách quan. GV sử dụng biện pháp nào nhiều và thường xuyên
thì GV cho là hiệu quả nhất.
Bảng 2.17. Tần số vận dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 -6
tuổi trong từng đề tài
Đề tài
TT
Tên biện pháp
So sánh các loại
trái cây
So sánh các
So sánh các
con vật sống
loại quần áo trẻ
trong rừng
em
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
1
Sơ đồ hóa tiến trình so sánh
0
0
0
0
0
0
2
Đa dạng hóa phương tiện SS
8
7.4
10
10.8
26
24.07
3
Đa dạng hóa đối tượng SS
40
37.03
19
17.59
18
16.66
Mức độ sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi tùy
thuộc vào tính chất của mỗi đề tài. Nhìn vào bảng số liệu 2.17, hai biện pháp đa dạng hóa
đối tượng so sánh và phương tiện so sánh GV có sử dụng nhưng không nhiều, cụ thể biện
pháp đa dạng hóa đối tượng chỉ có 10.8% GV chọn, biện pháp đa dạng hóa phương tiện
cũng có 17.59% sự lựa chọn. Đối với đề tài các loại quần áo trẻ em, biện pháp sử dụng bài
tập nâng cao khả năng SS là sự lựa chọn hàng đầu (tỉ lệ là 66.66%), đứng thứ hai là việc sử
dụng biện pháp tạo tình huống có vấn đề, chiếm 48.14%.
Đặc biệt biện pháp sơ đồ hóa tiến trình so sánh đều không có GV nào chọn dùng trong
bất kì, nguyên nhân có thể do GV không biết biện pháp này tiến hành như thế nào.
Nhìn chung, GV chưa đề xuất và sử dụng biện pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng SS
của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ.
e. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG
5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ
Mỗi một đề tài có sự lựa chọn biện pháp khác nhau của GV trong quá trình hướng dẫn
trẻ so sánh trong MTXQ. Và mỗi biện pháp GV đánh giá có thuận lợi và khó khăn riêng ở
mỗi đề tài. Sau khi thống kê dữ liệu của phiếu hỏi dạng mở, chúng tôi thu thập được những
thông tin nhận xét của GV như sau:
66
Quan sát bảng kết quả nhận xét về thuận lợi và khó khăn của mỗi biện pháp của GV khi
vận dụng nâng cao khả năng so sánh cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, nhận thấy GV chưa thực sự hiểu
rõ bản chất của từng biện pháp cần áp dụng như thế nào để khắc phục hạn chế và phát huy
mặt tích cực của mỗi biện pháp trong mỗi đề tài. (Xem bảng 2.18)
Bên cạnh đó GV cũng chưa dành thời gian đầu tư cho nội dụng hướng dẫn trẻ so sánh ở
những biện pháp mà GV vận dụng dạy so sánh. Vì vậy sau một thời gian áp dụng một biện
pháp, GV cảm thấy biện pháp không còn hiệu quả và hứng thú của trẻ bị suy giảm. Điều này
sẽ dẫn đến mục đích nâng cao khả năng so sánh của trẻ không đạt được.
Bảng 2.18.Kết quả GV nhận xét về thuận lợi và khó khăn của mỗi biện pháp
Đề tài
TT
Tên biện
pháp
Sơ đồ hóa
1
Các loại trái cây
Thuận lợi
Khó khăn
Dễ tìm kí
Không
tiến trình so hiệu thay
sánh
thế
nắm được
rừng
em
Thuận lợi
Không
biết
Khó khăn
Không
nắm được
TTSS
Trẻ quan
Thuận lợi
Không
biết
Khó khăn
Không
nắm được
TTSS
Vận dụng
được các
Tốn kinh
sát được
Không
được các
Không sử
hóa phương giác quan.
phí mua
sự vận
dạy được
giác quan
dụng mô
tiện so sánh Dễ tìm vật
vật thật
động của
vật thật
Dễ tìm vật
hình
Đa dạng
con vật
thật
Đa dạng
3
Các loại quần áo trẻ
TTSS
Vận dụng
2
Các con vật sống trong
hóa đối
tượng so
sánh
Có nhiều
Không
loại quả
lựa chọn
để chọn
đúng như
Đối tượng
yêu cầu
gần gũi
bài
thật
Có nhiều
Đối tượng
con vật để
không
chọn
thấy được
bên ngoài
Có nhiều
loại quần
Ít có nội
áo để
dung để
chọn
so sánh
Kết quả điều tra những khó khăn của GV khi sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả
năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ cũng cho thấy
hầu hết GV gặp về đồ dùng đồ chơi còn hạn chế trong việc sử dụng giúp trẻ thực hiện hành
động so sánh (77, 8%). (Xem bảng 2.19)
Bảng 2.19. Các khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi so sánh
trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
67
Các khó khăn (N=108)
STT
Số lượng
Tỉ lệ %
Xếp
hạng
1
Chưa hiểu rõ khả năng so sánh của trẻ
38
35,2
3
2
Chưa nắm được tiến trình so sánh
20
18,5
7
13
12
8
32
29,6
4
24
22,2
5
84
77,8
1
50
46,3
2
23
21,3
6
3
Chưa biết cách dạy trẻ so sánh cho trẻ MG 5-6
tuổi
Chưa biết cách phối hợp các biện pháp và phương
4
pháp dạy học để phát triển khả năng so sánh cho
trẻ
5
6
7
8
Chưa biết tổ chức đánh giá mức độ khả năng so
sánh của trẻ
Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế trong việc sử dụng
để giúp trẻ thực hiện hành động so sánh.
Thiếu tài liệu hướng dẫn dạy trẻ MG 5-6 tuổi so
sánh trong HĐLQVMTXQ
Trong chương trình chưa nêu rõ nội dung dạy trẻ
so sánh trong HĐLQVMTXQ
Đa số GV cho rằng việc thiếu đồ dùng đồ chơi đã khiến cho tiết dạy không đạt kết quả
tốt nên trẻ học cảm thấy nhàm chán và không có hiệu quả giáo dục.
Ngoài ra, còn tồn tại một số khó khăn khác như thiếu tài liệu hướng dẫn dạy trẻ MG 5-6
tuổi so sánh trong HĐLQVMTXQ (46,3% ), chưa biết cách phối hợp các biện pháp và
phương pháp dạy học để phát triển khả năng so sánh cho trẻ (29, 6%), chưa hiểu rõ khả
năng so sánh của trẻ (35, 2%).
Một số GV cho biết tình trạng sĩ số lớp quá đông, vấn đề thanh kiểm tra thường xuyên
khiến cho GV khó tập trung cho chuyên môn dạy học. Chính vì vậy, GV cũng có những
mong muốn đề xuất nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong HĐLQVMTXQ.
Nhìn vào bảng số liệu 2.20, có 73,1% GV rất mong muốn có tài liệu hướng dẫn GV cách
tổ chức hoạt động nhằm nâng cao khả năng so sánh cho trẻ, cung cấp tư liệu hỗ trợ cho GV
trong việc thiết kế những bài tập, trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng so sánh cho trẻ.
Bảng 2.20. Các đề xuất của GVMN nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong hoạt
động làm quen với môi trường xung quanh
68
Các đề xuất (N=108)
STT
1
2
Giáo viên được hướng dẫn cách lập kế hoạch cho nội
dung nâng cao khả năng so sánh.
Nắm được các bước của tiến trình so sánh
Xếp
SL
Tỉ lệ %
54
50
4
61
56,5
3
79
73,1
1
45
41,7
5
79
73,1
1
hạng
Cung cấp tư liệu hỗ trợ cho giáo viên trong việc thiết
3
kế những trò chơi trí tuệ nhằm nâng cao khả năng so
sánh cho trẻ.
4
5
Giáo viên được hướng dẫn cách đánh giá mức độ
nâng cao khả năng so sánh của trẻ
Cung cấp đồ dùng – đồ chơi hợp lý để xây dựng môi
trường hoạt động cho trẻ
Đồng thời, 73,1% GV đề nghị cung cấp nhiều đồ dùng – đồ chơi để xây dựng môi
trường hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó, có 56, 5% GV chưa nắm chắc các bước của tiến
trình so sánh yêu cầu được hướng dẫn các bước này. Đó là thực trạng những mong muốn
mà GV đề nghị để nhằm giúp cho khả năng so sánh của trẻ được nâng cao hơn, giúp trẻ phát
triển tốt tư duy để chuẩn bị vào trường phổ thông.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
Qua kết quả thực trạng về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động
làm quen với môi trường xung quanh, thực trạng nhận thức của giáo viên về khả năng so
sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so
sánh của trẻ, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau:
a. Về phía trẻ
- Trẻ chưa được học cách so sánh nên chưa nắm được tiến trình so sánh.
- Trẻ bị hạn chế về mặt nhận thức và kinh nghiệm về đối tượng so sánh cũng gây khó
khăn trong quá trình tiến hành thao tác so sánh.
- Khả năng so sánh của trẻ có nhưng do trẻ ít được thực hiện các bài tập so sánh trong
HĐLQVMTXQ thường xuyên nên lúng túng trong việc so sánh.
- Khi so sánh các đối tượng, đa số trẻ không tự mình hoàn thành yêu cầu mà thường do
GV chỉ cho trẻ kết quả so sánh chứ không hướng dẫn trẻ thực hiện theo từng bước của tiến
trình so sánh.
69
b. Về phía GVMN
- GV nhận thức không đúng về khả năng so sánh của trẻ do số lượng trẻ trong 1 lớp
quá đông GV không có thời gian quan tâm đến từng trẻ, cô gặp khó khăn khi dạy trẻ so
sánh.
- GV không nắm được TTSS, không hiểu rõ bản chất của so sánh nên GV không đề
xuất được các biện pháp nâng cao khả năng SS cho trẻ.
- GV chưa nắm rõ yêu cầu của chương trình GDMN về khả năng so sánh.
- GV chưa sáng tạo và linh hoạt trong việc tìm ra các biện pháp và sử dụng các biện
pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ.
Tiểu kết chương 2
1. Thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi
trong HĐLQVMTXQ
- Mức độ khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ chỉ ở mức
trung bình và thấp, tỉ lệ mức rất cao và cao ít. Kết quả so sánh của trẻ có sự khác biệt nhau
nhưng không phụ thuộc bởi giới tính và địa bàn sinh sống. Trẻ so sánh các đặc điểm bên
ngoài của đối tượng tốt hơn so sánh các đặc điểm bản chất.
- Nhận thức của GV về TTSS, bản chất của so sánh, khả năng so sánh của trẻ MG 5-6
tuổi trong HĐLQVMTXQ chưa đầy đủ nên đánh giá không đúng khả năng so sánh của trẻ.
- Quá trình sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi
trong HĐLQVMTXQ thì GV chưa biết cách sử dụng như thế nào cho hợp lí. Mặt khác biện
pháp GV sử dụng còn nhiều hạn chế, lặp đi lặp lại, thiếu linh hoạt, sáng tạo.
2. Những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là:
- Trẻ chưa được học cách so sánh nên chưa nắm được tiến trình so sánh.
- Trẻ ít được thực hiện các bài tập so sánh trong HĐLQVMTXQ thường xuyên nên
khả năng so sánh của trẻ còn ở mức trung bình.
- GV chưa sáng tạo và linh hoạt trong việc tìm ra các biện pháp và sử dụng các biện
pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ.
Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng một số biện pháp nâng
cao khả năng so sánh cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh.
70
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
3.1. Một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt
động làm quen với môi trường xung quanh
3.1.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
3.1.1.1. Cơ sở lí luận
Việc tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi
trong HĐLQVMTXQ đã được chúng tôi xây dựng dựa trên cơ sở lý luận như sau:
- Khái niệm về khả năng so sánh.
- Các bước của tiến trình so sánh.
- Đặc điểm khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ.
- Các giai đoạn phát triển khả năng so sánh của trẻ theo quan điểm của Galpêrin.
- Nội dung phát triển khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ của
Chương trình GDMN ban hành ngày 25/7/2009 và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
- Tiêu chí và thang đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi.
3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Căn cứ vào thực trạng và nguyên nhân thực trạng khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6
tuổi trong HĐLQVMTXQ, chúng tôi nhận thấy các biện pháp nâng cao khả năng so sánh
cho trẻ cần chú ý đến thực tiễn như sau:
- Đa số trẻ MG 5-6 tuổi có khả năng so sánh ở mức trung bình và thấp, thực hiện so
sánh không theo tiến trình so sánh.
- Hầu hết GVMN không hiểu rõ tiến trình so sánh, đồng thời đánh giá khả năng so
sánh của trẻ không chính xác.
- Các biện pháp GVMN vận dụng để nâng cao khả năng so sánh của trẻ chưa hữu hiệu.
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Để xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong
HĐLQVMTXQ có hiệu quả, mang tính khoa học, chúng tôi dựa trên một số nguyên tắc cơ
bản sau:
71
- Các biện pháp cần phải góp phần thực hiện mục tiêu GDMN phát triển toàn diện cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi chuẩn bị vào trường phổ thông và đảm bảo nguyên tắc của việc thực hiện các
biện pháp, phương pháp giáo dục mầm non như: tính hệ thống, tính vừa sức, tính khoa học,
tính cá thể hóa, …
- Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và đặc điểm khả năng so sánh của trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nghĩa là quá trình dạy trẻ so sánh các sự vật, hiện tượng trong thế giới
xung quanh, GV cần tạo điều kiện tối ưu cho trẻ được hoạt động trực tiếp với đối tượng, với
đồ dùng, đồ chơi bằng các giác quan. Giai đoạn 5 – 6 tuổi, trẻ đã biết so sánh để tìm ra điểm
khác nhau và giống nhau giữa 3 đối tượng.
- Các biện pháp cần phải được đảm bảo theo một tiến trình so sánh cụ thể và các giai đoạn
phát triển khả năng so sánh của trẻ theo quan điểm của Galpêrin.
- Các biện pháp cần phải được xây dựng trên cơ sở tính đến sự phù hợp với mục tiêu, nội
dung của hoạt động làm quen với MTXQ theo hướng đổi mới giáo dục mầm non.
- Các biện pháp cần phải đảm bảo tính hợp lý, đa dạng của các đối tượng, nội dung và
phương tiện so sánh.
- Các biện pháp cần hướng đến tính phát huy tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của
trẻ.
- Mỗi biện pháp có một mặt tác động chính nhưng vẫn đảm bảo tính hỗ trợ, thống nhất,
chặt chẽ với nhau.
Trên đây là các nguyên tắc cơ bản cần phải quán triệt trong quá trình xây dựng các biện
pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ.
3.1.3. Một số biện pháp cụ thể
Dựa trên cơ sở lý luận về khả năng so sánh, kết quả điều tra và phân tích thực trạng kết
hợp với các nguyên tắc nêu trên chúng tôi đã xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng so
sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động làm quen với MTXQ như sau:
1. Biện pháp sơ đồ hóa các bước tiến trình so sánh.
2. Biện pháp đa dạng hóa các loại đối tượng so sánh.
3. Biện pháp đa dạng hóa phương tiện so sánh.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ nêu trên có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Chúng tương tác hỗ trợ nhau trong việc nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi.
72