1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Dựa trên kết quả điều tra từ phiếu thăm dò ý kiến 108 GV ở Bảng 2.6 cho thấy có đến 67, 6 % GV lớp MG 5 – 6 tuổi có thâm niên trong nghề dưới 5 năm và 83, 3% GV dạy ở lớp MG 5-6 tuổi dưới 5 năm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 170 trang )


MG 5-6 tuổi dưới 5 năm.

Bảng 2.1. Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của giáo viên

Kinh nghiệm – Trình độ chuyên môn



SL

(N= 108)



Tỉ lệ %



Thâm niên giảng dạy ở trường mầm non

a. Dưới 5 năm



73



67,6



b. Từ 5 đến 10 năm



20



18,5



c. Trên 10 năm



15



13,9



a. Dưới 5 năm



90



83,3



b. Từ 5 đến 10 năm



14



13,0



c. Trên 10 năm



4



3,7



a. Tốt nghiệp Trung học ngành mầm non



4



3,7



b. Tốt nghiệp Cao đẳng ngành mầm non



72



64,8



c. Tốt nghiệp Đại học mầm non trở lên



32



29,6



d. Sơ cấp



2



1,9



Thâm niên giảng dạy ở lớp MG 5 – 6 tuổi



Trình độ chuyên môn:



98, 1% GV có trình độ đạt chuẩn, đại đa số là GV có trình độ cao đẳng mầm non (64,

8%), chỉ có 2 GV có trình độ sơ cấp, trong đó có 1 GV mới vào ngành khoảng 5 tháng và 1

GV sắp đến tuổi nghỉ hưu. Như vậy, GV ở các trường được khảo sát tương đối đạt chuẩn, có

GV mới rời khỏi ghế nhà trường vào công tác trong ngành mầm non nên ít bị ảnh hưởng bởi

kiểu dạy cũ của chương trình cải cách. Những con số này cho thấy trình độ nhận thức cũng

như kinh nghiệm giảng dạy của GV tương đối tốt.

 Việc điều tra thực trạng mức độ so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi được chúng tôi tiến

hành điều tra trên 112 trẻ thuộc các lớp MG 5 – 6 tuổi ở 2 trường MN tại Tp.Hồ Chí Minh.

Cụ thể:

- 40 trẻ lớp MG 5 – 6 tuổi ở trường MN Rạng Đông 10, Quận 6, Tp.HCM.

- 72 trẻ lớp MG 5 – 6 tuổi ở trường MN 10, Quận 3, Tp.HCM.

b. Địa bàn nghiên cứu thực trạng

• Về trường MN 10 Quận 3



43



Trường MN 10 nằm ở Quận 3, một quận thuộc trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh.

Trường được thành lập từ năm 1992, có 3 cơ sở nằm rải rác Phường 10, Quận 3. Tuy trường

có nhiều cơ sở nhưng điều kiện cơ sở vậ chất khá tốt, phòng ốc rộng rãi, đồ dùng đồ chơi

khá đa đạng. Trường có 8 lớp và 16 GV. Trong tổng số GV có 6 GV trình độ đại học, 8 GV

trình độ cao đẳng, 2 GV trình độ trung cấp. Trình độ GV đều đạt chuẩn, tỉ lệ trên chuẩn

46,7%. Ban giám hiệu có trình độ đại học, 2 hiệu phó vừa mới được bổ nhiệm vào đầu năm

học 2012 – 2013.





Về trường MN Rạng Đông 10 Quận 6.



Trường MN Rạng Đông 10 ở Quận 6, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 15

cây số. Trường được thành lập cách đây 20 năm, trường được xây dựng mới đưa vào sử

dụng tháng 5/2011, phòng học thoáng mát, rộng rãi, đồ dùng đồ chơi dạy học phong phú, đa

dạng. Trường có 13 lớp, 27 GV, trong đó 12 GV trình độ đại học, 14 GV trình độ cao đẳng,

1 GV trung cấp. Trình độ GV trên chuẩn chiếm 96,3%, cán bộ quản lí đều có trình độ trên

chuẩn, trong đó có 1 hiệu phó đang học cao học.

2.1.3. Thời gian điều tra

- Từ 24/12/2012 đến 1/02/2013 tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên

tại các trường MN trong phạm vi nghiên cứu.

- Từ 18/02/2013 đến 29/03/2012 tiến hành khảo sát thực trạng mức độ so sánh của trẻ

MG 5 – 6 tuổi tại các trường MN trong phạm vi nghiên cứu.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp quan sát là

phương pháp chủ đạo, còn lại các phương pháp khác là phương pháp bổ trợ.

a) Phương pháp quan sát

 Mục đích

Nhằm đánh giá mức độ so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi khi tiến hành cho trẻ thực hiện các

bài tập khảo sát mức độ so sánh của trẻ.

 Nội dung

- Quan sát những biểu hiện về khả năng so sánh các đối tượng để tìm ra đặc điểm khác

và giống nhau của các đối tượng của trẻ trong quá trình thực hiện các bài tập khảo sát.

- Quan sát các biện pháp GVMN vận dụng tổ chức các hoạt động giáo dục để nâng cao

khả năng so sánh của trẻ.

44



 Cách thức tiến hành: Tiến hành quan sát trong khi trẻ thực hiện các bài tập khảo sát

trong điều kiện tự nhiên của lớp học. (Phụ lục 4A, 4B)

- Các bài tập khảo sát được hành với từng cá nhân trẻ.

- Ở mỗi bài tập GV cho trẻ thực hiện theo yêu cầu đặt ra trong bài tập.

- GV tạo không khí thoải mái để trẻ bình tĩnh suy nghĩ, hành động và trả lời. Nhắc lại yêu

cầu hoặc câu hỏi chứ không nên giải thích hay gợi ý gì thêm (chỉ trong trường hợp cần

thiết).

- Quan sát trẻ thực hiện các bài tập và đánh giá từng cá nhân trẻ, ghi chép cẩn thận vào

phiếu quan sát hoặc các thiết bị ghi hình (máy chụp hình, máy quay phim...)

 Cách chấm điểm: khi trẻ tham gia hoạt động, người nghiên cứu ghi nhận và cho

điểm từng cá nhân trong mỗi bài tập khảo sát dựa trên tiêu chí đã xây dựng ở Chương 2

(mục 2.2.1). (Phụ lục 5A, 5B, 5C).

b) Phương pháp điều tra (Anket)

 Mục đích

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến dành cho 108 GV nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về

việc sử dụng một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong

HĐLQVMTXQ .

 Nội dung và cách tiến hành

- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến GV với các câu hỏi mở và các câu hỏi đóng.

Phiếu thăm dò ý kiến bao gồm các phần cơ bản sau:

• Phần A: Những thông tin cá nhân

• Phần B: Phần nội dung chính của phiếu hỏi

Phần nội dung chính của phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở [Phụ lục 2B] bao gồm 10

câu hỏi nhằm thu thập ý kiến của GVMN một cách trung thực và chính xác nhận thức về

thao tác so sánh (câu 1, 2), khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi (câu 3, 4) và một số

phương tiện và biện pháp GV thường sử dụng dạy trẻ so sánh (câu 5, 6, 7, 8, 9, 10).

Phần nội dung chính của phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi đóng[Phụ lục 2A] được thiết

kế theo nhiều dạng thức: câu hỏi có một lựa chọn, nhiều lựa chọn hoặc đánh giá theo các

mức độ gợi ý. Cấu trúc bao gồm các phần sau đây:

 Nhận thức của GVMN về thao tác so sánh: Câu 1

 Đánh giá của GVMN về khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong

HĐLQVMTXQ: Câu 2, 3, 4.

45



 Ý kiến của GVMN về việc tổ chức cho trẻ so sánh trong HĐLQVMTXQ: Câu

5,6.

 Các biện pháp GVMN thường sử dụng tổ chức so sánh trong HĐLQVMTXQ:

Câu 7, 8.

 Ý kiến của GVMN về các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6

tuổi trong HĐLQVMTXQ: Câu 9, 10, 11

Bước 2: Trao đổi với lãnh đạo nhà trường về mục đích nghiên cứu, lý do nghiên cứu,



-



sau đó tiếp xúc với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp MG 5 – 6 tuổi phát phiếu lần 1,

lấy ý kiến điều tra theo nội dung điều tra.

-



Bước 3: Thu lại phiếu thăm dò ý kiến từ GV lần 1 và phát phiếu lần 2.



-



Bước 4: Thu lại phiếu thăm dò ý kiến từ GV và tiến hành xử lí bằng phương pháp



toán thống kê.

c) Phương pháp phỏng vấn

 Mục đích

- Tìm hiểu sâu thêm một số trường hợp và nhằm đánh giá mức độ trung thực trong việc

trả lời bảng hỏi.

- Thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá của một số cán bộ quản lý trường Mầm non

về việc GVMN sử dụng biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

 Nội dung

Bảng phỏng vấn [Phụ lục 3A, 3B] được thiết kế bao gồm các câu hỏi xoay quanh các

nội dung như sau: hiểu thế nào về thao tác so sánh, đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 56 tuổi, nhận xét về việc GVMN sử dụng biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 56 tuổi.





Cách thức tiến hành:

Phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại câu trả lời của 20 GVMN và 10 CBQL tại một số



trường MN như trường MN Rạng Đông 10 (Quận 6), trường MN 10, trường MG nhà thiếu

nhi thành phố (Quận 3), trường MN 19/5 (Quận 8), trường MN 8, trường MN 2A, trường

MN 2B (Quận 5), trường MN Sen Hồng, trường MN Hoa Đào ( Quận Bình Tân), trường

MN Sơn Ca (Huyện Hóc Môn)

d) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

 Mục đích

- Phát hiện thực trạng khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong phạm vi nghiên cứu.

46



- Tìm hiểu tần số sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh cho trẻ của trẻ MG 5

– 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ.

• Nội dung và cách tiến hành

- Nghiên cứu kế hoạch tổ chức các HĐLQVMTXQ của GVMN

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ sau khi thực hiện 3 bài tập khảo sát.

e) Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các công thức thống kê của phần mềm SPSS version 16.0, công thức tính trung

bình (mean), tỉ lệ phần trăm (%), tần số (f), độ lệch chuẩn (std), kiểm nghiệm (t), mức ý

nghĩa (sig) để xử lý số liệu thu được từ việc phát hiện thực trạng. [Phụ lục 6]



2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong

HĐLQVMTXQ

2.2.1.1. Tiêu chí và thang đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi

 Tiêu chí đánh giá

- Tiêu chí 1: Tìm ra đặc điểm khác nhau của các đối tượng so sánh.

- Tiêu chí 2: Tìm ra đặc điểm giống nhau của các đối tượng so sánh.

 Thang đánh giá

Các mức độ đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với

môi trường xung quanh được đánh giá bằng hệ thống 3 bài tập.

- Bài tập số 1: So sánh về các loại trái cây

- Bài tập số 2: So sánh các con vật sống trong rừng

- Bài tập số 2: So sánh về các loại quần áo của trẻ em

Khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi đánh giá qua 2 tiêu chí trên. Vì vậy mức độ

đáng giá khả năng so sánh được tính thành điểm như sau:

Mức độ rất cao: (4,01 – 5,00 điểm) trẻ xác định được tất cả số lượng đặc điểm giống

nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.

Mức độ cao: (3,01 – 4,00 điểm ) trẻ xác định được 4/5 số lượng đặc điểm giống nhau

và khác nhau của của các đối tượng so sánh.

Mức độ trung bình: (2,01 – 3,00 điểm) trẻ xác định được 3/5 số lượng đặc điểm giống

nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.



47



Mức độ thấp: (1,01 – 2,00 điểm) trẻ xác định được 2/5 số lượng đặc điểm giống nhau

và khác nhau của của các đối tượng so sánh.

Mức độ rất thấp: (0,00 – 1,00 điểm) trẻ xác định được 1/5 số lượng đặc điểm giống

nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.

Từ cách tính điểm trên chúng tôi đưa ra cách xếp loại mức độ khả năng SS của trẻ

MG 5 – 6 tuổi như sau:

Mức độ rất cao:



12,01 – 15,00 điểm



Mức độ tương đối cao:



9,01 – 12,00 điểm



Mức độ trung bình:



6,01 – 9,00 điểm



Mức độ thấp:



3,01 – 6,00 điểm



Mức độ rất thấp:



0,00 – 3,00 điểm



Cùng với việc dự giờ để khảo sát các biện pháp giáo viên mầm non đã sử dụng để nâng

cao khả năng so sánh cho trẻ trong HĐLQVMTXQ, chúng tôi cũng quan sát để đánh giá

khả năng so sánh của trẻ ngay trong việc trẻ thực hiện 3 bài tập: trái cây, các con vật sống

trong rừng, các loại quần áo trẻ em.

Mỗi một cộng tác viên quan sát 3 trẻ. Dựa trên tiêu chí đánh giá và phiếu quan sát có ghi

rõ các đặc điểm so sánh các bài tập thì các cộng tác viên sẽ ghi chép lại và tính điểm cho

từng trẻ.

2.2.1.2. Đánh giá chung kết quả so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Điểm trung bình của 3 bài tập chưa cao, cụ thể ở

BT 1 điểm TB đạt được là 2.36 điểm, BT 2 đạt được là 1.95 điểm, BT 3 đạt được là 2.40

điểm. Độ lệch chuẩn lần lượt là BT1: 1.26, BT2: 1.42 và BT3: 1.32.

Bảng 2.2. Mức điểm đánh giá kết quả so sánh của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ

STT



Bài tập



Điểm trung bình



Độ lệch chuẩn



1



BT so sánh trái cây



2,36



1,26



2



BT so sánh con vật



1,95



1,42



3



BT so sánh quần áo



2.40



1,32



Kết quả thực hiện bài tập của trẻ được thể hiện cụ thể ở từng mức độ so sánh như sau (xem

bảng 2.3) :

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy, điểm trung bình của trẻ là 6,75. Độ lệch chuẩn là 3,63, nghĩa

là điểm phân bố xung quanh điểm TB không đồng đều. Trong tổng số 112 trẻ được điều tra,

chỉ có 3 trẻ có mức độ so sánh rất cao (chiếm 2,67% số trẻ điều tra).

48



Bảng 2.3. Mức độ kết quả so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Mức độ kết quả so sánh



Số

trẻ

khảo

sát

112



Rất cao



Cao



Thấp



TB



Rất thấp



Giá



Độ lệch



trị



chuẩn



SL



%



SL



%



SL



%



SL



%



SL



%



TB



(Std)



3



2,67



9



8,03



52



46,42



30



26,78



14



12,50



6,75



3,63



Trẻ tìm được hầu hết các đặc điểm so sánh các đối tượng nhanh, chính xác, trẻ trả lời và

thực hiện thao tác so sánh chính xác các đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng,

giải thích được cách thức so sánh các đối tượng với nhau. Tỉ lệ trẻ đạt loại cao cũng chỉ có

8.03%. Như vậy, ta thấy rằng mức độ so sánh của trẻ MG 5 -6 tuổi trong HĐLQVMTXQ

còn thấp, trong đó tập trung nhiều ở mức TB và mức thấp. Tỉ lệ trẻ có điểm tổng của 3 bài

tập ở mức TB và mức thấp chiếm 73,2 %, trong đó khuynh hướng nghiêng về mức độ TB

(46,42%). Con số này cho thấy rằng trẻ ít được thực hiện các bài tập về so sánh trong

MTXQ. Điều này được biểu hiện khá rõ trong quá trình trẻ tham gia thực hiện các bài tập

khảo sát. Khi giáo viên hỏi so sánh các đối tượng với nhau như thế nào, hay làm sao để biết

các đặc điểm giống nhau, khác nhau của các đối tượng, trẻ dường như không biết bắt đầu từ

đâu. Ví dụ với câu hỏi “muốn so sánh ba trái dưa hấu, đu đủ và xoài với nhau, con phải làm

gì?” thì có 3 trẻ trả lời là “con đo 3 trái này”, “con sờ”, “con thấy nó khác màu”. Còn lại trẻ

không hiểu được muốn so sánh đối tượng trẻ phải thực hiện công việc gì. GV phải gợi ý hỏi

đặc điểm nào thì trẻ tìm đặc điểm ấy. Như vậy trẻ chưa nắm được tiến trình so sánh. Tất cả

trẻ không thực hiện thao tác so sánh theo tiến trình so sánh nào, trẻ vừa quan sát vừa nêu các

đặc điểm giống nhau và khác nhau một cách tản mạn và ngẫu nhiên, chứ không theo một

trật tự nào cả. Vì vậy, khi thực hiện hành động so sánh các đối tượng, trẻ thực hiện còn

chậm, lúc đúng, lúc sai. Khi GV yêu cầu mô tả các đối tượng có điểm gì giống và khác thì

trẻ tỏ ra lúng túng, bối rối, khó khăn. Chẳng hạn như bé Nguyễn Đình Thanh Thảo, mặc dầu

trẻ tỏ ra hứng thú thực hiện bài tập nhưng việc thực hiện hành động so sánh còn nhiều lúng

túng nên chưa tìm đúng và đủ các đặc điểm cần so sánh. Hoặc là có trường hợp như bé

Nguyễn Lê Hoàng Ân khi GV yêu cầu bé so sánh các đối tượng với nhau, bé rất hăng hái trả

lời đúng các đặc điểm so sánh nhưng khi bé dùng hành động so sánh thì các đặc điểm so

sánh bé nêu khi nãy bé thực hiện không chính xác nữa.

Dựa vào điểm TB thực hiện bài khảo sát của tất cả trẻ, kết quả điểm số mà trẻ đạt được

49



thông qua thực hiện bài kiểm tra còn cho thấy điểm số thấp nhất mà trẻ đạt là 0.5 điểm và

cao nhất là 14 điểm. Điểm số tập trung nhiều nhất là điểm 8. Điểm số ở mức TB chiếm

nhiều nhất. Điều này chứng tỏ mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi phân bố không đồng đều

và có sự chênh lệch khá rõ nét giữa các trẻ khác nhau. (Biểu đồ 2.1)



Biểu đồ 2.1: Phân bố điểm số thực hiện 3 bài tập khảo sát khả năng so sánh của trẻ

MG 5 – 6 tuổi

Xem xét mức độ điểm số của trẻ thực hiện theo từng bài tập ở bảng 2.4, chúng tôi nhận

thấy điểm số trẻ đạt mức độ trung bình ở cả 3 bài tập chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Điều này khẳng

định mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ không cao. Đặc biệt ở 3

mức độ: rất cao, cao và trung bình, bài tập 1 và 3 có tỉ lệ trẻ nhiều hơn bài tập 2, cụ thể ở

mức độ rất cao BT1: 6,2%, BT2: 3,6%, BT3: 8,9%; ở mức độ cao cả BT1 và 3 đều có 22 trẻ

đạt (19,8 %) trong khi đó BT3 chỉ có 17 trẻ đạt (15,2%); đồng thời ở mức độ trung bình

cũng vậy BT1: 55,4%, BT2: 41,1%, BT3: 50,9%.

Bảng 2.4. Mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi ở từng bài tập khảo sát

Các mức độ đánh giá

Bài tập



STT



1

2

3



So sánh trái cây

So sánh các con

vật

So sánh các loại



Rất cao



Cao



Trung bình



Thấp



Rất thấp



SL



%



SL



%



SL



%



SL



%



SL



%



7



6,2



22



19,6



62



55,4



13



11,6



8



7,1



4



3,6



17



15,2



46



41,1



30



26,8



15



13,4



10



8,9



22



19,6



57



50,9



20



17,9



3



2,7



50



quần áo

Ngược lại ở mức độ thấp và rất thấp thì con số đạt điểm của BT2 cao hơn của BT1 và

3, chẳng hạn cụ thể lần lượt ở mức độ thấp và rất thấp BT1 có 11, 6% và 7, 1%, BT2 là 26,

8% và 13, 4%, BT3 có 17, 9% và 2,7%. Điều này cũng dễ hiểu vì những đối tượng so sánh

ở bài tập 1 (so sánh trái cây) và bài tập 3 (so sánh về quần áo) được sử dụng bằng vật thật và

trẻ tiếp xúc một cách trực quan bằng các giác quan (như sờ mó, cầm nắm, ngửi, ăn….), còn

các đối tượng so sánh ở bài tập 3 là các con vật sống trong rừng, trẻ chưa bao giờ nhìn thấy

trực tiếp bên ngoài nên trẻ gặp khó khăn khi phân tích và so sánh các đặc điểm về chúng.

Trong quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy một điều cũng đáng quan tâm là các đặc

điểm trẻ nêu ra chủ yếu là các đặc điểm bên ngoài của đối tượng và trẻ chỉ mới dùng tri giác

để so sánh các đối tượng. Chẳng hạn như khi đưa bài tập so sánh về 3 loại trái cây, hầu như

các trẻ đều cho nhận xét “chúng khác màu nhau”, hay “quả này to hơn quả kia” hoặc là “quả

này tròn còn 2 quả này dài dài”; trẻ chỉ dừng ở so sánh các đặc điểm về màu sắc, hình dạng,

kích thước của trái cây. Khi so sánh các con vật ở bài tập con vật trẻ chỉ nêu ra đặc điểm so

sánh về màu lông, kích thước to nhỏ, thức ăn của chúng. Còn ở bài tập về các loại quần áo,

trẻ chỉ so sánh các đặc điểm về màu sắc, kích thước dài ngắn, quần áo của bạn trai hay bạn

gái. Nhìn chung các đặc điểm về mùi, vị, chế biến, lợi ích của trái cây; hoặc của các con vật

như thời điểm kiếm mồi, môi trường sống, tính khí và ở bài tập về các loại quần áo như

chất liệu, mục đích sử dụng, công dụng, …thì đa số trẻ không đề cập đến. Đây là những đặc

điểm quan trọng và là cơ sở trẻ thực hiện tốt hành động so sánh. Và thực tế trẻ có xu hướng

so sánh các đối tượng theo các đặc điểm toán học (kích thước, hình dạng,…) mà ít chú ý

đến các đặc điểm khác của đối tượng trong MTXQ. Cụ thể như sau:

- Mức độ khả năng so sánh rất cao: Khi thực hiện bài tập khảo sát, những trẻ này tỏ ra

nhanh nhẹn tự mình tìm ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau, giải thích được cách so

sánh như thế nào và nói được tên của đặc điểm giống và khác ấy của đối tượng. Chẳng hạn

bé Mạch Trần Phương Nghi đạt 13/15 điểm và bé Trịnh Vũ Thành Đạt đạt 14/15 điểm sau

khi thực hiện các bài tập kiểm tra, thời gian và thao tác thực hiện bài tập của trẻ diễn ra

nhanh với câu trả lời rõ ràng đầy đủ hành động so sánh. Xem xét điểm số đạt được trong

từng bài tập cho thấy Thành Đạt đạt điểm tối đa bài tập 1 và bài tập 2. Ở bài tập 3, trẻ cũng

đã trả lời được 4/5 số lượng đặc điểm so sánh đặt ra trong bài. Tuy nhiên, vấn đề cần quan

tâm chính là trẻ vẫn chưa đạt điểm tối đa vì gặp khó khăn khi tìm các đặc điểm bản chất,

bên trong của quần áo. Còn Phương Nghi đạt điểm tuyệt đối cho bài tập 1; bài tập 2 và bài

51



tập 3 bé tìm đúng hết tất cả đặc điểm so sánh của các đối tượng, nhưng vẫn còn 2 đặc điểm

so sánh mà trẻ tìm được thì trẻ không giải thích bằng lời.

- Mức độ khả năng so sánh cao: Trong quá trình thực hiện hành động so sánh, trẻ tự mình

tìm ra các đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng một cách khá chính xác. Tuy nhiên

trẻ không tìm được hoàn toàn các đặc điểm cần so sánh theo yêu cầu của bài tập, một số ít

đặc điểm chỉ tìm được bằng hành động nhưng không nói được vì sao hay gọi đúng tên đặc

điểm so sánh trong cả ba bài tập. Ví dụ như bé Nguyễn Quốc Nguyên không so sánh được 1

đặc điểm của các con vật ở bài tập 2. Trong khi đó bé Trần Xuân Nghi tìm được tất cả đặc

điểm nhưng một số đặc điểm bé không giải thích mà chỉ thực hiện bằng hành động, một số

đặc điểm trẻ nói đúng bằng lời nhưng khi yêu cầu trẻ thực hiện bằng hành động thì không

chính xác.

- Mức độ khả năng so sánh trung bình: Trong quá trình trẻ tham gia thực hiện các bài

kiểm tra, những trẻ ở mức độ TB thường không tự mình tìm ra các đặc điểm so sánh, các

đặc điểm giống và khác mà phải dựa vào yêu cầu của GV đặt ra, hoặc cần có sự gợi ý của

GV. Trẻ không tìm được nhiều đặc điểm giống và khác của đối tượng.

- Mức độ khả năng so sánh thấp: Trẻ tỏ ra rất khó khăn khi tìm các đặc điểm giống và

khác của các đối tượng. Với sự gợi ý của GV trẻ tìm được một số đặc điểm theo đúng yêu

cầu, thực hiện còn chậm, sai nhiều hơn đúng.

- Mức độ khả năng so sánh rất thấp: Mặc dù có sự giúp đỡ của GV nhưng hầu như trẻ

không biết so sánh, trẻ chỉ tìm được khoảng 1/5 số lượng đặc điểm, thậm chí không tìm

được đặc điểm nào ở từng bài tập. Những trẻ có mức độ thấp như bé Gia Bảo, Thành Tài,

Thanh Thảo, Minh Thuận, bé Trâm Anh, Gia Hưng, Phương Uyên, Hoàng Thịnh tỏ ra rất

lúng túng khi thực hiện và trẻ thường trả lời theo ý thích của trẻ mà không chính xác.

2.2.1.3. Đánh giá kết quả so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi theo từng phương diện so

sánh

a. Kết quả so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi theo giới tính

Bảng 2.5. So sánh kết quả giữa trẻ nam và trẻ nữ

Kiểm định t



Bài



Giới



Cỡ



Điểm



Hệ số TB



Độ lệch



tập



tính



mẫu



TB



khác biệt



chuẩn



Giá trị t



Mức ý nghĩa



Nam



59



2.29



1,23



-0,593



0.555



Nữ



53



2.43



1,29



-0,591



0.556



Nam



59



1.82



1,43



-1,008



0.315



BT 1

BT 2



0.14

0.27

52



Nữ



53



2.09



Nam



59



2.21



Nữ



53



2.62



Tổng



Nam



59



6.33



điểm



Nữ



53



7.16



BT 3



0.41



0.83



1,41



-1,010



0.315



1,26



-1,668



0.098



1,36



-1,661



0.100



3.57



-1.210



0.229



3.67



-1.208



0.230



Khảo sát kết quả so sánh của 59 trẻ nam và 53 trẻ nữ MG 5-6 tuổi cho thấy không có

sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê khi trẻ thực hiện 3 bài tập (Bảng 2.5). Hệ số trung bình

khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ của BT 1 là 0.14, BT 2 là 0.27 và ở BT 3 là 0.41, chênh

lệch không nhiều. Kiểm định độ tin cậy bằng trị số t của 3 bài tập của nam và nữ: -0.593, 0.591 (BT1); -1.008, -1.010 (BT2) -1.668, -1.661 (BT3), đều nhỏ hơn 1.98 (với df=110),

nghĩa là giữa nam và nữ không có sự khác biệt ý nghĩa.

Mức ý nghĩa của trẻ nam và nữ lần lượt ở BT 1 là 0.555 – 0.556, ở BT 2 là 0.098 – 0,1

và của BT 3 là 0.229 – 0.230 đều lớn hơn 0.05 cho thấy khả năng so sánh của trẻ nam và trẻ

nữ không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.

3

2,5

2

1,5



2,62



2,43

2,09



2,29



Nam



2,21

1,82



Nữ



1

0,5

0

BT1



BT2



BT3



Biểu đồ 2.2 So sánh khả năng so sánh giữa trẻ nam và trẻ nữ

Khả năng so sánh của trẻ nam tương đương với khả năng so sánh của trẻ nữ. Như vậy có

thể khẳng định giới tính không ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ MG 5 -6 tuổi trong

HĐLQVMTXQ.

b. Kết quả so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi theo trường

Bảng 2.6. So sánh kết quả so sánh của trẻ theo trường

Bài

tập



Giới tính



Cỡ



Điểm



mẫu



TB



53



Hệ số



Độ



Kiểm định t dựa trên



TB khác



lệch



điểm TB



biệt



chuẩn



Giá trị t



Mức ý nghĩa



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

×