Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.52 MB, 252 trang )
Tính qui phạm của văn học cổ thể hiện ở quan điểm nghệ thuật hết sức coi trọng mục
đích giáo huấn, ở tập quán tư duy nghệ thuật thông qua những kiểu mẫu có sẩn, đã thành
công thức, ở hình thức thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và
thống nhất, đề cao phép đối, ưa sử dụng những văn liệu, thi liệu đã trở thành quen thuộc đối
với mọi loại hình nghệ thuật: Nói đến cây là nói đến tùng, cúc, trúc, mai; Nói đến vật, phải
là long, lỵ, quy, phụng; Tả thiên nhiên, phải có phong, hoa, tuyết, nguyệt; Thú thanh tao phải
có cầm, kỳ, thi, họa... Các chủ đề tứ thời, tứ linh, tứ vật, tứ quý, bát bửu, bát quả... đã trở
thành những chủ đề quen thuộc cho mọi loại hình nghệ thuật thời bấy giờ.
Mọi đối tượng muốn đưa vào nghệ thuật, văn chương, trước hết, theo con mắt thẩm
mỹ đương thời, chúng phải được quan niệm là cao sang, là đẹp. Không phải bất cứ cái gì
của xã hội và tự nhiên cũng có thể đưa vào. Trở thành chất liệu của văn chương rồi, chúng
còn phải được gia công, cách điệu, điểm tô để tôn vinh cái đẹp, cái cao sang lên một tầng
nữa .
Mọi nghệ thuật đều mang tính ước lệ. Song, môi trường xã hội phong kiến đầy những
lễ nghi, hình thức, cùng với cái không khí trà rượu, đàn hát tiêu dao của giới quí tộc đã tạo
ra một kiểu ước lệ mang đặc tnứig riêng của văn học trung đại: nghệ thuật thiên về công
thức, có tính chất uyên bác và cách điệu hóa, tính sùng cổ, sùng thượng và tính phi ngã.
Quan điểm mỹ học trên đã chi phối cách thức diễn đạt của văn chương phong kiến. Đó
là: các nhà văn chuộng sử dụng điển tích, điển cố. Phép dùng điển là một khâu hết sức được
coi trọng. Một áng văn hay - theo quan niệm phong kiến - chính là áng văn biết dùng nhiều
điển tích, điển cố chủ yếu rút ra từ những sử sách, thư tịch của Trung Hoa như Tứ thư, Ngũ
kinh, Bắc sử, thơ Đường, thơ Tống... Trung Quốc là một trong những cái nôi văn hoa lớn
của nhân loại. Chữ Hán lại có một lịch sử mấy ngàn năm. Triết học, thơ ca, sử ký, tiểu
thuyết trường thiên... đều có những thành tựu rực rỡ. Biết bao nhiêu tư tưởng, tình cảm, uẩn
khúc, tâm sự, kinh nghiệm sống... được gửi gắm, đúc kết ừong những câu chuyện, những
vần thơ... Dùng điển "đắt" chẳng những làm tăng tính hàm súc của thơ ca mà còn thể hiện
sự uyên bác, tầm văn hoa của người sử dụng.
Được học hành từ trường ốc phong kiến đào tạo theo lối chính quy, một số người lại
xuất thân từ những gia đình dòng dõi quý tộc, thế phiệt, trâm anh, ngòi bút của các nhà thơ
giai đoạn này không thể không chịu ảnh hưởng bởi thói quen tư duy, cảm xúc của thời đại.
51
Hơn nữa, thơ ca là một loại hình nghệ thuật đòi hỏi ngôn ngữ cách điệu hóa cao. Bởi vậy,
mọi yếu tố của truyện thơ Nôm bác học đều thể hiện tính uyên bác và trang nhã.
Do điều kiện lịch sử - xã hội và mối quan hệ lân bang giữa Việt Nam -Trung Hoa,
cũng như do quan niệm đề cao chữ Hán và văn chương Hán của giai cấp phong kiến thống
trị, văn hoá Việt Nam đã tiếp nhận khá nhiều ảnh hưởng từ văn hoa Trung Quốc. Không ít
điển tích, điển cố và hình ảnh nghệ thuật từ sử sách văn học Trung Quốc đã đi vào đời sống
văn hoa dân gian Việt Nam, trở thành những biểu tượng hết sức phổ biến, gần gũi, quen
thuộc, đặc biệt là nhữíig biểu tượng cặp đôi như loan - phượng, rồng - mây, cá - nước, bèo sen, liễu -đào, vàng - đá, hoa - bướm, Châu - Trần, Tấn - Tần, ông Tơ - bà Nguyệt... Sử
dụng những biểu tượng này của ca dao dân ca, các nhà thơ chẳng những vẫn giữ được tính
chất ước lệ, uyên bác của hình tượng văn học, đúng phong cách và quan niệm thẩm mỹ của
tầng lớp trí thức đương thời, mà còn tạo cho tác phẩm của mình một sự gần gũi, thân quen
đối với mọi người dân lao động.
Nhiều điển tích, điển cố được dùng một cách hết sức tự nhiên, như dùng một đơn vị từ
vựng sẩn có trong tiếng Việt. Nói đến duyên tình, tác giả cho nhân vật của mình dùng điển
"tơ hồng", "xích thằng". Trăng già", "Nguyệt lão xe tơ", "phượng loan", "sắt cầm". Nói đến
sự xa cách của người yêu đối với người yêu là nói đến Ngưu Lang, Chức Nữ và cầu Ngân
Hán. Nói đến sắc đẹp là "nghiêng thành, khuynh quốc". Nói đến tốc độ thời gian là "ngựa
qua song". Nói đến thi cử thành đạt là "cửa Vũ hoa rồng". Nói đến "đông sàng", "chiêm
phượng cầu huỳnh" là nói đến việc chọn người hiền kén rể... Điển tích, điển cố giúp cho lời
nói ngắn gọn, súc tích, có tính chất bác học. Nó vừa tạo nên những hình ảnh đẹp, hoa mỹ,
vừa gợi ra vô vàn những ý nghĩa và những liên tưởng sâu xa. Nhưng dùng nhiều quá thì
cũng dễ tạo nên những lối mòn.
Thế hệ hậu sinh chúng ta không qua sự đào tạo theo lối văn chương cử tử, không đứng
trên cùng một hệ quy chiếu nên đọc văn chương cổ dùng nhiều điển, không ít khi, ta thấy
rắc rối, khó hiểu. Nhưng đối với các nhà nho xưa, đấy chính là chỗ thể hiện "những thói
quen ý thức của họ", "phương thức đánh giá thực tế, phương thức nhìn thế giới của họ" bởi
"mỗi nền văn minh, mỗi hệ thống xã hội có phương thức riêng cảm thụ thế giới" [49, tr.17,
19]. Đấy còn là nơi thể hiện trình độ am tường, hiểu biết, kiến thức uyên bác và tài năng văn
chương của tác giả, cũng là chỗ tâm đắc, thú vị của người thưởng thức.
52
Tương tự một số nước trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, trong ngôn
ngữ tiếng Việt, chữ Hán chiếm một tỷ lệ khá cao. Bên cạnh việc dùng điển, văn chương
trung đại còn xem trọng việc dùng từ Hán -Việt để tăng phần trang trọng; mượn câu, mượn
ý, mượn hình ảnh từ những tác phẩm nổi tiếng của thơ ca Trung Quốc xưa để tăng sự hài
hòa, tính hình tượng và tính uyên bác. Chẳng hạn, nhân vật Truyện Song Tinh thường hay
nói chữ. Những cách nói: "thức thì kiến cơ", "khai khẩu lưỡng nan", "phượng lữ duyên hài",
"đài phượng xuy tiêu"... ta bắt gặp khá nhiều trong tác phẩm.
Để đạt được sự trang nhã và uyên bác, các nhà thơ đã dùng ngôn ngữ ước lệ, tượng
trưng thể hiện mọi phương diện nghệ thuật của tác phẩm.
Nguyễn Du tả người, tả cảnh ở cõi trần mà nhiều khi tựa như ở chốn bồng lai. Thúy
Kiều, Thúy Vân - nhũhg "tuyệt sắc giai nhân" - đẹp như những nàng tiên giáng thế. Tác giả
đem tất cả cái lộng lẫy, tươi thắm của thiên nhiên điểm tô cho nhan sắc của Thúy Vân, để
rồi khi đặt Thúy Vân đứng bên chị nàng, không chỉ Thúy Vân thua "bề tài sắc" mà vẻ đẹp
của Thúy Kiều, đến thiên nhiên cũng không sánh kịp: "Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, Hoa
ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành..." Với thủ pháp
đòn bẩy này, nhan sắc Thúy Kiều đã được cực tả.
Giới thiệu "lý lịch trích ngang" của Kim Trọng, đoạn thơ đầy những từ ngữ trang
trọng, đẹp đẽ:
147.
Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.
Ngay cả cái xấu đưa vào tác phẩm cũng phải là một cái xấu đã được ngôn ngữ ước lệ
biểu hiện dưới dạng cách điệu nghệ thuật. Những hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ... sẽ giúp hình
tượng văn học trở nên trang nhã, không rơi vào dung tục. Như khi Kiều thất thân với Mã
Giám Sinh, tác giả đã dùng những hình ảnh ẩn dụ hoa mỹ để diễn tả tất cả cái phũ phàng
của cảnh ngộ Thúy Kiều, mà không rơi vào thứ ngôn ngữ tự nhiên, trần trụi:
53
845.
Tiếc thay một đoá trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi lối về!
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Như vậy, có thể nói, ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng đã hiện diện ở khắp mọi nơi, từ
miêu tả thiên nhiên, con người, giới thiệu nhân vật, nêu sự kiện, cho đến lời kể chuyện,
phẩm bình của tác giả. Lẽ dĩ nhiên, nó cũng sẽ có mặt và chi phối đối với ngôn ngữ nhân
vật, cả độc thoại lẫn đối thoại. Hơn nữa, lời nói một khi đi vào thi ca sẽ không thể giữ được
hình thức ngôn ngữ giao tiếp tự nhiên như chúng vốn có. Chính điều đó đã khiến cho các
nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học và những khúc ngâm dùng thứ ngôn ngữ được cách
điệu hóa cao, nói năng với một phong cách văn hoa, quý phái. Và đó cũng chính là một đặc
điểm phổ quát của ngôn ngữ nhân vật trong: Truyện Song Tinh, Sơ kính tân trang, Truyện
Hoa tiên, Đoạn trường tân thanh, Truyện Nhị độ mai, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm
khúc... Ngay cả trong một số truyện thơ Nôm bình dân như Quan Âm Thị Kính, Trinh Thử...
ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng với những điển tích, điển cố cũng được dùng khá phổ biến
trong tác phẩm. Nhưng, để đạt được sự uyên bác, phải tuy thuộc vào tài năng của nhà thơ.
Và tính chất trang nhã, uyên bác này có thể xem là một trong những tiêu chí để phân biệt
truyện thơ Nôm bác học với truyện thơ Nôm bình dân.
2.1.2.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG TRONG
NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC
Ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng sẽ chi phối nhân vật truyện thơ Nôm bác học ở hai biểu
hiện sau:
Thứ nhất, vì trang nhã, uyên bác là phong cách ngôn ngữ chung của cả thời đại và là
một nét phong cách nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm Truyện thơ Nôm bác học, nên mọi
nhân vật truyện thơ Nôm bác học đều có thể sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng - với
những mức độ, liều lượng khác nhau - và họ có thể sử dụng nó trong mọi hoàn cảnh, mọi
mối quan hệ.
Thứ hai, vì ước lệ, tượng trưng là để làm đẹp, làm cao sang ngôn ngữ và hình tượng
văn học nên những gì thuộc phạm trù cái đẹp, cái cao sang đều được tác giả "ưu tiên" sử
dụng nhiều ngôn ngữ tượng tnữig, ước lệ. Thế cũng có nghĩa là nhân vật nào, sự kiện nào,
54
cuộc tiếp xúc nào... được tác giả quan niệm là đẹp, là quan trọng, là cao sang thì ngôn ngữ
nhân vật đó hoặc ngôn ngữ được dùng trong những trường hợp đó sẽ giàu yếu tố ước lệ,
tượng trưng hơn.
Những gì các nhà thơ đi đúng nguyên tắc trên là cái mà họ đã bám rễ vào truyền thống
văn học của thời đại mình. Còn cái gì khác những nguyên tắc trên là họ đã đi "chệch chuẩn
mực" để tạo nên một hiệu quả nghệ thuật riêng, một phong cách riêng cho ngòi bút. Đó
chính là phần sáng tạo cửa cá nhân họ, và rất có thể là những đóng góp lớn của các nhà thơ.
Ta sẽ tìm hiểu để thấy được các tác giả truyện thơ Nôm bác học thể hiện tính ước lệ,
tượng trưng như thế nào trong đối thoại, độc thoại và nó đã giúp ngôn ngữ nhân vật đạt
được hiệu quả gì.
2.1.2.1.Trong thế giới nhân vật truyện thơ Nôm bác học, hầu như ai ai cũng nổi
năng văn chương, kiều cách, sà dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng. Từ những chàng văn
nhân tài tử như Kim Trọng, Phạm Kim, Song Tinh, Lương Sinh, Mai Sinh, những cô tiểu
thư khuê các như Thúy Kiều, Dao Tiên, Quỳnh Thư, Nhụy Châu, Thụy Châu, các nhân vật
thuộc tầng lớp quan lại cấp cao như Hồ Tôn Hiến, người anh hùng như Từ Hải, nhà buôn
như Thúc Sinh, đến những người hầu kẻ hạ như Nhạn, Yến, Hồng, Oanh, Xuân Hương,
Minh Nguyệt cũng dùng thứ ngôn ngữ này. Yến chỉ là tiểu đồng của Phạm Kim mà khi tả
Quỳnh Như, lại nói năng văn vẻ, uyên bác như một bậc cao nho:
406.
''Xuân hoa bậc ấy đang vừa,
Tuổi vừa đôi bảy phong tư lạ lùng.
Thước tầm phỏng dạng bằng ông,
Lam pha mày liễu mỡ đông da ngà.
Chiều cá nhảy, vẻ nhạn sa,
Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây.
Má hồng môi thắm hây hây,
Khổ mê thược dược, thức say hải đường.
Chiều sánh ngọc, vẻ so vàng,
Ôi hoa vì sắc, ủ hương vì màu.
Thị thành đã mấy ai đâu?
55
Nguyệt vi kém giá, xuân lâu ừ làn."
và rành roi về đặc điểm nhân dạng như một thầy tướng số:
"Chỉn e tướng số chưa an,
Hay vì hai chữ hồng nhan quai gàn.
Hai cung nhật nguyệt thần quang,
Tài thông minh với văn chương rất kỳ.
Song hiềm phúc ấn tiêm đê,
E đường thọ khảo kém bề phu quân.
Định tiền họa tạ tàn xuân,
Hay phần quỵ ẩn, xấu phần tử cơ."
Thậm chí cả những loại trí thức nửa mùa như Mã Giám Sinh, những kẻ lưu manh như
Sở Khanh... đều biết dùng ngôn ngữ ước lệ. Ngay đến mụ chủ nhà chứa Tú Bà lúc dỗ dành,
khuyên giải Kiều sau khi nàng tự tử không thành, cũng ăn nói như một văn nhân. Và khi
khấn khứa thánh thần, cầu xin "món hàng" Thúy Kiều sớm sinh lãi, sinh lời, mụ cũng nói
năng văn vẻ, sử dụng điển sách:
941.
"Cửa hàng buôn bán cho may,
Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu.
Muôn nghìn người thấy cũng yêu,
Xôn xao anh yến dập dìu trúc mai,
Tin nhạn vẩn, lá thơ bài,
Đưa người cửa trước, rước người cửa sau."
Trong lời nói, nhắc đến tết ăn đồ lạnh, mụ dùng điển "Hàn thực" (của Hậu Hán thư),
nhắc đến việc tin tức đến nhanh, lan nhanh, mụ dùng điển "tin nhạn" (Hán thư). Cách nói
văn vẻ ấy lọt ra từ miệng của một kẻ như Tú Bà khiến ta nhận ra thái độ của mụ trong
trường hợp này là khá nghiêm túc. Đối với thần thánh, không thể ăn nói theo lối bờm xờm,
văng mạng hàng ngày được, nhất là vào lúc mụ đang thành khẩn cầu tài! Nhưng đây là cái
nghiêm túc của một gái làng chơi trước thần Mày Trắng, nên mới có những câu nói kiểu:
"Muôn nghìn người thấy cũng yêu, xôn xao anh yến dập dìu trúc mai!". Đúng là "bệnh nghề
56
nghiệp"! Mụ cầu thần, cầu thánh mà cứ như tán tính, quyến thần, rủ thánh cùng vào vòng
trăng hoa với mụ!
Không những nhân vật nào cũng có thể sử dụng ngôn ngữ quý tộc mà họ còn có
thể dùng nó ở mọi chỗ, mọi nơi, với mọi đối tượng: từ việc xử án chốn công đường trong
vụ kiện tụng của cha con Thúc Sinh đến lời thề nguyền tình tự giữa những đôi trai gái Kim Kiều, Phạm Kim - Quỳnh Thư, Lương Phương Châu - Dao Tiên, từ bữa tiệc đoàn viên của
gia đình Vương Ông, đến việc trao đổi mua bán của anh chàng họ Mã... Ngay cả trong quan
hệ ruột rà: cha mẹ nói với con cái, con cái nói với cha mẹ - thông thường đó là thứ ngôn ngữ
thân mật gia đình, ít bị chi phối bởi quy tắc xã giao hơn cả - thì ở đây, ta vẫn bắt gặp nhưng
lời nói hết sức kiểu cách, trau chuốt. Như lời Kiều ngăn ý định tự tử của cha hoặc lời Vương
Bà khi nghe tiếng khóc của con gái trong đêm nàng nằm mê gặp Đạm Tiên lần đầu:
225.
" _ Cớ sao trằn trọc canh khuya?
Màu hoa lê, hãy dầm dề giọt mưa."
Hình tượng "màu hoa lê" trong câu hỏi của Vương Bà lấy từ ý thơ trong bài Trường
hận ca của Bạch Cư Dị:
"Ngọc dung tịch mịch lệ can can,
Lê hoa nhất chi xuân đới vũ"
(Nghĩa là: Mặt ngọc lặng lẽ lệ chứa chan;
Một cành hoa lê mùa xuân bám hạt mưa.)
Người mẹ dùng hình ảnh mà một thi sĩ tài danh tả người đàn bà đẹp khóc để hỏi con
gái sao còn ngồi khóc giữa canh khuya! Nếu tách câu nói ra khỏi văn cảnh và ra khỏi môi
trường sống của nó - môi trường văn học trung đại - ta sẽ thấy lối nói này hết sức kiểu cách,
khách sáo, không hợp với không khí tình cảm và mối quan hệ giữa các nhân vật. Nhiữig ở
đây, đặt nó trong tính hệ thống của toàn tác phẩm, ngôn ngữ ước lệ này có sự hài hòa với cái
tổng thể. Nhờ ngữ cảnh cụ thể, ta vẫn thấy nó toát lên tình cảm chân thành, sự lo lắng ân cần
của người mẹ. Sử dụng ý thơ xưa, Nguyễn Du vừa diễn đạt được điều Vương Bà muốn hỏi
trong khuôn khổ của một câu thơ, vừa "quý tộc hóa" ngôn ngữ của nhân vật, đem lại một
hình tượng đẹp và sự trang nhã, uyên bác cho tác phẩm.
Ngôn ngữ ước lệ tượng trưng còn được dùng để diễn tả những điều được xem là
trần tục, cấm kỵ. Ở giai đoạn sơ kỳ và trung kỳ trung đại, cá nhân con người bị che mờ,
57
khuất lấp trong những nghĩa vụ và đạo đức nho giáo. Con người của giai đoạn này là con
người danh phận, phận vị. Họ sống vì đất nước, vì vua, vì chúa, vì chủ tướng chứ không
sống cho những nhịp đập buồn vui, những khát khao yêu thương cháy bỏng của chính cuộc
đời mình. Đoàn Lê Giang trong luận án tiến sĩ khoa học của mình đã hóm hỉnh nhận xét:
"Thời ấy nhà thơ dám thung dung đi vào chỗ chết mà sắc mặt vẫn không thay đổi, nhưng họ
lại đỏ mặt xấu hổ ngay nếu nói ra những điều được coi là không xứng đáng" [45, tr.139].
Nhưng, đến giai đoạn này, giai đoạn hậu kỳ trung đại, khi quyền tự do, hạnh phúc của con
người trở thành một nhu cầu được khám phá và được thể hiện một cách bức bách, thì văn
chương, nghệ thuật đã tìm cho mình những con đường phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc
sống riêng tư. Trong những trường hợp như thế này, ngôn ngữ ước lệ tượng trưng quả là lợi
hại. Nó không làm mất đi tính cao quý, sang trọng của văn chương mà vẫn thể hiện được
mặt trái hoặc những chi tiết trần tục, những khía cạnh tế nhị, tinh vi của cuộc sống. Khi
Nhụy Châu hỏi Thể Vân về đêm tân hôn của Thể Vân với Song Tinh:
2157. Nàng Tằng: "Ngày đẹp hoa phòng,
Đào hoa gặp trận gió dông thế nào?"
Một câu hỏi quá tò mò, thóc mách đối với một người con gái chưa từng biết đến
chuyện chăn gối! Nếu hỏi bằng lời ăn tiếng nói hàng ngày, chắc chắn Nhụy Châu sẽ làm cho
các nhà nho phải chau mày, nhăn mặt. Người ta có cảm tưởng như nhà thơ đã đẩy nhân vật
của mình đi đến bước cuối cùng trên một cái cầu cụt chênh vênh chìa ra bên bờ vực thẳm.
Nhưng Nhụy Châu không ngã. Chính ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng giàu chất ẩn dụ đã giữ
nàng lại, tạo cho nàng một hình ảnh đầy ấn tượng. Sự mạo hiểm đem lại cho nhân vật một
sự độc đáo, một vẻ đẹp riêng, giúp cho sự tò mò rất đàn bà của nàng không rơi vào sự sống
sượng, vô duyên. Trái lại, nó còn góp phần thể hiện được cái thẳng thắn, táo bạo ngầm ẩn
bên trong tính cách nhân vật. Nhờ sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng, Nguyễn Hữu Hào
đã tạo nên một cuộc đối thoại có thể xem là táo bạo, hiện đại nhất của Truyện thơ Nôm Việt
Nam trong quan niệm về tình dục, mà vẫn giữ được sự trang nhã, uyên bác cho ngôn ngữ
nhân vật và cho tác phẩm.
Ngay trong suy tính của Mã Giám Sinh, một tên trí thức lưu manh, ta cũng thấy có mặt
nhiều yếu tố ước lệ:
825.
Đã nên quốc sắc thiên hương,
Một cười này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa.
58
Về đây nước trước bẻ hoa,
Vương tôn quý khách ắt là đua nhau.
Ngôn ngữ không những là công cụ giao tiếp mà còn là công cụ tư duy. Rõ ràng, ở đây,
các nhân vật của truyện thơ Nôm bác học chẳng những nói mà còn tư duy, cảm xúc bằng
ngôn ngữ ước lệ.
Chính ngôn ngữ đối thoại và độc thoại giàu yếu tố ước lệ, tượng tnửig trang nhã và
uyên bác này là một tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa truyện thơ Nôm bình dân và
truyện thơ Nôm bác học.
Như vậy, ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng có tính chất trang nháy uyên bác là một trong
những tiếng nổi đặc trưng của nhân vật và tác phẩm truyện thơ Nôm bác học, cũng là tiếng
nói chung của nhân vật và tác phẩm văn chương bác học thời đại phong kiến giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX.
2.1.2.2.Như trên đã nói, sự cách điệu trong văn học là để nâng ngôn ngữ và hình tượng
được kiến trúc từ ngôn ngữ đạt đến cái đẹp, cái cao sang phù hợp với quan điểm thẩm mỹ
của nghệ thuật thời trung đại.
Mỹ học truyền thông quan niệm ba phạm trù chân- thiện- mỹ là những phạm trù mỹ
học có giá trị gắn bó với nhau. Tùy nhận thức của mỗi thời đại, gắn liền với những biến
thiên về kinh tế, chính tri, lịch sử xã hội, điều kiện môi trường... mà quan niệm về giá trị
mỗi phạm trù ít nhiều có tính chất khác nhau.
Thời trung đại, cái đẹp, cái thiện, cái chân thường gắn với quan điểm đạo đức phong
kiến. " Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử". [115, tr.103]. Bởi vậy,
phương thức xây dựng loại hình nhân vật thời kỳ này khá đơn giản, một chiều. Nhân vật là
sự hóa thân của một loại khái niệm đạo đức nào đó: Nhân vật chính diện hội tụ những giá trị
chân - thiện - mỹ, mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, quan điểm đạo đức, mỹ học của tác
giả và của thời đại. Nhân vật phản diện là sự hội tụ những gì ngược lại. Nó thuộc phạm trù
cái xấu, cái thấp hèn, và nhiều khi thuộc cả phạm trù của cái hài nữa. Tính cách họ "nhất
thành bất biến", không thay đổi trong mọi hoàn cảnh: ác thì cái gì cũng ác, lúc nào cũng ác,
đẹp thì cái gì cũng đẹp, ở đâu cũng đẹp... Chính vì vậy, khi xây dựng nhân vật chính diện,
văn học trung đại thiên về tính chất lý tưởng hóa, tập trung vun đắp cho loại nhân vật này
mọi giá tri tốt đẹp, cả về hình thể bên ngoài lẫn phẩm chất đạo đức và những giá trị tâm hồn
59
bên trong, đẹp cả về ngôn ngữ lẫn hành động. Họ có nguồn gốc xã hội cao quý, có tài năng,
thậm chí có những hành động, tính cách phi thường... Các nhân vật Song Tinh - Nhụy Châu
của Truyện Song Tinh, Phạm Kim - Quỳnh Thư - Thụy Châu của Sơ kính tân trang, Lương
Phương Châu - Dương Dao Tiên của Truyện Hoa tiên, Phan Tất Chánh - Trần Kiều Liên
của Phan Trần, Mai Lương Ngọc - Trần Hạnh Nguyên của Truyện Nhị độ mai, Lục Vân
Tiên - Kiều Nguyệt Nga của Truyện Lục Vân Tiên... đều được xây dựng theo cách thức ấy.
Để phù hợp, thích ứng với loại đôi tượng phản ánh như vậy, các phương thức ước lệ,
tượng trưng phải được huy động làm chất liệu xây dựng mọi yếu tố cấu thành nhân vật,
trong đó có ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Ngôn ngữ được cách điệu hóa cao, giàu tính ước lệ, tượng trưng của văn chương bác
học được quan niệm là thứ ngôn ngữ cao nhã, sang trọng, uyên thâm, quý phái, rất phù hợp
với đối tượng trên.
Nếu như ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng là đặc điểm chung, có tính chất phổ biến, là
phong cách chung của mọi nhân vật văn học trung đại, thì đối với nhân vật chính diện, tính
chối ước lệ, uyên bác trong ngôn ngữ sẽ được đẩy lèn cao hơn nữa, với nồng độ đậm đặc
hơn nữa. Thậm chí ở Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, cả những người đầy tớ của các nhân vật
chính diện, những tiểu đồng Hồng, Yến, Nhạn, Oanh ương hầu hết các cuộc thoại đều nói
bằng một giọng văn hoa, quý phái như chủ của họ. Trong Sơ kính tân trang, chỉ các nhân
vật chính diện mới sử dụng điển tích, điển cố, còn nhân vật phản diện thì không sử dụng.
Các nhân vật chính diện trung tâm của truyện thơ Nôm bác học phần lớn được hình
thành theo phương thức này. Dao Tiên khuyên nhủ, gửi gắm Lương Sinh:
793
Nàng rằng: "Bồ liễu chút thân,
Gió đông những lệ chúa xuân phải phiền.
Trăm năm nhẹ một mảnh nguyền,
Vừng soi đã hổ với trên đỉnh đầu.
Thề lòng đợi bến Hà Châu,
Đợi nhau trên Bộc trong dâu ru mà.
Dám xin tính rộng lo xa,
Bảng vàng treo đã, đuốc hoa vội gì."
60
Kim Trọng, Từ Hải được xây dựtig theo lối lý tưởng hóa. Ngôn ngữ của họ không sử
dụng những từ khẩu ngữ thông tục. Kim Trọng là văn nhân, Từ Hải là võ tướng. Ngôn ngữ
của Kim Trọng sẽ giàu yếu tố ước lệ hơn ngôn ngữ của Từ.
Chàng tương tư Kiều:
257.
"Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi?"
Chàng ướm lòng Kiều:
305.
" _ Thoa này bắt được hư khổng,
Biết đâu Hợp phố mà mong châu về? "
Chàng tình tự với Kiều:
327.
" _ Tháng tròn như gửi cung mây,
Trần trần một phận ấp cây đã liều.
Tiện đây xin một hai điều,
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?"
Sau những năm dài xa cách Kiều, ngày gặp lại, ta vẫn nghe giọng nói quý phái, văn
hoa nhưng rất chân tình của chàng Kim mười lăm năm về trước:
3121. " Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
Người anh hùng Từ Hải, ngôn ngữ có mộc mạc hơn, song vẫn là ngôn ngữ được cách
điệu hóa:
2181. "Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?"
Thúy Kiều khi chưa dấn thân vào cuộc đời gió bụi, ngôn ngữ của nàng cũng mang yếu
tố ước lệ, tượng trưng cao. Ngôn ngữ Thúy Vân, Vương Quan, Vương Ông, Vương Bà...đều
thể hiện tính chất uyên bác này.
61