Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.52 MB, 252 trang )
trên ải, đừíig khiến tôi phải già đời ở chốn cung nước làng mây này." [41, tr.71]. Không chỉ
người thiếu phụ trong Chuyện người con gái Nam Xương có ngôn ngữ nói cùng một dạng
với nàng mà cả sư già Pháp Vân trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng đều nói cùng
một cách như thế: " _ Người con gái này, nết không cẩn nguyệt, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻ
trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng
chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt..." [41, tr.79]. Rõ ràng, văn
chương cổ thời kỳ này chưa chú ý đến sắc thái riêng của mỗi giọng nói, đến khả năng tự bộc
lộ của ngôn ngữ nhân vật.
Văn học hiện đại ngày càng coi trọng việc biểu hiện ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Trong nhiều trường hợp, lời nhân vật càng giống khẩu ngữ tự nhiên càng có giá trị tạo hình.
Không chỉ nội dung mà cả bản thân hình thức lời nói vừa giúp nhân vật tự bộc lộ, vừa góp
phần phản ánh hiện thực cuộc sống bên ngoài nhân vật. Thậm chí các nhà văn hiện thực như Banzắc trong bộ Tấn trò đời chẳng hạn - đã coi việc cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật là
một nguyên tắc nghệ thuật để khắc họa tính cách xã hội, lịch sử của nhân vật.
Bàn về thi pháp tiểu thuyết, M.Bakhtin đã nhấn mạnh vai trò của đối thoại:
"Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người... Sống tức là
tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý... Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng
toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần,
hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của
cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới (...). Bản ngã không chết Cái chết chỉ
là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi
mãi trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc" [4, tr.512]. Không chỉ đối thoại có vai trò
quan trọng đối với thể tự sự mà độc thoại cũng có vị trí đặc biệt quan trọng. Sở trường của
nó là phản ánh đời sống tâm hồn của nhân vật. Trong tác phẩm, để tái hiện tính tự phát của
dòng ý thức cảm xúc, nhà văn không phải lúc nào cũng miêu tả nó một cách rành mạch,
logic, thứ tự mà nhiều khi rối ren, lộn xộn, chắp nối, đứt đoạn, bỏ lửng...
Nội tâm nhân vật còn được thể hiện bằng loại ngôn ngữ "pha" giữa lời nhân vật và lời
dẫn dắt của tác giả. Nhà văn vừa tái hiện dòng ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, vừa có sự
phân tích, lý giải, phẩm bình lời nổi ý thức của nhân vật. Trần Đình Sử gọi đó là “lời nửa
trực tiếp”, một kiểu của lời gián tiếp hai giọng. Và theo ông, ương văn học Việt Nam, lối
này xuất hiện từ giai đoạn nửa cuối thế kỷ xvin -nửa đầu thế kỷ XIX, tiêu biểu nhất là
103
Truyện Kiều [115, tr.151]. Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn ngày nay cũng chuộng lối diễn đạt
này: Chí Phèo của Nam Cao, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi...
Hơn tất cả mọi thể loại, thể tự sự, nhất là tiểu thuyết, rất có điều kiện để đi sâu, phân
tích đời sống nội tâm của con người, phát hiện những bí ẩn sâu kín, những lối rẽ bất ngờ,
những khoảnh khắc đột biến trong tình cảm, tâm trạng, động cơ hành động, thậm chí là
nhữíig ý nghĩ trực cảm, những thoáng mong manh huyền vi, kỳ diệu Ương cõi vô thức của
con người - nơi mà ngay cả những phương tiện khoa học thông tin hiện đại nhất, dù tinh vi
đến đâu, cũng không thể thăm dò, khám phá.
Những biểu hiện thuộc đời sống ngôn ngữ của con người và thế giới nội tâm của các
nhân vật đã làm nên sức hấp dẫn lớn của văn chương. Đó là một đóng góp không thể thiếu
được của ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong tác phẩm tự sự.
3.1.2.Ở nghệ thuật kịch - trừ kịch câm - ngôn ngữ nhân vật đặc biệt là ngôn ngữ đối
thoại có vai trò hết sức quan trọng. Do hạn chế về không gian, thời gian biểu diễn và do đặc
điểm của kịch: tác giả không được phép lộ mặt, cho nên, ngôn ngữ tác giả chỉ có tính chất
hướng dẫn đôi nét cho đạo diễn, diễn viên trong quá trình chuẩn bị, còn lại là ngôn ngữ
nhân vật. Khi diễn viên bước lên sân khâu, tất cả đều thông qua hành động nhân vật mà biểu
hiện. Hành động của sân khấu là hành động hình thể, hành động tâm lý và hành động ngôn
ngữ. Hành động ngôn ngữ và hành động tâm lý của nhân vật được thể hiện qua các hình
thức: đối thoại, độc thoại và bàng khoại.
Ngôn ngữ đối thoại là hình thức chủ yếu của ngôn ngữ kịch, thậm chí có ý nghĩa quyết
định đối với một vở kịch. Nó mang những đặc điểm có tính chất loại biệt của nghệ thuật
kịch: ngắn gọn, súc tích, vừa có nghĩa hiện, vừa giàu nghĩa ẩn. Nó có tính chất khẩu ngữ,
tính chất hành động (có tính kích thích và có mục đích rõ rệt) và là ngôn ngữ tính cách hóa
cao. Đặc trưng của lời nói trong kịch là lời nói có nhiệm vụ kép: vừa thay tác giả làm nhiệm
vụ dẫn dắt tình tiết, diễn biến kịch, vừa đảm đương chức năng ngôn ngữ nhân vật Lời nói
phải vừa thích hợp với nhân vật, vừa phải diễn đạt được ý đồ của tác giả. Tức là: nhân vật
phải nói với khán giả điều tác giả muốn nói, nhưng lại phải nói với tư cách của mình, phù
hợp với tính cách, hoàn cảnh, nghề nghiệp, tuổi tác của vai diễn cụ thể. Bởi vậy, ngôn ngữ
nhân vật trong kịch là ngôn ngữ có tính chất tổng hợp, vừa đầy kịch tính vừa bao hàm cả
104
yếu tố tự sự và trữ tình, hàm súc, dư ba, đầy giá tri triết học. "Thậm chí có câu nói có thể
làm tiêu ma một sự nghiệp, hoặc làm sống lại một đời người" [115, tr.259].
Độc thoại trong kịch - để phù hợp với đặc điểm của nghệ thuật biểu diễn -được biểu
hiện bằng cách tác giả kịch bản cho nhân vật của mình nói to những điều họ suy nghĩ dưới
hình thức nói một mình, hoặc dùng thủ pháp "phục hiện" tái hiện lại những tình huống, tâm
trạng trong quá khứ bằng tiếng vọng hoặc nhữhg lớp kịch xen kẽ, hay lưỡng hóa nhân vật:
cho nhân vật phân thân đối thoại để biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc điểm của kịch,
độc thoại không sử dụng thường xuyên trong mọi trường hợp. Nó chỉ hay dùng cho nhân vật
khi trù liệu, toan tính một âm mưu, khi phải đúng trước một sự lựa chọn khắc nghiệt đòi hỏi
nhân vật phải đấu tranh nội tâm gay gắt, có sự giằng xé giữa lý trí và tình cảm, để đi đến
một quyết định quan trọng trước hoàn cảnh éo le, gay cấn, trước thử thách cam go, ác liệt,
hoặc khi thể hiện nỗi xúc động mãnh liệt trong lòng mà chưa thể thổ lộ cùng ai...
Ngoài hai hình thức trên, sân khấu còn sử dụng một loại lời thoại khá độc đáo: bàng
thoại - nhân vật nói với khán giả. Sân khấu tuồng chèo của ta hoặc kịch tự sự như kịch của
Becton Bret có sử dụng loại ngôn ngữ này tuy không nhiều. Nó là một cách đưa đẩy lời tự
giới thiệu của nhân vật hoặc một cách chú thích thêm về cảnh ngộ, tâm trạng hay một điều
bí mật của nhân vật.
Nếu như trong các tác phẩm tự sự, nhân vật bên cạnh sự tự bộc lộ của bản thân còn
được sự hỗ trợ của ngôn ngữ tác giả, thì "kịch đòi hỏi mỗi nhân vật ương vở phải tự biểu
hiện tính cách bằng lời nói và hành động", không có sự can thiệp tự do của tác giả.
"Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời
lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải
bằng ngôn ngữ miêu tả... Muốn cho các nhân vật có được giá trị nghệ thuật và sức thuyết
phục xã hội... phải làm sao cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức
biểu hiện tối đa... "(M.Gorki) [48, tr.7,8].
Như vậy, trong kịch, ngôn ngữ nhân vật là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện
tính cách, bộ mặt tâm lý và cuộc đấu tranh nội tâm của các cá nhân, đồng thời là chất liệu để
tạo nên xung đột kịch. Nó giữ vai trò quyết định, thậm chí có tính chất tối hậu đối với giá trị
tư tưởng và nghệ thuật của một vở kịch.
Tóm lại, trong văn chương, nhất là trong thể tự sự và kịch, ngôn ngữ nhân vật giữ một
vai trò quan trọng trong sự tợ bộc lộ của nhân vật. Nó có chức năng biểu hiện thế giới nội
105
tâm, đồng thời có chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác, góp
phần khắc họa tính cách nhân vật, thúc đẩy sự phát triển của tính cách và tình tiết cốt truyện,
qua đó góp phần phản ánh hiện thực bến ngoài nhân vật, bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của tác
giả và chủ đề tác phẩm...
3.2.VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ NÔM
BÁC HỌC
Truyện thơ Nôm được một số nhà nghiên cứu, phê bình xem là tiểu thuyết cổ điển Việt
Nam. Đối thoại và độc thoại là một tiêu chí quan trọng để phân biệt thể loại truyện thơ với
những khúc ngâm.
Văn học cổ trung đại, nhìn chung, đã có sự chú ý đến ngôn ngữ nhân vật. Điều này
trước hết thể hiện ở dung lượng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Các truyện thơ Nôm bác
học tiêu biểu thế kỷ XVIII - XIX đều có tỉ lệ ngôn ngữ nhân vật từ 35 đến 60% (xem tr.2).
Đó là một tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt trong Truyện Kiều, đối thoại và độc thoại chiếm gần một
nửa tác phẩm: 14Ố7 câu trên tổng số 3254 câu (=45,1%), Truyện Song Tinh (1093 câu trên
tổng số 2396 câu = 45,6%) và Truyện Lục Vân Tiên (1254 câu trên tổng số 2082 câu thơ =
60,2%).
Bên cạnh ngôn ngữ của chính nhân vật, các nhà thơ còn dùng ngôn ngữ tác giả để
miêu tả các cuộc hội thoại. Người rất có sở trường trong lĩnh vực này là tác giả Nhị độ mai.
Chẳng hạn, nhà thơ miêu tả về cuộc xô xát giữa bè lũ Giang Khôi - những kẻ định dùng tiền
để ép duyên con gái nhà lành - với nhũng người ngư dân:
1549. Thuận lồng bao quản sang hèn,
Tam bành bà đã nổi lên một hồi.
Ngọc Thư ngấm nguýt một hai,
Trong khi quá giận, lắm lời sam sưa,
Khuyển, Ưng một lũ mắt đưa,
Để phong bạc, bắt Ngọc Thư đem về.
Tiếng nàng kêu dậy giang khê,
Một đoàn thuyền hộ kéo bè la om.
Vác sào, quơ gậy ỳ ôm,
106
Lao xao nổi tép, nổi tôm một vùng.
Lời thô tiếng tục như ong,
Kẻ toan cướp lại, người hòng đánh nhau.
Có thể nói, cảnh hoạt náo trên sông nước đã được tác giả xây dựng một cách hết sức
sinh động.
Như vậy, các tác giả đã chú ý đến ngôn ngữ hội thoại từ nhiều phía: từ phía của chính
nhân vật và từ phía tác giả. Song, tập trung hơn cả vẫn là ngôn ngữ của chính nhân vật.
Không chỉ chú ý về dung lượng, các tác giả như Nguyễn Du, Nguyễn Hữu Hào... còn
chú ý đến hình thức, sắc thái biểu cảm của đối thoại và độc thoại trong việc biểu hiện tính
cách nhân vật. Điều đó chứng tỏ trong ý đồ nghệ thuật của các nhà thơ này, ngôn ngữ nhân
vật hết sức được coi trọng. Quan niệm này rất gần với quan niệm của các nhà tiểu thuyết
hiện đại.
So với các truyện thơ Nôm, Truyện Kiều có số lượng nhân vật khá lớn - khoảng ngoài
40 nhân vật cụ thể và trên lo "nhân vật đám đông" (kiểu như: "vài thằng con con", bọn "sai
nha", "lũ ác nhân", "muôn binh nghìn tướng" của Từ Hải và "quan quân" của Hồ Tôn
Hiến...). Trong đó, có tới 30 nhân vật góp tiếng nói của mình vào dàn hợp xướng chung của
tác phẩm, qua 86 cuộc đối thoại và 196 lần nói (Xem phụ lục - bảng 3).
Trong lúc Truyện Nhị độ mai sử dụng nhiều ngôn ngữ đám đông và ngôn ngữ các nhân
vật vô danh khiến ta liên tưởng tới Vũ Trọng Phụng, một nhà văn châm biếm những năm ba
mươi của thế kỷ XX, rất có tài trong việc miêu tả ngôn ngữ đám đông nhằm khắc họa không
khí bát nháo của xã hội đương thời, thì Nguyễn Du lại ít chú ý đến ngôn ngữ của loại đối
tượng này. Một phần, để phù hợp với khuôn khổ có hạn của thể loại truyện thơ. Một phần
khác, để ông có thể tập trung cho việc xây dựng tính cách các nhân vật cụ thể. Vì vậy, mặc
dù dựa rất sát vào cốt truyện, tình tiết của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,
ông vẫn lược bỏ bớt một số nhân vật phụ. Không những tước tên tuổi của họ, ông còn tước
sạch ngôn ngữ của những "nhân vật đám đông" như bọn sai nha, tướng lĩnh của Từ Hải, bọn
người thuyết hàng của Hồ Tôn Hiến...
So với Kim Vân Kiều truyện, nhân vật Truyện Kiều nói ít hơn tới 6 lần [98, tr.121],
nhưtig, thế giới ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Du cực kỳ phong phú và thể hiện tính cách
lại rõ nét hơn hẳn.
107
3.2.1.CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ NHÂN VẬT
Truyện thơ Nôm bác học có các hình thức đối thoại hết sức phong phú.
Truyện thơ Nôm đầu tiên đến nay còn lưu truyền văn bản là Truyện Song Tinh - ra đời
ở xứ Đàng Trong khoảng trước sau năm 1700. Tác giả là Nguyễn Hữu Hào, một vị tướng
dưới đời các chúa Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu. Song Tinh Bất Dạ viết dựa theo
một cuốn tiểu thuyết loại thường, "không một tiếng vang" của Trung Quốc được soạn vào
khoảng thời gian giao tiếp Minh - Thanh dưới cái tên Định Tình Nhân, có thể được xem là
tác phẩm mở đầu cho dòng truyện thơ Nôm viết về đề tài tài tử - giai nhân, ca ngợi tình cảm
lứa đôi giữa trai tài, gái sắc. Thật đáng ngạc nhiên, ngay từ tác phẩm được xem là đầu tiên
này đã xuất hiện hầu như đầy đủ các hình thức đối thoại mà các truyện thơ Nôm ra đời sau
sẽ tiếp bước. Đó cũng là nền móng cho ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại về sau.
Truyện thơ Nôm bác học thời kỳ này có ngôn ngữ hiện thực và có cả ngôn ngữ tâm
linh. Người dương gian có đối thoại, độc thoại. Người cõi âm cũng có ngôn ngữ của sự nói
năng, suy nghĩ. Có đối thoại giữa hai người, giữa ba người, đối thoại giữa nhiều người (một
số nhà ngôn ngữ khi nghiên cứu về ngữ dụng học đã gọi đó là song thoại, tam thoại và đa
thoại). Lại có cả đối thoại một phía (có sự trao lời mà không có sự đáp lời, mặc dù có sự
hiện diện của người nghe hoặc có người nói còn người nghe không hiện hữu, như trường
hợp các nhân vật cầu khẩn, trách đất than trời chẳng hạn...). Có đối thoại giữa nhữhg con
người trần thế, lại có cả đôi thoại giữa người âm với người âm, giữa người âm với người
dương, không chỉ trong mộng, mà cả khi tình. Có kiểu đối thoại trực diện - mặt đối mặt, lại
có kiểu đối thoại "cách không" (người được nói đến ở xa nhiữig người nói lại coi như là
đang ở trước mặt hoặc đang nghe mình nói). Loại ngôn ngữ xóa nhòa khoảng cách này được
dùng cho nhân vật khi thể hiện nỗi đau đớn, thương xót tột cùng đối với người xa cách.
Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân đã nức nở đến ngất đi:
755.
“Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Vương Ông than khóc kể lể tình cảnh của Kiều cho Kim Trọng, đã kêu lên như thể
Kiều có thể nghe được ông nói:
2791. "Phận sao bạc bấy Kiều nhi!
Chàng Kim về đó con thì đi đâu ?"
108
Thể hiện nỗi đau thống thiết trong lòng đến độ nhân vật đánh mất cả ý niệm về thời
gian, khoảng cách như vậy, ngôn ngữ đối thoại "cách không" đảm nhiệm vai trò biểu đạt
tình cảm gần giống như động tác "bê" hoặc "xiếng" trong nghệ thuật tuồng - một động tác
đặc biệt dùng sự dịch chuyển của đôi chân để thể hiện nỗi đau đớn tột bậc...
Nhân vật truyện thơ Nôm bác học có ngôn ngữ tự nói về bản thân, lại có ngôn ngữ nói
về người khác. "Người khác" ấy hoặc là đối tượng nghe (ngôi thứ hai) hoặc là đối tượng
được nhắc đến (ngôi thứ ba).
Hầu hết các nhân vật Đoạn trường tân thanh sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp
(28/30 người). Nhưng, khi để cho nhân vật kể về một sự kiện, một người nào khác, Nguyễn
Du đã không ngần ngại cho xuất hiện thứ ngôn ngữ đối thoại gián tiếp trong ngôn ngữ đối
thoại trực tiếp của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại gián tiếp này có hai hình thức:
Có khi, nó là một lời nói gián tiếp (indirect speech) của nhân vật này qua câu tường
thuật (reported speech) của một nhân vật khác. Chẳng hạn lời Thúy Kiều qua ngôn ngữ "rêu
rao" của Sở Khanh:
1172. " _ Nọ nghe rằng có con nào ở đây,
Phao cho quyến gió rủ mây."
Hoặc lời Hoạn Thư qua ngôn ngữ của Hoa tỳ:
2001. "Dặn tôi đứng lai một bên.
Chán tai rồi mới bước lên trên lầu.”
Loại ngôn ngữ đối thoại gián tiếp kiểu này khi đến với bạn đọc đã bị khúc xạ hỏi ý đồ
hoặc tình cảm chủ quan của người nói.
Để thể hiện thái độ khách quan của nhân vật khi phát ngôn, Nguyễn Du đã sử dụng thứ
ngôn ngữ đối thoại gián tiếp theo kiểu thứ hai: kiểu tường thuật trực tiếp. Tức là: lời nói của
nhân vật này được tường thuật trực tiếp trong lời nói của nhân vật kia, ngôn ngữ của thời
quá khứ được tái hiện và sống lại đời sống của mình trong ngôn ngữ của thời hiện tại, tạo
thành một kiểu đối thoại hai, ba cấp với cấu trúc lồng "đối thoại trong đối thoại" hết sức đặc
biệt đối với thi phú nổi riêng, thể trữ tình nói chung, góp một hương sắc lạ đối với thơ ca
giai đoạn nửa cuối thế kỷ xvm - nửa đầu thế kỷ XIX.
109
Kiều băn khoăn trước tình yêu và định mệnh, đã thuật lại cho Kim Trọng nghe câu nói
của thầy tướng số. Trong lời kể về cuộc đời Đạm Tiên, Vương Quan đã tường thuật trực
tiếp ngôn ngữ của người khách viễn phương hâm mộ nàng:
73.
"Khóc than khôn xiết sự tình:
" - Khéo vô duyên bấy là mình với ta!
"Đã khom duyên trước chăng mà.
"Thì chi chút đỉnh gọi là duyên sau".
(Cách xưng hô "mình" với "ta", ngoài người khách viễn phương ra, không thấy có ở
các nhân vật khác). Ở đây, cách dùng đối thoại ương đối thoại không chỉ tạo ra tính khách
quan cho lời kể của Vương Quan mà còn làm cho nhân vật "khách viễn phương" tuy chỉ
xuất hiện thấp thoáng trong tác phẩm qua lời kể của một nhân vật, nhưng vẫn rất cụ thể, rất
sống động trong đời sống của tác phẩm; nó làm tăng sức biểu hiện của cảm xúc trực tiếp và
tính chính xác của một thông báo.
Trong Sơ kính tân trang có một kiểu đối thoại trong đối thoại cũng rất thú vị. Khi Yến
muốn được nhìn thấy mặt Quỳnh Thư, Hồng đã bày cách:
375
Thế thì theo thiếp vào trong,
Nàng rằng có hỏi, gửi: "Hồng, chi em".
Thực ra, câu trả lời: "Hồng, chị em" vẫn là lời nói của Hồng. Nhưng, sau khi đặt ra giả
thiết Quỳnh Thư hỏi, Hồng đã xem câu trả lời này là ngôn ngữ của Yến. Và đối thoại trong
đối thoại ở đây đã khiến cho tình huống giả tưởng trở nên rất thực và rất sinh động.
Ở dạng phát ngôn kép (hai người cùng nói), trong Truyện Song Tinh, Nguyễn Hữu
Hào có khi sử dụng dạng phát ngôn kép cùng chiều mà về sau, ta thường bắt gặp trong văn
học: Dã Hạc, Thanh Vân cùng nói với Nhụy Châu, ông bà Giang cùng nói với Dã Hạc...
Nhưng độc đáo hơn là nhà thơ đã sử dụng dạng phát ngôn kép ngược chiều (chúng tôi tạm
gọi là "đối thoại song phương kép"): hai người cùng nói một nội dung, nhưng không phải để
nói với người thứ ba mà là nói cho nhau nghe. Khi Nhụy Châu và Thể Vân biết rõ căn bệnh
tương tư của Song Tinh, Nhụy Châu quyết định đáp lại tình cảm của chàng. Quyết định táo
bạo này chưa thể để lộ. Nhụy Châu và Thể Vân dặn dò nhau phải giữ bí mật. Lời thoại của
hai người được tác giả gom vào trong một câu:
110
725. Nghị thôi, thầy tớ dặn nhau:
Tua gìn môi hở mày chau lộ hằn".
Chỉ một câu thơ thôi mà ta có thể hình dung được cảnh cả một cuộc đối thoại: hai cô
gái đang chụm đầu vào cùng dặn nhau: "Phải giữ bí mật truyện này nhé!"
Trong các tác giả truyện thơ Nôm bác học thời kỳ này, người đặc biệt chú ý đến ngôn
ngữ độc thoại là Nguyễn Du. Ông không chỉ chú ý khắc họa ngôn ngữ bên ngoài mà còn có
sự dụng công lớn đối với ngôn ngữ bên trong của nhân vật. Điều đó không chỉ thể hiện ở
dung lượng ngôn ngữ độc thoại trong Truyện Kiều vượt lên trên các tác phẩm cùng thời mà
còn thể hiện ở cái "chất" của nó.
Tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đi theo truyền thống của
tiểu thuyết Minh - Thanh, tập trung thể hiện các tình tiết, sự kiện, ít lưu tâm đến đời sống
tâm lý của nhân vật.
Truyện Nôm Việt Nam đã bước đầu quan tâm đến đời sống tâm lý nhân vật, nhưng ở
một số truyện, các nhà văn vẫn chủ yếu hoặc dùng ngôn ngữ tác giả, hoặc dùng đối thoại để
bộc lộ dòng cảm xúc, suy tư của nhân vật.
Nguyễn Du không dừng lại ở nhữhg cách biểu hiện ấy. Với Tố Như, việc miêu tả trực
diện thế giới nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại của chính họ là một yếu tố đặc biệt quan
trọng để xây dựng tính cách nhân vật.
"Chỉ dưới hình thức lời tự phát biểu mang tính tự bạch mới có thể cổ được lời nói tối
hậu về con người thực sự phù hợp với nó" [4, tr.254].
Nhưng không phải nhân vật nào Nguyễn Du cũng khai thác thế giới nội tâm. Ông chỉ
trao ngôn ngữ độc thoại cho 8 nhân vật (số câu chiếm gần 1/10 tác phẩm).
Truyện Kiều có ngôn ngữ độc thoại hướng nội và hướng ngoại, có cả độc thoại của
người trên dương thế lẫn suy nghĩ của người ở cõi âm cung (Thanh Tâm Tài Nhân không
xây dựng ngôn ngữ nội tâm cho nhân vật ở chốn cửu tuyền!), có độc thoại đơn và có cả độc
thoại chuỗi (liên tiếp những ý nghĩ, như: suy nghĩ của Kiều sau phút thành thân với Mã,
hoặc những đau đớn dằn vặt trước khi nàng gieo mình tự tử...)
Các tác giả truyện thơ Nôm bác học thời kỳ này không chỉ xây đựng ngôn ngữ độc
thoại trong đối thoại (nhân vật kể về suy nghĩ của mình), đối thoại trong đối thoại mà còn
sáng tạo cả ngôn ngữ đối thoại trong độc thoại nữa. Đó không phải chỉ là ngôn ngữ của
111
những giấc mơ. Đó còn là ngôn ngữ của đời sống hiện thực. Như khi Thúy Kiều trước lúc
gieo mình xuống sông Tiền Đường tự tử, nghĩ:
"này thôi hết kiếp đoạn trường là đây", nàng bật lên tiếng gọi thầm:
2623. " _ Đạm Tiên nàng nhẽ có hay?
Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta!"
Trong tâm tưởng Kiều, Đạm Tiên không đơn giản là bóng ma. Đạm Tiên chính là một
phần hiện hữu của cuộc sống, là bức nhân ảnh của cuộc đời nàng. Ngôn ngữ đối thoại và
độc thoại ở đây trở thành chiếc cầu nối hai cõi âm - dương, phản ánh sự phong phú trong
tâm hồn nhân vật.
Đặc biệt, Nguyễn Du, với ngôn ngữ nội tâm, đã làm xuất hiện những khoảnh khắc của
con người do dự trong tác phẩm. Kiều định tự tử nhưng đắn đo, cân nhắc, sợ liên lụy đến
cha mẹ - lại thôi. Thúc Sinh định nói sự thật với Hoạn Thư nhưng chần chừ suy tính: "Nào
ai có khảo mà mình lại xưng" - lại thôi... Tuy nhân vật Truyện Kiều chưa phải là con người
tư tưởng, chưa có những suy ngẫm về ý nghĩa nhân sinh giàu tính triết học như các nhân vật
của Shakespeare hoặc của Đôxtôjêvxki - chẳng hạn chàng Hamlet với câu hỏi trăn trở, băn
khoăn: " To be or not to be" (Sống hay không sống?) - nhưng, hiện tượng con người do dự,
con người định hành động như thế này mà rồi lại hành động như thế kia là một hiện tượng
rất hiếm trong văn học Việt Nam dưới thời phong kiến. Ở đây đã bắt đầu xuất hiện một sự
chọn lựa. Và, "sự chọn lựa tự do là một tiêu chí quan trọng để con người trở thành một cá
nhân"[132, tr.17].
Trong sáng tác văn học, ngôn ngữ được sử dụng dưới nhiều dạng. Và không đâu đa
dạng hơn trong thể tự sự. Nhưng trong một tác phẩm thơ khuôn khổ chẳng lấy gì làm đồ sộ dù đó là truyện thơ - sự thể hiện đời sống ngôn ngữ nhân vật giàu có, phong phú muôn hình,
nghìn vẻ như vậy là một thành công đáng kể.
3.2.2.VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ NÔM BÁC
HỌC
Vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học rất đa dạng:
3.2.2.1.Trong truyện thơ Nôm bác học, ngôn ngữ nhân vật có khi được dùng thay lời
tác giả kể chuyện, giới thiệu nhân vật, giới thiệu tiểu sử hay tổng kết cuộc đời của một
112
nhân vật như trường hợp Giang Ông kể về cha mẹ Song Tinh, Vương Quan giới thiệu nhân
vật Đạm Tiên hay Tam Hợp Đạo Cô tổng kết về cuộc đời Thúy Kiều v.v...
3.2.2.2.Ngôn ngữ nhân vật có khi thể hiện những chi tiết dự báo, làm yếu tố "khớp
nôi " trước khi tình tiết truyện rẽ ngoặt sang một hướng khác như suy tính và lời bàn của
Thúy Kiều, suy tính của Từ Hải dẫn đến hành động đầu hàng triều đình và kết cục bi thảm
của nhân vật
3.2.2.3.Đối thoại và độc thoại được dùng để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân
vật: Như tâm trạng đau đớn đến tột cùng của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân, tâm
trạng chua chát, chán chường của Thể Vân khi kể về đêm tân hôn, hay tâm trạng của Giang
Bà khi nghe tin Giang Ông đồng ý cho Diêu Doãn đưa con gái tiến kinh:
1234. Giang Bà mảng tiếng gieo mình ngả rơi.
Nỉ non than đất kêu trời,
Trách ai tỏ mạch, giận người bày thăm.
Đâu thanh lệ nhỏ đầm đầm,
Mắng văng Giang lão, rủa thầm Hách Sinh:
"Cha mày vẽ dạng múa hình,
Nào lầu khuể phượng, nào bình bắn công.
Thằng Sinh thật đứa si đồng!
Đối chưa đặng luật lại hòng tranh châu.
Tuổi già ban xế cành dâu,
Vô nam dụng nữ sau hầu tự tông.
Bây giờ vào chốn thâm cung,
Lấy ai hú hí bạn cùng sớm khuya?"
Giang Bà bối rối lòng sơ.
Bản thân ngôn ngữ tác giả mô tả ngôn ngữ nhân vật đã sinh động. Lời nhân vật ở đây
đã gia tăng sự sinh động thêm một tầng nữa. Tác giả như thấu hiểu, tâm trạng, gan ruột của
người mẹ. Có thể nói, Nguyễn Hữu Hào đã khá thành công khi xây dựhg lời thoại này. Ở
hai câu đầu, Giang Bà chì chiết, mỉa mai, trách móc việc chọn rể của chồng: ông bấy lâu đã
113