Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.52 MB, 252 trang )
6. Cấu trúc luận án
(24-25)
PHẦN NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1 : Khảo sát cấu trúc các tiểu truyện thiền sư trongThiền uyển tập anh
1.1. Về sự ra đời của các thiền sư
(29-36)
1.2. Về cuộc đời tu hành, giáo hoá của các thiền sư
(36-50)
1.3. Về môtip “qui tịch” của các thiền sư
(50-58)
Tiểu kết
(58-60)
Chương 2 : Đặc điểm và vị trí bộ phận “tàng trữ giá trị thi ca” trong Thiền uyển tập
anh
2.1. Những bài thơ sấm ký và thơ thế tục
(61-67)
2.2. Dấu ấn văn học chức năng và tính thuyết giáo
(67-77)
2.3. Quan niệm về bản thể
(77-88)
2.4. Những nẻo đường tu chứng và giải thoát
(88-105)
2.5. Con đường trở về với thiên nhiên và đời sống
(105-112)
2.6. Dòng thơ viếng tế và thơ-kệ thị tịch
(112-124)
Tiểu kết
(124-125)
Chương 3 : Các yếu tố folklore và mối quan hệ giữa cốt truyện thiền sư trong Thiền
uyển tập anh vơi thư tịch cổ và truyện cổ tích
3. l. Về khả năng tích hợp các yếu tố folklore trong tác phẩm Thiền uyển tập anh
3.1.1. Từ một môtip nhân vật độc đáo
(131-137)
3.1.2. Các môtip tương đồng với văn hoá - văn học dân gian
(137-147)
3.2. Mối quan hệ giữa cốt truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh với thư tịch cổ và
truyện cổ tích
3.2.1. Thiền sư Từ Đạo Hạnh
(149-155)
3.2.2. Thiền sư Dương Không Lộ
(155-161)
3.2.3. Quốc sư Minh Không
(161-166)
Tiểu kết
(166-167)
PHẦN KẾT LUẬN
(168-171)
THƯ MỤC THAM KHẢO
(172-195)
PHỤ LỤC
(196-198)
CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT CẤU TRÚC CÁC TIỂU TRUYỆN THIỀN
SƯ TRONG THIỀN UYỂN TẬP ANH
Với tác phẩm Thiền uyển tập anh, việc xác định trong đó có bao nhiêu tiểu truyện
thiền sư cũng không dễ thống nhất. Điều này có lý do trước hết bởi cách viết tiểu sử các
thiền sư không tuân theo một tiêu chí thật cụ thể, rõ ràng. Nói ngay như với ba dòng thiền
lớn thì có hai dòng Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi là được biên chép tương đối kỹ
lưỡng, có hệ thống; còn với dòng Thảo Đường thì hầu như chỉ còn một bảng danh sách thế
thứ truyền thừa các đời. Rồi ngay cả hai dòng Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi thì cách
viết các tiểu truyện cũng không đồng đều nhau, có sự co giãn cách biệt về dung lượng và độ
dài ngắn, có tiểu truyện đài năm mười trang trong khi ở một số tiểu truyện khác lại chỉ giới
thiệu ngắn gọn trong vài ba dòng. Đã thế, trong khi số lớn các tiểu truyện mô tả cuộc dời
các thiền sư theo qui trình khá thống nhất thì ở một số truyện lại hầu như chỉ là một đoạn lý
lịch trích ngang hay như một đoạn sử ký bình chú vắn tắt. Hơn nữa, với các tiểu truyện
tương đối hoàn chỉnh thì vẫn có tiểu truyện thiên về tàng trữ các gía trị thi ca thông qua các
lời kệ, lời truyền dạy đệ tử, lời căn dặn trước lúc thị tịch hay lời thơ viếng tế; còn số tiểu
truyện khác lại gia tăng yếu tố ngữ lục, thuyết giáo, công án, đối thoại, ghi chép lời sấm
ký... Đứng trước tình hình nói trên, các sách - với quan niệm và chủ đích khác nhau - đã xác
định danh sách tiểu truyện các thiền sư ít nhiều có khác nhau. Đa phần các sách chỉ nêu
chung chung, kiểu như : “Thiền uyển tập anh chép tiểu truyện của các thiền sư ở Việt Nam
theo ba thiền phái lớn” [5/426], hoặc đi theo hướng mô tả, liệt kê, tóm lắt danh sách các
thiền sư theo thế thứ truyền thừa như ở các sách Việt Nam Phật giáo sử luận [83], Lịch sử
Phật giáo Việt Nam [86], Lược sử Phật giáo Việt Nam [191]. Sách Văn học Việt Nam từ thế
kỷ X đến giữa thế kỷ XIX lấy tiêu chí là các thiền sư-thi sĩ nên đã viết: “Theo sách Thiền
uyển tập anh có khoảng trên bốn chục nhà sư làm thơ văn” [111/93]. Đồng thời, sách Văn
học Việt Nam (thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII) cũng xác định : “Theo sách Thiền uyển tập
anh, một tác phẩm viết vào hồi thế kỷ XIII, thì trong đời Lý có khoảng trên bốn chục nhà sư
làm thơ văn” [72/47]. Sách Thơ văn Lý-Trần xác định : “Toàn tập hiện còn, có 62 tiểu
truyện nhân vật” [21/17]. Ông Lê Mạnh Thát ở phần Nghiên cứu về “Thiền uyển tập anh”
viết rõ : “Về nội dung thì trong số 65 vị thiền sư thuộc hai dòng thiên Pháp Vân và Kiến Sơ
có tên trong Thiền uyển tập anh..” [169/46]. Đến bảng Mục lục (không đánh số thứ tự) của
Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga lập trong bản dịch Thiền uyển tập anh thấy có 67 vị,
trong đó có cả vua Lý Thái Tông và không có tên Minh Không [175/253-254]. Riêng ông
Thanh Từ trong sách Thiền sư Việt Nam có kê cứu và đánh số thứ tự các thiền sư của cả ba
dòng thiền nhưng lại tuân theo trật tự năm sinh, bao gồm 65 vị; trong đó lược bỏ vua Lý
Thái Tông, đồng thời xếp chung cả hai thiền sư Bảo Tính và Minh Tâm vào một mục, và lập
thêm danh sách thiền sư Thảo Đường (vốn chỉ có tên mà không có tiểu truyện trong Thiền
uyển tập anh) [193]. Gần đây nhất, ông Nguyễn Đăng Na trong bài Bí ẩn của đoạn kết
truyện Vô Ngôn Thông và việc giải mã bí ẩn đó [101] và ở tập sách Văn xuôi tự sự Việt Nam
thời trung đại - Truyện ngắn đã lập chính sách và thống nhất ghi Thiền uyển tập anh có 68
tiểu truyện thiền sư [ 103/59-60].
Qua toàn bộ sự mô tả trên chúng tôi đi đến xác định tác phẩm Thiền uyển tập anh có
68 tiểu truyện thiền sư. Điều cán chú ý là danh sách này được lập theo sát văn bản Thiền
uyển tập anh, trong đó bao gồm cả các cư sĩ Thông Sư, Ứng Vương và vua Lý Thái Tông;
đồng thời những ghi chép về các thiền sư Bảo Tính và Minh Tâm được kể là hai tiểu truyện,
về bản dịch, như đã nêu ờ phần Các mục đích khoa học của luận án, chúng tôi chủ trương
sử dụng bản dịch của Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thuý Nga vì thấy đây là bản dịch Thiền uyển
tập anh trọn vẹn nhất đã được xuất bản (đồng thời với việc chúng tôi có bổ sung thêm tiểu
truyện Quốc sư Minh Không), đặc biệt với phần tàng trữ giá trị thơ ca qua bản dịch đã được
sàng lọc qua thời gian của các nhà Hán học, nhà thơ tiêu biểu như Ngô Tất Tố, Nguyễn
Đổng Chi, Hoa Bằng, Đoàn Thăng, Phạm Trọng Điềm, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương
Bình, Thanh Từ, Nguyễn Lang, Huệ Chi, Minh Chi, Phạm Tú Châu, Băng Thanh, Hà Văn
Tấn, Hoàng Lê, Kiều Thu Hoạch, Mai Xuân Hải, Hoàng Trung Thông... Như vậy, về cơ bàn,
chúng tôi đã có trong tay một văn bản - bản dịch tác phẩm tương đối đáng tin cậy làm đối
tượng khảo sát.
Nhìn nhận một cách bao quát, Nguyễn Duy Hinh căn cứ chủ yếu trên phương diện tư
tưởng và hình thức nghệ thuật đã phân chia các tác phẩm văn xuôi và văn vần thời Phật giáo
cực thịnh thành ba loại : “Thứ nhất, các tác phẩm bình giảng lý thuyết Phật giáo như Khóa
hư lục, Cư trần lạc đạo phú, các bài tụng cổ, các bài kệ. Chính đó mới là văn học Phật giáo,
thuần tuý bàn giáo lý và lu hành... Thứ hai là những áng văn chương chịu ảnh hưởng tư
tưởng Phật giáo. Nội dung của loại văn này bàn về Sinh, Tử, Vô, Hữu, Tâm, Phật... Thứ ba,
các tác phẩm không dùng từ ngữ hay có dùng ít nhiều từ ngữ Phật giáo song tuyệt nhiên
không mang nội dung Phật giáo” [53]... Trong sự phân định trên, tác giả đặc biệt chú ý hai
loại đầu, coi đó là những nội dung lớn của thơ văn thời Lý-Trần trở về trước. Những đặc
điểm này không chỉ thể hiện ở phần “truyện - ghi chép tiểu sử” mà còn bộc lộ sâu sắc ở cả
phần tàng trữ các giá trị thi ca trong tác phẩm Thiền uyển tập anh.
Hướng tới việc tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật các tiểu truyện thiền sư trong
Thiền uyển tập anh từ góc độ loại hình, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát cấu trúc các tiểu
truyện thiền sư (trong đó mỗi tiểu truyện được coi là một đơn vị tác phẩm độc lập và việc
chỉ ra sự đồng dạng của các môtip, các biện pháp nghệ thuật và sự tương hợp với nội dung
tư tưởng cũng như hình thức tư duy theo cảm quan Phật giáo sẽ làm nên tính loại hình các
tiểu truyện thiền sư...). Hơn nữa, việc khảo sát cấu trúc các tiểu truyện theo từng đoạn đời
các thiền sư dường như có truyền thống từ chính cuộc đời đức Phật. Chẳng hạn, theo cách
hình dung của Thu Giang Nguyễn Duy Cần : “Trong cuộc đời của Phật Thích-ca, có ba giaiđoạn quan-trọng tiêu-biểu được cả một hệ-thống giáo-lý của Ngài.
1) lúc thiếu thời;
2) khi xuất gia;
3) sau ngày đắc Đạo
Cuộc đời ấy có thể gọi là cuộc đời điển-hình cho những ai quyết-tâm đi vào con đường
giải-thoát, chứ không phải riêng gì của Thích-ca. Hay nói một cách khác: Đời sống của
Thích-ca chứng minh một cách hùng-hồn giáo-lý của Ngài còn hơn tất cả các kinh-luận của
Phật-Pháp” [10/34-35]. Điều này cũng có nghĩa là bản thân cuộc đời đức Phật cũng đã là
một cách hình dung Phật giáo, tự thân biểu hiện một cảm quan Phật giáo. Xét trong phạm vi
cụ thể về ý nghĩa văn học của các tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh, ông
Nguyễn Huệ Chi viết : “Nói rõ hơn, cuốn sách là một tập hợp chân dung các nhà Thiền học,
với những phác họa đôi khi rất có cá lính, đã vượt khỏi mọi tiểu sử nhạt nhẽo mà đạt đến
những chân dung văn học có giá trị” [21/115]. Tiếp theo, ông Nguyễn Tử Cường cũng đã
khảo sát, so sánh hết sức công phu và đi đến kết luận Thiền uyển tập anh căn bản không
phải là “văn bản truyền đăng” mà thực sự thuộc loại “truyện cao tăng” vốn rất phổ biến ở
Trung Quốc [33]. Nói như thế cũng có nghĩa là các tiểu truyện thiền sư trước hết là những
trang ghi chép tiểu sử, mang đậm phong cách tiểu sử, trên cơ sở căn cốt đó mới mở rộng
dung lượng hiện thực và gia tăng các yếu tố nghệ thuật. Với cách hiểu như thế nên chúng tôi
triển khai việc khảo sát cốt truyện tiểu sử và cấu trúc các tiểu truyện thiền sư theo ba giai
đoạn của cuộc đời : khi sinh, quá trình hành đạo và sự trả về cõi Phật.
1.1. Về sự ra đời của các thiền sư
Xem xét 68 tiểu truyện thiền sư được ghi chép trong Thiền uyển tập anh có thể thấy
các tiểu truyện nói về sự ra đời của các thiền sư thường giữ vai trò dàn chuyện, khởi đầu câu
chuyện và khá thống nhất trong cách hình dung, lý giải các hiện tượng “sinh” đó. Trong
cách thức miêu tả, các tiểu truyện có kể lại sự ra đời của các thiền sư thì bao giờ cũng gắn
với các hiện lượng lạ, những điềm lạ, giấc mơ lạ. Ở một số tiểu truyện, sự miêu tả này nhiều
khi còn được nhấn mạnh ngược lên các đời ông bà, cha mẹ hay tiền thân của chính vị thiền
sư đó. Hơn nữa, bản thân con người các thiền sư ngay từ nhỏ đã bộc lộ những dấu hiệu thiên
bẩm khác thường cả về tư chất, tướng mạo, tài năng, sở thích, tiếng cười, giọng nói...
Khi ghi chép về sự ra đời của các thiền sư, các tiểu truyện không chỉ đơn thuần kể lại
sự kiện sinh ra mà thường diễn tả ngược về đời cha mẹ, truy tìm lại những hành vi, việc làm
được coi như sự “tác nghiệp” làm cơ sở hình thành và điều kiện “duyêi khởi” dể sinh ra một
con người cụ thể. Đó là trường hợp các tiểu truyện Thiền sư Vân Phong (? - 957) : “Khi
mang thai, bà mẹ thường trai giới, tụng kinh niệm Phật. Đến khi sinh thấy hào quang toa
sáng khắp nhà, cha mẹ cho là điều lạ, có ý định ngày sau sẽ cho con xuất gia”; là Thiền sư
Ngộ Ấn (1020-1088): “Mẹ họ Cù, khi chưa lấy chồng nhà ở cạnh nghĩa địa gần khu rừng,
thấy người la đặt bẫy bắt hết cả chim, bà nói : “Thà chết mà làm người thiện còn hơn sống
mà làm kẻ ác. Một hôm bà đang ngồi dệt vải có con khỉ lớn từ trong rừng chạy ra ôm lấy
lưng bà suốt ngày mới bỏ đi. Sau đó bà biết mình có mang. Đến khi sinh ra, đứa con mặt
mũi xấu xí, bà lấy làm ghét, bèn đem bỏ vào rừng. Trong hương có sư cụ người Chiêm
Thành họ Đàm, trông thấy đem vê nuôi, nhân đó đặt tên là Khí”; và Thiền sư Chân Không
(1046-1100) : “Khi mẹ ông mang thai, cha ông mộng thấy vị sư người Ấn Độ trao cho cây
tích trượng, sau đó sinh ra ông. Ông mồ côi từ thuở nhỏ, khổ công đèn sách học tập, không
mấy chú ý đến những việc lặt vặt”...
Ở nhiều chân dung thiền sư khác, đặc trưng “lạ hoá” khi sinh lại được tô đậm ở dáng
vẻ ngoại hình hoặc những khả năng khác thường nào đó. Cách thức tạo ấn tượng kiểu này
khá phong phú, chẳng hạn việc nói về các vị như Đại sư Khuông Việt (933-1011) : “Ông
dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tính tình phóng khoáng, có chí khí cao xa”; Thiền sư Viên Chiếu
(999-1090) : “Thuở nhỏ ông thông minh, mẫn tuệ, hiếu học”; Thiền sư Đạo Huệ (7-1073) :
“Tướng mạo đoan chính, giọng nói trong trẻo”; Thiền sư Hiện Quang (7-1221) : “Dáng mạo
thanh tú, giọng nói ôm nhẹ. Sư sống tự lập từ thuở nhỏ, từng trải qua nhiều khốn khó”;
Thiền sư Pháp Hiền (7-626): “Thân cao bảy thước, ba tấc”; Thiền sư Sùng Phạm (10441087): “Sư người họ Mâu, dáng mạo lo lớn, tai dài đến vai”...
Trước khi đi vào phân tích và lý giải đặc điểm sự ra đời của các thiền sư được chép
trong Thiền uyển tập anh, chúng tôi sẽ giới thiệu một hiện tượng đồng loại hình đã diễn ra
trong lịch sử ghi chép các tiểu truyện thiền sư Trung Hoa, với các bộ sách tiêu biểu như Cao
tăng truyện của Tuệ Hạo (đời Lương), Tục cao tăng truyện của Đạo Tuyên (đời Đường),
Tống cao tăng truyện cùa Tán Ninh (đời Tống), Minh cao tăng truyện của Như Tịnh (đời
Minh) v.v... Công trình phiên dịch Thiền sư Trung Hoa, ba tập [171], [172], [173] giới thiệu
187 tiểu truyện, trung đó có nhiều truyện nói tới sự ra đời và tuổi ấu thơ của các nhà sư. Đó
là các truyện như Thiền sư Pháp Tú (7-1090): “Sư họ Tân..., mẹ mộng thấy ông sư già đến
ngủ nhờ, tỉnh mộng liền biết có thai. Nguyên do là núi Mạch Tích có vị sư già quen cùng
hoà thượng Lỗ ở chùa Ứng Càn, muốn theo Hoà thượng Lỗ đi du phương. Hòa thượng Lỗ
chê già đi không được. Vị sư ấy nói với Lỗ : Ngày sau nên tìm tôi ở dưới ngọn Thiết
Trường, bốn rặng tre cạnh sườn nùi. Sau, Lỗ nghe quả ở chỗ ấy có sinh một đứa bé liên tìm
đến xem. Đứa bé vừa thấy Lỗ liền cười. Được ba tuổi, đứa bé (tức sư) liền xin theo Lỗ về
chùa” v.v... Cách thức miêu tả các vị sư ra đời được hiểu như là quá trình lâu dài tu nhân
tích đức, ăn chay niệm Phật, hướng về Phật tổ tiếp tục được triển khai ở nhiều thế kỷ tiếp
theo; đơn cử như lược truyện tự thuật của Đại sư Hám Sơn (1545- ?) -người đã góp công
đầu trong việc phục hưng đạo tràng Tào Khê đời nhà Minh: “Tôi sinh ở Toàn Tiêu thuộc
quận Nam Kinh. Mẹ tôi là một Phật tử mộ đạo, suốt đời thờ đức Đại sĩ Quan Thế Âm. Một
hôm bà nằm mộng thấy đức Đại sĩ dắt đến một đứa trẻ, bà vui mừng ôm lấy. Sau đó bà
mang thai, và tôi ra đời nhằm ngày 12 tháng 10, 1545” [12/188]... Như vậy, các môtip liên
quan đến sự ra dời của các thiền sư Trung Hoa cũng giống hệt như đặc trưng “lạ hoá” về sự
ra đời của các thiền sư Việt Nam được ghi chép trong Thiền uyển tập anh. Điều này có
nghĩa là chúng đồng loại hình, tương đồng với nhau: khi các tiểu truyện có nói đến sự ra đời
cùa các thiền sư thì sự ra đời đó bao giờ cũng có liên hệ tới môi trường Phật giáo, gắn với
các hiện lượng lạ, những điềm lạ, giấc mơ lạ - nghĩa là gắn với phương thức tư duy “duyên
khởi”, tạo sinh kiểu Phật giáo.
Lần ngược trở lại ngọn nguồn, hay là cơ sở khởi thủy cái bệ phóng làm nên những đặc
điểm khi sinh ở các tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh rõ ràng thấy có chịu ảnh
hưởng hoặc tương đồng với cách ghi chép tiểu truyện thiền sư Trung Hoa từ đời Tống trở về
trước và truy nguyên truyền thống từ chính cách ghi chép về cuộc đời đức Phật Thích Ca
Mâu Ni - Tất-đạt-đa (Siddhata). Theo kinh Pháp Hoa, ở phần Thọ mạng Như Lai, đức Phật
tuyên bố : “Ta thành Phật đến nay đã lâu không biết ngần nào, tuổi thọ của ta dài đến vô
lượng vô biên, vô số kiếp. Ta vốn thường còn chẳng mất” (Ngã thành Phạt dĩ lai thâm đại
cửu viễn, thọ mạng vô lượng a tăng kỳ kiếp, thường trụ bất diệt) [151/51]. Như vậy, trước
khi được trở thành “là mình”, đức Phật đã có một “hiện tồn quá khứ” với “vô lượng a tăng
kỳ kiếp” - trong đó 1 a tăng kỳ (asamkliya) đã gồm con số 1 kèm theo 47 con số không, và
mỗi tiểu kiếp nhỏ nhất cũng tới 16.798.000 năm... Chính với cách hiểu như thế mà phần thứ
nhất sách Lịch sử Phật tổ lại mở đầu với tựa đề Nhân duyên quá khứ, trong đó giới thiệu 10
hiện thân của đức Phật ở các kiếp đời trước, khi còn từng là kẻ phàm phu, là thái tử, là vua,
là tiên ông; từng chịu đọa nơi hỏa ngục, từng cắt thịt cứu con chim bồ câu - và mẫu đề này
đã được nhà văn Thụy Điển Torgny Lindgren tái cấu trúc thành truyện Đức Phật và chim
câu [93]; ngài lại từng bố thí tiền của, vợ con và đầu mình để tinh tiến cầu trí tuệ, vãng sinh
trời đâu suất và xuống cứu độ nhân gian [30/7-39]. Và tiếp sau đó mới là “Thời kỳ ứng thân
xuống đời”, mà đề mục mở đầu “Trẫm triệu giáng sinh” được giới thiệu như sau: “Bóng
giăng vằng vặc, hồ sen hoa nở tốt tươi, gió thổi hiu hiu, hương bay ngào ngạt. Hoàng hậu
Ma-gia vừa mới thiu thiu giấc điệp, bỗng trông thấy một người tướng mạo khôi ngô, mũ áo
chỉnh tề, cưỡi một con voi trắng sáu ngà từ trên trời xuống, rồi chui vào bên nách bên hữu
bà, bà lại thấy nhiều thần tiên ngọc nữ xuống mà ca xướng chúc tụng...” [30/41-42]; đề mục
thứ hai có tiêu đề “Đến ngày đức Phật giáng sinh”, mồ tả : “Tháng ngày thấm thoát, đã tới
kỳ nguyệt mạn hoa khai, bà Hoàng hậu Ma-gia bỗng thấy thân thể nhẹ nhàng, tâm thần
khoan khoái khác thường. Bà trông ra giời quang mây tạnh, trăm hồng ngàn tía đua chen,
gió thoảng hương bay, lũ én đàn oanh ríu tít, bà liền sai các thị nữ sắm sửa xe loan để bà ra
chơi thưởng hoa ở vườn Lam-tì-ni... Khi Hoàng hậu đến nơi thấy trong vườn cây cối um
tùm, cỏ hoa xanh tốt, bà liền xuống kiệu dạo gót xem hoa, khi đến một cây rất qúy tên là Bala-xoa (người Tàu dịch là vô-ưu), bà trông lên thấy cành lá rườm rà, quả hoa tươi tốt, lại
thấy một cành la đà rủ xuống, bà liền ngồi dưới cành cây ấy, ngắm nghía hồi lâu, bổng thây
khác mình, liền sinh Thái tử.
Bấy giờ vua Đế thích vội vàng đem cái áo kiều thi ca rất đẹp và rất mềm mỏng cùng
với bốn vị thiên vương xuống đỡ Thái tử, trong lòng Hoàng hậu bấy giờ thật là vui mừng
khôn xiết, ở trên không lại có các tiếng âm nhạc vang động, hoa thơm ngào ngạt từ bốn
phương bay xuống như mưa, các thị nữ xúm lại đỡ lấy. Khi ấy ở trong vườn tự nhiên biến ra
hai cái ao nước rất trong sạch, mát mẻ thơm tho, ở trên trời lại có chín con rồng phun nước
xuống tắm cho Thái tử. Bấy giờ chính là ngày mồng 8 tháng Tư năm Giáp Dần, niên hiệu
thứ 24 vua Chiêu Vương đời nhà Chu (622 tr.CN),..
Khi Phật giáng sinh có năm sắc hào quang soi thấu điện Thái Vi vua Chiêu Vương bên
Trung Quốc. Vua hỏi quần thận rằng : “Đây là điềm gì ?”. Quan Thái sử là ông Tô-Gio tâu
rằng : “Tâu bệ hạ, đây là ở phương Tây có thánh nhân giáng sinh, sau đây một nghìn năm
nữa thì giáo pháp mới truyền vào Trung Quốc”. Vua nghe rồi bảo khắc vào bia ở miếu Nam
Giao để kỷ niệm lại...
Khi về đến cung, vua cho triệu các thầy tướng vào để xem tướng Thái tử... Vua thấy đã
sinh được Thái tử, trong lòng mừng rỡ bội phần, liền ra lệnh ân xá cho hết thảy những kẻ tủ
tội và chẩn cấp cho nhũng người nghèo khổ. Ai nấy đều được vui vẻ, hưởng thú thái bình.
Vua bèn đặt tên cho Thái tử là Tất-Đạt-Đa” [30/42-45].
Ngay đến tác phẩm Đường xưa mây trắng - Theo gót chận Bụt của Nhất Hạnh Nguyễn
Lang, mặc dù tác giả không ghi rõ thể loại song có thể dược coi là công trình biên soạn,
trình bày lại cuộc đời du hành, giáo hóa chúng sinh của đức Phật từ rất nhiều nguồn tài liệu
kinh tạng khác nhau (hoặc có thể coi là một dạng ghi chép tiểu truyện thiền sư trường
thiên), thì ở Chương VI, Quyển I có nói tới sự ra đời của Siddhata theo một cách thức tương
tự : “Ngày có mang Siddhata, mẹ của Siddhata đã nằm mộng thấy một con voi trắng sáu
ngà từ trên trời đi xuống. Trên không nhã nhạc vang lừng và tiếng ca hát chúc tụng của chư
thiên vọng lên không ngớt. Con voi trắng đi xuống càng lúc càng gần, da của nó trắng như
tuyết trên đỉnh núi và vòi của nó quấn một đóa sen hồng. Con voi tới gần bà, đưa đóa hoa
chạm vào người bà. Rồi con voi ấy đi vào trong bà. Tự nhiên bà thấy trong người sảng
khoái lạ thưởng. Bà có cảm tưởng rằng từ nay bà sẽ không bao giờ còn khổ đau, lo lắng,
giận dữ và phiền muộn nữa. Bà thức giấc. Chưa bao giờ bà cảm thấy hạnh phúc như thế.
Bà trỗi dậy. Những tiếng ca hát của chư thiên và nhạc trời êm ái như còn văng vẳng bên tai
hà. Bà đi tìm vua Suddhodana và kể cho vua nghe về giấc mộng. Vua chia sẻ niềm vui với
bà. Sáng hôm ấy vua mời những đạo sĩ và những thầy Bà la môn nổi tiếng ở kinh đô vào
cung để nhờ đoán mộng. Sau khi đã nghe kể về giấc mộng của hoàng hậu, các vị đều nói:
- Tâu bệ hạ, hoàng hậu sẽ sinh hạ hoàng nam. Thái tử sau này sẽ là một người xuất
chúng. Thái tử có thể sẽ là một vị chuyển luân thánh vương trị vì cả bốn cõi; thái tử có thể
sẽ đi tu và trở thành vị lãnh đạo tinh thần cho cả cõi người và cõi trời. Cõi đất của chúng
ta, tâu bệ hạ, đã chờ đợi từ lâu rồi một người như thái tử.
Vua Suddlhodana rết vui mừng. Sau khi hội ý với hoàng hậu, vua ra lệnh lấy bớt tài
vật trong kho ban phát cho những người ốm đau và bệnh tật trong xứ. Thần dân ở vương
quốc Sakya đều được thấm nhuần ơn đức của vua và hoàng hậu.
Mẹ của Siddhata tên là Maha Maya, người nước Koliya. Hoàng hậu Maya là một
người đức hạnh. Bà thương yêu con người, nhưng bà cũng thương yêu các loài cầm thú và
cỏ cây. Mùa xuân năm sau, đúng vào ngày trăng tròn tháng tư, hoàng hậu hạ sinh thái tử
trên đường từ Kapilavatthu về thủ đồ Rômagama của vương quốc Koliya, quê hương của
bà. Tục lệ của nước bà là người con gái có chồng phải về sinh con tại nhà cha mẹ. Trên
đường đi, bà đã ghé vào nghỉ tại vườn Lumbini. Trong vườn muôn hoa đang nở rộ, chim
chóc ca hát vang lừng. Những con công xoè đuôi rực rỡ trong nắng mai. Thấy một cây vô
ưu hoa nở rực rỡ đầy cảnh, bà bước tới. Khi tới gần cây này, bà thấy hơi lảo đảo. Bà vội
đưa tay nắm chặt một cành cây Vô ưu. Một giây sau đó, bà sinh em bé. Thái tử Siddhata
được các thị nữ nâng lên và bọc lại trong một tấm khăn choàng bằng lụa vàng. Các thị nữ
biết rằng chuyến đi Rômagama không cần thiết nữa cho nên dìu hoàng hậu ra xe bốn ngựa
đi trở về Kapilavatthu. Thái tử được đem tắm bằng nước ấm rồi được đặt lên giường bên
cạnh hoàng hậu.
Được tin, vua Suddhodana lập tức vào thăm hai mẹ con. Vua vui mừng khôn xiết. Mặt
vua sáng rỡ. Vua đặt tên cho thái tử là Siddhatta” [47/37-38].
Như vậy, từ toàn bộ sự diễn tả trên cho thấy những đặc điểm khi sinh của các thiền sư
như là hậu thân của những kiếp trước, hay là kết quả truyền thừa công đức do nhiều đời cha
mẹ tu lập, không phải là mội hiện tượng cá biệt ở trong các tiểu truyện thiền sư trong Thiền
uyển tập anh mà chính là một đặc điểm mang tính loại hình, có truyền thống lâu dài và mở
rộng ở khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo. Đồng thời, bản thân sự ra đời thường gắn
với các hiện tượng lạ dường như xa gần liên hệ tới hai vấn đề sau. Thứ nhất, trong tư duy
dân gian, ở các truyện cổ tích, truyền thuyết vẫn thường xuất hiện môtip các bà mẹ mơ thấy
nuốt sao, uống nước suối và ăn quả lạ, hoặc ướm vào dấu chân người khác (như kiểu truyền
thuyết Thánh Gióng)... để suy tôn người anh hùng “mẹ hiền sinh con thánh”, coi sự ra đời
của mỗi danh nhân là sự khế hợp của thiên cơ, sự chung đúc của khí thiêng sông núi, và do
sự chỉ định, ký thác của một lực lượng huyền bí, cao cả siêu nhiên nào đó. Thứ hai, theo
cách hình dung của Phật giáo, con người hiện thời được sinh ra là do quả kiếp tiền duyên, là
hiện hữu của quá khứ. Mối thiện duyên, thiện nghiệp (các bà mẹ tu nhân tích đức, ăn chay,
không sát sinh...) sẽ tạo sinh nên các vị thiên sư đạo cao đức trọng [123], [184], [216]. Cách
tư duy này tương hợp và là hệ quả của quan niệm Phật giáo về luân hồi, rằng con người sinh
ra là do vô số các mối nhân duyên làm tiền đề trước đó. Nhà Phật học Thái Lan, Tỷ kheo
Khantipàlo xác định : “Các sự kiện đều tùy thuộc (duyên sinh) vì sự sinh khởi của chúng tùy
thuộc vào những lập hợp phức tạp của các điều kiện (nhân duyên). Các pháp (các sự việc, sự
vật, cả vật lý lẫn tâm lý) thực sự sinh như vậy, và diệt như vậy, không cần phải tìm kiếm
khởi điểm, đấng tạo dựng nào cả” [70/94]. Như thế, việc các đời ông bà, cha mẹ làm điều
thiện và có các giấc mơ lạ chẳng qua chỉ là điềm báo xác nhận việc chuẩn bị cho sự ra đời
một vị thiền sư đó. Nhìn nhận từ góc độ triết học Phật giáo, O.O. Rozenberg cho rằng :
“Nếu chủ thể, thế giới bên trong và bên ngoài của nó là đối tượng nghiên cứu của thuyết
dharma tức là các “pháp”, những “cái mang”, “chủng tử”, những yếu tố của tồn tại - N.H.S
chú), thì hoá ra cái được gọi là sinh thể không phải là thực thể sống trong thế giới mà là thực
thể xúc cảm thế giới. Vấn đề trước hết là về cái được sinh thể cảm xúc, tức thế giới trong
phạm vi là cảm xúc của sinh thể” [130/95-96]. Đặt trong mối liên hệ với sự ra đời gắn với
các hiện tượng lạ ở các tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh có thể xác định rằng
phương thức tư duy kiểu này cũng chính là một cách “xúc cảm thế giới” – có nghĩa các
thiền sư ra đời vừa có ý nghĩa tự thân, có tính tất yếu (là sản phẩm sẽ đến của duyên nghiệp,
quan niệm tiền duyên, duyên khởi, hậu lai...) vừa cần có sự trợ duyên, bảo trợ, xác nhận của
một lực lượng tâm linh siêu nhiên khác (sự báo hiệu, báo ứng của các điềm lạ, hiện tượng
lạ, giấc mơ lạ),.. Do đó, các vị thiền sư đạo cao đức cả phải được sinh ra như là kết quả của
cái chân-thiện, từ những điểm lạ, những nhân cách đẹp [176]. Theo chúng tôi, đây cũng
chính là cơ sở để lý giải về sự ra đời của các thiền sư vốn thường gắn với các hiện tượng lạ,
hư ảo, siêu thực.
1.2. Về cuộc đời tu hành, giáo hóa của các thiển sư
Các nhà nghiên cứu người Nga khi tìm hiểu các tập tiểu truyện thiền sư tiêu biểu nhất
của Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam đã căn cứ chủ yếu vào phần cuộc đời tu hành để
phân loại các thiền sư. Điều này có lý do bởi tiểu sử cuộc đời là phần chính yếu, nổi trội
nhất tạo nên chân dung mỗi vị thiền sư; còn những đặc điểm khi sinh và cái chết hiển nhiên
là những yếu tố phù trợ, góp phần “lạ hóa” và tôn vinh cuộc đời các thiền sư.
Trong công trình Lịch sử văn học Triều Tiên từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV, hai nhà
nghiên cứu M.I. Nikilina và A.Ph. Trôxêvits đã phân chia các tiểu truyện thiền sư theo 3
kiểu loại truyện: truyện có môtip thần kỳ, truyện ghi chép và loại truyện mang tính sử thi