Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.05 KB, 122 trang )
20
Bảng 2.1
Stt
Từ ngữ
địa phương
Số lần
xuất
Nghĩa
hiện
Từ ngữ biến âm
so với ngôn ngữ
toàn dân
1
Biểu
25
(1)Bảo, nói điều gì với ai đó
(2)Sai khiến người khác làm một điều
gì
2
Dìa
15
Về, di chuyển trở lại chỗ ở trước đó
của mình
3
Đương
15
Đang, biểu thị sự việc, hiện tượng
diễn ra, chưa kết thúc
4
Thiệt
10
(1) Thật, đúng với tên gọi, khái niệm
(2) Ngay thẳng, có thế nào bộc lộ thế
ấy
5
Tui
30
Tôi, cách xưng hô của người nói khi
tiếp chuyện với những đối tượng
ngang hàng hoặc nhỏ hơn
Từ ngữ có trong
ngôn ngữ toàn
dân nhưng mang
ý nghĩa khác
6
Đau
10
Bệnh, ốm, ở trạng thái ở trạng thái cơ
thể hoạt động không bình thường
7
Lội
8
(1) Bơi, di chuyển trong nước hoặc
nổi trên nước bằng cử động của thân
21
thể
(2) Di chuyển, có thể bằng phương
tiện nhưng thường là bằng chân
8
Thương
145
Yêu, có tình cảm thắm thiết giữa hai
người khác giới
Từ ngữ chỉ có ở
Nam Bộ
9
Bậu
65
Tiếng gọi người tiếp chuyện với mình,
khác giới tính, có ý thương mến, thân
mật
10
Đặng 1
50
Đạt tiêu chuẩn, đạt yêu cầu, làm cho
có thể hài lòng, hoặc đủ điều kiện để
thực hiện
11
Đặng 2
20
Để, để mà; từ biểu thị điều sắp nói là
mục đích mà người nói muốn đạt tới
12
Đìa
15
Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước
để nuôi cá
13
Qua
75
Từ người lớn dùng để tự xưng một
cách thân mật với người nhỏ, hoặc
cách tự xưng có đôi chút tính chất
khách quan nhưng thân tình
14
Tía
40
Cha, cách xưng gọi người đàn ông có
con, trong quan hệ cha con
15
Ưng
25
Tổng cộng
548 lần
Yêu, chấp nhận lấy làm chồng vợ
Với một số từ ngữ hạn hẹp được nêu ở bảng trên, ta đã thấy từ ngữ địa phương
xuất hiện với tần số cao trong văn học dân gian Nam Bộ (548 lần), chưa kể đến hàng
loạt các địa danh, tên các sản vật chỉ riêng có ở Nam Bộ. Vì vậy, chúng tôi cho rằng
văn học dân gian Nam Bộ là kho tư liệu phong phú để tìm hiểu cả phương ngữ Nam
22
Bộ lẫn văn hóa Nam Bộ. Đồng thời, khi làm sáng tỏ các đặc điểm về từ địa phương
và văn hóa Nam Bộ cũng có thể góp phần làm rõ đặc trưng của văn học dân gian
Nam Bộ.
2.2. Màu sắc địa phương và đặc trưng văn hóa
Trong “Từ vựng học tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp viết: “Từ địa phương là
những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương, từ địa phương là một
dạng biến thể của vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc” [18;292]. Từ địa phương phát
sinh do khoảng cách địa lí, điều kiện tự nhiên, sự kiện lịch sử, phong tục, tập quán
của một cộng đồng người. Vì vậy, từ địa phương mang đậm dấu ấn văn hóa nơi sinh
ra nó. Đồng thời, nó cũng có những khác biệt nhất định về ý nghĩa, sắc thái biểu cảm
so với từ toàn dân.
Ngoài ra, trong ngôn ngữ học, từ là kết quả của hoạt động định danh. Hiện thực
thường được gọi tên theo cách tri nhận của con người. Sự gọi tên này đã tạo ra các từ
và các đơn vị tương đương. Từ là kết quả của hoạt động phân cắt hiện thực của con
người. Phân cắt hiện thực là biểu hiện đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Mỗi dân
tộc sống trong một môi trường tự nhiên khác nhau, tuy quy luật tư duy của các dân
tộc trong quá trình nhận thức là giống nhau nhưng cảm nhận, phân tích, gọi tên các
hiện tượng thiên nhiên lại không hoàn toàn giống nhau. Khả năng quan sát cùng với
thói quen, phong tục tập quán làm cho mỗi cộng đồng có cách định danh khác nhau.
Vì vậy, ý nghĩa của từ không chỉ lưu giữ kinh nghiệm, tri thức mà nó còn lấp lánh
trong đó một nền văn hóa. “Trong ý nghĩa của từ có lưu giữ lại sự hiểu biết của con
người đã thu nhận, tích lũy được trong quá trình nhận thức thế giới khách quan (…).
Ngoài ra, trong ý nghĩa của từ cũng còn ghi lại cả những yếu tố văn hóa dân tộc như:
các hình ảnh, cách so sánh truyền thống, sự biểu trưng…” [85;62]. Cùng một đối
tượng có thể được gọi tên khác nhau tùy thuộc vào tâm lí của cộng đồng, văn hóa
cũng như điều kiện tự nhiên xã hội của mỗi vùng.
Nam Bộ là vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Vùng đất này có lịch sử, điều kiện
thiên nhiên khác với các vùng khác. Chính môi trường thiên nhiên, điều kiện sống đã
tạo nên một vùng văn hóa rất đặc trưng. Các từ địa phương trong văn học dân gian
Nam Bộ góp phần thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của vùng.
23
2.2.1. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng
2.2.1.1. Từ ngữ chỉ địa danh
Địa danh là các danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ vị trí địa lí, các đơn vị được
xác định trong tổ chức hành chính, quân sự, xã hội. Việc đặt tên các địa danh chịu sự
chi phối của lịch sử, xã hội, văn hóa.
Việc định danh trong địa danh không hoàn toàn võ đoán mà gắn với một vùng
hạn định nào đó. Vì vậy, địa danh chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên, lịch sử,
văn hóa…
Trong hoạt động xã hội, việc đặt tên cho một vùng địa lí, một đơn vị hành
chính là nhu cầu tất yếu. Địa danh vừa là hiện tượng của ngôn ngữ học vừa là một
hình thức thể hiện văn hóa của cộng đồng cư dân đã từng hiện diện trong vùng lãnh
thổ tương ứng.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều địa danh được nhắc
đến trong văn học dân gian Nam Bộ.
a) Địa danh Hán Việt
Từ nguồn ngữ liệu khảo sát, chúng tôi thống kê được 22 địa danh Hán Việt, với
tần số xuất hiện là 58 lần.
Trong các địa danh Hán Việt, người Nam Bộ thường lựa chọn các yếu tố Hán
Việt mang ý nghĩa những điều tốt lành để đặt tên cho một vùng đất nào đó.
+ Phú( giàu có): An Phú, Phú Quốc, Thạnh Phú
Ai qua sông Đốc Thị Tam
Ai về An Phú ghé giồng Cồn Tiên
+ Phước (tốt lành, giàu sang): Thường Phước, Phước Long
Tàu vượt Phước Long, tàu chạy về Phụng Hiệp
Em đưa anh về cho kịp chuyến đi
Anh đi bảo vệ quê nhà
Thương về Ninh Hóa xã nhà quê em
+ Thạnh (thịnh vượng): Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Phong
Ai về Thạnh Phú, Thạnh Phong
Nhắn anh chiến sĩ biên phòng nhớ thương
24
+ Vĩnh (lâu dài): Vĩnh Hưng, Vĩnh An, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Vĩnh Mỹ,
Vĩnh Thông
Sông Vĩnh An tuy dài mà hẹp
Gái Vĩnh An không đẹp mà duyên
+ An (êm đềm): An Giang, An Phú, Vĩnh An, An Bình, An Phú, Hòa An
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Muốn đội nón lá thì về An Giang
+ Mỹ (đẹp): Thạnh Mỹ, Mỹ Lồng, Vĩnh Mỹ, Long Mỹ, Mỹ Thuận, Bình Mỹ
Ai về Bình Mỹ, Cái Dầu
Đi lên Châu Đốc phải đi về núi Sam
+ Long (con rồng, tốt thịnh): Long Điền, Phước Long, Long Mỹ
Long Điền, chợ Thủ quê anh
Trai chuyên nghề tủ, gái sành cửi canh
+ Bình (bằng phẳng, yên ổn, hòa hảo): Vĩnh Bình, Hòa Bình, An Bình,
Bình Mỹ
Anh đi ghe từ Vĩnh Long đi Vĩnh Mỹ
Xuống tàu thủy đi tuốt Vĩnh Bình
Trước là thăm viếng gia đình
Sau nhờ mai mối cho hai đứa mình kết duyên
Trong số các yếu tố Hán Việt chỉ những điều tốt lành thì yếu tố vĩnh và an có
tần số xuất hiện cao nhất (6 lần), sau đó là các yếu tố bình và mỹ (3 lần), thạnh (2
lần).
Từ những địa danh Hán Việt ở Nam Bộ, ta thấy được ước nguyện của cha ông
thời mở đất. Trước hết, đó là mơ ước có một cuộc sống yên ổn, tốt lành, sau đó là mơ
ước có được cuộc sống sung túc và thịnh vượng. Cuộc sống tốt lành, thịnh vượng
không chỉ là mơ ước của riêng người dân Nam Bộ, tuy nhiên, đối với người dân Nam
Bộ, mơ ước ấy thường trực hơn và cháy bỏng hơn. Những người đầu tiên khai phá
vùng đất Nam Bộ, họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn: vùng đất này hoàn toàn mới
mẻ và xa lạ, thiên nhiên mênh mông và hoang sơ. Con người đã gắng hết sức chinh
25
phục thiên nhiên đồng thời không ngừng mơ đến một cuộc sống sung túc ở tương lai.
Điều này thể hiện rõ trong hàng loạt những địa danh Hán Việt ở Nam Bộ.
b) Địa danh thuần Việt
* Địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ các dân tộc ít người
Bảng 2.2.1.1a
Stt
Địa danh có nguồn gốc từ ngôn
ngữ các dân tộc ít người
Số lần xuất hiện
1
Bạc Liêu
10
2
Cà Mau
6
3
Cần Thơ
5
4
Mĩ Tho
2
5
Sa Đéc
1
6
Sóc Trăng
4
7
Trà Cú
1
8
Trà Kha
2
9
Trà Ôn
2
10
Trà Sô
2
11
Trà Vinh
4
Tổng cộng
39 lần
Chúng tôi xếp những địa danh trên vào loại địa danh thuần Việt vì trong quá
trình sử dụng các địa danh này đã được Việt hóa. Các địa danh kiểu này ưu tiên cho
mục đích giao tiếp. Người sử dụng không cần phải tìm hiểu xem địa danh đó có
nguồn gốc từ đâu và phát âm thế nào cho đúng. Địa danh Cần Thơ là địa danh quen
thuộc đến nỗi không còn ai nhận ra nguồn gốc Khmer của nó. Cần Thơ có gốc là từ
Kìn Tho (cá sặt rằn) trong tiếng Khmer. Đây là cách đặt tên địa danh theo kiểu lấy tên
loài động vật có nhiều ở một vùng đất nào đó để đặt tên cho vùng đất ấy.
Các địa danh Khmer được Việt hóa xuất hiện nhiều trong văn học dân gian Sóc
Trăng, nơi có nhiều người Khmer sinh sống. Điều này, xét ở góc độ văn hóa, cho
thấy người Việt rất tôn trọng các cư dân khác. Người Việt đối xử với người Khmer
26
như một trong những chủ nhân của vùng đất mới này. Những địa danh Khmer được
Việt hóa còn cho thấy nét văn hóa đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư sống xen kẽ
nhau.
* Địa danh gốc Việt
Dưới đây là bảng thống kê những địa danh gốc Việt xuất hiện trong văn học
dân gian Nam Bộ:
Bảng 2.2.1.1b
STT
Địa danh thiên nhiên
Số lần xuất hiện
1
Ba Gáo
1
2
Bảy Núi
4
3
Cái Bè
1
4
Cái Dầu
1
5
Cái Ngang
1
6
Cái Răng
2
7
Cái Thia
1
8
Cầu Sập
1
9
Chốn Ba Dừa
1
10
Chợ Đáy
3
11
Chợ Giồng
2
12
Chợ Lớn
5
13
Chợ Mới
4
14
Cồn Cát
4
15
Cồn Tiên
1
16
Cù lao Ông Chưởng
3
17
Cửa Tùng
1
18
Giồng Giữa
2
19
Gò Công
3
20
Kinh Cùng
2
21
Kinh Đào
2
27
22
Kinh Một
1
23
Kinh Ông Huyện
2
24
Kinh Vĩnh Tế
3
25
Núi Cấm
2
26
Núi Sam
6
27
Rạch Cỏ Thum
1
28
Rạch Giá
4
29
Sông Cái
1
30
Sông Đốc Thị Tam
1
31
Sông Tiền
2
32
Vàm kênh Ba Láng
5
33
Vàm Lau
1
34
Vàm Nao
3
35
Vàm xáng Phong Điền
5
36
Xứ Bạc
4
37
Xứ Cây Bàng
1
Tổng cộng
96 lần
Có một số địa danh bắt đầu bằng những từ có gốc thuộc ngôn ngữ khác như
vàm, cù lao thế nhưng chúng tôi vẫn xếp chúng vào loại địa danh gốc Việt. Đó là vì
mức độ Việt hóa của các từ trên rất cao, chúng được người dân ở Nam Bộ nhận thức
và sử dụng như những đơn vị thuần Việt.
Các địa danh loại này có đặc điểm cấu tạo chung như sau:
(1)Yếu tố đứng trước chỉ các vật thể tự nhiên:
+ Sông:Sông Cái, Sông Tiền, sông Hậu
Đưa tay phân chứng với trời
Người này gá nghĩa ở đời với tôi
Nước ròng sông Hậu chảy xuôi
Trời đã xây định mình với tôi vợ chồng
+ Rạch: Rạch Cỏ Thum, Rạch Giá
28
Anh đi Rạch Giá qua truông
Gió rung ngọn sậy ngồi buồn nhớ em
+ Cù lao: Cù lao Ông Chưởng
Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
+ Cồn: Cồn Tiên, Cồn Cát
Tàu Nam Giang chạy ngang cồn Cát
Xuồng câu tôm đậu sát mé nga
Thấy em có một mẹ già
Muốn vô hoạn dưỡng biết là đặng không?
+ Giồng: Giồng Giữa, giồng Cồn Tiên
Ai qua sông Đốc Thị Tam
Ai về An Phú ghé giồng Cồn Tiên
+ Kinh: Kinh Ông Huyện, Kinh Đào, Kinh Cùng, Kinh Một
Ai đi kinh Xáng, kinh Cùng
Ghé xem ngô bắp một vùng xanh tươi
+ Núi: Núi Sam, Núi Sập
Ai về Bình Mỹ, Cái Dầu
Đi lên Châu Đốc phải đi về núi Sam
+ Vàm: Vàm Nao, Vàm Lau
Thuyền trôi Châu Đốc thả xuống Vàm Nao
Thẳng tới Ba Sào coi chừng con nước nổi
(2)Yếu tố đứng sau chỉ tên một loài động thực vật hoặc tên một nhân vật:
+ Thực vật, động vật: vàm Lau, rạch Cỏ Thum, Rạch Giá
+ Tên một nhân vật: cù lao Ông Chưởng, kinh Ông Huyện, kinh Vĩnh Tế,
sông Đốc Thị Tam
Qua các địa danh gốc Việt ở Nam Bộ, ta thấy được khung cảnh sinh hoạt của
người dân trên một vùng địa lí có núi, có sông, có những vùng đất nổi lên giữa dòng
sông được người dân gọi là cù lao, cồn, bãi. Đó là một vùng địa lí có cấu trúc địa
hình rất phong phú, chủ yếu là gắn với sông nước.
29
Ngoài ra, Nam Bộ là vùng đất nông nghiệp trù phú. Vì thế mà nhiều sản vật
nông nghiệp hay những loài cây cỏ gắn bó với đời sống nông nghiệp của địa phương
được đưa vào địa danh: giá, dừa, gáo, lau, cỏ thum …Việc gọi tên xứ sở mình đang
sống bằng chính sản vật của địa phương, bằng những gì gần gũi nhất vừa thể hiện
niềm tự hào của người dân về nơi mình sinh sống vừa thể hiện tấm lòng tri ân của
người dân đối với thiên nhiên.
Xét ở khía cạnh khác, văn học dân gian là tác phẩm của nhân dân lao động nên
những mảng hiện thực nào gần gũi nhất với đời sống người dân sẽ được đưa vào văn
học một cách tự nhiên nhất, không cần dụng công nhiều. Điều này giúp ta giải thích
được vì sao trong văn học dân gian Nam Bộ, những địa danh nôm na, bình dị xuất
hiện với tần số cao hơn các địa danh có yếu tố Hán Việt (địa danh thuần Việt xuất
hiện 96 lần, trong khi địa danh Hán Việt xuất hiện 58 lần), đặc biệt là các địa danh
bắt đầu bằng những từ chỉ địa hình như vàm, kinh, cù lao, ngã ba, giồng, chợ, cầu.
Điều này đã trở thành đặc điểm đặc trưng của tiếng Việt ở Nam Bộ như nhà nghiên
cứu Đào Thản đã nhận xét: “Tiếng Việt Nam Bộ có xu hướng ưu tiên chọn lựa những
yếu tố nôm na, gốc rễ hơn là đi vay mượn chữ nghĩa. Việc đặt tên đất, tên người ở
đây phản ánh xu hướng đó” [75]. Qua các địa danh gốc Việt trong văn học dân gian,
ta có thể hình dung được quang cảnh tự nhiên, nếp sinh hoạt của người dân Nam Bộ.
Đó là vùng đất có nhiều sông ngòi, kênh rạch; làng xóm được xây dựng dọc theo hai
bờ sông; việc có nhiều sông ngòi và nếp sinh hoạt gắn với sông nước đã làm cho
người dân có ý thức phân biệt rất rõ các loại địa hình tự nhiên gắn với sông nước như
vàm, xẻo, gành, cù lao….
Địa danh gốc Việt ở Nam Bộ còn thường được bắt đầu bằng yếu tố cái: Cái Bè,
Cái Thia, Cái Ngang, Cái Dầu, Cái Răng..
Khen ai khéo bắt Cầu Kè
Cái Thia đi xuống, Cái Bè đi lên
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em thì sắm một chiếc đò
Để đường qua lại em mua cò gửi thư
30
Cái ở đây vốn có nghĩa là sông nước. Nếu những địa danh bắt đầu bằng kẻ là
đặc trưng của địa danh phía Bắc thì những địa danh bắt đầu bằng cái là đặc trưng của
địa danh vùng đất Nam Bộ. Những địa danh bắt đầu bằng cái mang đậm màu sắc
Nam Bộ, khó có thể lẫn lộn với nơi khác vì nó nảy sinh từ điều kiện tự nhiên đặc
trưng của vùng – nhiều sông ngòi chằng chịt nhưng tất cả các sông, ngòi, kinh, rạch
nhỏ thường đổ về một sông lớn gọi là sông cái.
Có một số địa danh mang tên người ở Nam Bộ xuất hiện trong văn học dân
gian. Tên người được lấy làm địa danh thường là những người có công lao đối với
vùng đất ấy. Kinh Vĩnh Tế là con kênh nối liền Châu Đốc và Hà Tiên. Đây là công
trình của Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh - Thoại Ngọc Hầu. Địa danh kinh Vĩnh Tế được
đặt theo tên phu nhân của ông là bà Châu Thị Tế thuộc dòng họ Châu Vĩnh.
Kinh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên
Thuyền về xuôi ngược thông thiên hai miền
Có những địa danh, trong cấu tạo, tên người không trực tiếp xuất hiện nhưng
lại gắn với một câu chuyện kể về một nhân vật cụ thể nào đó. Địa danh Cao Lãnh gắn
với câu chuyện về ông bà Đỗ Công Tường, có tục danh là Lãnh. Dân gian kể rằng,
năm 1820 (Canh Thìn), ở vùng đất nọ, nạn dịch tả hoành hành dữ dội. Dân chúng bị
bệnh, nhiều người chết, làng xóm tiêu điều. Ông Lãnh đã lập bàn thờ khấn vái trời
đất, nguyện thế mạng mình để cầu cho dân chúng thoát cảnh đau thương. Mấy ngày
sau, ông bà mắc bệnh qua đời. đồng thời, nạn dịch tả cũng hết. Từ đó, người dân đã
lấy tên tục của ông bà, cùng với chức vụ của ông bà (câu đương) để đặt tên cho vùng
đất đó là Câu Lãnh. Sau này đọc chệch thành Cao Lãnh.
Đường nào sang cho bằng đường Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Cái Răng
Như vậy, có thể thấy, các địa danh gắn liền với tên người thể hiện lòng tri ân
đối với người có công. Đồng thời, chúng cũng góp phần ghi lại một giai đoạn lịch sử
của vùng đất ấy. Nó còn đọng lại dấu ấn của một thời vất vả, gian nan, con người tìm
mọi cách để khắc phục, chế ngự thiên nhiên. Đồng thời, các địa danh này còn thể