Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.05 KB, 122 trang )
80
Cũng là lời nhắn đó nhưng người con gái Nam Bộ lại có lối diễn đạt mộc mạc,
giản dị, ngắn gọn mà vẫn rất chân tình:
Anh thương em cho chắc cho bền
Dù ai xe cát đúc nền cũng đừng ham
Cùng là lời ca của cô gái lúc chia tay, tiễn dặn người thương nhưng ca dao mỗi
miền lại có cách diễn đạt khác nhau.
Đây là lời của cô gái ở miền Bắc:
Chàng về em chẳng cho về
Em nắm vạt áo, em đề câu thơ
Câu thương, câu nhớ, câu đợi, câu chờ.
Đọc câu ca dao, ta có thể thấy, tác giả dân gian đã khéo chọn lựa từ ngữ. Giữa
hai từ gần nghĩa “chẳng” và “không”, tác giả dân gian đã chọn “chẳng”. Vì “chẳng”
được đánh dấu biểu cảm rõ nét, có vẻ nũng nịu dễ thương còn từ “không” lại mang vẻ
trung tính lạnh lùng. Rõ ràng, đặt trong hoàn cảnh chia tay từ “chẳng” là một lựa
chọn hoàn hảo. Điệp ngữ kết hợp với biện pháp tách từ làm cho câu thơ cuối có màu
sắc của một lời thề hẹn thủy chung. Bài ca dao đã kết thúc nhưng người đọc vẫn cảm
thấy nằng nặng trong lòng, nặng vì tình cảm cô gái gửi gắm trong bài ca dao quá thiết
tha.
Trong khi đó, cũng đau đáu, bồi hồi một nỗi thương yêu nhưng cô gái cở miền
Trung có phần tỉnh táo hơn:
Chàng về em chẳng cho về
Em nắm vạt áo em đề câu thơ
Thơ đề ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung em để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình.
Cô gái đã làm một phép phân chia rạch ròi: trung, hiếu, tình. Thế nhưng, sự
phân chia đó chỉ là cái cớ. Câu ca dao dồn sức nặng vào bốn chữ cuối. Cái nặng của
thanh huyền, của vần bằng và âm vang đọng lại trong chữ tình đã cộng hưởng thêm
cho cái nặng của tình yêu đôi lứa.
81
Cô gái miền Nam lại có cách thổ lộ của riêng mình:
Chàng về em nắm vạt áo em la làng
Bỏ chữ thương, chữ nhớ giữa đàng cho em.
Không phải lời tình tứ thiết tha mang âm sắc dịu dàng, nữ tính mà là lời bộc
trực, táo bạo, quyết liệt đến bất ngờ dồn vào một dòng thơ chín chữ. Một loạt yếu tố
đồng nghĩa, gần nghĩa như kêu, gọi, nhắn…không được sử dụng, tác giả dân gian đã
chọn “la”, mà “la làng” là ở bậc cao nhất. Thương và nhớ được tách đôi, câu thơ như
trào ra do không thể kìm nén dưới sức mạnh của niềm yêu thương mãnh liệt. Niềm
yêu thương được bộc lộ hồn nhiên không giấu giếm: em đã thương anh rồi, sao anh
nỡ về bỏ em bơ vơ. Nam Bộ là vậy. Không triết lí sâu sắc, không nhẹ nhàng tinh tế
mà vẫn cảm được sức nặng của tình yêu.
Người Nam Bộ trọng nội dung, ít chú ý đến hình thức, cốt sao nói được hết ý,
không trau chuốt bay bướm. Trong khẩu ngữ, khi muốn diễn đạt điều gì thì đi thẳng
vào vấn đề. Trong ca dao dân ca thì ít chú ý tới vần điệu mà tập trung cho ý. Trong
2355 bài ca dao, dân ca trong nguồn ngữ liệu khảo sát chỉ 779 bài là những câu lục
bát hoàn chỉnh chiếm 33%, còn lại 1576 bài là những câu lục bát biến thể chiếm 67%.
Những câu lục bát biến thể này khi thì thay đổi về số tiếng trong một dòng (có dòng
lên đến 18 tiếng), lúc thay đổi về số dòng trong một bài (có bài lên đến 15 dòng). Một
câu ca dao quen thuộc có thể được tác giả dân gian Nam Bộ kéo dài ra hay rút ngắn
lại một cách thoải mái. Cũng chính vì vậy mà, khi khảo sát ngữ liệu, chúng tôi đôi lần
không tránh khỏi giật mình trước sự kết thúc đột ngột của một câu ca dao nào đó.
Không chú ý tới vần điệu vừa là điểm hạn chế nhưng cũng là yếu tố tạo nên
đặc sắc của văn học dân gian Nam Bộ. Nó nói lên tính phóng khoáng trong diễn đạt
và hơn thế nữa đằng sau câu chữ còn là cá tính của cư dân một vùng đất. Tác giả dân
gian ít chú ý đến hình thức diễn đạt mà cốt sao chuyển tải được nội dung; từ ngữ giản
dị, ít gọt giũa, trau chuốt, ít chú ý đến cú pháp chuẩn. Điều này xuất phát từ tính cách
phóng khoáng, chân thật, giản dị, ít chú ý tới hình thức bên ngoài trong cuộc sống đời
thường của người nông dân. Chất thơ phảng phất trong không khí của đồng quê,
trong chất liệu của hương đồng gió nội có những chỗ không đúng theo quy định của
vần điệu truyền thống nhưng lại là nét đáng quý của cách viết không chuộng trau
82
chuốt mà cốt hồn nhiên. Nét đẹp của văn học dân Nam Bộ một phần nằm ở cách diễn
đạt ấy.
Người Nam Bộ thường có cách nói phóng đại, cường điệu. Lối nói này mang ý
nghĩa biểu cảm cao đồng thời cũng góp phần tạo nên sự dí dỏm và hài hước. Nó giúp
người nói biểu đạt suy nghĩ, tình cảm ở những mức độ khác nhau: mừng- mừng trong
bụng, mừng như mở cờ trong bụng; cười – cười bể bụng, chạy – chạy té khói, chạy
thục mạng; ghét – ghét quá chừng, ghét hết vừa bà vừa con;… Đây đều là những
cách biểu đạt mang ý nghĩa mức độ cao, nó vừa có tính hình ảnh vừa có giá trị biểu
cảm cao:
Chỗ anh chí quyết mà cha mẹ biểu đừng
Chỗ ghét quá chừng ba mẹ biểu ưng
Phụ mẫu đánh em quật quà quật quại treo tại nhành dương
Phụ mẫu biểu em từ ai thì em từ được chứ biểu từ người thương em không từ
Để biểu thị những cung bậc tình cảm khác nhau trong tình cảm yêu đương,
người Nam Bộ có rất nhiều cách nói khác nhau. Những cách biểu đạt này phong phú
đến mức chúng tôi phải dùng một bảng riêng để thống kê những cụm từ kiểu “thương
+ bổ ngữ”.
Bảng 3.1
Stt Thương + bổ ngữ
Số lần xuất hiện
1
Thương đến ông trời
1
2
Thương quằn thương quại
1
3
Thương dại thương dột
3
4
Thương lột da cóc
3
5
Thương tróc da đầu
3
6
Thương đứt ruột
3
7
Thương ruột gan thắt thẻo
5
8
Thương thắt théo ruột gan
4
83
9
Thương chết nửa thân mình
1
10
Thương ruột héo gan rầu
4
11
Thương ruột thắt gan bào
5
12
Thương nước mắt sụt sùi
1
13
Thương ruột gan héo bầm
3
14
Thương ruột thắt gan đau
4
15 Thương ruột thắt chín tầng đành đoạn héo hon
1
16
Thương rớt lụy, can tràng quặn đau
1
17
Thương thảm thiết vô cùng
1
Tổng cộng
44 lần
Trong bảng trên có đến 18 cách diễn đạt mức độ yêu thương khác nhau với tần
số xuất hiện 44 lần. Trong đó, hầu hết các cách biểu đạt đều là kết quả của sự cường
điệu, phóng đại. Tác giả dân gian đã phóng đại mức độ thương kiểu như:
Thương lột da cóc, thương tróc da đầu:
Anh thương em, thương dại thương dột
Thương lột da cóc, thương tróc da đầu
Ngủ đi thì nhớ, thức dậy thì thương
Giục ngựa buông cương lên đường thượng lộ
Hỡi ông trời, mới ngộ lại xa
Thật là một cách thể hiện tình cảm độc đáo mang đậm màu sắc Nam Bộ. Nghe
xong lời tâm sự, ta không khỏi mỉm cười, cười vì hiểu được tấm chân tình mộc mạc
được thổ lộ một cách vô cùng tự nhiên của chàng trai ấy.
Sự phóng đại ở đây không phải sự lộng ngôn. Nó là cách để nhân vật trữ tình
bộc lộ tình cảm của mình, đó là thứ tình cảm vô cùng thắm thiết, nồng nàn mà những
cách diễn đạt thông thường khó mà lột tả được hết.
Để diễn tả cho kì được tấm chân tình của mình, tác giả dân gian Nam Bộ còn
dùng chính những bộ phận của cơ thể mình để biểu đạt.
Thương đứt ruột:
Đũa vàng dộng xuống mâm son
Anh thương em đứt ruột vội từ hôn sao đành
84
Thương đứt ruột, đứt gan:
Gió năm non thổi lòn hang chuột
Thấy em bơi xuồng anh đứt ruột đứt gan
Thương chết nửa thân mình:
Anh bước xuống xuồng nhỏ
Anh gõ nhẹ một cái cộc
Anh lượm được cục ngọc thủy tinh
Anh thương em chết nửa thân mình
Mà em ngơ ngẩn như mình thương ai
Thương đến mức muốn cắt ruột cho người tình:
Một tiếng than đôi ba tiếng vãn, năm bảy tiếng tình
Thiếu điều anh cắt ruột bỏ qua mình, anh về không.
Đối với người Việt, ruột, gan thường được dùng để biểu đạt ý chí, tình cảm
của con người. Từ ruột được người Việt dùng để chỉ huyết thống, đặc biệt là quan hệ
huyết thống trực tiếp. Quan hệ huyết thống là cơ sở quan trọng để tạo ra tình cảm
giữa những người trong gia đình, dòng tộc. Ngoài ra, ý nghĩa biểu trưng của ruột còn
được mở rộng để chỉ lí trí và tâm trạng con người. Tác giả dân gian Nam Bộ không
dùng ruột để chỉ tâm trạng hạnh phúc, thỏa mãn mà thường dùng để chỉ tâm trạng
đau khổ.
Ruột thắt chín tầng:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau
Ruột thắt gan đau vì nghèo mới xa cô bạn
Ruột thắt chín tầng đành đoạn héo hon
Ruột bầm như dưa:
Anh đi không lẽ em cầm
Chấp tay đưa bạn ruột bầm như dưa
Gan trong cách nói của người Việt biểu trưng cho tinh thần, ý chí, cho tính
cách con người. Trong ca dao, dân ca Nam Bộ, gan thường biểu trưng cho tâm trạng
85
buồn khổ. Khi biểu đạt tâm trạng buồn khổ, gan thường đi liền với ruột trong một
cụm từ có tính thành ngữ.
Ruột gan thắt thẻo:
- Ai mà lạc lối thuyền tình
Nào khi thề thốt đinh ninh
Theo dòng nước chảy một mình quạnh hiu
- Nghe em than, ruột gan thắt thẻo
Lòng anh không bạc bẽo sao em khéo rầy rà
Anh nguyền trọn dạ đến già chẳng phai
Ruột gan héo bầm:
Bây giờ giấy trắng, mực đen
Em xin viết giấy làm tờ cam đoan
Em đứng giữa trời em chẳng nói gian
Em xa người nghĩa mà ruột gan héo bầm.
Ruột héo gan rầu:
Ngó lên Châu Đốc, ngó xuống Vàm Lau
Thấy buồm bạn chạy sóng bủa theo sau
Anh thương em ruột héo gan rầu
Biết em thương lại được chút nào hay không.
Ruột thắt gan bào:
Ngó lên trời thấy mây vần vũ
Ngó xuống âm phủ thấy đủ mặt bá quan
Ngó về Nam Vang thấy bốn chữ phết vàng
Ngó thấu Ngọc Hoàng thấy hàng chữ đỏ
Ngó về biển nhỏ thấy sóng bủa lao xao
Anh thương em ruột thắt gan bào
Biết em có thương lại chút nào hay không?
Đôi khi ruột, gan được tách thành hai vế đối xứng nhằm nhấn mạnh nỗi niềm:
86
Thương em đất lở tự trầm
Gan thâm từng lá, ruột bầm từng cơn
Ngoài ra, gan còn được dùng để biểu đạt trạng thái tức giận:
Ngọn dền tía, ngọn bần cũng tía
Ngọn lang giâm, ngọn nứa cũng giâm
Thấy em tốt mã anh lầm
Bây giờ so lại giận bầm lá gan.
Hay tâm trạng bồi hồi, tương tư:
Chim trên rừng nó kêu dội suối
Gà dưới núi nó gáy chày đôi
Đêm năm canh thức dậy em ngồi
Lòng thương quân tử bồi hồi lá gan.
Như vậy, ruột, gan trong ca dao, dân ca Nam Bộ gắn với khuynh hướng biểu
đạt tâm trạng đau buồn, mang sắc thái biểu cảm âm tính. Điều này, có lẽ xuất phát từ
nguyên tắc sống hết mình của người dân Nam Bộ. Vì sống hết mình nên trong tình
yêu bao giờ người Nam Bộ cũng muốn nói tận đáy lòng, nói cho đối tượng hiểu được
bụng dạ của mình, phơi bày cả ruột gan mình ra. Đây cũng là một nét đặc sắc trong
văn học dân gian Nam Bộ nói chung và ca dao, dân ca Nam Bộ nói riêng.
Người Nam Bộ tính vốn thẳng thắn, bộc trực, không bị gò ép bởi lễ giáo phong
kiến. Vì vậy, ngay cả phụ nữ trong tình yêu cũng táo bạo và dí dỏm không kém nam
giới:
Thương anh vô giá quá chừng
Trèo tường quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường.
Khó có thể tin được tình yêu sẽ làm vị giác của con người bị lẫn lộn giữa vị
cay và vị ngọt. Thế nhưng, lời cô gái vẫn nhận được sự đồng cảm từ những tâm hồn
đang yêu bởi vì họ hiểu cách nói đó cũng là một trong nhiều cách biểu đạt tình yêu
vậy.
Nếu không lấy đặng cô này
87
Tui thề chèo ghe ra biển cả, nước lớn đầy …tui chèo vô.
Câu tôm, câu vớt, câu vợt, câu cần
Câu doi, câu vịnh, câu lần tới em.
Cách nói khoa trương, phóng đại cũng góp phần tạo nên phong cách diễn đạt dí
dỏm, hài hước của người Nam Bộ. Dù thiên nhiên có phần ưu đãi, điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế nhưng người Nam Bộ cũng
gặp không ít khó khăn, thử thách, nhất là trong buổi đầu khai phá vùng đất này. Họ
đã phải chế ngự những nỗi buồn len lỏi trong tâm tư của những người xa quê, nỗi
buồn lúc mất mùa, bệnh tật. Họ lấy tiếng cười làm phương thuốc để tự động viên
mình, động viên người bên cạnh. Trong lời ăn tiếng nói của người Nam Bộ thường có
những ý tứ gây cười. Trong những lúc vất vả, khó khăn nhất, tiếng cười lại xuất hiện
càng nhiều.
Khi miêu tả thiên nhiên hoang sơ, người Nam Bộ có câu ca dao nổi tiếng:
Xứ nào bằng xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lền tợ bánh canh
Có thể thấy, các tính chất, trạng thái được miêu tả phóng đại giúp người nói đi
sâu vào mô tả bản chất sự vật. Đồng thời, người nghe cũng hình dung được sự vật
một cách cụ thể hơn. Câu ca dao miêu tả một hoàn cảnh sống không thuận lợi thậm
chí là có phần khắc nghiệt, vậy mà ta không tìm thấy ở đó sự than thở hay trách móc.
Câu ca dao còn có phần dí dỏm nhờ vào các hình ảnh so sánh: muỗi kêu – sáo thổi,
đĩa – bánh canh. Từ đó, toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời đáng quý của người Nam
Bộ.
Ngay cả trong tình yêu - lĩnh vực mà ai cũng nghĩ cần phải nghiêm túc - thì
người Nam Bộ cũng có thể bông đùa được:
Anh có tiền dư cho em một đồng
Em về mua gan công mật cóc thuốc chồng rồi theo anh
Thế nhưng, sự bông đùa ấy vẫn ẩn chứa tình cảm chân thành, mộc mạc. Chính
vì vậy, những câu ca dao như thế mới giữ được sức sống lâu dài.
88
Nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn là gánh nặng của con người. Thế nhưng, sự đối lập
giàu nghèo trong cách nói của người Nam Bộ trở nên rất nhẹ nhàng:
Người ta giàu người ta nấu đầy nồi
Mình nghèo nấu ít, ăn rồi mình nấu thêm
Người ta giàu người ta ngủ thẳng đêm
Mình nghèo ngủ ít, ngủ thêm ban ngày
Có thể nói, lạc quan yêu đời và dí dỏm, hài hước là các đặc điểm hay đi liền
với nhau. Trong môi trường có phần khó khăn, khắc nghiệt thì tiếng cười cũng là một
vũ khí để chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng bản thân mình.
Trong những câu chuyện cười, đặc biệt là câu chuyện về Bác Ba Phi, lối nói
phóng đại đạt đến đỉnh cao. Các sự vật được kể trong chuyện Bác Ba Phi đều được
cường điệu về độ phong phú của số lượng. Đây là câu chuyện bác Ba Phi đi bắt rùa:
“Ngồi trên ghe, bác thấy con nào lớn thì bắt bỏ lên ghe, nhỏ thì hất xuống sông. Đầy
ghe bác nhổ sào ra về. Không ngờ, những chú rùa con bị hất xuống, bám theo hai
bên ghe đông nghịt. Bọn chúng một tay bám, một tay bơi nên bác Ba không phải chèo
xuồng mà chỉ việc ngồi kèm lái. Những con rùa bám hai bên ghe càng sợ rơi càng
bơi dữ khiến chiếc ghe của bác chạy nhanh như bo bo”.
Có những câu chuyện tác giả dân gian phóng đại độ lớn của loài vật: “Một lần,
bác Ba Phi kể rằng, nhà bác có nuôi một con vịt xiêm, nó lớn rất nhanh và cao to. Có
người đi qua chuồng làm náo động khiến con vịt cất cánh bay tung lên làm sập mười
căn nhà ở xung quanh. Người ta bắt bác phải bồi thường thiệt hại. Bác liền gọi thằng
nhỏ đi bắt cá bán để lấy tiền đền cho người ta. Cá ở ao nhà bác rất to, thằng nhỏ
không dám lội xuống bắt vì sợ nó ăn thịt. Nó dùng cần câu, cá cắn câu mà không thể
kéo lên bờ được còn bị nó lôi xuống ao. Bỗng nhiên, cá quẫy đuôi một cái, nó lại bị
bắn lên bờ, văng ra xa hơn mười công đất”.
Không khó để tìm những cách phóng đại như trên trong truyện cười Nam Bộ.
Qua lối diễn đạt cường điệu, phóng đại, người Nam Bộ thể hiện tình yêu, sự gắn bó
và niềm tự hào đối với quê hương. Việc dùng nhiều lối nói phóng đại còn thể hiện lối
sống lạc quan pha chút lãng mạn vô tư của người lao động.
89
Tính dí dỏm, hài hước ở Nam Bộ thường nhằm mục đích vui cười hả hê, giải
trí chứ không sâu sắc, thâm thúy như tiếng cười trong văn học dân gian ở các vùng
khác. Sự khác biệt này không thể hiện sự khác biệt về khả năng tư duy mà thuộc về
tính cách con người được thể hiện qua lối tư duy. Nó xuất phát từ lối tư duy lạc
quan,yêu đời, yêu cuộc sống của người Nam Bộ.
3.2.Cách biểu đạt bằng lối so sánh
So sánh là biện pháp được hình thành dựa trên việc liên tưởng đến nét tương
đồng giữa hai đối tượng khác nhau, trong đó hai đối tượng đều được nêu ra một cách
công khai. Trong văn học dân gian, tác giả dân gian thường so sánh đối chiếu đời
sống tình cảm, tâm trạng con người và hình ảnh thiên nhiên; tức là thông qua hình
ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian muốn nói lên số phận, tâm tư, tình cảm của con
người. “Hình ảnh thiên nhiên và trạng thái con người tình cảm của con người được
đối chiếu với nhau trong những mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, cái này gợi ý về cái
kia, và đích miêu tả cuối cùng là trạng thái tình cảm của con người” [49]. Với biện
pháp so sánh, cách nói sẽ hình ảnh hơn, sinh động hơn, tạo được cảm xúc thẩm mỹ
trong nhận thức của người tiếp nhận.
Để chỉ những người hay ăn mà lại lười biếng làm việc, ở Nam Bộ có thành
ngữ:
Ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi
Hay:
Ăn như xáng thổi, làm như chổi cùn
Đối tượng được đem ra so sánh bao giờ cũng là những sự vật, hiện tượng quen
thuộc.
Sự giàu có về sản vật (như tôm, cá, các loại trái cây) của vùng đất Nam Bộ
chính là cơ sở hình thành những hình ảnh để đem so sánh trong ca dao dân ca. Người
Nam Bộ đã lựa chọn những hình ảnh về các loại sản vật để nói lên thân phận, phẩm
chất của con người Nam Bộ:
Sen mọc giữa đồng lòng sen trong trắng
Sen Tháp Mười mưa nắng vẫn tươi
Bông sen như nết con người
90
Đẹp như con gái Tháp Mười quê ta
Nói đến cảnh sum họp của đôi lứa, ca dao Nam Bộ có câu:
Đôi ta như cá ở đìa
Ngày ăn tản lạc tối dìa đủ đông
Cá ở đìa là một hiện thực rất gần gũi với người dân vùng sông nước, vì thế khi
liên tưởng đến hoàn cảnh của con người hình ảnh cá ở đìa đã đi vào ca dao một cách
rất tự nhiên, không hề gượng ép.
Hoàn cảnh người con gái có chồng được tác giả dân gian Nam Bộ so sánh với
một hình ảnh đặc trưng của vùng đất này:
Bậu có chồng như cá vô lờ
Tương tư nhớ bậu dật dờ năm canh.
Nỗi vui mừng của cô gái khi gặp người yêu cũng mang đậm chất Nam Bộ,
không lẫn vào đâu được:
Gặp anh đây mừng đã quá mừng
Giả như bông lúa trổ mà nửa chừng mắc mưa.
Người Nam Bộ sống rất mạnh mẽ nên những hình ảnh họ đem ra so sánh
thường cụ thể, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Cách nói, cách sử dụng những
hình ảnh mạnh mẽ đã tạo cho ca dao, dân ca Nam Bộ một âm hưởng riêng:
Kẻ trắng như bông lòng anh không chuộng
Đen như cục than hầm, làm ruộng anh lại thương.
Những hình ảnh so sánh vừa dứt khoát, không mập mờ, trung tính lại vừa có
tính gợi hình, biểu cảm: trắng thì phải trắng như bông, đen thì phải đen như cục than
hầm. Thế mới là cực độ của trắng và đen. Thế mới thấy được tấm chân tình thiết tha
của chàng trai trong câu ca.
Ngoài ra, ca dao, dân ca Nam Bộ còn có những hình ảnh so sánh mang tính dí
dỏm. Điều này xuất phát từ tính cách vui vẻ, lạc quan của người Nam Bộ.
Gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Trai chưa vợ ruột thắt tợ trái chanh
Hay:
Em tròn như quả quýt,