1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Đặc điểm cốt truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.9 KB, 49 trang )


Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



phần đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn rất đầy đủ, gồm có thắt nút, phát triển và

đỉnh điểm.

Thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một

quan hệ tất yếu sẽ tiếp tục phát triển. Hay nói khác đi, thắt nút đánh dấu sự

kiện đầu mối của xung đột, là biến cố đầu tiên của cả một hệ thống, biến cố

tạo thành cốt truyện. Tấm - Cám đi bắt tép, Tấm bị Cám cớp mất giỏ tép là

thắt nút một mở đầu cho mâu thuẫn của Tấm với mẹ con Cám và những bất

hạnh liên tiếp của Tấm. Tân - Lang đến học ở nhà ông giáo họ Lu là thắt nút

một khởi đầu cho mối quan hệ giữa hai anh em với cô gái họ Lu; việc mất

mùa là thắt nút một nguyên nhân dẫn đến việc Trọng Cao - Thị Nhi phải li

tán; việc vua Hùng muốn tìm ngời nối dõi là thắt nút dẫn đến việc đa ra cuộc

thi giữa các Hoàng Tử .v.v.

Phần phát triển là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, sự vận

động của các quan hệ đã xảy ra. Đây là thành phần dài nhất của cốt truyện

bởi nhân vật đợc đặt trong những cảnh ngộ khác nhau làm nảy sinh xung đột

của truyện. Tấm bị mất giỏ tép, ngồi khóc...có hội làng, Tấm không đợc

tham dự mà bị nhốt ở nhà nhặt thóc...; Thị Nhi đi lấy chồng khác, Trọng Cao

đi tìm vợ, hết tiền, phải ăn xin; Lang Liêu vì nghèo nên lo lắng không biết

lấy gì tiến vua trong ngày thi... Từ những cảnh ngộ riêng của nhân vật mà cốt

truyện đợc tiếp tục phát triển theo những chiều hớng khác nhau một cách

hợp lý, chuẩn bị cho cốt truyện đạt đến đỉnh điểm.

Đỉnh điểm là sự kiện cao nhất dẫn đến bớc ngoặt lớn nhất trong sự

phát triển của truyện: Sự kiện ngời chị dâu ôm nhầm ngời em chồng, sự kiện

ngời chồng mới đốt đống rơm có ngời chồng cũ của Thị Nhi đang ngủ (Sự

tích đầu rau),... là những đỉnh điểm của cốt truyện, quyết định hớng kết thúc

của cốt truyện.

Phần thứ ba của cốt truyện là chung cục của truyện (tơng ứng với phần

mở nút) là phần tất yếu sau một hệ thống những sự kiện trên: cái chết ắt phải

đến với ba ngời ( Sự tích Trầu Cau) và (Sự tích Đầu Rau), sự trừng phạt ắt

phải đến với kẻ đạo đức giả, độc ác tham lam, mù quáng coi thờng luật trời

(s nữ - Sự tích Ông Bình Vôi, cặp tình nhân lão chăn ngựa - bà nấu bếp - Sự

tích cái Chổi), phần thởng ắt sẽ đến với Lang Liêu ( Sự tích bánh Chng bánh

Dày). Có thể thấy rằng, truyện cổ tích thờng kết thúc theo hớng có hậu, ở

một số truyện có bi kịch nhng bi kịch đó không tạo cho ngời đọc, ngời nghe

cảm giác nặng nề, bi quan buồn thảm, mà ngợc lại dờng nh ít nhiều truyện

------------- --------------



19



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



còn đa đến cho ngời ta một niềm tin và sự ấm áp của tình ngời( Sự tích Đầu

Rau, Sự tích Trầu Cau).

2. Một số đặc điểm cốt truyện trong nhóm truyện cổ tích về phong tục

ngời Việt.

2.1. Đối chiếu các dị bản của nhóm truyện cổ tích phong tục.

Một trong những đặc trng của văn học dân gian là tính dị bản, đặc trng

này do phơng thức truyền miệng chi phối. Quá trình sáng tác tập thể của văn

học dân gian thờng diễn ra một cách tự nhiên, tự phát và nối tiếp nhau giữa

các cá nhân cụ thể trong quần chúng nhân dân các địa phơng. Mỗi tác phẩm

văn học dân gian khi mới ra đời đều phải có một ngời khởi xớng, sau đó phải

đợc những ngời khác hởng ứng, nối tiếp nhau, lu truyền, thêm bớt, phát triển

tạo ra những dị bản (hay diễn bản mới). Có thể nói rằng, ở tác phẩm văn học

dân gian, cốt truyện là phần cứng, phần xơng của truyện bởi vậy nó thờng

ổn định, ít có dị bản mà chủ yếu dị bản ở phần lời kể. Tuy nhiên, có thể tìm

thấy ở nhóm truyện cổ tích phong tục một số chi tiết thuộc cốt truyện ở các

bản đợc kể khác nhau.

Truyện Sự tích Trầu Cau: Trong Lĩnh Nam chích quái không thấy

nói đến chi tiết hai anh em giống nhau nh đúc , nguyên nhân sâu xa dẫn đến

bi kịch của ba ngời. Còn trong Việt Nam Thần thoại và truyền thuyết của

Bùi Văn Nguyên, (nhà xuất bản văn hóa thông tin Mũi Cà Mau, 1993)

khi kể về chi tiết cái chết của ba ngời có chỗ khác so với những bản kể của

Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan: cả ba ngời sau khi chết, đều đợc chôn

liệm và ngời em hoá thành Cau chứ không phải hoá đá.

Truyện Sự tích Đầu Rau: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Nguyễn Đổng Chi, nói về cái chết của ba ngời cũng có những điểm khác:

chồng cũ thắt cổ trên cây Đa đầu làng, vợ trầm mình còn chồng mới uống

thuốc độc tự tử.

Còn một số dị bản nữa ở phần lời kể nhân vật, tuy nhiên không đáng

kể, chúng tôi không đề cập đến.

Tính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian không đứng yên,

không nhất thành bất biến, do đó dễ thích ứng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu

của nhân dân các địa phơng, các thời kỳ lịch sử cụ thể khác nhau. Bởi vậy,

việc đa ra một số dị bản trên, thiết nghĩ có thể chọn một bản phù hợp nhất so

với cốt truyện chẳng hạn trong Sự tích Đầu Rau, nếu chết cháy cả ba ngời

------------- --------------



20



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



trong đống rơm (Vũ Ngọc Phan, Hoàng Tiến Tựu kể) thì sẽ hợp lý hơn với

việc đợc hoá thành ba ông đầu rau luôn gần lửa. Hay chi tiết hai anh em

giống nhau nh đúc trong Sự tích Trầu Cau là phải có bởi đó là chi tiết đầu

mối quan trọng nhất dẫn đến mọi biến cố, và đỉnh điểm của truyện...

2.2. Việc tổ chức, sắp xếp các sự kiện.

Truyện cổ tích có cốt truyện tơng đối hoàn chỉnh, kết thúc trọn vẹn.

Các chi tiết trong truyện đợc sắp xếp theo tình tự thời gian tuyến tính trong

không gian ba tầng của ngời Việt cổ: việc gì xảy ra trớc thì kể trớc, việc gì

xảy ra sau thì kể sau, cái gì gần nói đến trớc, cái gì xa nói đến sau, không có

sự đảo lộn quá khứ hiện tại nh trong tác phẩm văn học viết. Tân - Lang đến

học ở nhà ông giáo họ Lu, rồi cô con gái cảm mến, chọn ngời anh làm

chồng, về ở chung một nhà, ngời chị dâu ôm nhầm ngời em chồng, ngời anh

hờ hững với ngời em, cả ba cùng ra đi, rồi chết (Sự tích Trầu Cau)... Tất cả

diễn ra một mạch xuôi chiều, tuần tự nh vậy. Điều này khác xa so với tác

phẩm tự sự trong văn học viết. Tác giả văn học viết đôi lúc giới thiệu hoàn

cảnh hiện tại của nhân vật Chí vừa đi vừa chửi bao giờ cũng thế, cứ rợu

xong là hắn chửi... rồi sau mới đến giới thiệu nguồn gốc của nhân vật Một

buổi sáng tinh sơng, một ông đi thả ống lơn... rồi những sự kiện, nguyên

nhân dẫn nhân vật đến hoàn cảnh hiện tại rồi từ hiện tại tiếp diễn với những

sự kiện khác trong cuộc đời, số phận nhân vật (Chí Phèo - Nam Cao). Đó là

cách kết cấu tác phẩm theo thời gian và không gian đồng hiện , một kiểu kết

cấu rất đặc trng, tiêu biểu trong nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của

văn học viết.

Tuy nhiên, phải thấy rằng hàng loạt chi tiết, sự kiện đợc sắp xếp tuần

tự trong truyện cổ tích không phải chỉ là một sự lắp ráp rời rạc, không liên

quan gì đến nhau mà ngợc lại chính trật tự đó khiến cho các chi tiết quan hệ

với nhau chặt chẽ, chi tiết trớc chuẩn bị cho chi tiết sau ra đời làm thành một

hệ thống móc xích: có chi tiết hai anh em giống nhau nh đúc mới có chi tiết

cô gái họ Lu phải múc hai bát cháo mời hai ngời ăn để biết ai là anh, ai là

em, có việc ngời anh lấy vợ mới dẫn đến việc ba ngời chung một nhà rồi vì ở

chung một nhà, vì chi tiết giống nhau nên mới có chi tiết ngời vợ ôm nhầm

ngời em chồng..., có mất mùa mới dẫn đến việc vợ chồng Trọng Cao, Thị

Nhi phải li tán, rồi mời dẫn đến việc thị Nhi lấy chồng mới, Trọng Cao đi tìm

vợ, ăn xin, có đi ăn xin mới gặp vợ.v..v. (Sự Tích Đầu Rau). ở những truyện

------------- --------------



21



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



khác trong nhóm chúng ta cũng tìm thấy mối quan hệ giữa các chi tiết nh

vậy.

Một điều dễ nhận thấy nữa là trong truyện cổ tích, các chi tiết đợc kể

một cách rõ ràng, liền mạch không bị gián đoạn bởi một đoạn miêu tả nội

tâm hay miêu tả khung cảch nào nh trong tác phẩm văn học viết. Nội tâm

nhân vật đợc miêu tả đơn giản ở những trạng thái tâm lý chung chung nh:

buồn, vui, đau khổ, ân hận, nhớ, thơng,... chuẩn bị cho hành động tiếp theo

của nhân vật. Chính cách kể chuyện này đảm bảo cho phơng thức truyền

miệng ở chỗ rất dễ nhớ, dễ thuộc.

Một tác phẩm tự sự bao giờ cũng có chi tiết then chốt, chi tiết này là

chi tiết quan trọng nhất quyết định hớng phát triển của truyện. Trong truyện

Sự tích Trầu Cau, chi tiết ngời vợ ôm nhầm em chồng là chi tiết then chốt

dẫn đến thái độ hờ hững của ngời anh đối với em và điều tất yếu ngời em bỏ

đi, anh đi tìm em, vợ đi tìm chồng và cái chết của ba nhân vật. ở truyện Sự

tích Đầu Rau, chi tiết Phạm Lang (Chồng mới) đốt đống rơm trong đó có ngời chồng cũ say rợu đang ngủ, truyện Sự tích bánh Chng bánh Dày, chi tiết

Lang Liêu nằm mộng thấy tiên hiện lên bày cách làm bánh đem dự thi, chi

tiết Bụt đến giúp đỡ loài ngời chống quỷ (Sự tích cây Nêu), chi tiết s nữ xui

hai mẹ con ngời nông dân leo lên cây cao rồi thả mình xuống (Sự tích Ông

Bình Vôi), chi tiết lão chăn ngựa bốc trộm thức ăn của yến tiệc (Sự tích cái

Chổi). Đó là những chi tiết then chốt, vừa bất ngờ vừa tất yếu, đem đến sự

hấp dẫn cho cốt truyện. Đồng thời các xung đột, mâu thuẫn cũng từ đó nảy

sinh và đợc giải quyết phù hợp theo đúng dụng ý của tác giả dân gian. Và

cũng phải thấy rằng trong hàng loạt chi tiết của hệ thống cốt truyện thực chất

là những chi tiết chuẩn bị cho chi tiết then chốt. Điều này càng thể hiện rõ

mối quan hệ chặt chẽ giữa các chi tiết trong cốt truyện.

2.3. Vai trò của cốt truyện trong việc thể hiện chủ đề.

Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm đợc tác giả nêu lên, đặt ra

qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Tùy thuộc vào nội dung cụ thể

trong tác phẩm, tùy vào cốt truyện, khối lợng nhân vật mà có số lợng chủ đề

khác nhau, có chủ đề chính, chủ đề phụ hoặc có truyện chỉ có một chủ đề.

Trong truyện dân gian, chủ đề có quan hệ với tất cả các phơng diện,

các yếu tố khác của truyện (cốt truyện, nhân vật, ...) trong đó, cốt truyện có

vai trò đặc biệt trong việc thể hiện chủ đề của truyện. Bởi vì nh chúng ta đã

biết cốt, truyện chính là hệ thống sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu của

------------- --------------



22



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



t tởng và nghệ thuật nhất định. Mỗi truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích

nói riêng thờng có một chủ đề nhng cũng có những truyện ngoài chủ đề

chính còn có thêm chủ đề phụ tạo thành hệ thống chủ đề. Chẳng hạn trong

truyện Tấm Cám, ngoài xung đột chủ yếu giữa hai chị em cùng cha khác mẹ

(là chủ đề chính) còn có vấn đề xung đột gì nghẻ con chồng là chủ đề phụ. ở

truyện Thạch Sanh, xung đột giữa Thạch Sanh - Lý Thông thuộc về chủ đề

chính còn các quan hệ khác (Thạch Sanh - Công Chúa, Thach Sanh - Quái

Vật, Thach Sanh với quân mời tám nớc ch hầu...) đều là những chủ đề phụ có

quan hệ mật thiết với chủ đề chính và do chủ đề chính chi phối. Có hiểu

đúng chủ đề mới có điều kiện để phân tích đúng và hay nội dung, nghệ thuật

của truyện. Muốn xác định chủ đề của truyện dân gian cần phải chú ý xem

xét toàn diện các mặt khác nhau của nó, các phơng diện, các yếu tố nh cốt

truyện, nhân vật, kết cấu...Trên cơ sở đó, đối với nhóm truyện cổ tích phong

tục theo chúng tôi, có thể thấy rõ sự thể hiện chủ đề qua xung đột trong các

truyện và chi tiết phi cốt truyện.

2.3.1. Xung đột trong các truyện:

Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn đợc dùng nh một nguyên tắc để

xây dựng các mối quan hệ tơng tác giữa các hình tợng của tác phẩm nghệ

thuật. Nó là cơ sở và lực thúc đẩy của hành động, xung đột quy định những

giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện. Các xung đột thờng xuất hiện dới dạng những va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối giữa

các thế lực hoạt động đợc miêu tả trong tác phẩm.

ở thần thoại và truyền thuyết, xung đột trong truyện chủ yếu diễn ra

giữa các thần, bán thần với những thế lực tự nhiên, những kẻ thù của dân tộc

(mang tầm vóc lịch sử): con ngời với thiên tai lũ lụt (Sơn Tinh-Thủy Tinh),

con ngời với giặc ngoại xâm (Thánh Gióng)...

Còn ở truyện cổ tích, xung đột trong truyện lại diễn ra trong cuộc sống

đời thờng, cuộc sống hàng ngày quen thuộc của nhân dân, phản ánh mọi

mối quan hệ của đời sống xã hội, (chủ yếu ở thời phong kiến): quan hệ dì

ghẻ con chồng, gia chủ với ngời làm thuê, quan hệ vua, quan- dân thờng...Chung quy lại là quan hệ xung đột giữa thiện và ác, thuộc phạm trù đạo

đức. Đây là xung đột trong truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt,

không khoan nhợng của con ngời với những thế lực xấu xa trong xã hội

(xung đột dì ghẻ con chồng, chị em cùng cha khác mẹ trong truyện Tấm

Cám, xung đột hai anh em trong truyện cây khế, xung đột phú ông với

------------- --------------



23



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



mẹ con Sọ Dừa...) sự chiến thắng của cái thiện thể hiện triết lý ở hiền gặp

lành, ác giả ác báo của nhân dân ta, nêu lên khao khát, ớc mơ về lẽ công

bằng trong xã hội. Loại xung đột này rõ nhất trong truyện cổ tích có sự

phân tuyến nhân vật (nhân vật chính diện - phản diện), hai phe ở hai cực

tuyến khác nhau.

Trong nhóm truyện cổ tích phong tục, xung đột thiện - ác thể hiện rõ

trong sự tích cây Nêu ngày tết và sự tích ông Bình Vôi.

ở sự tích cây Nêu ngày tết, xung đột chính là xung đột giữa ngời (phe

thiện) và quỷ (phe ác). Quỷ cậy sức, cậy phép màu chèn ép bóc lột con ngời.

Chúng chính là hình ảnh đông đúc của bọn thống trị ngày xa: độc ác, tham

lam và ngốc nghếch. Con ngời hiền lành, không thế lực, không phép màu,

chỉ có sức lao động nhng bị cớp không. Tuy nhiên, con ngời đã chiến

thắng bọn ác quỷ dới sự giúp đỡ của Bụt - một lực lợng siêu nhiên chuyên

giúp đỡ kẻ nghèo hèn gặp hoạn nạn. Hình ảnh chiếc áo cà sa trùm lên ngọn

cây cao cứ rộng mãi ra là biểu tợng cho sức mạnh vô biên của cái thiện,

cái ác không có chỗ dung thân. Và đó cũng chính là chủ đề mà câu

chuyện nêu lên.

Trong truyện Sự tích Ông Bình Vôi, cũng là xung đột thiện ác nhng

là xung đột thể hiện ở một loại ngời cụ thể: nhà tu hành. Xung đột thiện ác ở

truyện này đợc nhân dân nói đến một cách thấm thía và đầy tính giáo dục,

cái ác đợc che đậy hết sức khéo léo, ẩn trong hào quang của cái từ bi nơi cửa

phật. Nhân vật s nữ vốn là ngời con gái có nhan sắc nhng kiêu ngạo tự mãn,

từ chối mọi lời cầu hôn của các chàng trai. Không kén đợc chồng, nàng vào

tu ở của phật. Mặc dù cha giũ sạch đợc dục vọng trần gian nhng lại mong

sớm thành chính quả. Khao khát đó đã thúc đẩy nàng đi thỉnh kinh ở đất

thánh. Điều mà tác giả dân gian muốn nói là cái ác đội lốt cái từ bi còn nguy

hiểm hơn ngàn lần cả Quỷ, Xà Tinh, Trăn Tinh. Bởi đó là một lũ miệng nam

mô, bụng một bồ dao găm đánh lừa con mắt thế gian. Chẳng thế mà mẹ con

ngời nông dân kia thật thà, thành tâm đã tin ngay lời S Nữ leo lên cây buông

mình xuống. Sự công bằng của tác giả dân gian là ở chỗ tấm lòng thành tâm

của họ đã đến đợc với phật, họ đợc nâng đỡ, thành phật trong khi vị s nữ kia

bị biến thành bình vôi cho ngời đời móc ruột.

Tuy nhiên, ở nhóm chuyện này còn có những truyện không bị phân

tuyến nhân vật. Các nhân vật chỉ ở một tuyến thiện hoặc nhân vật trung gian,



------------- --------------



24



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



không có tuyến ác. Từ đó xuất hiện kiểu xung đột khác nảy sinh từ đời sống

tinh thần, tình cảm của con ngời.

ở Sự tích Trầu Cau, cả ba nhân vật đều là ngời tốt và họ cũng có một

mối quan hệ ruột thịt (anh em),vợ chồng với nhau. Xung đột diễn ra từ khi

ngời chị dâu ôm nhầm em chồng và dẫn đến sự hờ hững của ngời anh đối với

ngời em, vì thế mà ngời em cảm thấy buồn tủi, cô đơn. Có thể xem đây là

kiểu xung đột trong đời sống tình cảm rất tinh tế trong gia đình, đặc biệt là

gia đình trong thời kỳ quá độ từ hôn nhân quần hôn sang loại hình hôn nhân

cá thể một vợ một chồng. Sự thắng thế của chế độ một vợ một chồng là một

bớc tiến bộ song gây không ít đau khổ cho con ngời . Xung đột này nêu lên

chủ đề của truyện : ngời anh có nghĩa đối với em, ngời vợ có tình đối với

chồng, tình nghĩa ấy thắm thiết đến nỗi cả ba ngời, vì quá thơng nhau đã

theo nhau mà chết.

Cũng một kiểu xung đột gần nh tơng tự, trong truyện sự tích Đầu Rau,

xung đột diễn ra khi ngời phụ nữ đối diện với thực tế là hai ngời chồng .Mặc

dù rất thơng yêu chồng cũ nhng nàng không nhận chồng vì nàng cũng đang

đối diện với lễ giáo phong kiến, cũng là sự phản ánh, sự phủ nhận chế độ

quần hôn.Từ đó có thể thấy rõ đợc một chủ đề của truyện: phản ánh một bi

kịch về tình yêu và hôn nhân trong quá khứ của xã hội.

ở sự tích cái chổi, xung đột diễn ra giữa đôi tình nhân lão chăn ngựabà nấu bếp với Ngọc Hoàng. Thực chất đó là xung đột giữa tình yêu mù

quáng của đôi tình nhân và luật pháp nghiêm ngặt của nhà trời. Sự tùy tiện

của họ qua lần qua này lợt khác đã làm bùng nổ xung đột và họ đã bị trừng

phạt thích đáng. Chính xung đột đó giúp ngời đọc, ngời nghe thấy đợc chủ

đề của truyện , tác giả dân gian phê phán sự thực dụng, vụ lợi trong tình yêumột điều rất xấu nhng thờng xuyên diễn ra trong cuộc sống. Câu chuyện

giữa những con ngời nhà trời thực chất cũng là chuyện đời, chuyện của xã

hội trần gian. Ngời ta vẫn lợi dụng tình yêu để mu lợi cá nhân, biến tình yêu

thành nô lệ của những dục vọng tầm thờng.

Các xung đột thể hiện trong các truyện dù ở dạng nào đều thuộc phạm

trù đạo đức, phản ánh quan niệm về giá trị đạo đức của nhân dân. Các nhân

vật hành động nh thế nào, đợc thởng và bị phạt ra sao đều xuất phát từ quan

niệm đạo đức của nhân dân. Và có thể nói rằng xung đột quy định những

giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, thể hiện rất rõ chủ đề của truyện



------------- --------------



25



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



. Tuy nhiên, không chỉ có cốt truyện mới thể hiện chủ đề của truyện , thực

hiện vai trò đó còn có những yếu tố ngoài cốt truyện.

2.3.2. Chi tiết phi cốt truyện.

Chi tiết phi cốt truyện(chữ dùng của giáo s Hoàng Tiến Tựu) là

chi tiết, là bộ phận thuộc nội dung tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự

nằm ngoài hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện. Với những đặc điểm của

truyện dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng nh đã phân tích ở

trên, có thể nói rằng hiện tợng phi cốt truyệnnày xuất hiện không nhiều

và đặc biệt, sự hiếm hoi đó tập trung chủ yếu ở nhóm truyện cổ tích phong

tục (trừ truyện Sự tích Ông Bình Vôi). Cụ thể, những chi tiết đó đều nằm ở

phần kết thúc của truyện, tức là ở những truyện này, cốt truyện không bao

hàm cả phần kết thúc, hay phần kết thúc không góp phần xây dựng cốt

truyện. Phần kết thúc đó thờng theo một kiểu: từ đó, ngời Việt có tục...

Sở dĩ gọi phần kết thúc này là chi tiết phi cốt truyệnbởi phần này

nằm đằng sau cốt truyện khi về cơ bản cốt truyện đã xong, các nhân vật đã

chết, đã bị trừng phạt hay đợc thởng. Có thể xem phần kết thúc này nh một

lời bình luận (gần với đặc trng truyền thuyết) hay một phần nh phần trữ

tình ngoài đề trong văn học viết. Cũng nói về vấn đề này, trong công trình

Vấn đề trờng cổ tích, tiến sĩ Nguyễn Xuân Đức xem phần này nh sự

giải trờng: xét về mặt cốt truyện các yếu tố tạo trờng, giải trờng chỉ là

bộ phận ghép, nhiều khi không có quan hệ lô gíc gì với cốt truyện. Đó

chính là yếu tố ngoài cốt truyện. Trờng cổ tích nh đã nói ở trên là một

thủ pháp nghệ thuật. Điều đó giải thích vì sao các yếu tố ngoài cốt truyện

trong cổ tích có thể bất chấp cả sự không ăn nhập giữa nó với cốt truyện

(5.73)

Tuy không góp phần xây dựng cốt truyện nhng những chi tiết này lại

góp phần xây dựng hệ thống chủ đề của truyện, đề cập tới ý nghĩa của

truyện. Hay nói cách khác, ngoài chủ đề phản ánh các nội dung mâu thuẫn

xã hội, tác giả dân gian lồng vào một chủ đề khác rất ý nghĩa: giải thích

một nét văn hóa dân tộc : phong tục cổ truyền của ngời Việt.

Phong tục là một trong những thành tố cấu thành nền văn hóa dân

tộc. Theo cách định nghĩa của Trần Ngọc Thêm , phong nghĩa là gió, tục là

thói quen , phong tục là thói quen lan rộng đã ăn sâu vào đời sống xã hội

bao đời nay và đợc đại đa số ngời thừa nhận(15.281). Những phong tục này

đã có từ lâu, nhng từ bao giờ và có nh thế nào thì nhân dân không biết.

------------- --------------



26



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



Những phong tục là có thật nhng lại đợc lí giải bằng những câu truyện

hoàn toàn là bịa đặt. Tuy nhiên, chính sự bịa đặt rất tài tình, rất phù hợp với

mỗi phong tục đã làm nên sức hấp dẫn của truyện, đi sâu vào đời sống

nhân dân bao đời nay.

Tục ăn trầu, một phong tục đẹp đã ăn sâu vào đời sống văn hóa Việt

Nam từ xa đến nay. Trong mọi sự gặp gỡ của ngời Việt, miếng trầu bao giờ

cũng là đầu câu chuyệnđể bắt mối lơng duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ

lớn, cới xin, hội hè...Bản kể của Nguyễn Đổng Chi ghi rõ trong phần kết

thúc truyện: từ đó Vua Hùng ra lệnh cho mọi ngời phải gây giống cho thật

nhiều loại cây ấy (tức Trầu và Cau). Điều đáng chú ý là luật nhà vua bắt

buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho đợc ba món Trầu - Cau Vôi, cho mọi ngời cùng nhau ăn một miếng để ghi nhớ tình yêu không bao

giờ phai nhạt của ba ngời. Vì thế mà từ đó ngời Việt có tục ăn trầu..

Nh vây, mối tình đẹp của ba con ngời ấy đã làm nên phong tục đẹp

này; cũng có nghĩa là mối tình ấy đã đi vào nếp sống hàng ngày của nhân ta,

đọng lại trong tâm trí của họ, gần gũi biết bao mà cũng thiêng liêng biết bao.

Nó đậm đà phong vị dân tộc, cao đẹp nghĩa tình Việt Nam. Tục ăn Trầu của

nhân dân ta vì thế có thêm vẻ đẹp văn hóa và đã đợc thi vị hóa bằng mối tình

sắt son chung thủy của ba con ngời trẻ tuổi...

Nhng có phải chính tục ăn Trầu ấy đã gợi ra mối tình này? Có phải

rằng từ tục ăn trầu xa xa ấy của tổ tiên mà nhân dân ta đã sáng tạo nên câu

chuyện tình cảm động này chăng? Trí tởng tợng của ngời bình dân thật là

bay bổng diệu kỳ, và ở đây họ đã lồng đề tài xã hội vào đề tài thiên nhiên,

vào câu truyện phong tục, và đã kết thúc bằng việc đồng nhất các quan hệ

tình cảm của ba con ngời kia với sự hài hòa của thiên nhiên (Trầu - Cau Vôi), gợi lên sự thơng cảm sâu sắc trong lòng nhân dân bao thế hệ.

Tục cúng Ông Táo: (Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ). Thổ công - một

dạng của đất mẹ, vị thổ thần trông coi gia c, ngăn chặn tà thần, định đoạt

phúc họa cho một gia đình. Cũng nh nhiều hiện tợng văn hóa khác của Việt

Nam, truyện Thổ công là một câu chuyện chứa đầy ý nghĩa triết lý. Sở dĩ

Thổ Công là thần đất đồng thời cũng là thần bếp là vì đối với ngời Việt

Nam nông nghiệp sống định c, đất, nhà bếp và ngời phụ nữ đồng nhất với

nhau đều tối quan trọng nh nhau (15. 282).

Ngày 23 tháng chạp là ngày tết ông Táo, các gia đình sắm sửa hai mũ

Ông, một mũ bà, cộng với cá chép để ba ông lên chầu trời. Đêm 30, Ông Táo

------------- --------------



27



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



lại trở về bớc vào năm tiếp theo. Phong tục này cũng đợc lý giải bằng bi kịch

của mối tình đằm thắm giữa ba con ngời. Thị Nhi - một ngời vợ hết mực yêu

thơng chồng, mặc dù sống với chồng mới là Phạm Lang, một ngời rất tốt và

yêu thơng nàng nhng Thị Nhi vẫn không nguôi nhớ ngời chồng cũ Trọng

Cao. Khi gặp lại chồng cũ trong bộ dạng rách rới, đói rách của kẻ ăn xin,

nàng rất thơng xót chồng nhng không dám thổ lộ, chỉ âm thầm chịu đựng và

làm cơm rợu đãi chồng nh đãi một ngời không quen biết. Ngời chồng cũ

cũng yêu vợ, quyết đi tìm vợ bằng đợc dù phải ăn xin, ngời chồng mới yêu

vợ hết mực, không cần biết quá khứ của vợ thế nào và khi thấy vợ nhảy vào

lửa cũng nhảy vào chết theo dù cha hiểu cơ sự ra sao. Ba cái chết diễn ra thật

nhanh, thật bất ngờ và cũng thật tất yếu. Nó tất yếu bởi nó đợc lý giải bằng

mối tình sắt son chung thủy của họ. Mối tình đó đã đợc Ngọc Hoàng chứng

kiến, ngài cảm động và hóa phép cho họ thành ba hòn đầu rau để luôn đợc

bên nhau, đồng thời giao cho họ một trọng trách trông coi việc lành dữ trong

các gia đình để tâu lên Ngọc Hoàng vì Ngọc Hoàng không thể soi kính khắp

thế gian đợc: Ngọc Hoàng cho ba ngời hóa thành ba Ông Đầu Rau để cho

họ khỏi lìa nhau và để ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng

thời, Ngọc Hoàng còn phong cho họ chức Táo Quân trông coi bếp núc từng

gia đình.

Tục làm bánh chng bánh dày trong dịp tết nguyên đán.

Đây là một phong tục đẹp, một nét văn hóa đặc trng của dân tộc ta.

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết, nhà nhà dù nghèo túng đến đâu cũng phải có bánh

chng, không có bánh chng coi nh không có tết. Đêm 30, đợc ngồi quây quần

bên nồi bánh chng sôi sùng sục là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, đặc biệt

là những gia đình có ngời đi xa, lâu ngày không gặp nhau có dịp hàn huyên

tâm sự. Đó là không khí đầm ấm gia đình mà mỗi ngời con Việt Nam đã

từng trải qua, dù ở đâu cũng đâu dễ nguôi quên!

Tục làm Bánh Chng Bánh Dày ngày tết lại đợc giải thích bằng một câu

chuyện khác, chủ đề khác. Vua Hùng đời thứ 6 có 18 vị Hoàng Tử. Nhà vua

đã đến tuổi già yếu, muốn kén một vị Hoàng Tử xứng đáng để nối ngôi thay

cha. Vì thế mà có cuộc thi giữa các Hoàng Tử, ai làm đợc món ăn dâng vua

ngon nhất, ngời ấy sẽ là vua nối ngôi cha. Trong 18 vị Hoàng Tử, Lang Liêu

là ngời con út, thiệt thòi hơn các anh chàng rất nhiều. Chàng không có quyền

lực, không giàu sang phú quí, là Hoàng Tử con vua mà vẫn phải lao động nh

------------- --------------



28



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



những ngời khác. Chính vì thế mà Lang Liêu lo lắng không biết tìm đâu ra

sơn hào hải vị để tiến vua. Nhân dân hiểu đợc nỗi lo lắng của Lang Liêu một hoàng tử có cuộc sống và suy nghĩ gần với cuộc sống lao động chân lấm

tay bùn của họ. Và điều kỳ diệu là vị tiên trong mộng đã bày cách cho Lang

Liêu làm bánh từ những thứ gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh, thịt lợn những thứ lơng

thực, thực phẩm quen thuộc gần gũi với đời sống ngời Việt xa nay. Nó là cái

quí nhất, càng quí hơn khi kết hợp chúng với nhau. Đó là sự khẳng định giá

trị của lao động và thành quả của nó. Chính sự giải thích bằng câu chuyện

này mà phong tục càng đậm chất dân tộc hơn, gắn bó máu thịt hơn với mỗi

ngời Việt Nam: Từ đó, thành tục lệ, hàng năm cứ đến tết, mọi ngời đều làm

hai thứ bánh chng, bánh dày để thờ cúng gia tiên.

Tục dựng Cây Nêu ngày Tết:

Cũng vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, các gia đình thờng dựng một

cây Nêu, trên Nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung có tiếng động phát ra để

luôn nhắc Quỷ nghe mà tránh. Ngời ta còn buộc một bó lá Dứa hoặc cành

Đa mỏ hái, vẽ hình cung tên có mũi nhọn hớng về phía đông, rắc vôi bột

xuống đất đề phòng Quỷ đến gần.

Phong tục này đợc lý giải bằng cuộc chiến đấu quyết liệt giữa loài Ngời và loài Quỷ. Sức mạnh của cái thiện đã giúp con ngời đuổi bọn Quỷ ra

biển Đông. Nhng cái ác, cái xấu trong cuộc sống không bao giờ hết, cũng

nh loài Quỷ có thể trở lại bất cứ lúc nào. Sau khi bị đuổi đi ra biển, bọn Quỷ

khóc váng cả trời xin phật thơng tình cho phép chúng một năm đợc vài ba

ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trớc. Phật thấy

chúng khóc nh vậy mới thơng hại, hứa cho. Vì thế cứ đến ngày Tết nguyên

đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì ngời ta, theo phong tục cũ trồng nêu

để cho quỷ không dám bén mảng vào chỗ ngời đang ở. Hình ảnh cây Nêu

nói lên sự cảnh giác cao độ của nhân dân ta trớc mọi cái xấu luôn rình rập.

Tục dựng cây nêu ngày tết trở nên thật ý nghĩa.

Tục kiêng hót rác ngày tết:

Những ngày Tết nguyên đán, ngời Việt Nam có tục không hót rác. Có

ngời cho rằng ngời ta giữ rác lại nh vậy trong những ngày tết tức là để giữ lại

sự no đủ, phồn thịnh. Truyện cổ tích của dân gian lại lý giải phong tục này

bằng một câu truyện có tính giáo dục cao. Bà nấu bếp và Lão Chăn Ngựa là

------------- --------------



29



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

×