1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Đặc điểm nhân vật trong nhóm truyện cổ tích phong tục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.9 KB, 49 trang )


Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



hai mẹ con ngời nông dân thành tâm kia thành phật. Bụt (Sự tích bánh Chng

bánh Dày) hiện về báo mộng mách nớc cho Lang Liêu phơng thức làm bánh

dự thi. Vì thế mà Lang Liêu đã đợc nối ngôi cha. Hay Ngọc Hoàng trong Sự

tích cái Chổi, Sự tích Ông Đầu Rau, cũng là lực lợng thần kì tích cực.Việc ăn

vụng tùy tiện, vô phép của Lão Chăn Ngựa, việc bao che cho kẻ tội phạm của

Bà Nấu Bếp khiến Ngọc Hoàng nổi giận biến họ thành cái chổi đầy xuống

trần gian làm khổ sai. Ngọc Hoàng (Sự tích Ông Đầu Rau) soi kính xuống

trần gian, thấu hiểu và cảm thơng tình cảnh của Trọng Cao -Thị Nhi - Phạm

Lang nên đã biến họ thành ba hòn đầu rau để mãi mãi đợc bên nhau.

Nh đã nói ở trên, lực lợng thần kì rất phong phú, đa dạng nhng những

nhân vật thần kì tích cực trong nhóm truyện cổ tích phong tục đều là những

nhân vật thần kì tối linh, có quyền cao nhất trong việc quyết định số phận

của nhân vật, không hề có sự xuất hiện của những nhân vật kiểu nh Trăn

Tinh, Hồ Tinh, Chim thần,Đó cũng là cách nhân dân ta góp phần làm linh

thiêng hoá phong tục của mình, gắn phong tục với tín ngỡng. Và cũng vì thế

mà phong tục mới có thể đi vào đời sống của nhân dân bao đời nay, vừa

thiêng liêng vừa gắn bó thân thiết, gần gũi

Bên cạnh các nhân vật thần kì tích cực luôn giúp đỡ ngời lơng thiện

còn có loại nhân vật thần kì đối lập hiện thân của cái ác: loài Quỷ (sự tích

cây nêu ngày tết). Chúng là loại nhân vật có phép lạ, thần thông biến hóa,

cậy thế mạnh hơn đến ăn hiếp bóc lột con ngời. Trong con mắt tác giả dân

gian, bọn Quỷ chính là hình ảnh đông đúc, sinh động của bọn cờng hào, địa

chủ phong kiến già đời đục khoét. Tuy nhiên, sự tham lam, sự ngu dốt của

chúng cùng với sự hỗ trợ của Bụt đã giúp loài ngời giành chiến thắng trớc

bọn chúng. Đó là ớc mơ ngàn đời của nhân dân ta .

Có thể nói rằng hầu hết các nhân vật thần kì là trong nhóm truyện cổ

tích phong tục dù không phải là nhân vật chính nhng lại là những nhân vật có

quan hệ hết sức chặt chẽ với cốt truyện, góp phần thúc đẩy sự phát riển của

cốt truyện.

2.2. Nhân vật là ngời :

Nhóm truyện này xuất hiện khá nhiều nhân vật là con ngời đời thờng

với những hoàn cảnh, số phận khác nhau. Họ mang trong mình những hoàn

cảnh xã hội phổ biến lúc bấy giờ: xã hội phong kiến.



------------- --------------



40



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



Khác với những nhân vật thần kì trong truyện, những nhân vật là ngời

đóng vai trò là những nhân vật chính đợc tác giả dân gian đặt trong những

hoàn cảnh cụ thể, những mâu thuẫn xung đột khác nhau.

Nếu nh nhân vật trong truyền thuyết có một cái lõi lịch sử, là một ngời

anh hùng lịch sử, một danh nhân văn hóa... với tầm vóc to lớn có khi khác

thờng để tơng xứng với nhiệm vụ mà họ gánh vác đối với dân tộc thì nhân

vật chính trong truyện cổ tích lại là con ngời bình thờng, phản ánh những số

phận những mâu thuẫn, những vấn đề hàng ngày của cuộc sống. Điều đặc

biệt là trong nhóm truyện này ít thấy xuất hiện kiểu quan hệ vua tôi, con ở

với ngời làm thuê, dì ghẻ con chồngnhững kiểu quan hệ phổ biến trong

truyện cổ tích, mà chủ yếu là những quan hệ anh em, vợ chồng, cha con,

những mối quan hệ riêng t, gần gũi nhất. Đó là lí do giải thích vì sao các

phong tục đợc các gia đình tuân thủ, chấp nhận nh một điều tất yếu trong

cuộc sống.

Trọng Cao - Thị Nhi - Phạm Lang trong truyện Sự tích Ông Đầu Rau

là những ngời lao động nghèo khổ, lơng thiện nhng gặp phải hoàn cảnh éo

le: mất mùa, đói kém, vợ chồng li tán (đầu mối của bi kịch), đặc biệt là họ

phải đối diện với mối quan hệ tay bamột vợ hai chồng mà không ai có thể

ngờ tới. Trọng Cao (ngời chồng trớc) ra đi vì thơng vợ, muốn tìm lối sống

cho hai ngời nhng không bắt Thị Nhi phải chờ, Thị Nhi một mực chờ chồng

ba năm, bảy năm... lấy chồng khác mà không nguôi nhớ chồng cũ. Phạm

Lang cũng là ngời tốt, yêu thơng vợ hết mực, sẵn sàng nhảy vào lửa chết

theo vợ khi cha biết chuyện gì xẩy ra. Cả ba ngời đã chết chung trong một

đống lửa nh một sự giải quyết tất yếu cho mối quan hệ éo le này.Tác giả dân

gian tỏ thái độ cảm thông sâu sắc trớc mối tình éo le mà thắm thiết của ba

ngời.

Cũng một kiểu quan hệ gần nh vậy,Tân Lang (Sự tích Trầu Cau) là

hai anh em sớm mất cha mẹ (loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích)

phải tự nuôi nhau. Nhân dân muốn họ hạnh phúc đã cho ngời anh kết duyên

cùng cô gái họ Lu cũng là ngời con gái có tình có nghĩa. Song cũng vì tình

nghĩa vẹn đầy ấy mà họ đã phải đối mặt với hoàn cảnh trớ trêu và anh theo

em, vợ theo chồng ra đi mà chết. Những tâm t tình cảm của họ, nỗi ghen

tuông, nỗi buồn tủi, nỗi ân hận, day dứtchính là cuộc sống hàng ngày của

biết bao ngời dân Việt Nam, không phải riêng gì ngày xa mà ngay cả bây

giờ, khi cuộc sống đã muôn ngàn thay đổi.

------------- --------------



41



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



Lang Liêu (Sự tích bánh chng bánh dày) là một nhân vật đàn em,

bề dới chịu nhiều thiệt thòi: nghèo khổ, không có chức trọng, quyền cao,

vẫn phải lao động mặc dù là một hoàng tử. Quan hệ giữa vua Hùng và Lang

Liêu thực chất là quan hệ cha con, vì rằng cuộc thi mà vua Hùng đặt ra cho

các hoàng tử là cuộc thi để thể hiện lòng hiếu thảo.Vì bản chất hiền lành

giản dị, chất phác, yêu mến mọi ngời mà Lang Liêu đợc nhân dân yêu

mến,động viên nh những ngời cùng cảnh ngộ. Ông già râu tóc bạc phơ trong

truyện chính là niềm tin yêu mà nhân dân u ái gửi tới chàng. Tuy nhiên, vẫn

phải khẳng định rằng trong việc làm ra bánh chng bánh dày, mặc dù ông tiên

là ngời mách nớc cho Lang Liêu làm bánh nhng quá trình làm nên những

chiếc bánh đó thì Lang Liêu là ngời thực hiện. Đó là thành quả lao động

miệt mài, khéo léo của Lang Liêu, của nhân dân lao động. Chính sức lao

động, sự cần cù, khéo léo đó đã mang lại hạnh phúc cho chàng.

Bà Nấu Bếp và Lão Chăn Ngựa (Sự tích cái Chổi) thực ra cũng là ngời

lao động lơng thiện, làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, cuộc sống với những cám

dỗ tầm thờng đã dẫn con ngời bớc vào vòng tội lỗi, u mê. Trong truyện, tác

giả dân gian trừng phạt hai con ngời già nhân ngãi non vợ chồngnày chính

vì sự quỵ ngã trợt dốc của họ trớc sự cám dỗ của vật chất (lão chăn ngựa) và

những cám dỗ tình cảm, yêu một cách mù quáng và làm những việc sai trái

(bà nấu bếp). Đó là những thái độ phê phán rất nghiêm khắc của nhân dân ta.

Những ngời lao động lơng thiện còn đợc tác giả dân gian nói đến

trong truyện cổ tích cây Nêu ngày Tết: loài ngời, nhân vật đám đông, tập thể

loài ngời chăm chỉ nhng cuộc sống có nhiều bất công, luôn luôn bị bọn

quỷ rình rập, cớp đoạt. Sự chiến thắng cuối cùng của họ chính là sự khẳng

định sức mạnh của cái thiện của nhân dân ta, là ớc mơ ngàn đời cho chân lí

ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Loại nhân vật ngời thứ hai, không phải trởng giả giàu có, cũng không

thuộc loại nhân vật đàn anh, bề trên nhng bị tác giả dân gian phê phán: loại

nhà s miệng nam mô bụng một bồ dao găm (s nữ - Sự tích Ông Bình Vôi),

loại ngời giả nhân giả nghĩa, khoác áo lơng thiện đánh lừa con mắt thế gian.

Loại nhân vật này không ít trong xã hội cũng nh không ít trong truyện cổ

tích, ta vẫn bắt gặp trong những truyện nh Sự tích Cá He, Sự tích con Nhái

tất cả bọn chúng, những kẻ khẩu phật tâm xà đều bị nhân dân trừng trị

đích đáng.

------------- --------------



42



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



Loại thứ ba, nhân vật đế vơng (Vua Hùng) có mặt trong hai truyện Sự

tích bánh chng bánh dày, sự tích trầu Cau. Trong sự tích bánh Chng bánh

Dày, vua là cha của Lang Liêu, một vị vua anh minh công bằng. Trong Sự

tích Trầu Cau vua là ngời biết quan tâm đến đời sống tinh thần, những tâm t

tình cảm của nhân dân. Do đó, trong câu chuyện ba ngời hoá Đá, Cau Trầu,

vua là ngời truyền lệnh cho nhân dân trồng cây Cau Trầu và phổ biến tục ăn

trầu trong muôn dân, đặc biệt là không thể thiếu trong hôn lễ, trai gái đính ớc.

Một điều dễ thấy rằng, ở những truyện cổ tích nói chung, các nhân vật

là ngời thờng có xu hớng đổi đời, kết thúc truyện các nhân vật đợc sống sung

sớng, giàu sang. Trong khi đó, ở truyện cổ tích phong tục (trừ truyện Sự tích

bánh Chng bánh Dày, truyện sự tích cây Nêu ngày Tết) các nhân vật là ngời

hầu nh không có xu hớng đó, kết thúc truyện cũng là lúc họ rơi vào bi kịch,

cái chết của họ gắn với sự biến hoá từ ngời thành thần, hơn nữa lại do những

đấng tối linh hoá thân cho họ. Vì vậy, có thể coi đây nh là một trong những

cơ sở để dẫn tới việc thờ cúng hoặc kiêng kị trong những phong tục nói trên.

2.3. Nhân vật phi cốt truyện.

Nh đã nói ở trên, một đặc điểm chung nhất của truyện dân gian là

nhân vật quan hệ mật thiết với cốt truyện, nhân vật không thể thoát li nằm

ngoài cốt truyện và cốt truyện là cốt truyện của nhân vật. Tuy nhiên, trong

nhóm truyện cổ tích phong tục lại có hiện tợng nhân vật không liên quan gì

đến cốt truyện hoặc chỉ gắn hờ với cốt truyện. Đó gọi loại nhân vật phi cốt

truyện đã làm nên điểm khác biệt của nhóm truyện này so với những truyện

cổ tích khác.

Loại nhân vật này chỉ xuất hiện trong hai truyện Sự tích Trầu Cau và

Sự tích Đầu Rau có thể thấy tính phi cốt truyện của nhân vật ở sự xuất hiện

và vai trò của nhân vật trong truyện.

Vua Hùng (Sự tích Trầu Cau) xuất hiện ở cuối truyện khi nghe tin cái

chết của ba ngời và muốn xem sự thể ra sao về câu chuyện kỳ lạ kia. Xét về

mặt logic, nhân vật này xuất hiện một cách ngẫu nhiên không có mối liên hệ

gì với cốt truyện. Bởi vì, khi vua Hùng xuất hiện, mọi mâu thuẫn, xung đột

đều đã giải quyết xong, cả ba nhân vật đều đã chết, đã biến thành Đá, Cau



------------- --------------



43



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



Trầu. Nh vậy, vua Hùng xuất hiện lúc này chỉ là cách để giải thích nguồn

gốc một phong tục đồng thời làm giảm tính bi kịch của truyện.

Ngọc Hoàng (Sự tích Đầu Rau) cũng là nhân vật phi cốt truyện.

Nhân vật này chỉ gắn hờ với cốt truyện, xuất hiện khi cả ba nhân vật đã chết,

cốt truyện cơ bản đã hoàn thành. Mặc dù Ngọc Hoàng có biến họ thành ba

hòn Đầu Rau nhng không nhằm giải quyết mâu thuẫn trớc đó, không phải để

Phạm Lang đừng đốt đống rơm, không phải để đánh thức Trọng Cao dậy

cũng không phải để ngăn họ đừng nhảy vào lửa. Sự biến hoá ba ngời sau khi

chết thành ba hòn Đầu Rau mà Ngọc Hoàng thực hiện cũng chỉ là cách để

giải thích một phong tục khác của ngời Việt: tục cúng ông Táo. Hơn nữa, sự

xuất hiện của Ngọc Hoàng đã khiến câu truyện thêm ấm áp tình ngời.

Chính vì đặc điểm trên mà vua Hùng và Ngọc Hoàng trong Sự tích

Trầu Cau, Sự tích Đầu Rau không giống nh vua Hùng và Ngọc Hoàng trong

Sự tích bánh Chng bánh Dày, Sự tích cái Chổi về chức năng, vị trí trong

truyện. Loại nhân vật phi cốt truyện này tơng đơng với chi tiết phi cốt

truyện và chính loại nhân vật này làm nên chi tiết phi cốt truyện, góp

phần làm rõ chủ đề giải thích phong tục, làm cho nhóm truyện cổ tích này có

xu hớng bị truyền thuyết hoá. Có thể xem nhân vật phi cốt truyện là một

loại nhân vật đặc biệt trong truyện cổ tích cũng nh trong truyện dân gian nói

chung.



------------- --------------



44



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



Phần kết luận

Qua nghiên cứu một số đặc điểm thi pháp của nhóm truyện phong

tục ngời Việt, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Văn học nói chung vốn có hiện tợng giao thoa về thể loại. Hiện tợng này càng thể hiện rõ trong văn học dân gian, một loại hình nghệ thuật có

tính nguyên hợp cao. Do vậy, việc phân xuất những đặc trng thể loại trong

từng tác phẩm là cách để xác định yếu tố chính trong tác phẩm và trả nó về

đúng với thể loại của nó. Đối với nhóm truyện cổ tích phong tục hay một số

truyện cổ tích khác, chúng tôi không phủ nhận sự đan xen những yếu tố của

truyền thuyết, của thần thoại, tuy nhiên đó chỉ là những yếu tố phụ bên cạnh

những yếu tố đặc trng cơ bản mà thi pháp truyện cổ tích đã chỉ ra, về nhân

vật, về nội dung phản ánh.v..v.

2. Việc phân tích đặc điểm cốt truyện và đặc điểm nhân vật của một

tác phẩm tự sự không có gì mới mẻ. Điểm mới của luận văn này khi phân

tích đặc điểm cốt truyện và nhân vật của nhóm truyện cổ tích phong tục là

tìm ra những nét riêng của chúng trong đặc điểm chung của nhóm truyện cổ

tích, đó là yếu tố phi cốt truyện. Đặc điểm này có thể xem là đặc biệt

trong tác phẩm tự sự dân gian bởi vì điểm bao trùm trong truyện dân gian

là nhân vật và cốt truyện, các chi tiết và cốt truyện có một sự gắn bó chặt

chẽ, hữu cơ với nhau, không thể tách rời, biệt lập. Chính điều này khiến cho

nhóm truyện cổ tích phong tục gần với văn học viết tức là những yếu tố

phi cốt truyện (chi tiết phi cốt truyện) tơng tự nh phần trữ tình ngoại đề của

văn học viết.

3. Đề tài chúng tôi nghiên cứu mới chỉ là sự đóng góp chút ít trong

việc tìm hiểu thêm một số đặc điểm thi pháp của truỵên cổ tích, đặc biệt là

nhóm truyện cổ tích phong tục. Vì vậy, để có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc

về nhóm truyện cổ tích phong tục , cần phải có những công trình nghiên cứu

toàn diện và công phu hơn. Do điều kiện khách quan và chủ quan nên chúng

tôi dù rất cố gắng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Nhng

chúng tôi hi vọng đây là sự khởi đầu cho một đề tài hấp dẫn và có khả năng

đợc nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn trong những công trình sau.



------------- --------------



45



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



Tài liệu tham khảo.

1. Nguyễn Đổng Chi - Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5T), Nxb Khoa

học xã hội, H.1993.

2. Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Lộc (chủ biên) Văn 10, Nxb Giáo dục,

2001.

3. Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam,

Nxb Đại học quốc gia, H.1996.

4. Hoàng Minh Đạo Dạy truyện sự tích trong chơng trình văn 7,

Thông báo khoa học - đại học Vinh, số2, 1992

5. Nguyễn Xuân Đức Những vấn đề thi pháp văn học dân gian.

Nxb khoa học xã hội, H. 2003

6. Đinh Gia Khánh Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục,

H.1997.

7. Lê Bá Hán (chủ biên) Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc

gia, H. 1999.

8. Nguyễn Thị Huế - chủ đề thử tài để kết hôn, sự biến đổi từ phong tục

dân tộc đến mô típ truyện cổ tích thần kỳ, Tạp chí văn hoá dân gian, số

3, 1997

9. Huỳnh Lý, Võ Phi Hồng, Nguyễn Quốc Tuý Văn 6 (T1), Nxb Giáo

dục, 1994.

10. Tăng Kim Ngân Qua tục ăn trầu và truyện trầu Cau của ngời

Việt bàn về mối quan hệ anh em, vợ chồng, Tạp chí văn hoá dân gian,

số 1, 1984.

11. Bùi Văn Nguyên Việt Nam thần thoại và truyền thuyết, Nxb Văn

hóa thông tin, Mũi Cà Mau, 1993.

12. Vũ Ngọc Phan Tìm hiểu quá trình hoàn chỉnh một số truyện cổ

dân gian Việt Nam, Tạp chí văn học, số 5, 1964.

13. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Ngữ văn 6, I, Nxb Giáo dục, 2000.

14. Phơng Thảo Giảng dạy truyện dân gian trong chơng trình lớp 6

THCS, tạp chí Văn hoá dân gian số 3, 2002.

15. Trần Ngọc Thêm Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam-cái nhìn hệ

thống, Nxb TPHCM, 1997.

16. Hoàng Tiến Tựu Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục 1998.

17. Hoàng Tiến Tựu Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục 1996.

------------- --------------



46



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



18. Nguyễn Khắc Xơng Tìm hiểu những truyền thuyết về săn bắn

thời Hùng Vơng dựng nớc trên đất tổ Tạp chí văn học số 2, 1976.



------------- --------------



47



Nguyễn Thị Thu



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Mục Lục

PHầN Mậ đầU..................................................................................................................................................2

I. Lí DO, MễC đíCH CHN đề TI.

II. ĐẩI TẻNG PHạM VI NGHIêN CỉU.

III. PHơNG PHáP NGHIêN CỉU.

IV. LịCH Sệ VấN đề.



2

3

3

4



PHầN NẫI DUNG..............................................................................................................................................7

CHơNG I

7

VầN đề PHâN LOạI NHM TRUYệN Về PHONG TễC CẹA NGấI VIệT

7

1.Khái niệm nhóm truyện, số lợng và tên truyện có liên quan đến phong tục...................................7

1.1. Khái niệm nhóm truyện.............................................................................................................................7

1.2.1. Số lợng..................................................................................................................................................7

1.2.2. Tên truyện...........................................................................................................................................8

1.2.3. Khái niệm truyện sự tích..................................................................................................................9



2. Các quan niệm phân loại nhóm truyện phong tục........................................................................10

2.1. Cấp độ thể loại.........................................................................................................................................10

2.2. Cấp độ tiểu loại.........................................................................................................................................15



CHơNG II............................................................................................................................................................18

ĐặC đIểM CẩT TRUYệN............................................................................................................................18

1. KHáI NIệM CẩT TRUYệN V NHữNG đặC đIểM CHUNG CẹA CẩT TRUYệN Cặ TíCH.

18

1.1. Khái niệm cốt truyện.................................................................................................................18

1.2. Đặc điểm chung của cốt truyện cổ tích.................................................................................18

2. MẫT Sẩ đặC đIểM CẩT TRUYệN TRONG NHM TRUYệN Cặ TíCH Về PHONG TễC NGấI VIệT. 20

2.1. Đối chiếu các dị bản của nhóm truyện cổ tích phong tục.......................................................20

2.2. Việc tổ chức, sắp xếp các sự kiện...........................................................................................21

2.3. Vai trò của cốt truyện trong việc thể hiện chủ đề.................................................................22

2.3.1. Xung đột trong các truyện:...................................................................................................................23

2.3.2. Chi tiết phi cốt truyện......................................................................................................................26



CHơNG III..........................................................................................................................................................33

ĐặC đIểM NHâN VậT..................................................................................................................................33

1. ĐặC đIểM NHâN VậT TRONG TRUYệN Cặ TíCH NI CHUNG.

33

1.1. Về kiểu nhân vật và quan hệ giữa nhân vật với cốt truyện..................................................33

1.2. Các loại nhân vật........................................................................................................................34

1.2.1. Nhân vật thần kỳ siêu nhiên:..................................................................................................................35

1.2.2. Nhân vật là ngời:...................................................................................................................................36

1.2.3. Nhân vật loài vật:..................................................................................................................................37



1.3. Nguyên tắc xây dựng nhân vật.................................................................................................37

2. ĐặC đIểM NHâN VậT TRONG NHM TRUYệN Cặ TíCH PHONG TễC.

39

2.1. Nhân vật thần kì, siêu nhiên:....................................................................................................39

2.2. Nhân vật là ngời :......................................................................................................................40

2.3. Nhân vật phi cốt truyện........................................................................................................43

PHầN KếT LUậN............................................................................................................................................45

TI LIệU THAM KHảO................................................................................................................................46



------------- --------------



48



Khoá Luận Tốt Nghiệp



Hơng



Nguyễn Thị Thu



------------- --------------



49



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

×