1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Ban giám đốc chi nhánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.62 KB, 147 trang )


4.5.



Hệ thống thông tin cần thiết để đo lường, quản lý, giám sát và báo cáo

rủi ro thanh khoản.



Một hệ thống thông tin mạnh là hệ thống có thể đưa ra các quyết định tốt liên

quan tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hệ thống thông tin có thể tính

toán được trạng thái thanh khoản và dự đoán thanh khoản của ngân hàng:





một cách đầy đủ, cho toàn ngân hàng trên cơ sở tổng hợp, bao gồm tất cả các

khoản mục nội bảng của tài sản và nguồn vốn;







được thực hiện hàng ngày;







được thực hiện theo các mốc thời gian trong ngắn hạn và dài hạn;







theo các loại tiền tệ chính.



Khuyến nghị một số báo cáo về quản lý rủi ro thanh khoản được trình bày trong

phần 4.10. Việc báo cáo kịp thời cho phép so sánh rủi ro thanh khoản hiện tại

với hạn mức đã lập. Để trợ giúp cho quá trình ra quyết định, các báo cáo này cần

bao gồm các thông tin thích hợp cho Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị nhằm

cho phép phân tích, đánh giá xu thế của toàn ngân hàng.

4.6.



Quy trình đo lường và giám sát các yêu cầu tài trợ thuần.



Phân tích luồng tiền dự toán.

ở mức độ cơ bản nhất, việc tính toán khả năng thanh khoản chính là việc đánh

giá luồng tiền vào so với luồng tiền ra của ngân hàng dựa trên thời gian dự tính

của luồng tiền. Thời gian đáo hạn của cá tài sản và công nợ có tính chất tiền tệ là

yếu tố quan trọng đánh giá thời gian các luồng tiền trong tương lai. Thời gian

đáo hạn chính là thời gian còn lại đến khi trả nợ theo hợp đồng và điều khoản

phát hành. Trên thực tế, thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ có tính chất

tiền tệ có thể khác với các điều khoản hợp đồng và dựa trên thoả thuận miệng

giữa các bên và các điều khoản phụ lục ngoài hợp đồng.

Yêu cầu tài trợ thuần được quyết định bằng cách phân tích luồng tiền vào (chủ

yếu là từ các tài sản đáo hạn và các khoản tiền gửi nhận được) và các luồng tiền

ra (chủ yếu do giải ngân các khoản cho vay và trả cho những người rút tiền gửi),

dựa trên giả định về khả năng thanh khoản của tài sản và công nợ.

Khi quyết định tài sản tương lai, cần cân nhắc những vấn đề sau:

Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



59







Tỷ lệ tài sản đáo hạn ngân hàng sẵn sàng và có thể quay vòng?







Khối lượng rút vốn dự kiến của các khoản cho vay đã ký?







Mức độ của các đơn xin vay sẽ được phê duyệt?



Khi quyết định công nợ tương lai, cần cân nhắc những vấn đề sau:





Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn?







Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn?







Mức độ tăng trưởng của những khoản tiền gửi mới?



Thang đáo hạn

Thang đáo hạn là một công cụ hữu dụng sử dụng cho mục đích phân tích các

dòng tiền vào và ro tính đến một thời điểm nhất định trong tương lai. Thặng dư

luỹ kế thuần và thiếu hụt luỹ kế thuần sẽ được tính toán trong một khoảng thời

gian nhất định. Công cụ này cho phép người quản lý có thể quyết định mức tài

sản thanh khoản cần dự trữ để đáp ứng được nhu cầu dòng tiền ra trong một

khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Khoảng thời gian để tính toán thang

đáo hạn thường ngắn, thông thường bắt đầu từ ngày tiếp theo và các khoảng 1-3

ngày, 3-5 ngày. Các khoảng thời gian tiếp theo có thể được kéo dài trong một kỳ

hoặc hơn một năm. Ví dụ về một mẫu thang đáo hạn được trình bày trong Phụ

lục 4.

Phân tích dòng tiền vào và ra sử dụng phương pháp giả định tình huống.

Một phân tích cụ thể hơn về khả năng thanh khoản tương lai sử dụng phương

pháp giả định tình huống để dự đoán thay đổi của các luồng tiền trong các điều

kiện khác. Điều quan trọng trong phương pháp này là nắm bắt được xu hướng

của nền kinh tế và thị trường cùng với sử dụng kinh nghiệm quá khứ về những

vấn đề như mức độ quay vòng các khoản tiền gửi có kỳ hạn khi đến hạn. Những

giả định mà ngân hàng cần đặt ra để dự đoán luồng tiền sẽ bao gồm:





Trong điều kiện thị trường bình thường, giả định các khách hàng của ngân

hàng sẽ quay vòng tiền gửi và các khoản cho vay một cách bình thường.

Trường hợp này giải định Vietcombank chỉ thực hiện những hoạt động bình

thường để tài trợ cho các khoản thiếu hụt hay đầu tư các khoản tiền thặng dư.



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



60







Điều kiện suy thoái, chẳng hạn lo ngại phát sinh từ cuộc khủng hoảng quốc

gia tạo ra nhu cầu rút vốn rất lớn trong nhân dân. Cần có một kế hoạch dự

phòng chỉ ra trong tình huống khẩn cấp này, ngân hàng có nguồn tiền nào đẻ

bù đắp.



4.7.



Kiểm soát nội bộ đối với quản lý rủi ro thanh khoản



Việc thực hiện các quy trình quản lý thanh khoản và cấu trúc hạn mức (được

trình bày dưới đây) là rất quan trọng để đạt được mục tiêu của chiến lược quản

lý rủi ro thanh khoản:

Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản

Việc quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào các quy trình

hoạt động và quy trình kiểm soát. Những quy trình hoạt động chính bao gồm:





Hàng ngày theo dõi sát sao các chi nhánh để đảm bảo các thiếu hụt hay thặng

dư về nguồn vốn được phát hiện và giải quyết kịp thời;







Tận dụng mối liên hệ giữa các ngân hàng để có được sự linh hoạt tài chính và

quản lý tiền mặt hiệu quả.







Quy trình quản lý tiền mặt hàng ngày đi đôi với cơ cấu của chức năng tài

chính (ví dụ: tâp trung hoá, địa phương hoá...)







Các quy trình liên quan đến các khoản phải trả cho phép ngân hàng tối đa giá

trị thời gian của khoản tiền (ví dụ: tận dụng lợi thế của các giảm giá, chiết

khấu...)







Các thủ tục thu hồi hiệu quả, bao gồm cả việc nhắc nhỏ và đòi tiền bồi

thường do trả chậm







Kết nối các khoản vãng lai và “Swept” hàng ngày.



Hạn mức khe hở trong từng kỳ hạn của thang đáo hạn

Thang đáo hạn được sử dụng để phát hiện ra khe hở (chênh lệch) về nguồn vốn

(trường hợp luồng tiền ra vượt quá luồng tiền vào) trong một thời gian nhất định

trong tương lai. Khe hở nguồn vốn phát hiện được trong một thờigian cần được

xem xét một cách tổng thể, có thể là do sự sụt giảm của các tài sản có tính thanh

khoản cao. Khe hở nguồn vốn trong thời gian ngắn hạn (ít hơn 3 tháng) là vấn

đề quan trọng hơn, do luồng tiền được dự đoán chắc chắn hơn so với trong thời

Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



61



gian dài hạn, và có ít cơ hội hơn cho việc lập kế hoạch về những khoản dữ trữ

của ngân hàng. Hạn mức về khe hở được đặt ra trên cơ sở tính cả trong ngắn hạn

và dài hạn theo tỷ lệ % của vốn chủ sở hữu và tổng dự trữ thanh khoản của ngân

hàng.

Ngân hàng Nhà nước cũng có quy định về hạn mức này. Quyết định số

297/1999/QĐ-NHNN5 ban hành ngày 25 tháng 8 năm 1999 quy định tỷ lệ tối đa

là 25% tổng vốn ngắn hạn được dùng để tài trợ cho các khoản cho vay trung và

dài hạn.

Hạn mức về tiền tệ – hạn mức thanh khoản cho từng loại tiền tệ

Hạn mức khe hở được trình bày ở trên được thiết lập cho mọi loại tiền tệ mạnh

mà Ngân hàng có nhu cầu vốn.

Hạn mức tập trung tiền gửi

Hạn mức về tập trung (tính theo % tổng tiền gửi) được xác định để tính mức độ

tập trung cho phép tối đa của những khoản tiền gửi nhận được từ một khách

hàng hoặc từ một ngân hàng đối tác.

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước,

theo đó Ngân hàng buộc phải duy trì lượng tiền mặt ở Ngân hàng Nhà nước

dưới dạng dự trữ bắt buộc, tỷ lệ này được quy định ở các mức như sau:

Đồng Việt Nam



Ngoại tệ



Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới một

năm của khách hàng



3%



8%



Tiền gửi có kỳ hạn trên một năm của khách hàng



5%



12%



4.8.



Đa dạng hoá công nợ và duy trì khả năng bán tài sản



Đa dạng hoá công nợ

Sự tập trung về nguồn vốn sẽ làm phát sinh rủi ro thanh khoản. Ban quản lý cần

biết rõ về thành phần, đặc điểm và sự đa dạng về nguồn vốn của ngân hàng.

Ngân hàng cần kiểm soát được tính phụ thuộc vào một hay một số nguồn vốn

nhất định ở các mức độ sau:



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



62



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×