1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Giá tín dụng của tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.62 KB, 147 trang )


Như vậy, phương pháp tính chi phí nguồn vốn đơn giản nhất đối với ngân hàng

là phương pháp một nguồn vốn, sử dụng chi phí cận biên, với giả định rằng

nguồn vốn chính của ngân hàng là tiền gửi cố định.

Đồ thị lãi suất

Đồ thị lãi suất là một công cụ quan trọng giúp xác định lãi suất cho mỗi loại

công cụ tài chính với thời gian đáo hạn khác nhau. Đồ thị này cho thấy quan hệ

giữa lãi suất của một công cụ tài chính và thời hạn của công cụ đó. Đồ thị lãi

suất mô tả lãi suất thu được trên trục tung và thời hạn trên trục hoành.

Trong điều kiện thông thường, hầu hết các công cụ tài chính có đường đồ thị lãi

suất có độ dốc dương. Điều này phản ánh thực tế rằng các công cụ có thời hạn

dài hơn thường có mức rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cao hơn so vớicác

công cụ có thời gian ngắn hơn. Do đó, quan hệ rủi ro/ lợi nhuận chothấy thị

trường phải áp dụng lãi suất cao hơn đối với các công cụ có thời hạn dài hơn.

ALCO và Khối văn phòng vốn cần tham khảo đồ thị lãi suất để đảm bảo việc

định giá tài sản và công nợ nhất quán với xu hướng định giá của thị trường cho

từng giai đoạn cụ thể.

6.5.



Hệ thống hạn mức hoạt động rõ ràng và bắt buộc



Hạn mức có thể được thiết lập trên cơ sở tổng hợp cũng như theo từng loại danh

mục hoặc từng loại công cụ. Các hạn mức cần được thiết lập phù hợp với quy

mô, mức độ phức tạp và mức vốn của ngân hàng, đồng thời phải nhất quán trong

việc xem xét các ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đối với thu nhập lãi suất thuần

của ngân hàng.

Phương pháp tiếp cận phổ biến nhất để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro lãi suất

đối với thu nhập hiện tại là “phân tích khe hở”, bao gồm lập bảng về thời gian

đáo hạn/tái định giá trong đó phân loại tài sản và công nợ nhạy cảm với lãi suất

theo từng nhóm theo thời gian đáo hạn (nếu là lãi suất cố định) hay thời gian còn

lại đến khi tái định giá (nếu là lãi suất thả nổi)

Khoảng chênh lệch, hay còn gọi là “khe hở” giữa tài sản và công nợ trong một

khoảng thời gian có thể được nhân với thay đổi lãi suất dự kiến để ước tính thay

đổi của thu nhập lãi thuần do thay đổi lãi suất. Ví dụ:





Khe hở âm (công nợ nhạy cảm) cho thấy có nhiều công nợ được tái định giá

trong một khoảng thời gian cố định hơn là tài sản. Trong giai đoạn lãi suất



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



76



đang có xu hướng tăng, thu nhập lãi suất thuần có thể bị ảnh hưởng bất lợi vì

chi phí lãi trong giai đoạn đó tăng nhanh hơn lãi thu được từ tài sản. Nếu lãi

suất đang giảm, với khe hở âm, Ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn

do nhiều công nợ được tái định giá với lãi suất thấp hơn.





Khe hở dương (tài sản nhạy cảm) cho thấy nhiều tài sản hơn công nợ sẽ được

tái định giá trong một khoảng thời gian. Trong trường hợp này, thu nhập có

xu hướng tăng khi lãi suất tăng vì nhiều tài sản hơn công nợ được tái định giá

tại lãi suất cao hơn.



Dựa trên mức độ chấp nhận của ngân hàng đối với rủi ro lãi suất, và với giả định

về thay đổi tiềm tàng trong tương lai của lãi suất, ALCO có thể xây dựng hạn

mức khe hở cho phép cho từng giai đoạn thời gian.

6.6.



Hệ thống thông tin cần thiết để báo cáo rủi ro lãi suất kịp thời và chuẩn

xác



Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng trong việc

báo cáo rủi ro lãi suất cũng tương tự như các yêu cầu về báo cáo rủi ro thanh

khoản, như đề cập trong phần 4.5. Phân tích thời gian đáo hạn của tài sản và

công nợ với lãi suất cố định dùng trong quản lý rủi ro thanh khoản cũng có thể

được dùng để phân tích về mức độ nhạy cảm đối với lãi suất của các tài sản và

công nợ đó. Một yêu cầu bổ sung đặc biệt đối với rủi ro lãi suất là cần phải thu

thập thông tin về thời gian tái định giá của các tài sản và công nợ với lãi suất thả

nổi.

Các báo cáo cần dựa trên dữ liệu của Ngân hàng về rủi ro lãi suất, bao gồm các

thông tin về:





Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng







Hành vi của người đi vay trong việc trả nợ vay trước hạn, và hành vi của

người gửi tiền về việc rút tiền trước hạn, nhằm giúp ngân hàng có thể thiết

lập được những giả thiết về rủi ro quyền lựa chọn như mô tả ở trên;







Thông tin về tính tuân thủ của ngân hàng đối với các cơ chế hạn mức



Ví dụ về các báo cáo này được trình bày trong Phần 6.7.

6.7.



Báo cáo rủi ro lãi suất



Một số ví dụ về các báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro lãi suất:

Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



77



Báo cáo



Mô tả



Mục đích



Định kỳ



Nguồn







Báo cáo lãi Phân tích các mức lãi

suất áp dụng cho các tài

suất

sản và công nợ trong

bảng cân đối kế toán



Thông tin nhanh về Hàng tháng

các mức lãi suất

làm cơ sở để thấy

được xu hướng

biên độ lãi suất

tổng thể



Thủ công







Báo cáo khe Bảng phân tích về thời Phân tích khe hở Hàng tháng

gian đáo hạn/tái định giá đối với mỗi giai

hở lãi suất

trong đó phân bổ tài sản đoạn và luỹ kế

và công nợ nhạy cảm với

lãi suất theo những

khoảng thời gian đáo

hạn (đối với lãi suất cố

định) hay thời gian còn

lại đến khi tái định giá

(đối với lãi suất thả nổi)

để tính khe hở lãi suất.



Thủ công







Báo cáo độ Báo cáo về độ nhạy cảm

nhạy

cảm của biên độ lãi suất cho

biên độ lãi thấy ảnh hưởng khi lãi

suất thay đổi

suất



Thủ công



Đánh

giá

ảnh Hàng tháng

hưởng đối với thu

nhập lãi thuần khi

lãi suất thay đổi

trong các tình

huống khác nhau



7. Rủi ro thị trường

7.1.



Khung quản lý rủi ro thị trường



Mục đích của quản lý rủi ro thị trường là giảm thiểu lỗ của ngân hàng do những

biến động về giá của các tài sản mà ngân hàng hiện có.

Khung quản lý rủi ro thị trường bao gồm năm nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc



Phần



1



Chiến lược hoạt động kinh doanh và đầu tư



7.2



2



Xác định rủi ro thị trường trong các hoạt động của Vietcombank



7.3



3



Thực hiện các đánh giá cần thiết đối với các khoản đầu tư tiềm năng

và kiểm soát các khoản đầu tư hiện có



7.4



4



Đảm bảo đa dạng hoá cần thiết đối với các khoản đầu tư



7.5



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



78



5



Hệ thống hạn mức giao dịch và đầu tư rõ ràng và bắt buộc



7.6



Khung quản lý này chỉ đề ra những nội dung cơ bản đối với rủi ro thị trường liên

quan đến những biến động về giá của chứng khoán đầu tư. Nội dung quản lý rủi

ro liên quan đến rủi ro hối đoái và rủi ro lãi suất đã được đề cập trong các phần

riêng của Cẩm nang này.

7.2.



Chiến lược hoạt động kinh doanh và đầu tư



Chiến lược đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư cần bao gồm những hướng

dẫn cụ thể về:





Mức độ mà hoạt động kinh doanh và đầu tư đươc coi là chủ chốt (hay không

chủ chốt) đối với hoạt động của ngân hàng, nhất quán với chiến lược hoạt

động của ngân hàng







Chính sách liên quan đến các loại công cụ tài chính mà ngân hàng được phép

kinh doanh hay đầu tư và phòng ban có trách nhiệm đối với các hoạt động

này.







Mục tiêu của ngân hàng khi tham gia và một giao dịch kinh doanh hay đầu tư

nào đó. Lý do mà Ngân hàng tham gia vào một hoạt động cụ thể có thể la f:



a) Lý do chiến lược, như đầu tư vào Công ty chứng khoán hay Công ty cho thuê

tài chính Vietcombank, đây là một phần chiến lược của ngân hàng nhằm

cung cấp dịch vụ trong các hoạt động này.

b) Lý do đầu cơ, như đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán niêm yết để thu lợi

nhuận ngắn hạn.

c) Để thu cổ tức hay lãi do cổ phần tăng giá trong trung/dài hạn.

d) Để duy trì khả năng thanh khoản của các chứng khoán có thể giao dịch trên

thị trường để thu được mức lợi nhuận hợp lý.

e) Cho mục đích xã hội, như mua cổ phần trong các tổ chức tài chính nhỏ hơn

theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước hay Bộ tài chính để truyền kinh

nghiệm quản lý của Vietcombank cho các tổ chức này.

7.3.



Xác định rủi ro thị trường



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



79



Rủi ro thị trường là rủi ro do thay đổi bất lợi trong giá thị trường, ví dụ như tỷ

giá hối đoái, lãi suất hay giá vốn. Rủi ro thị trường phát sinh do thay đổi trong

các điều kiện thị trường và biến động thị trường. Phần này sẽ chỉ đề cập đến rủi

ro thị trường liên quan đến giá đầu tư vốn và đầu tư chứng khoán, gọi chung là

“rủi ro giá đầu tư”

Rủi ro giá đầu tư là mất mát tiềm tàng do những thay đổi bất lợi trong giá trị các

khoản đầu tư mà ngân hàng nắm giữ. Rủi ro đầu tư có thể được phân loại thành:





Rủi ro giá đầu tư chung, liên quan đến mức độ nhạy cảm của giá trị danh

mục đầu tư đối với thay đổi chung trong giá tài sản của một nhóm tài sản.

Như vậy, rủi ro chung này không thể giảm đi khi đa dạng hoá đầu tư trong

một nhóm tài sản. Những chỉ số lớn, như chỉ số VN-Index, chỉ số Dow Jones

và FTSE-100, bao gồm rủi ro thị trường chung và cho thấy mức biến động

của thị trường vốn trên cơ sở tổng thể.







Rủi ro giá đầu tư cụ thể, thể hiện phần biến động giá của một khoản đầu tư cụ

thể được quyết định bởi những đặc điểm cụ thể của người phát hành. Rủi ro

này khác với những dao động trong giá chung của thị trường và có thể giảm

khi đa dạng hoá đầu tư. Bằng cách thiết lập một danh mục với số lượng lớn

các khoản đầu tư, rủi ro cụ thể này có thể giảm đi rất nhiều vì những dao

động cụ thể trong giá cả của một loại chứng khoán sẽ bị loại bỏ giao động

ngược chiều trong giá của một loại chứng khoán khác và chỉ còn lại rủi ro giá

đầu tư chung.



Các yếu tố khác ảnh hưởng tới rủi ro giá đầu tư bao gồm:





Tính thanh khoản của thị trường – sự tồn tại của một thị trường chứng khoán

chính thức và phát triển với lượng giao dịch lớn có nghĩa là giá đưa ra của

chứng khoán đáng tin cậy hơn là trong trường hợp chứng khoán đó được giao

dịch trên thị trường không chính thức và không thường xuyên như trong

trường hợp giao dịch các chứng khoán không niêm yết.







Rủi ro hối đoái – sự biến động của một loại tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới

biến động của giá đầu tư chứng khoán bằng loại tiền tệ đó







Rủi ro quốc gia – rủi ro liên quan đến quốc gia của người phát hành sẽ ảnh

hưởng tới biến động giá đầu tư chứng khoán. Ví dụ khủng hoảng kinh tế khu

vực và chính sách của Chính phủ hạn chế chuyển vốn đầu tư.



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



80



7.4.



Thực hiện đánh giá cần thiết đối với các khoản đầu tư tiềm năng và

kiểm soát các khoản đầu tư hiện có



Trước khi đầu tư vào một chứng khoán nào đó, ngân hàng cần phân tích, đánh

giá mọi mặt về khoản đầu tư đó. Mục đích của việc đánh giá này cũng tương tự

như phân tích tín dụng –qua phân tích kỹ lưỡng các thông tin cần thiết, ngân

hàng sẽ nhận biết được rõ ràng hơn những nhân tố ảnh hưởng tới sự giảm giá tài

sản trong tương lai. Mức độ chi tiết của phân tích này tuỳ thuộc vào lượng tiền

đầu tư và như đã đề cập ở trong phần sau đây, bản chất của khoản đầu tư.

Chứng khoán đầu tư ngắn và trung hạn

Những chứng khoán trong nhóm này thường bao gồm công trái, trái phiếu kho

bạc, trái phiếu do ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành cũng như trái

phiếu của các quỹ quản lý ngoại tệ (như Citibank, New York) và các quỹ uỷ thác

đầu tư khác. Các chứng khoán đầu tư này cần được đánh giá dựa trên các tiêu

chí sau:





Rủi ro tín dụng liên quan đến bên phát hành trái phiếu là gì? Nếu bên phát

hành trái phiếu là một tổ chức tài chính hay một công ty, rủi ro tín dụng có

thể được đánh giá sử dụng Hệ thống chấm điểm tín dụng. Nếu bên phát hành

là cơ quan Chính phủ thì việc chi trả có được Chính phủ bảo đảm hay không?

Nếu rủi ro tín dụng ở mức không thể chấp nhận được, bên phát hành có thể

chấp tài sản hay không?







Có thị trường thứ cấp cho chứng khoán này khi Ngân hàng muốn bán chứng

khoán trước hạn hay không?







Ngân hàng có nắm giữ chứng khoán nào của bên phát hành này trước đó hay

không và ngân hàng đã gặp phải khó khăn nào không lường trước được?







Nếu các chứng khoán là do quỹ uỷ thác đầu tư phát hành thì bản chất của các

khoản đầu tư trong quỹ đó là gì và chúng có bao gồm các công cụ phái sinh

hay không?







Các yếu tố rủi ro khác có tồn tại hay không, ví dụ như rủi ro hối đoái hay rủi

ro quốc gia?







Lãi từ khoản đầu tư này có tính cạnh tranh so với các khoản đầu tư khác với

các điều khoản tương tự hay không?



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



81



Nhân viên khối phòng Vốn là những người phù hợp nhất để thu thập các thông

tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích trên. Do các chứng khoán này thường có

lãi suất cố định và thời gian cố định, Ngân hàng thường không thể thanh toán

chứng khoán trước hạn. Do đó, việc giám sát liên tục các khoản đầu tư đó sẽ chỉ

chú trọng vào việc nhận biết các yếu tố quan trọng có thể gây ảnh hưởng tới khả

năng thanh toán chứng khoán khi đáo hạn và thu lãi đúng hạn.

Cổ phiếu niêm yết và các khoản đầu tư dài hạn.

Các khoản đầu tư trong mục này bao gồm cổ phiếu giao dịch trên Trung tâm

giao dịch chứng khoán Việt Nam, tham gia vốn vào các công ty cổ phần và đầu

tư vốn vào các công ty không niêm yết. Cổ phiếu và đầu tư vốn cần được đánh

giá dựa trên các chỉ tiêu sau:





Bản chất ngành mà doanh nghiệp hoạt động là gì, triển vọng của ngành như

thế nào và vị trí của doanh nghiệp so sánhiệm vụới các đối thủ cạnh tranh ra

sao?







Tình hình tài chính gần đây của doanh nghiệp như thế nào và khả năng hoạt

động trong 2 đến 3 năm tới ra sao?







Doanh nghiệp đã có kế hoạch hoạt động chi tiết hay chưa và chiến lược hoạt

động có gắn liền với dự toán tài chính hay không?







Nếu doanh nghiệp đã có dự toán tài chính thì những giả thiết liên quan có

hợp lý hay không?







Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo như thế nào và kinh nghiệm, uy tín của họ ra

sao?







Tỷ lệ giá/lợi nhuận (tỷ lệ PE) của cổ phiếu như thế nào và tỷ lệ này so với

các doanh nghiệp cùng ngành ra sao?







Nếu doanh nghiệp là một ngân hàng hay tổ chức tài chính, việc mua cổ phần

có mang lại lợi ích chiến lược như khả năng cung cấp dịch vụ đan chéo với

Vietcombank, hay giảm cạnh tranh trực tiếp trong một số khu vực hay sản

phẩm hay không.



Phòng đầu tư có trách nhiệm đánh giá các khoản đầu tư mới và trình Ban lãnh

đạo Ngân hàng phê duyệt. Phòng này cũng có trách nhiệm giám sát các khoản



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



82



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×