1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Chứng khoán đầu tư ngắn và trung hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.62 KB, 147 trang )


Nhân viên khối phòng Vốn là những người phù hợp nhất để thu thập các thông

tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích trên. Do các chứng khoán này thường có

lãi suất cố định và thời gian cố định, Ngân hàng thường không thể thanh toán

chứng khoán trước hạn. Do đó, việc giám sát liên tục các khoản đầu tư đó sẽ chỉ

chú trọng vào việc nhận biết các yếu tố quan trọng có thể gây ảnh hưởng tới khả

năng thanh toán chứng khoán khi đáo hạn và thu lãi đúng hạn.

Cổ phiếu niêm yết và các khoản đầu tư dài hạn.

Các khoản đầu tư trong mục này bao gồm cổ phiếu giao dịch trên Trung tâm

giao dịch chứng khoán Việt Nam, tham gia vốn vào các công ty cổ phần và đầu

tư vốn vào các công ty không niêm yết. Cổ phiếu và đầu tư vốn cần được đánh

giá dựa trên các chỉ tiêu sau:





Bản chất ngành mà doanh nghiệp hoạt động là gì, triển vọng của ngành như

thế nào và vị trí của doanh nghiệp so sánhiệm vụới các đối thủ cạnh tranh ra

sao?







Tình hình tài chính gần đây của doanh nghiệp như thế nào và khả năng hoạt

động trong 2 đến 3 năm tới ra sao?







Doanh nghiệp đã có kế hoạch hoạt động chi tiết hay chưa và chiến lược hoạt

động có gắn liền với dự toán tài chính hay không?







Nếu doanh nghiệp đã có dự toán tài chính thì những giả thiết liên quan có

hợp lý hay không?







Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo như thế nào và kinh nghiệm, uy tín của họ ra

sao?







Tỷ lệ giá/lợi nhuận (tỷ lệ PE) của cổ phiếu như thế nào và tỷ lệ này so với

các doanh nghiệp cùng ngành ra sao?







Nếu doanh nghiệp là một ngân hàng hay tổ chức tài chính, việc mua cổ phần

có mang lại lợi ích chiến lược như khả năng cung cấp dịch vụ đan chéo với

Vietcombank, hay giảm cạnh tranh trực tiếp trong một số khu vực hay sản

phẩm hay không.



Phòng đầu tư có trách nhiệm đánh giá các khoản đầu tư mới và trình Ban lãnh

đạo Ngân hàng phê duyệt. Phòng này cũng có trách nhiệm giám sát các khoản



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



82



đầu tư hiện có dựa trên báo cáo phân tích hàng quý, báo cáo nửa năm hay báo

cáo thường niên của nhà đầu tư.

7.5.



Đảm bảo đa dạng hoá cần thiết đối với các khoản đầu tư.



Ngân hàng cần hạn chế rủi ro giá đầu tư bằng cách đảm bảo đa dạng hoá các

chứng khoán mà ngân hàng nắm giữ. Giả định rằng ngân hàng duy trì một danh

mục đầu tư đa dạng, các yếu tố gây nên giảm giá của một chứng khoán sẽ không

gây ảnh hưởng đến tất cả các chứng khoán trong danh mục và lỗ tiềm tàng có

thể hạn chế được. Đa dạng hoá đầu tư cần được tiến hành bằng cách giảm mức

độ tập trung trong danh mục, dựa trên những tiêu chí ví dụ sau:





Cổ phiếu hay chứng khoán;







Đối tác hay bên phát hành







Ngành công nghiệp







Loại đầu tư hay nhóm tài sản







Loại tiền







Thời gian đáo hạn







Quốc gia



Để duy trì đa dạng hoá đầu tư cần có cơ chế giám sát toàn bộ danh mục thường

xuyên để phát hiện những tập trung có thể có. Ngân hàng có thể phát triển định

hướng danh mục đầu tư mong muốn theo tỉ lệ đầu tư định trước. Điều này cần

được thực hiện trên cơ sở chiến lược giao dịch và đầu tư.

7.6.



Hệ thống hạn mức giao dịch và đầu tư



Việc thiết lập một cơ chế hạn mức giao dịch và đầu tư, như mô tả dưới đây,

đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro giá đầu tư. Hạn mức có thể ở

các dạng sau:





Hạn mức phê duyệt đầu tư chứng khoán. Ban Giám đốc có thể giao hạn mức

phê duyệt một số khoản đầu tư cho các trưởng phòng. Ví dụ, Trưởng phòng

vốn có thể phê duyệt mua trái phiếu kho bạc.



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



83







Hạn mức dừng khi lỗ (stop loss), thể hiện mức lỗ chưa thực hiện cao nhất

ngân hàng ngân hàng có thể chấp nhận đối với một danh mục đầu tư trước

khi tìm cách bán hay giảm khoản đầu tư nắm giữ.







Hạn mức tập trung, dựa trên các tiêu chí đa dạng hoá đầu tư như mô tả trên

đây, hạn mức cần được thiết lập một cách nhất quán với mục tiêu kinh doanh

và đầu tư của ngân hàng. Các hạn mức này có thể dựa trên phần trăm danh

mục đầu tư hay tổng tài sản của ngân hàng.







Hạn mức sở hữu, hạn chế %tổng vốn điều lệ của bên nhận đầu tư mà ngân

hàng có thể nắm giữ. Ngân hàng có thể hạn chế % nắm giữ cổ phần của một

đơn vị được đầu tư nào đó vì nếu vượt quá mức nhất định thì ngân hàng sẽ

phải chịu thêm trách nhiệm và có thể dẫn tới tình trạng Vietcombank trở

thành “ người tạo thị trường” đối với cổ phiếu của doanh nghiệp đó.







Hạn mức luật định. Quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của

Ngân hàng Nhà nước quy định các khoản đầu tư vào một doanh nghiệp

không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tính trên tổng

số, không kể các khoản đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác, danh mục đầu

tư của ngân hàng không được vượt quá 30% tổng vốn điều lệ.



7.7.



Báo cáo rủi ro thị trường



Một số ví dụ về các báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro thị trường:

Báo cáo

Mô tả

Phân tích các khoản đầu tư

• Cơ cấu

danh mục đang nắm giữ theo giá trị

ghi sổ, đối chiếu với sổ cái,

đầu tư

theo các tiêu chí:

• Cổ phiếu hay chứng

khoán

• Đối tác hay bên phát

hành

• Ngành công nghiệp

• Loại đầu tư hay nhóm

tài sản

• Loại tiền

• Thời gian đáo hạn

• Quốc gia

• Báo cáo Phân tích các khoản đầu tư

đang nắm giữ theo giá thị

điều

trường ước tính. Đối với các

chỉnh

theo thị chứng khoán không được

giao dịch rộng rãi, (ví dụ

trường

Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



Mục đích

Tổng quan về danh

mục giúp ban lãnh

đạo có thể đánh giá

được cấu trúc của

danh mục hiện tại

so với cơ cấu dự

kiến, và phát hiện

mức tập

trung

trong danh mục.



Định kỳ

Nguồn

Ngắn hạn: Thủ công

Hàng tháng

Dài

hạn:

Hàng quý



Đánh giá hoạt động Hàng tháng

của danh mục và

của từng loại chứng

khoán dựa trên

những thay đổi thị



Thủ công



84







như các chứng khoán không

được niêm yết) giá ước tính

có thể là một khoảng giá trị.

Báo cáo Phân tích thêm về đầu tư

đánh giá vốn, bao gồm:

đầu

tư • Điều

kiện

thị

vốn

trường/ngành

• Thu nhập cổ tức cho

toàn bộ danh mục và

cho các khoản đầu tư

vào mỗi doanh nghiệp

• Quy mô, bản chất, mức

độ phức tạp và rủi ro của

mỗi doanh nghiệp

• Tình hình tài chính gần

đây của các doanh

nghiệp, bao gồm số liệu

lịch sử và dự đoán



trường trong các

giai đoạn

Các thông tin quản Nửa năm

lý bổ sung để giúp

ra quyết định về

việc mua hay bán

các khoản đầu tư



Thủ công



8. Rủi ro hoạt động

8.1.



Khung quản lý rủi ro hoạt động



Rủi ro hoạt động phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, do sai sót kỹ

thuật, những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những tai biến không định trước

hay những vấn đề về hoạt động khác có thể dẫn đến mất mát không định trước

hay những vấn đề về danh tiếng. Phạm vi và thời gian xảy ra những rủi ro hoạt

động rất rộng lớn. Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra những khoản lỗ lớn nhất

trong thị trường quốc tế. Các thông lệ tốt nhất ngày càng chú trọng tới việc định

lượng rủi ro hoạt động – khả năng xảy ra một sự kiện và tác động tài chính của

sự kiện đó. Do rủi ro hoạt động có thể tăng lên cùng với mức độ phức tạp trong

hoạt động của ngân hàng, việc áp dụng khung quản lý rủi ro nhằm quản lý các

rủi ro này là rất quan trọng.

Khung quản lý rủi ro hoạt động bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc



Phần



1



Chiến lược quản lý rủi ro hoạt động



8.2



2



Xác định rủi ro hoạt động trong các hoạt động của Vietcombank



8.3



3



Các thủ tục kiểm soát nội bộ giúp giảm thiểu sai phạm của nhân



8.4



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



85



viên

4



Các quy trình và kiểm soát của hệ thống công nghệ thông tin giúp

đảm bảo an toàn hệ thống và bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu



8.5



5



Các quy trình đảm bảo an toàn và bảo hiểm cần thiết đối với tài sản

cố định



8.6



6



Các chính sách nhân sự nhằm tạo lập và trách nhiệm của nhân viên

và môi trường làm việc lành mạnh



8.7



8.2.



Chiến lược quản lý rủi ro hoạt động



Chiến lược quản lý rủi ro hoạt động cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về:





Nhận dạng các loại rủi ro hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Trong giai đoạn

phát triển và tái cơ cấu, một số rủi ro hoạt động nhất định sẽ có tầm quan

trọng hơn các rủi ro khác. Ví dụ, tái cơ cấu tổ chức và nhân sự dễ gây ra

những sai sót của nhân viên hơn trong giai đoạn thay đổi ban đầu. Tương tự,

những sai sót trong kỹ thuật của một phần mềm có thể nhiều hơn trong giai

đoạn thử nghiệm.







Mức độ rủi ro hoạt động thị trường Ngân hàng có thể chấp nhận đối với từng

loại rủi ro trọng yếu. Rủi ro hoạt động có thể được đo lường bằng cách sử

dụng phương pháp đánh giá định tính như xếp hạng của kiểm toán nội bộ, dữ

liệu về khối lượng hoạt động, mức quay vòng và tỷ lệ sai sót để quyết định

mức rủi ro có thể chấp nhận. Những tổn thất nhỏ trong hoạt động, như những

tổn thất do lỗi thông thường, không thường xuyên của con người là rất phổ

biến đối với nhiều doanh nghiệp, và chi phí để giám sát và giảm thiểu các lỗi

đó có thể lớn hơn so với khoản tổn thất mà các lỗi đó gây ra. Ngược lại,

những rủi ro hoạt động lớn với xác suất nhỏ nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng

cần được chú ý hơn.



8.3.



Xác định rủi ro hoạt động



Rủi ro hoạt động là rủi ro có thể dẫn đến tổn thất cho Ngân hàng do nhiều dạng

sai sót khác nhau cả về con người và kỹ thuật, bao gồm:





Hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống báo cáo không hiệu

quả hay có lỗi;







Sai phạm của nhân viên



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



86







Các yếu tố bên ngoài khác có thể gây ảnh hưởng tới các tài sản hữu hình của

Ngân hàng, ảnh hưởng tới danh tiếng hay khả năng hoạt động bình thường

của ngân hàng.



Tình trạng hiện tại của Vietcombank có thể làm tăng rủi ro hoạt động của Ngân

hàng, ví dụ như những rủi ro do các yếu tố sau đây:





Do tổ chức hoạt động phân tán của Ngân hàng và khả năng các quy trình

không thống nhất giữa các chi nhánh, có thể dẫn đến lỗi của nhân viên không

được phát hiện;







Chức năng kiểm toán nội bộ vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành và

cần có nhiều nguồn lực hơn;







Hệ thống Silverlake đang bước đầu được thiết lập và ảnh hưởng của nó đối

với các quy trình hoạt động của ngân hàng







Là một ngân hàng tương đối trẻ, Vietcombank còn ít kinh nghiệm thực tế về

hoạt động hơn nhiều các ngân hàng quốc tế khác. Đối với nhiều ngân hàng,

học hỏi từ những thất bại trong quá khứ là cách tốt nhất để xây dựng một quy

trình quản lý rủi ro hiệu quả.



8.4.



Các thủ tục kiểm soát nội bộ giúp giảm thiểu sai phạm của nhân viên



Một hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động

hiệu quả, để đảm bảo mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và tuân thủ theo pháp

luật và các quy định. Chính sách kiểm soát nội bộ của ngân hàng cần tính đếnc

các chức năng chính như xử lý dữ liệu, hạch toán kế toán (chuẩn bị báo cáo tài

chính và các báo cáo quản lý), hệ thống lương bổng, hoạt động cho vay, chứng

khoán đầu tư, hoạt động kinh doanh, tiền gửi, tiền vay và tiền mặt. Thiết lập môi

trường kiểm soát lành mạnh sẽ giảm bớt rủi ro, sai phạm và những mất mát

không định trước làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

Môi trường kiểm soát nội bộ

Môi trường kiểm soát nội bộ là cơ chế trong đó chức năng kiểm soát nội bộ

được thiết lập, thực hiện và giám sát. Cơ chế này phản ánh quan điểm, nhận thức

và hành động của ban lãnh đạo và tất cả các nhân viên đối với tầm quan trọng

của kiểm soát và các chính sách, quy trình, phương pháp và cơ cấu tổ chức của

ngân hàng. Không có một hệ thống kiểm soát nội bộ nào có thể ngăn chặn toàn

bộ các sai sót, vi phạm. Tuy nhiên, việc ngân hàng nhận biết được những lĩnh

Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



87



vực rủi ro và đảm bảo cơ chế kiểm soát hoạt động một cách hiệu quả là rất quan

trọng.

Uỷ ban Basle về giám sát ngân hàng khuyến nghị môi trường kiểm soát nội bộ

cần bao gồm 5 thành phần có tính tương hỗ sau:





Môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo đóng vai

trò quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo và giám sát ngân hàng, thiết

lập các quy định và cơ cấu phản ánh quan điểm chung về tầm quan trọng của

kiểm soát.







Xác định và đánh giá rủi ro. Một lĩnh vực quan trọng trong cơ chế kiểm soát

là khả năng phát hiện và đánh giá tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài có

ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động, thông tin và nghĩa vụ tuân thủ của ngân

hàng. Việc đánh giá rủi ro của ngân hàng bao gồm phát hiện, phân tích và

quản lý những rủi ro có liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ngân

hàng.







Các hoạt động kiểm soát và phân tách nhiệm vụ. Công việc này bao gồm

thiết lập các chính sách và quy trình và thông qua việc áp dụng các chính

sách và quy trình đo xác minh được chi tiết các giao dịch và hoạt động, đồng

thời đảm bảo các kiểm tra cần thiết đối với việc thực thi các nhiệm vụ của

nhân viên, đảm bảo việc phân tách nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Phân tách

nhiệm vụ, kiểm tra ở cấp độ lãnh đạo cao cấp, kiểm tra thực tế tài sản, đối

chiếu và đánh giá khả năng hoạt động là những hoạt động kiểm soát thường

gặp nhất.







Thông tin liên lạc. Việc này liên quan đến cơ cấu tổ chức nhằm lưu chuyển

thông tin một cách tin cậy và kịp thời trong tất cả các hoạt động của ngân

hàng. Thông tin và liên lạc là quá trình thu thập và trao đổi thông tin cần thiết

để thực hiện, quản lý và kiểm soát hoạt động của ngân hàng.







Kiểm soát hoạt động và sữa chữa sai sót. Việc này liên quan đến công tác

kiểm soát hàng ngày và định kỳ đối với khả năng hoạt động hiệu quả và sữa

chữa lỗi một cách nhanh nhạy của hệ thống kiểm soát nội bộ của toàn bộ

ngân hàng, báo cáo đến các cấp có thẩm quyền.



Cẩm nang quản lý rủi ro - VCB



88



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×