Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.46 MB, 218 trang )
của Việt Nam, chuỗi bồn trũng này bị cắt đôi thành hai phần bởi đới khâu
kiến tạo kế thừa Sông Hồng được thể hiện trực tiếp trong phạm vi thềm lục
địa và oằn võng sâu vịnh Bắc Bộ phương tây bắc - đông nam. Đến lượt mình,
các bồn trũng Kainozoi lại được ngăn cách bởi những kiến trúc nâng (hay sụt
tương đối) có qui mô bé hơn nhiều và thường chỉ là các kiến trúc rìa nhưng lại
có cấu trúc nội tại rất phức tạp. Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, các bồn
trũng kể trên tuy lệ thuộc các kiểu nguồn gốc khác nhau nhưng cũng có chung
một cơ chế sinh thành là căng dãn và sụt lún,và dường như đều trải qua ba thời
kỳ phát triển : Paleogen, Mioxen và Plioxen - Đệ tứ. Sự phát triển của chúng
nằm trong mối tương quan chặt chẽ với qúa trình phát triển của kiến trúc Biển
Đông kế cận.
Các kiến trúc Kainozoi của thềm lục địa được chia thành hai nhóm
chính với đới khâu kế thừa Sông Hông làm ranh giới, Nhóm kiến trúc thứ nhất
nằm kề phía đông bắc của đới khấu Sông Hồng. Cấu trúc nội tại của nó bao
gồm các bồn trũng Kainozoi có qui mô khác nhau là Tây Lôi Châu và Nam
Hải Nam. Các bồn trũng kể trên thành tạo trên móng uốn nếp tuổi Paleogen bị
lún chìm của miền uốn nếp Katazia đã bị cải biến mạnh bởi các hoạt động hồi
sinh macma - kiến tạo Mecozoi.
Trên phạm vi thềm lục địa đới khâu Sông Hồng thể hiện là một oằn
võng bù trừ sâu được giới hạn bởi các đới đứt gãy sâu có phương tây bắc đông nam và chuyển dần về phương kinh tuyến thềm lục địa miền Trung. Cho
đến nay vấn đề cấu trúc nội tại của oằn võng sâu này vẫn chưa được sáng tỏ.
Căn cứ vào các tài liệu địa vật lý (địa chấn và trọng lực) có thể dự đoán bề dày
các trầm tích Kainozoi ở đây đạt trên 12 km (có thể đến 14 km). Sự phân dị
kiến trúc theo đường phương cũng thể hiện khá đậm nét. Đây là một đối tượng
địa chất quan trọng của thềm lục địa Việt Nam nói chung.
Phía tây nam của đới khâu Sông Hồng là một dải thềm lục địa hẹp
thuộc phần rìa phía tây của vịnh Bắc Bộ. Trên hầu hết diện tích dải này có
biểu hiện các đơn nghiêng sụt lún với biên độ đạt đến 6-7km. Nằm kề sát phía
nam của dải này là bốn trũng Phú Khánh chủ yếu có phương kinh tuyến. Cấu
trúc nội tại của bồn này bao gồm các trũng hẹp có chiếu sâu đến 5-6km. Có
những trũng kéo dài sang phạm vi sườn lục địa và bị chắn phía đông bởi đới
đứt gãy kinh tuyến Hai Nam- eo biển Sunda. ở phía nam, bồn trũng Phú
Khánh tiếp giáp với đớt sụt tương đối Phan Rang đồng thời cũng là hội điểm
47
phía bắc của các bồn trũng lớn Cửu Long (Vũng Tàu) và Nam Côn Sơn. Bồn
trũng Cửu Long có phương đông bắc và cấu tạo phức tạp với nhiều hệ thống
đứt gãy khác phương. Bề dày trầm tích ở đây đạt đến 8km. Dải nâng Côn Sơn
đóng vai trò ranh giới của hai trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Bồn trũng
Nam Côn Sơn chiếm diện tích rộng lớn phía đông và nam dải nâng Côn Sơn.
Cấu trúc của nó bao gồm một số các trũng bậc cao được giới hạn chủ yếu
bằng các đứt gãy phương kinh tuyến và đông gắc - tây nam. Biên độ sụt lún ở
đây đạt cực đại hơn 10 km. Về phía đông, một sống lồi rìa ngăn cách bồn
trũng Nam Côn Sơn với kiến trúc lòng chảo nước sâu Biển Đông. Về phía nam
bồn trũng Nam Côn Sơn chia thành hai nhánh đới nâng Natuma. Nhánh phía
tây kéo dài và bồn trũng tây Natuna. Còn nhánh phía đông tiếp tục kéo xuống
phía nam và nhập vào bồn trũng Kainozoi khổng lồ Sarawan.
Càng đi về phía nam thì thềm lục địa Việt Nam càng mở rộng và hoà
vào các thềm lục địa Sunda. Như đã biết, kiến trúc cơ bản của thềm lục địa
này là những bồn trũng Kainozoi rộng được lấp đầy các trầm tích có bề dày
lớn (từ 4-5 đến 9-10 km) với tiềm năng lớn về tích tụ dầu khí trong sự thành
tạo đa số các bồn trũng dẫn đầu là các đứt gãy của móng. Điều đó nói lên bản
chất rift của chúng.
Trong phạm vi vịnh Thái Lan phân chia được hai vòng nguồn rift :
Pattani phương kinh tuyến và Malay phương tây bắc - đông nam. Võng Malay
phương tây băc - đông nam. Võng Malay phân cách với rìa nam của thềm lục
địa tây Biển Đông bởi một yên ngựa. Rìa nam này uốn thành vòng cung lồi về
phía nam và có biên độ sụt lún đến 4-5 km. Trong cấu trúc của hệ thống giáp
nối này có các trũng Peniu và Tây Natuna. Về phía bắc hệ thống này kề với
vùng nước nông của thềm lục địa Việt Nam có chiều dày trầm tích Kainozoi
bé (tối đa đến 2 km) và có điểm lác đác các hòn đảo nhỏ thuộc phạm vi thềm
lục địa Sunda (trong văn liệu hiện nay thường gọi là đới nâng Korat).
Về phía đông thềm lục địa Việt Nam tiếp giáp với biển với biển rìa
Đông Việt Nam qua một đới khâu kiến tạo khổng lồ, thể hiện là một đới phá
huỷ kiến tạo bao gồm các hệ thống đứt gãy chủ yếu có phương kinh tuyến
nhưng có đặc tính cấu trúc và hình động học khác nhau. Đới khâu này trải dài
theo dải kinh tuyến 109 - 1100, bắt đầu từ phía nam của địa khối Tiền Cambrri
Nam Hải qua suốt sườn lục địa phía đông nước ta và kéo xuống phía nam dọc
mạn sườn phía tây đảo Kalinantan đến eo biển Sunda ngân cách các đảo
48
Sumatra và Java của Indonesia. Trên bình đồ đới khâu này phân cắt rõ rệt cả
các kiến trúc kiểu lục địa lẫn các kiến trúc kiểu đại dương. Điều đó nói lên
bản chất nguồn sâu của nó.
Mô hình phân vùng kiến tạo của vực đáy Biển Đông bao gồm các yếu tố
kiến trúc chủ yếu sau :
1. Lòng chảo nước sâu với vỏ đại dương mà trên đó đã bắt đầu hình thành vỏ
phủ trầm tích từ Kainozoi với bề dày tầng cao.
2. Các khối bị lún chìm có vỏ lục địa tuổi Paleozoi Trường Sa (Spratly Reed) và Hoàng Sa (Paracel-Macclefield) đang bị huỷ hoại và tách dãn
cùng với việc thành tạo các hệ tầng Kainozoi có bề dày phân dị lớn.
3. Hệ thống bờ của biển rìa bao gồm các võng rìa sâu và vàch kiến tạo trong
phạm vi sườn lục địa.
Các kiểu kiến trúc kể trên hợp thành một loại kiến trúc thống nhất kiểu
huỷ hoại - gây dựng (destruction- construction) rất đặc trưng cho các miền
động kiểu địa máng rìa lục địa.
Lòng chảo nước sâu Biển Đông trên bình đồ lòng chảo nước sâu trung
tâm Biển Đông có dạng một địa hào, thu hẹp lại trên hướng tây nam giữa hai
khối vỏ lục địa lún chìm Hoàng Sa và Trường Sa. ở phía tây nam tiếp cận với
sườn lục địa, kiến trúc này bị cắt ngang bởi đứt gãy kinh tuyến Hải Nam - eo
biển Sunda. Lòng chảo nước sâu Biển Đông ngăn cách với biển Sulu bởi tiểu
lục địa Palawan-Mindoro, tiểu lục địa này tiếp tục kéo dài về phía tây nam
bằng cung đảo Plawan-Sabah. ở phía bắc lòng chảo này tiếp giáp với thềm lục
địa Nam Trung Quốc qua đới đứt gãy có phương á vĩ tuyến với các địa hào
hẹp kèm theo. Trong các địa hào này có mặt các thành tạo macma mafic và
các hệ tầng trầm tích Kainozoi khá dày.
Vỏ Trái đất của lòng chảo nước sâu Biển Đông thuộc kiểu đại dương
với chiều dày 4 - 8km và bề mặt Moho nằm ở độ sâu 8 - 12km tương ứng.
Phần phía đông rộng nhất của lòng chảo này là nơi được nghiên cứu chi tiết
nhất. ở đây các dị thường từ mang tính chất tuyến đối xứng với phương á kinh
tuyến. Theo các dị thường từ này nhận biết được pha dãn đáy biển mạnh nhất
diễn ra vào khoảng 32 đến 17 triệu năm về trước với tốc độ là 2,5cm một năm.
Bề dày của vỏ phủ trầm tích ở đây tăng dần từ trục dãn đáy về phía các bờ đặc
biệt là về phía bờ bắc và dao động trong khoảng 0,2 đến 2km.
49
Các khối tảng có vỏ lục địa bị lún chìm phần lớn của diện tích Biển
Đông thuộc về các kiến trúc khá đặc thù, về phía đông bắc là kiến trúc Hoàng
Sa, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và cồn nổi Macclefield và các phần kéo dài
dưới nước của chúng về phía tây nam, còn về phía nam là kiến trúc Trường Sa
bao gồm quần đảo Trường Sa và cổn nổi Reed.
Khối Hoàng Sa theo một số tài liệu mới thì móng của các đảo Hoàng Sa
được cấu tạo từ đá biến chất Tiền Cambri và các hệ tầng phun trào - trầm tích
bị biến chất tuổi Paleozoi-Mesozoi. Vào giai đoạn trước Neogen, móng này bị
nâng lên cao trên mặt biển được chứng minh bằng việc phát hiện vỏ phong
hoá (dày đến 20m) có chứa bào tử và phấn hoa gốc lục địa. Sự lún chìm của
khối này bắt đầu vào Oligoexen muộn - Mioxen và sau đó thành tạo các hệ
tầng đá vôi ám tiêu Mioxen-Plioxen dày đến 1.000m. Với những dao động
nhất định, khuynh hướng sự lún của khối Hoàng Sa tiếp tục kéo sang
Pleistoxen, điều được ghi nhận bởi các ám tiêu san hô dày đến 200-260m.
Quan sát được các biểu hiện phun trào bazan tập trung trong hai pha
Pléitoxen sớm và muộn.
Các tài liệu địa vật lý cho thấy phần lớn vùng quần đảo Hoàng Sa bị che
phủ bởi các trầm tích Kainozoi có chiều dày đáng kể, đôi nơi đến trên 4 km
(phía nam đảo Tri Tôn). Hình dáng các đường đồng bể dày phản ánh khá nổi
bật cấu trúc khối tảng của móng quần đảo. Cấu trúc khối tảng này bị phân cắt
bởi các đới đứt gãy chủ yếu có phương đông bắc và tây bắc. Theo các tuyến
đứt gãy phương đông bắc ghi nhận được các đới địa hào - rift hẹp có các biểu
hiện macma mafic và có chiều dày trầm tích Kainozoi không lớn. Chính bằng
các kiến trúc này mà khối Hoàng Sa thoạt đầu tách khỏi rìa thềm lục địa Nam
Hai Nam và sau đó thì cồn nổi Macclesficld tách khỏi chính khối tảng Hoàng
Sa.
Khối Hoàng Sa ngăn cách với sườn lục địa bằng các kiến trúc oằn võng
địa hào có phương đông bắc. Kiến trúc này trải dọc phía bắc Hoàng Sa và có
dạng sút lún không đều với biên độ tăng dần về phía sườn lục địa và đặt xấp
xỉ 4.000m.
ở cánh đông nam và nam, khối Hoàng Sa tiếp giáp với trũng nước sâu
Biển Đông bằng một hệ thống các nếp oằn bị đứt gãy làm phức tạp thêm kiến
trúc.
Khối Trường Sa trong phạm vi kiến trúc có vỏ lục địa thoái hoá Trường
50
Sa, ở phần tây nam của cồn nổi Reed đã khoan thấy trầm tích lục địa tuổi
Mesozoi (Creta) bị chìm dưới các trầm tích Kainozoi ở độ sâu hơn 5.000m.
Các hệ tầng Kainozoi bắt đầu bằng các trầm tích Paleoxen thượng tướng biển
nông, sau đó tiếp tục một hệ tầng dày các trầm tích Eoxen biển sâu. Sau một
gián đoạn trầm tích ngắn, từ Eoxen đến giữa Oligoxen muộn tiếp tục trầm
đọng các hệ tầng tướng ven biển, cuối cùng phủ trên các hệ tầng vừa mô tả với
gián đoạn là các hệ tầng đá vôi ám tiêu (dày đến 2.000m) tuổi Oligoxen muộn
- Đệ tứ.
Các tài liệu địa vật lý hiện có thường cho một khái niệm về móng âm
học (mà không phải lúc nào cũng rõ về bản chất địa chất) các trầm tích trước
biến dạng và sau biến dạng. Hiện đang tồn tại nhiều giả thiết khác nhau về
tuổi của các trầm tích này. Phần đông đều nghiêng về lập luận cho rằng các
trầm tích (dù trước hay sau biến dạng) chủ yếu có tuổi Kainozoi. Theo hình
thái và đặc điểm kiến trúc của địa hình đáy, có thể xác định được nhiều yếu
tố kiến trúc phá huỷ đứt gãy có phương khác nhau. Bề dày trầm tích Kainozoi
trong phạm vi của khối này nhiều nơi đạt trị số lớn. Có thể phân chia được
một số trũng qui mô khác nhau và định hướng cũng khác nhau : trũng bãi Suối
Ngà (bề dày trầm tích đến 6.000m), các bồn trũng Nam Yết, Bình Nguyên,
Kỷ Vân (đều có bề dày trầm tích trên 5.000m) ... Nhìn chung, bề dài trầm
tích giảm theo chiều tăng dần của độ sâu đáy biển. Theo kết quả khoan nêu ở
trên thì rõ ràng là thời gian sụt hạ của vùng này đã xảy ra vào khoảng cuối
Paleoxen. Đặc điểm này chứng tỏ khối Trường Sa đang trải qua sự lún chìm
phân dị. Toàn bộ sườn phía nam và đông nam của khối này tiếp giáp với kiến
trúc oằn võng sâu kiểu địa hào - hẻm vực biển Palawan và phần kéo dài của nó
về phía đông bắc. Hẻm vực biển này đóng vai trò giới hạn giữa khối Trường
Sa và vách kiến tạo trong phạm vi sườn lục địa bắc Kalimantan.
Nếu so với khối Hoàng Sa thì địa hình kiến tạo khối Trường Sa có mức
độ phân dị cao hơn nhiều. Điều đó phản ánh sự dịch chuyển các khối móng
theo các phương khác nhau. Dường như trong lịch sử, khối Trường Sa đã từng
có liên hệ về phía đông bắc với khối tiểu lục địa Palawan-Mindoro trượt
xuống một ít về phía nam.
Các tài liệu trình bày ở trên chứng tỏ rằng hai kiến trúc Hoàng Sa và
Trường Sa khá giống nhau và phân biệt rất rõ với kiểu kiến trúc đại dương
ngăn cách chúng - lòng chảo nước sâu Biển Đông. Bản chất lục địa của các
51
kiến trúc này ngày càng được chứng minh bằng các tài liệu mới. Rất có thể
những khối kiến trúc Hoàng Sa và Trường Sa đã từng là những hợp phần của
lục địa châu á, nằm ở vùng kết thúc phía đông của hệ thống địa máng uốn nếp
Việt- Lào. Chúng đã bị đập vỡ mạnh và biến dạng kiến trúc phân dị, rồi sau đó
bị lôi cuốn vào sụt lún trong qúa trình hình thành trũng nước sâu Biển Đông.
Vị trí kiến trúc hiện nay của chúng được xác định bởi pha tách dẫn cuối cùng
của đáy biển này trong Kainozoi muộn.
Lòng chảo nước sâu trung tâm Biển Đông và hai khối tảng có vỏ lục địa
bị lún chìm Hoàng Sa và Trường Sa được phân cách với các thềm lục địa kế
cận bởi một kiểu kiến trúc khá độc đáo được đặt tên là "Hệ thống bờ của miền
nước sâu Biển Đông".
Hệ thống bờ của miền nước sâu Biển Đông có những yếu tố kiến trúc
chủ yếu là :
Sườn lục địa, trong đa số trường hợp được thể hiện bằng vách kiến tạo
có kèm theo các kiểu phá huỷ khác nhau (đứt gãy hoặc nếp oằn có thể
nằm sâu).
Các oằn võng sâu bù trừ dạng địa hào thuộc nhiều kiểu nguồn gốc.
Vách kiến tạo trong phạm vi sườn lục địa là một kiểu kiến trúc ranh
giới mang đặc tính tổng hợp. Móng của kiến trúc này vẫn là thực thể của các
kiến trúc lục địa nằm kế cận, nhưng các hoạt động tích đọng ở đây khá mạnh
và nhiều nơi đạt chiều dày khá lớn. Ranh giới trên của kiến trúc này được
vạch trong khoảng độ sâu từ 200 - 500m, còn ranh giới dưới khá phức tạp
thường nằm ở độ sâu từ 1.000 - 2.000m. Nhiều đoạn của kiến trúc thể hiện là
các đốt đứt gãy (như vùng rìa ngoài thềm lục địa Quảng Ngãi - Bình Thuận)
kiểu các rìa động. Nhiều nơi chúng là sự ùn đống những nón phóng tích khổng
lồ.
Vách kiến tạo nhận biết được trong địa hình đáy biển thường là nhờ
vào sự tăng dày các đường cùng độ sâu ở các rìa thềm lục địa. Điều này trùng
với đới tăng cao gradient chiều dày trầm tích Kainozoi và tương ứng như vậy
với đới giảm ráo riết bề dày vỏ Trái đất chủ yếu do sự vát nhọn nhanh lớp
granít - biến chất.
Các oằn võng sâu bù trừ dạng địa hào ở phía bắc, nơi giáp với thềm lục
địa Nam Trung Quốc (kể cả Nam Hải Nam) vách kiến tạo này có kèm theo về
52
phía biển sâu một oằn võng khá rộng dạng địa hào phương đông bắc được lấp
đầy bởi các trầm tích Kainozoi dày đến 6 km và có biển hiện các macma
mafic. Trên địa hình đáy biên oằn võng này thể hiện như một "eo biển" với độ
sâu đến 2.000m.
Một kiến trúc khác cũng sâu như vậy và đi kèm vách kiến tạo về phía
biển sâu được nhận định ở phía nam Biển Đông - ở đới khớp nối Trường Sa
với thềm lục địa Kalimantan. Kiến trúc này được nhắc nhiều trong văn liệu
với tên gọi là "hẻm vực biên Palawan". Hẻm vực biển này hình thành trên một
đới benhop đã thôi hoạt động vào Mioxen muộn. Còn bản thân kiến trúc
Palawan được lấp đầy bởi các trầm tích Kainozoi khá dày đến 6km. Trên bình
đồ hẻm vực biển Palawan có dạng một oằn võng vát nhọn về phía đông bắc và
chuyển dạng thành đới đứt gãy đổ nghiêng dưới đảo Palawan.
Một yếu tố kiến trúc nữa của các hệ thống của Biển Đông là oằn võng
dạng rift trước thềm lục địa Đông Việt Nam có phương á kinh tuyến trên bình
đồ kiến trúc có dạng vát nhọn ở phía bắc và mở rộng ở phía nam. Có thể oằn
võng nàylà phần kéo dài của đới rift lục địa Sông Hòng, hiện đã bị di chuyển
dọc theo đứt gãy kinh tuyến Hải Nam - eo biển Sunda. Những tài liệu hiện có
chưa cho phép phân tích cặn kẽ cấu trúc nội tại của oằn võng này. Tuy vậycó
thể nêu ra một số nét cặn kẽ cấu trúc nội tại của oằn võng này. Tuy vậy có thể
nêu ra một số nét chính về kiến trúc của nó. Trên địa hình đáy biển, kiến trúc
này được thể hiện như một bậc thang chuyển tiếp nhô cao ở phía bắc và
nghiêng nhẹ về phía nam, tức về phía lòng chảo nước sâu. Bậc thang này cắt
qua các kiến trúc trẻ khác, điều được phản ánh rõ trong sự phân bố bề dày các
trầm tích Kainozoi, đạt cực đại đến 6km ở cận với vách kiến tạo. ở phía nam,
vào khoảng vĩ tuyến Vũng Tàu, kiến trúc oằn võng đang mô tả khớp nối với
đoạn cuối phía tây nam của lòng chảo của kiến trúc này có các dữ kiện như
sau : thứ nhất là sự xuất hiện của núi lửa ngầm, trong số đó có biểu hiện cách
đây không lâu (Hòn Tro) trên lãnh thổ thềm lục địa Nam Trung Bộ, thứ hai là
tính hoạt động đất nâng cao rõ rệt với các chấn tiêu động đất nằm ở độ sâu 10
- 20km.
Đặc điểm biến dạng tân kiến tạo
Khái niệm biến dạng tân kiến tạo được đề cập ở đây bao hàm các nội
dung về các quy luật đặc thù của các chuyển động tân kiến tạo và các thế hệ
kiến trúc do những chuyển động này tạo ra, về các biểu hiện của chế độ địa
53
động lực của thạch quyển trong lịch sử hiện đại và ảnh hưởng của chúng đến
các qúa trình địa chất bề mặt.
Các đặc điểm chủ yếu của tân kiến tạo Biển Đông Việt Nam nằm trong
mối quan hệ nguồn gốc khăng khít với các bối cảnh địa động lực đã từng tồn
tại trong lịch sử Kainozoi của toàn miền Đông Nam á. Bởi vậy, để xác lập
được các qui luật cơ bản về tân kiến tạo của lãnh thổ nước ta, trước tiên cần
dừng lại xem xét và tổng kết những quy luật về phát triển kiến tạo của lãnh
thổ Đông Nam á. Bởi vậy, để xác lập được các qui luật cơ bản về tân kiến tạo
của lãnh thổ nước ta, trước tiên cần dựng lại xem xét và tổng kết những quy
luật về phát triển kiến tạo của lãnh thổ Đông Nam á nói chung trong giai
đoạn tân kiến tạo.
Hiện nay những khuynh hướng cơ bản trong sự phát triển kiến tạo
Kainozoi của khu vực Đông Nam á được biết khá rõ. Mô hình biến dạng trẻ
tổng quát của thạch quyển Đông Nam á đặc trưng bởi một loại các đặc điểm.
Một là, xác lập được một cách rõ rệt vai trò của tính kế thừa trong sự hình
thành bình đồ kiến trúc mới được thể hiện ở chỗ những chuyển động kiến tạo
trẻ nhìn chung kế thừa ở dạng khái quát những yếu tố lớn của kiến tạo và
được phản ánh một cách tương phản bởi sự sụt võng của bề mặt Moho. Hai là,
đã và đang diễn ra qúa trình rift mạnh và rộng khắp trên phông chung của qúa
trình sinh nút lặp lại ở dạng các đới năng vòm khối tảng với biên độ vừa phải
bao quát hầu khắp các kiến trúc có vỏ lục địa cố kết sớm hơn. Nhờ đó đã xuất
hiện một tổ hợp các đới rift nội lục và các trường bazan cộng sinh với chúng,
các lòng chảo nước sâu biển ven cũng như các tiểu lục địa ở rìa sau lưng các
hệ thống cung đảo và trên các rìa của các khối tảng lục địa do kết quả của
hoạt động sâu trên phông chung của phát triển ngày càng mạnh qúa trình địa
máng ở đới chuyển tiếp từ đại lục Âu-á đến các đại dương. Ba là, diễn ra các
dịch chuyển qui mô lớn có định hướng khác nhau theo các đới Benhop và các
đứt gãy bằng có thể nằm sâu. Sự phối hợp hai dạng phá huỷ này đã xác định
việc tách biệt các miền kiến trúc tân kiến tạo có cấu trúc phân khối tảng và
chế độ kiến tạo riêng của mình.
Mô hình biến dạng này đã nảy sinh trong qúa trình tương tác phức tạp
của ba mảng thạch quyển lớn Âu-á, Thái Bình Dương và Indo-Australia, của
hai lục địa là châu á, châu úc và ba đại dương - Tetis, ấn Độ Dương và Thái
54
Bình Dương. Bối cảnh địa động lực này đã quy định tính chất phức tạp lịch sử
hình thành và phát triển kiến trúc thạch quyển Đông Nam á hiện đại.
Những tổng kết vừa nêu trên cho toàn vùng Đông Nam á đã cung cấp
các nhận thức hết sức cơ bản và mang tính chất nguyên tắc về những quy luật
phát triển kiến trúc thạch quyển Việt Nam vào giai đoạn tân kiến tạo.
Kết quả những công trình nghiên cứu lập bản đồ kiến tạo Việt Nam đã
chứng tỏ rằng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ đất nước ta đều có các biểu hiện
của các chuyển động tân kiến tạo. Các biểu hiện này đã được lưu lại trong các
thế hệ kiến trúc đa dạng và được phản ảnh trong địa hình hiện đại của hệ mặt
trái đất. Căn cứ vào những đặc điểm về đường hướng phát triển cường độ biểu
hiện và tính chất của các thực thể kiến trúc, có thể phân chia lãnh thổ thành
hai địa kiến trúc tân kiến tạo cơ bản : địa kiến trúc có vỏ trái đất kiểu lục địa
và địa kiến trúc có vỏ trái đất kiểu chuyển tiếp. Địa kiến trúc có vỏ trái đất
kiểu lục địa chiếm toàn bộ diện tích đất liền và thềm lục địa bao qanh. Còn địa
kiến trúc có vỏ trái đất kiểu chuyển tiếp thì ứng với lưu vực Biển Đông ngoài
thềm lục địa, trong đó kể cả các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (hình
3).
Hai địa kiến trúc kể trên khác nhau trước tiên ở kiểu vỏ trái đất - lục địa
và chuyển tiếp, và các đặc điểm của chuyển động tân kiến tạo cũng như đường
hướng chung của sự phát triển. Biên độ biến dạng tổng quát theo chiều thẳng
đứng của lãnh thổ dạng xem xét đạt đến 13-17 km (kể cả nâng và sụt), với
biên độ nâng cực đại gần 3 km ở các công trình núi trên lục địa và biên độ sụt
lún cực đại hơn 14 km ở các bồn trũng thềm lục địa. Còn biên độ dịch chuyển
ngang thì dao động trong phạm vi rộng, từ vài km dọc theo các đứt gãy nghịch
chờm đến hàng chục và hàng trăm kilômét trong các đới rift và các đứt gãy
bằng lớn. thậm chí đến hàng nghìn km trong phạm vi lòng chảo nước sâu Biển
Đông. Dạng cơ bản của biến dạng tân kiến tạo khu vực này là sự dịch chuyển
phân dị của khối tảng của móng đa sinh, được phản ánh tương phản trong mô
hình sụt lún của mặt đáy vỏ trái đất (ranh giới Moho). Nhìn chung, những
chuyển động tân kiến tạo có khuynh hướng kế thừa bình đồ kiến trúc cổ hơn,
đồng thời chúng phản ánh cấu trúc phân lớp khối của vỏ địa cầu. Còn những
hình thái kiến trúc lớn (bậc thấp) lại phản ánh đường hướng của các qúa trình
diễn ra trong lòng trái đất, nơi đã sản sinh ra các cơ chế của các chuyển động
kiến tạo.
55
Địa kiến trúc có vỏ trái đất kiểu lục địa bao gồm nhiều kiến trúc bậc
cao, phân biệt với nhau bởi những đặc điểm về đường hướng phát triển chủ
đạo, cường độ chuyển động tân kiến tạo, tính chất kiến trúc và sự phát triển
các thực thể địa chất móng. Những kiến trúc được phân chia cụ thể là : địa
khối kiểu nền Kon Tum, các đới sinh núi trẻ lặp lại trong phạm vi các miền
uốn nếp khác tuổi (Đông Bắc Việt Nam và Đà Lạt), đới khâu kế thừa Sông
Hồng, võng chồng Cửa Long và miền lún chìm thềm lục địa Việt Nam. Không
dừng lại ở việc trình bày chi tiết các đặc điểm biến dạng tân kiến tạo của các
kiểu kiến trúc kể trên, ở đây cần đặc biệt nhấn mạnh rằng : trong suốt giai
đoạn tân kiến tạo, phần lớn lãnh thổ phần lục địa của Việt Nam đã bị lôi cuốn
vào qúa trình sinh núi lập lại mạnh mẽ trên phông chung của một thế hệ kiến
trúc uốn nếp có phát triển vỏ trái đất kiểu lục địa trưởng thành. Quá trình này
liên quan mật thiết về nguồn gốc với qúa trình huỷ hoại vỏ lục địa và nảy sinh
các kiến trúc kiểu đại dương mới thuộc lưu vực Biển Đông. Các thế hệ kiến
trúc tân kiến tạo đã xác định những đường nét cơ bản của cấu trúc địa hình
hiện đại bề mặt trái ddất. Những đường nét cơ bản này cần được hiểu là độ
tương phản bề cao của địa hình và bình đồ kiến trúc hình thái.
Các đặc trưng kiến trúc cơ bản của miền lún chìm thềm lục địa Việt
Nam đã được trình bày trong phần trên, ở đây chỉ dừng lại ở một số luận điểm
chủ yếu:
Hầu hết các kiến trúc tân kiến tạo của thềm lục địa Việt Nam đều được
tiền khởi bởi các hoạt động huỷ hoại kiểu nội lục trưóc khi bắt đầu kiến
sinh tân kiến tạo. Các hoạt động này nằm trong thời kỳ cuối cùng của thời
đại hoạt hoá macma - kiến tạo Mesozoi muộn hết sức mạnh mẽ và bao quát
cả một lãnh thổ rộng lớn phía đông và đông nam đại lục châu á, dẫn đến
sự hình thành đai núi lửa - pluton rìa lục địa khổng lồ Đông á và cộng ứng
với nó là các hệ thống rift nội lục quy mô khác nhau.
Thời điểm khởi đầu giai đoạn tân kiến tạo ở Việt Nam được xác định vào
giữa Oligoxen. Mốc lịch sử này đã được xác định bởi hàng loạt các di chỉ
tàn dư của bề mặt san bằng trên lục địa và các phức hệ vật chất - kiến trúc
cùng tuổi trong cấu trúc nội tại của các bồn trũng Kainozoi thềm lục địa.
Cơ chế động lực chỉ đạo trong hình thành các kiến trúc tân kiến tạo của
thềm lục địa Việt Nam là trượt bằng - tách dãn tổ hợp với trường xoay theo
56
chiều kim đồng hồ dọc theo các đới phá huỷ sâu là đới khâu kiến tạo kế
thừa Sông Hồng, đớt đứt gãy kinh tuyến Hải Nam - eo biển Sunda và các
đới đứt gãy Mê Kông - vịnh Thái Lan. Cơ chế động lực này hoạt động cùng
nhịp thời gian với các cơ chế động lực ở miền địa kiến tạo tân kiến tạo có
vỏ kiểu chuyển tiếp Biển Đông.
Trên phạm vi địa kiến trúc có vỏ kiểu chuyển tiếp (vùng Biển Đông
ngoài thềm lục địa) đã và đang xảy ra các hoạt động kiến tạo có bản chất khác
với những hoạt động tân kiến tạo ở phạm vi địa kiến trúc có vỏ kiểu lục địa
vừa nêu ở trên. Các chuyển động tương ứng với giai đoạn tân kiến tạo ở đây đã
góp phần đẩy nhanh những qúa trình động lực đã diễn ra trước đó và thể hiện
rõ trong việc tăng cao tính tương phản của địa hình đáy biển và phát triển
ngày càng rõ nét bình đồ kiến trúc hình thái khu vực với sự tham gia cơ bản
của các dịch chuyển ngang trong vỏ địa cầu. Nói cách khác, chế độ kiến tạo ở
đây đặc trưng cho các miền động hiện đại , nơi đang diễn ra qúa trình hình
thành các kiến trúc kiểu đại dương và huỷ hoại các kiến trúc kiểu lục địa.
Để kết thúc, cần đặc biệt nhận xét rằng trên bình đồ kiến trúc hiện đại
của Biển Đông Việt Nam và các miền kế cận, các hệ thống đứt gãy bằng lớn
thường đóng vai trò độc lập. Chúng là các đứt gãy có thể nằm sâu và thường
có tuổi khá cổ, đã trải qua nhiều lần hồi sinh, đặc biệt là trong giai đoạn tân
kiến tạo. Đi đôi với các hệ thống đứt gãy này là các kiến trúc kiểu rift đã được
hình thành trong suốt Kainozoi và đang ở trong các giai đoạn khác nhau trong
tiến hành phát triển của mình. Trong số các kiến trúc rift phân chia được một
số kiểu chính. Kiểu đầu tiên là các rift nội lục mà kiến trúc Sông Ba là một ví
dụ điển hình. Kiểu thứ hai phát triển ở rìa lục địa và thể hiện là các kiến trúc
địa hào thềm lục địa được lấp đầy bởi các hệ tầng Kainozoi có bề dầy lớn (614km). Kiểu thứ ba là xuyên lục địa, có nhiều dải lớn và cấu trúc nội tại rất
phức tạp - rift Sông Hồng. Thuộc về kiểu thứ tư là các kiến trúc tách dẫn xuất
hiện trong các thời kỳ đầu của qúa trình hình thành các kiến trúc đại dương
trong phạm vi Biển Đông nằm ở phía ngoài thềm lục địa. Tính chất chung nhất
của các kiểu kiến trúc rift vừa nêu thể hiện chính ở sự thành tạo chúng trong
các điều kiện tách dẫn ngang có nguồn gốc sâu. Ngay trước khi nảy sinhchúng
đã từng diễn ra biến hoạ Mesoqoi muộn mạnh mẽ, bao quát cả diện tích rộng
lớn của Việt Nam và Đông Nam á và các qúa trình tăng trưởng vỏ lục địa
trong phạm vi các cung đảo và các rìa động của đại lục á châu. Mặt khác,
57