Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.46 MB, 218 trang )
Cho nên chế độ nhiệt ở đây rất dịu, các cực trị của nhiệt độ đạt mức
thấp hơn đất liền nhiều. ở Hoàng Sa, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh
nhất cũng đạt tới 220C, cao hơn Bình-Trị-Thiên tới 50C, và tương đương với
đồng bằng Nam Bộ. Trái lại, những nhiệt độ tối cao trong mùa hạ trung bình
chỉ lên tới 310C, trong khi các giá trị đó trong đất liền vào khoảng 34-350C.
Tuy không có những số liệu về các cực trị tuyệt đối của nhiệt độ song
có thể tin rằng giới hạn tối thấp của nhiệt độ ở đây không xuống dưới 150-C và
giới hạn tối cao không vượt quá 350C.
3. Trong chế độ mưa, có sự phân chia mùa phù hợp với chế độ gió mùa.
Mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hạ và mùa ít mưa trùng với mùa gió
mùa mùa đông. Song trong mùa ít mưa, lượng mưa không quá ít, trung bình
mỗi tháng cũng đạt 20-40mm với 5-10 ngày mưa. Còn trong mùa mưa, mưa
tập trung nhiều vào nửa cuối mùa hạ, từ tháng VIII đến tháng XI, trong đó
tháng X có lượng mưa trội nhất.
ở vùng Bắc Biển Đông lượng mưa thấp, lượng mưa trung bình năm chỉ
vào khoảng 1200mm, là giá trị thuộc loại thấp nhất trên đất liền, vì ở đây
không có những địa hình gây tác dụng chắn gió, tăng cường mưa. Tình hình
này còn gặp thấy ở một số đảo gần bờ biển nước ta. Chẳng hạn ở Côtô, trung
bình hằng năm chỉ đạt 1655mm, ít hơn Móng Cái (1769mm/năm) tới hơn
100mm.
4. Độ ẩm quanh năm cao, tuy có hơi giảm một chút trong mùa đông
thịnh hành những khối không khí có nguồn gốc lục địa.
5. Trên biển đặc biệt lộng gió. Tốc độ gió trung bình lên tới 6-7m/s, lớn
hơn các đảo gần bờ tới 1-2m/s và lớn hơn các vùng ven biển tới 2-3 m/s. Khả
năng lặng gió hầu như không có
6. Đặc điểm cuối cùng rất đáng chú ý là : vùng Bắc Biển Đông là nơi
các cơn bão từ Thái Bình Dương hoặc từ chính phần phía Đông Biển Đông
thường đi qua trong mùa hạ, nhất là từ giữa mùa hạ trở đi, với cường độ rất
mạnh trên đường di chuyển về phía Tây. Chắc chắn rằng, đang trong giai đoạn
"sung sức" của cơn bão, tốc độ gió bão ở vùng này có thể đạt và vượt quá
50m/s, gây tàn phá ghê gớm.
Dưới đây, nêu tóm tắt đặc trưng khí hậu chính (căn cứ vào số liệu của
trạm Hoàng Sa).
73
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 270C (tương đương với đồng bằng
Nam Bộ). Hằng năm chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 250C (là tháng
XII, I, II). Tháng 1 là tháng cực tiểu trong biến trình năm, có nhiệt độ trung
bình vào khoảng 23-240C và nhiệt độ tối thấp trung bình 220C. Trong gần
suốt mùa gió mùa mùa hạ, từ thángV đến tháng IX, nhiệt độ trung bình ở mức
28-290C và nhiệt độ tối thấp trung bình ở 30-310C. Tháng cực đại trong biến
trình năm là thángV. Biên độ ngày của nhiệt độ vào khoảng 3,50C và không có
sự biên thiên đáng kể trong qúa trình năm.
Mưa
Lượng mưa hằng năm vào khoảng 1200mm (tương đương với khu vực
cực Nam Trung Bộ), với số ngày mưa 110 ngày.
- Trong mùa gió mùa mùa hạ, lượng mưa tháng bắt đầu vượt quá
100mm từ tháng VI, nhưng tiếp đó, tháng VII lượng mưa lại giảm xuống dưới
100mm và chỉ từ tháng VIII mới thực sự bước vào thời kỳ nhiều mưa kéo dài
đến tháng XI.Lượng mưa tăng đều từ xấp xỉ 150mm trong tháng VIII tới
200mm trong tháng IX và đạt tới cực đại 230 mm vào thángX. Qua tháng XI,
lượng mưa lại giảm xuống dưới 150mm. Số ngày mưa trong 3-4 tháng giữa
mùa mưa vào khoảng trên dưới 15 ngày, các tháng khác chừng 10 ngày. Trong
mùa mưa ít gặp trường hợp mưa lớn. Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng
chỉ trên dưới 200mm.
- Thời kỳ ít mưa (lượng mưa trung bình tháng dưới 100mm) kéo dài từ
tháng XII đến tháng V. Ba tháng ít mưa nhất là các tháng I, II, III với lượng
mưa trung bình trên dưới 20mm và 5-7 ngày mưa mỗi tháng. Các tháng còn
lại có lượng mưa trung bình 50-70 mm. Đồng thời với mưa là chế độ ẩm, độ
ẩm trung bình, năm ở đây là 84-85%, trong các tháng giữa mùa đông (XII-I)
độ ẩm giảm xuống 82%.
Gió trên miền phía bắc Biển Đông khá ổn định về hướng. Mùa đông
thịnh hành gió đông bắc với tần xuất > 50%, hướng bắc chiếm 25%. Mùa hè,
hướng gió nam chiếm ưu thế (>50%), sau đó là tây nam gần 30%. Trong thời
kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè (tháng IV) hướng gió rất phân tán,
tần xuất phân bố đều trong các hướng NE, E, SE và S, còn thời kỳ chuyển tiếp
hè sang đông hướng ưu thế là NE (50%) và hướng N (>15%).
74
Bảng 2.1 : Các giá trị trung bình tháng và năm của nhiệt độ (0 C), lượng mưa (mm), số ngày
mưa và độ ẩm tương đối (%) ở đảo Hoàng Sa
( = 16033 N, = 111037E, độ cao 6m).
Các đặc
trưng
I
Các tháng trong năm
II
III
IV
V
VI
VII VIII IX
XI
XI
XII
Nhiệt độ
23,5
24,1
26,2
27,7
20,2
29,1
28,9
28,7
28,7
27,1
25.8
24.4
26.9
Nhiệt độ
tối cao
27,5
26,3
28,5
29,8
31,1
30,9
30,6
30,6
30,1
29,0
27,7
26,3
28,9
Nhiệt độ
tối thấp
22,1
22,7
24,6
26,1
27,4
27,7
27,6
26,9
26,3
25,4
24,3
29,0
25,3
Lượng mưa
21
17
21
60
73
128
93
141
197
228
143
47
1169
Số
ngày
mưa
8
5
3
5
8
8
7
9
15
17
14
13
112
Độ
ẩm
tương đối
82
84
84
84
84
85
84
84
84
84
84
82
84
cả
năm
Tốc độ gió biến động lớn và mạnh. Tốc độ gió trung bình năm là 6,5
m/s, tốc độ gió trung bình mùa đông mạnh hơn 6,5-7,0 m/s, tốc độ gió trung
bình mùa hè chỉ đạt 5,5 m/s.
Bảng 2.2 : Số cơn bão trung bình tháng trong 10 năm qua khu vực Hoàng Sa
(Theo số liệu thống kê trong thời kỳ 1911 - 1965).
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Cả
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
năm
1
3
4
5
7
8
4
1
33
Trường hợp lặng gió và gió yếu < 1,5 m/s rất ít gặp (< 5%) trong các
mùa gió và nhỏ hơn 20% trong mùa chuyển tiếp.
Bão trên miền bắc Biển Đông xuất hiện tương đối nhiều trong thời kỳ
mùa hè. Theo số liệu thống kê trong 55 năm (1911-1965) trung bình mười
năm có tới 33-34 cơn bão đi qua khu vực Hoàng Sa và đều có khả năng xẩy ra
suốt từ tháng V đến tháng XII (xem bảng 2.2), song trong tháng IX và tháng X
xuất hiện nhiều bão nhất. Bão gây gió lớn từ 30m/s đến 40m/s, nhưng lượng
mưa trong bão thì không lớn ( 200-250 mm/ngày).
75
Khí hậu vùng phía nam Biển Đông
Khí hậu vùng phía nam Biển Đông đặc trưng cho khí hậu gió mùa mang
tính chất xích đạo với những đặc trưng cơ bản sau đây :
Nhiệt độ luôn luôn ổn định cao và biến thiên theo mùa không lớn. Nhiệt
độ trung bình năm khoảng 26,5 - 27,0 0C. Trong biến trình năm có hai cực đại,
cực đại chính xảy ra vào tháng IV với giá trị 27,50C, cực đại thứ hai xẩy ra vào
tháng IX với giá trị 27,00C.
Bảng 2.3 : Các giá trị trung bình của nhiệt độ, lượng mưa và số ngày mưa ở Puecto
Porinxetxa (100N; = 1190E; độ cao 14m).
Các đặc
trưng
I
Các tháng trong năm
II
III
IV
V
VI
VII VIII
IX
XI
XI
XII cả
năm
Nhiệt độ
trung bình
(0C)
26,0
25.4
26,7
27,6
27,5
27,0
28,9
26,9
27,0
28,7
26,4
26,0
26,7
Lượng mưa
trung bình
(mm)
58
38
44
60
169
197
218
180
213
268
283
264
1992
Số
ngày
mưa trung
bình
7
4
6
7
16
18
19
17
20
20
17
12
172
Giá trị cực tiểu 25,50C xẩy ra vào tháng II, chậm pha hơn trên đất liền
một tháng do tính chất nhiệt độ đại dương. Như vậy biên độ năm của nhiệt độ
chỉ vào khoảng 20C, đó là điều kiện khí hậu xích đạo.
Lượng mưa tương đối cao và có sự phân chia mùa rõ rệt. Lượng mưa trung
bình năm trên đảo Trường Sa là 2.000 mm và số ngày mưa lớn hơn 150 ngày
trong năm. Hằng năm, mùa mưa bắt đầu cùng với gió mùa mùa hạ (vào tháng
V) nhưng kết thúc muộn nửa đầu mùa đông (vào tháng XII). Trong mùa mưa
kéo dài 8 tháng đó, có thê phân biệt d hai thời kỳ nhiều mưa vào đầu và cuối
mùa, xen giữa là một thời kỳ ngắn tương đối ít mưa vào khoảng tháng VIII.
Thời kỳ nhiều mưa nhất là 3 tháng X, XI, XII có lượng mưa gần như nhau,
250-300mm/tháng mà thường tháng XI có lượng mưa trội hơn. Tháng VII và
tháng IX có lượng mưa vượt quá 200mm. Trong suốt 5-6 tháng giữa mùa mưa,
số ngày mưa ở mức xấp xỉ 20 ngày mỗi tháng. Trong thời kỳ mùa khô lượng
76
mưa không quá ít, trung bình mỗi tháng cũng đạt khoảng 50mm với 5-7 ngày
mưa.
Bão
Phần phía Nam Biển Đông quan trắc thấy ít bão hơn nhiều so với phần
phía bắc. Theo số liệt thống kê, trung bình trong 10 năm chỉ có 13 cơn bão đi
ngang qua vùng biển này. Thời gian bão đi qua đây muộn hơn so với phần
phía Bắc.Tháng nhiều bão nhất là tháng IX (5 cơn) rồi đến tháng X và XII
(mỗi tháng 3 cơn). Tháng IX và tháng VII cũng có khả năng gặp bão nhưng
rất ít
Bảng 2.4 : Số cơn bão trong 10 năm đi qua vùng quần đảo Trường Sa
Tháng IX
Tháng X
Tháng XI
Tháng XII
Tháng I
Năm
1
3
5
3
1
13
Cũng có thể nhận xét bão hoạt động ở các vùng phía Nam Biển Đông
thường có cường độ yếu hơn so với các bão hoạt động ở vùng phía Bắc.
2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây về chế độ khí
hậu miền Biển Đông
Nhằm tăng thêm những hiểu biết về tính chất phức tạo của chế độ khí
hậu Biển Đông trong lúc chưa có các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh ở phần
này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà
hải dương học Việt Nam.
Về chế độ gió mùa : ở vùng phía bắc Biển Đông gió thường mạnh hơn
và tần suất các gió mạnh từ cấp 7 trở lên (trên 14m/s) chiếm khoảng 5 - 10%.
Điều đáng chú ý là hướng thịnh hành của hai hệ gió mùa trùng với trục lớn
của biển đông bắc - tây nam, hai bản đồ hoa gió trên Biển Đông đặc trưng cho
hai mùa gió đông bắc và tây nam đã khẳng định (hình 9a, 9b).
ở Bắc Bộ trong 40 năm qua, đã quan sát thấy trung bình 30 đợt gió mùa
đông bắc mạnh mỗi năm (lớn nhất 39 đợt, ít nhất 24 đợt), nhưng càng đi về
phía nam, số đợt này càng giảm, Vinh trở vào chỉ còn trung bình khoảng 15
đợt mỗi năm.
77