1. Trang chủ >
  2. Khoa Học Tự Nhiên >
  3. Môi trường >

Sơ đồ phân vùng kiến trúc - hình thái thềm lục địa và vùng biển kế cận (HìNH 8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.46 MB, 218 trang )


c2. Đồng bằng nền cổ bị nhấn chìm.

c3. Trũng tích tụ kéo dài trên sườn lục địa.

III. Trũng sâu biển rìa



D1. Các khối và nút ngấm trên trũng sâu.

D2. Trũng sâu tích tụ của đới tách dãn.

IV. Đảo và quần đảo



E. Cao nguyên san hô.

Các ký hiệu khác



1. Đứt gãy kiến tạo.

2. Ranh giới kiến trúc hình thái bậc I.

3. Ranh giới kiến trúc hình thái bậc II.

4. Ranh giới kiến trúc hình thái bậc II.

Lịch sử phát triển kiến tạo Kainozoi

Lịch sử phát triển kiến tạo Kainozoi đặc trưng bởi các chế độ địa động

lực khác nhau trên phạm vi các kiến trúc lục địa và Biển Đông mà khâu

chuyển tiếp (trung gian) là thềm lục địa Việt Nam. Căn cứ vào các sự kiện địa

động lực quant và các phức hệ vật chất kiến trúc được hình thành trong

Kainozoi, có thể phân chia giai đoạn này thành ba thời kỳ : Eoxen-Oligoxen,

Mioxen và Plioxen - Đệ tứ.

Thời kỳ đầu (Eoxen-Oligioxen) đặc trưng bởi sự hình thành các kiến

trúc tách dãn kiểu nội lục và rìa lục địa, khởi đầu cho việc thành tạo các bồn

trũng Kainozoi thềm lục địa Việt Nam và các đồng bằng ven biển trên phông

nâng lên chung của các kiến trúc lục địa đã bắt đầu từ cuối Mesozoi. Sự biến

đổi cơ bản trong bình đồ kiến trúc vùng nghiên cứu xảy ra vào khoảng cuối

Oligoxen - đầu Mioxen, tức là vào lúc kết thúc thời kỳ đầu.

Thời kỳ Mioxen diễn ra trong bối cảnh chuyển động phân dị ngày

càng mạnh mẽ của các khối tảng vỏ lục địa, tiếp tục qúa trình thành tạo các

trũng cận đứt gãy, tăng cường sụtt hạ ở các bồn trũng Cửu Long, Nam Côn

Sơn và vịnh Thái Lan, mở rộng rift Sông Hồng. Vào đầu Mioxen muộn, toàn

bộ khu vực bắt đầu thời kỳ biển tiến. Các pha biển tiến xen kẽ với các pha

biển lùi ngắn kéo dài đến cuối Mioxen. Kết thực thời kỳ Mioxen được đánh

dấu bằng các chuyển động nâng khối tảng và sự san bằng chung, thể hiện

60



trong việc hình thành một bề mặt bào mòn đặc trưng trên đó các phức hệ

Plioxen - Đệ tứ phủ bất chỉnh hợp góc rõ rệt. Đồng thời trên lục địa kế cận ghi

nhận được một pha phun trào bazan khá mạnh. Thời kỳ Plioxen - Đệ tứ đặc

trưng bởi sự phát triển kiểu thềm lục địa trên khu vực rộng lớn với sự hình

thành các hệ tầng trầm tích biển tương đối đồng nhất và sự chuyển động phân

dị khối tảng với việc mở rộng hoặc mới tạo các trũng giữa núi hoặc trước núi

xen kẽ với các pha phun trào bazan lục địa quy mô khác nhau. Còn trên phạm

vi Biển Đông ghi nhận được khuynh hướng sụt võng chung trong suốt thời kỳ

này và hiện nay đang tiếp diễn.



2.2. Đặc điểm kiến trúc hình thái Biển Đông

Đáy Biển Đông có đặc trưng cấu trúc địa hình và địa mạo rất phức tạp,

vừa mang các yếu tố của đại dưong, vừa mang các yếu tố của lục địa. Trong

phần này sẽ trình bày các đặc điểm địa mạo của đáy biển theo quan điểm kiến

trúc hình thái.

Các kiểu kiến trúc hình thái cơ bản (bậc I) của Biển Đông là : thềm lục

địa, sườn lục địa, trũng sâu biển rìa và các khối quần đảo (hình 8).

2.2.1. Thềm lục địa

Thềm lục địa được xem là phần kéo dài của lục địa bị ngập nước có

hình thái địa hình tương đối bằng phẳng và có chứa nhiều các kiến trúc hình

thái tàn dư nguồn gốc lục địa. Về mặt cấu trúc thì phần lục địa giáp với biển là

những đồng bằng tích tụ thoải, đôi khi là các khối hoặc dãy núi.

Móng kết tinh của thềm lục địa Biển Đông thường bị hạ xuống theo

kiểu bậc thang, phần ngoài gặp các khối nhô tạo thành các bẫy trầm tích rất

lớn (kiều này được thể hiện rõ trên các mặt cắt địa chấn).

Bề mặt thềm lục địa Việt Nam phân bố bất đối xứng, rộng ra ở phía bắc

và phía nam, thu hẹp ở phần miền Trung. Phần rộng lớn của thềm thường

tương ứng với các phần bờ lõm như vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, chính tại

những khu vực này thường phát triển các bồn trũng Kainozoi quy mô khác

nhau.

Ranh giới cấu trúc phần phía trong của thềm lục địa thuộc phạm vi Bắc

Bộ và Nam Bộ hoàn toàn không trùng khớp với đường bờ hiện đại và thực tế

61



ăn sâu vào các đồng bằng lục địa kiểu trũng Cửu Long và trũng Sông Hồng,

đó là một trong những dấu hiệu cho thấy vùng rìa lục địa nằm trong đới động

(đới không bình ổn về mặt kiến tạo). Các hoạt động kiến tạo trong Kainozoi ở

một số nơi trên thềm mang tính chất nghịch đảo, tạo nên các khớp nối giữa

các bồn trũng mà điển hình là khối nhô Bạch Long Vĩ nằm giữa trũng Nam

Lôi Châu và trũng rift Sông Hồng: khối nhô đông bắc Đà Nẵng; Khối nhô Cù

Lao Thu nơi giao hội của bồn trũng Bắc Cù Lao Thu, bồn trũng Cửu Long và

bồn trũng Côn Sơn; khối nhô Côn Sơn nằm kẹp giữa hai bồn trũng lớn Cửu

Long và Nam Côn Sơn.

Trong số các kiến trúc dương trên thềm lục địa còn xuất hiện các núi

lửa, các vòm dung nham chiếm một diện tích đáng kể, đó là các đảo Catwick,

Hòn Tro, cù lao Ré ... Riêng kiểu kiến trúc hình thái núi lửa cù lao Ré chứng

tỏ hiện đại kiến tạo của vùng thềm trong Đệ tứ rất mạnh, qúa trình phun bazan

tạo nên một vòm phủ khá rõ.

Thềm lục địa miền Trung có bề ngang hẹp do hoạt động của hệ thống

đứt gãy phương kinh tuyến khống chế. Quá trình chuyển động thẳng đứng tạo

đứt gãy đến trượt theo khối đã hình thành kiến trúc thềm lục địa ở đây có dạng

bậc thang. Phần tiếp giáp với bờ biển là một bề mặt tích tụ - mài mòn nghiêng

thoải tiếp đến là một bề mặt sườn kiến tạo khá dốc cắm thẳng xuống độ sâu

100 - 120m. Từ độ sâu 120-150m, bề mặt đáy biển tương đối thoải, kéo thành

một dải hẹp và tiếp đó là một bề mặt dốc chuyển tiếp xuống sườn lục địa.

Theo tài liệu về cấu trúc địa chất thì dọc theo hệ thống đứt gãy kinh tuyến tồn

tại một loại các bồn trũng nhỏ nối tiếp nhau và kéo dài tạo thành một kiểu địa

hào (gọi là địa hào Quảng Đà - Quy Nhơn). Địa hào này đã từng tồn tại trong

Kainozoi, nhưng chuyển sang giai đoạn Đệ tứ chúng hoàn toàn bị vùi lấp dưới

trầm tích trẻ, do đó, trên địa hình không phản ánh tính chất kế thừa của kiểu

kiến trúc này.

Thuộc loại kiến trúc hình thái thềm lục địa bao gồm các kiến trúc bậc

cao hơn là các đới nâng và đới sụt võng :

1. Đồng bằng mài mòn - tích tụ của dải nâng ven bờ.

2. Đồng bằng gợn sóng tích tụ - mài mòn trên móng nâng của đới nâng

Côn Sơn.

3. Bề mặt sườn sụt lở kiến tạo.



62



4. Khối và dãy núi khối tảng karst ngầm.

5. Đồi và núi lửa ngầm.

6. Đồi và dãy núi địa lũy.

7. Đồng bằng lòng chảo tích tụ trên móng máng của sụt võng ven bờ.

8. Đồng bằng lòng chảo tích tụ móng sâu (8-10 km) của các bồn trũng

sụt lớn.

9. Đồng bằng lòng chảo tích tụ trong đới rift có móng sâu (10-14km).

10. Đồng bằng gợn sóng tích tụ - mài mòn của thềm biển bị nhận chìm.

2.2.2. Sườn lục địa

Sườn lục địa là một đơn vị kiến trúc hình thái chuyển tiếp giữa vùng

thềm và máng trũng sâu của biển rìa, ranh giới trên được tính từ độ sâu 200300, đôi chỗ đến 500m hoặc hơn, ranh giới dưới tới độ sâu 3.000m nơi kết

thúc của vỏ lục địa. Địa hình của sườn lục địa thường bị phân dị khá mạnh,

các kiến trúc dương thường trùng với các phần móng granit được nâng cao

hoặc là các phun trào núi lửa ngầm. Các cao nguyên trên sườn chủ yếu phân

bố trong phần nâng thuộc một phần tiếp nối của khối nâng Hoàng Sa. Đa số

diện tích của sườn lục địa là đồi và núi thấp tạo thành các mực địa hình kiểu

một mặt san bằng bị biến dạng do tân kiến tạo và có xu thế chung là nghiêng

dần về trung tâm của rốn biển rìa. Thuộc phạm vi sườn lục địa phân định

được các kiến trúc hình thái bậc cao thuộc nhóm địa hình đới chuyển tiếp, cụ

thể là :

1. Địa hình sườn mài mòn trên kiến trúc phức tạp rìa thềm.

2. Các sơn nguyên trên các kiến trúc móng khác nhau.

3. Các cao nguyên ngầm.

4. Đồng bằng đồi trên các kiến trúc khác nhau.

5. Đồng bằng tích tụ - mài mòn của thềm lục địa nhấn chìm.

6. Bề mặt mài mòn trượt lở chuyển tiếp giữa sườn lục địa và trũng nước

sâu biển rìa.

2.23. Trũng nước sâu của biển rìa

Trũng nước sâu của biển rìa bao gồm toàn bộ đồng bằng tích tụ dạng

63



lòng máng nằm trong đới tách dãn. Về diện tích kiểu kiến trúc hình thái này

được mở rộng dần theo thời gian.

Theo một số nhà địa mạo biển, trong đó điển hình là Leonchev, cho

rằng các vực thẳm này được hình thành ở những nơi vỏ đại dương bị phá huỷ

và qúa trình phát triển lớn dần của lục địa. Theo cơ chế này thì khối Hoàng Sa

và Trường Sa đang chìm dần xuống. Các đứt gãy ngang và các rift được sinh

ra cùng thời trong qúa trình tách dần, nhiều khi nó kéo dài lên cả lục địa. Do

đó, rất có thể đứt gãy Sông Hồng chạy ra đới tách dãn và đới tách dãn cũ bị

chết dần và xuất hiện đới tách dãn mới. Theo cơ chế như vậy, vùng trũng nước

sâu sẽ lớn dần về diện tích.

Các kiến trúc hình thái chủ yếu của trũng nước sâu Biển Đông là các

đồng bằng tích tụ bằng phẳng chiếm các diện tích khá lớn của phần trung tâm

và các khối núi sót nhỏ cao ngầm dưới mặt biển. Thông qua các vách kiến tạo,

các kiến trúc - hình thái của trũng nước sâu tiếp giáp với các nhóm cao

nguyên, các kiến trúc - hình thái của trũng nước sâu tiếp giáp với các nhóm

cao nguyên san hô ngầm và các trũng tích tụ của các quần đảo Trường Sa và

Hoàng Sa.

2.2.4. Các khối quần đảo

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là những kiến trúc hình thái lục

địa sót giữa Biển Đông. Cấu trúc chủ yếu là san hô đã cố kết với chiều dày rất

lớn. Cao nguyên san hô này chuyển tiếp xuống các vùng kế cận bằng các vách

khá dốc có khi tới 60-700 và điểm kết thúc của sườn cũng đạt đến độ sâu trên

500 m như ở Hoàng Sa, gần 4.000m đối với Trường Sa. Móng của cao nguyên

chủ yếu là các thành tạo trước Kainozoi và một số nơi là các thành tạo trầm

tích - núi lửa Kainozoi. Căn cứ vào các lớp san hô phủ trên bề mặt cho thấy

cao nguyên đã từng bị chìm ngập dưới đáy biển khá lâu và chỉ mới thoát khỏi

mực nước biển trong thời kỳ Đệ Tứ. Đây là kiểu kiến trúc hình thái rất điểm

hình của vùng nhiệt đới.

2.2.5. Hoạt động động đất Biển Đông

Theo số liệu thống kê hiện có (Nguyễn Kim Lập, 1990), trong khoảng

thời gian lịch sử từ 1877 đến 1988 trên phạm vi Biển Đông đã ghi nhận được

159 trận động đất với cường độ từ 2,4 đến 7,6 độ rích te, các chấn tâm động

đất phân bố tập trung thành các đới nhất định và thường có diện trũng với các

64



đới động kiểu phá huỷ đứt gãy của thạch quyển. Dưới đây điểm qua các đới

chấn tâm này.

Dọc bờ biển của nước ta phân định bởi hai đới chấn tâm chủ yếu (hình

9). Đới thứ nhất trải theo phương kinh tuyến gần trùng với diện của đới đứt

gãy kinh tuyến 1100E, kéo dài trong khoảng từ vĩ độ 100N đến 120N. Các động

đất ghi nhận được có cường độ trong khoảng 4 đến 5,5 độ rích-te và có chấn

tiêu nằm trong vỏ trái đất. Ngoài các động đất mạnh còn ghi nhận được nhiều

động đất yếu với cường độ nhỏ hơn 4 độ rích-te và độ sâu chấn tiêu h 5km.

Theo các đánh giá hiện nay thì đây là một đới phát sinh động đất quan trọng

của thềm lục địa Việt Nam.

Xa hơn về phía tây nam phân định được đới chấn tâm động đất thứ hai

có phương đồng bắc -tây nam trải dọc ven bờ Vũng Tàu - Cà Mau. Cường độ

của các động đất 5 độ rích-te và đều là hoạt động đất nội vỏ.

Nằm gần song song với đới vừa mô tả là đới chấn tâm động đất Côn Sơn

cũng có phương đông bắc - tây nam. ở đây đã ghi nhận được 5 trận động đất

với M 6,1 trong thời gian từ đầu thế kỷ đến nay. Các trận động đất đều có

chấn tiêu nằm ở độ sâu 25km.

Trên phạm vi vịnh Bắc Bộ đã ghi nhận được một số động đất yếu với

M 4. Hầu hết những động đất này phân bố trong phần kéo dài của các đới

chấn tâm Sông Hồng, Sông Đà, Sông Mã và Sông Cả được phân định trong

phạm vi lục địa. Độ sâu chấn tiêu của chúng thường 20km. Riêng ở vùng

ven biển Quảng Ninh đã ghi nhận được một số trận động đất trong thời gian

gần đây.

Các tài liệu hiện có cho phép nhận định được một số đới chấn tâm

động đất thuộc phạm vi vùng biển ngoài thềm lục địa. Để tiện theo dõi để

điểm qua từ bắc xuống nam.

Phía đông nam đảo Hải Nam ghi nhận được nhiều trận động đất, trong

đó có 3 trận động đất mạnh với M = 6-7. Chấn tâm của chúng nằm trùng vào

diện hoạt động của đứt gãy sâu phương đông bắc - tây nam. Độ sâu chấn tiêu

của đới này 30km.

65



Xa hơn về phía nam là đới chấn tâm Hoàng Sa cũng có phương đông

bắc - tây nam. Các động đất ghi nhận được ở đây có M 5,6 và độ sâu chấn

tiêu 30 km.

Trên phạm vi trũng nước sâu Biển Đông đã ghi nhận 2 chấn tâm động

đất yếu.

Một đới chấn tâm đáng chú ý phân bố ở rìa đông bắc quần đảo Trường

Sa (trong khoảng (toạ độ 120 N - 130N và 1140E - 1150E). Chấn tâm động đất ở

đây chủ yếu tập trung trong vỏ trái đất với M 6,1. Đây là vùng hoạt động

động đất tích cực ở Biển Đông (Wissmann, 1988, Nguyễn Kim Lam, 1990).

Phía nam quần đảo Trường Sa nổi lên đới chấn tâm Palawan. ở đây đã

ghi nhận được 4 chấn tâm động đất với M 6 và chiều sâu của chấn tiêu tăng

cao (h = 30 - 40km).

Trong mối quan hệ hoạt động động đất thì biên giới phía đông của Biển

Đông trùng vào hai đới chấn tâm động đất trải theo phương kinh tuyến từ Đài

Loan đến Luzon. Đây là vùng hoạt động động đất mạnh và sâu thuộc đai động

đất Tây Thái Bình Dương.

Trên cơ sơ phân tích tổng hợp các tài liệu về động đất, địa vật lý và địa

chất. Nguyễn Kim Lập (1990) đề nghị phân định một số đới phát sinh động

đất trong phạm vi Biển Đông như sau :

Vùng phát sinh động đất dọc đới Benhicop Manila có phương á kinh tuyến.

ở đây có thể xảy ra động đất với Mmax = 6-7 nằm trùng với diện hoạt động

của các hệ đứt gãy sâu lớn như hệ dứt gãy kinh tuyến 1100, hệ dứt gãy rìa

thềm lục địa Nam Trung Quốc, hệ đứt gãy rìa thềm lục địa bắc và tây bắc

đảo Kalimantan và Palawan, hệ đứt gãy giới hạn rìa phía bắc của khối quần

đảo Trường Sa, và một số đứt gãy ở phần trung tâm lòng chảo nước sâu

Biển Đông.





Các vùng phát sinh động đất với Mmax=5-6. Các vùng này dự kiến phân

định trùng vào đới hoạt động của các đứt gãy lớn ở vùng thềm lục địa vịnh



66



Bắc Bộ có các phương tây bắc-đông nam và đông bắc-tây nam, vùng chảo

nước sâu Biển Đông có thể là các đới phát sinh động đất với Mmax=5-6.

Các tài liệu trình bày ở trên chứng tỏ rằng vùng Biển Đông đang có

những hoạt động động đất tích cực, tập trung vào các kiến trúc địa chất kiểu

các đứt gãy sâu thuộc nhiều chủng loại và định hướng khác nhau, trong đó đặc

biệt đáng chú ý là các đới phương á kinh tuyến và đông bắc - tây nam. Đại đa

số các trận động đất đã ghi nhận được đều thuộc loại động đất vỏ, nghĩa là có

chấn tiêu nằm trong phạm vi vỏ trái đất. Chỉ riêng đới chấn tâm phương kinh

tuyến nằm dọc cung đảo Đài Loan Philippin là đới phát sinh động đất mạnh và

cực mạnh, nảy sinh trong cả ba mực sâu khác nhau từ nội vỏ đến Manti

(Seatar, 1982).



Hình 9 Sơ đồ phân bố chấn tâm động đất khu vực Biển Đông

(Theo Nguyễn Kim Lạp, 1990)

Các chấn tâm động đất có cường độ (M)

1. M = 3.0 - 5.0; 2. M = 5.1 - 6.0;

3. M = 6.1 - 7.0;

4. M = 7.1 - 8.0;

5. M không xác định



67



2.3. Đặc điểm khí hậu Biển Đông

2.3.1. Khái niệm về khí hậu gió mùa nhiệt đới Việt Nam

Việt Nam, một lãnh thổ hẹp ngang chạy dài theo phương kinh tuyến

thuộc khu vực nội chí tuyến bắc Bán cầu nằm ở tận phía đông nam châu á của

một đại lục rộng nhất thế giới, tiếp giáp hai mặt với Thái Bình Dương và ấn

Độ Dương, những điều kiện đó tạo thành khí hậu Việt Nam với nhiều nét đặc

biệt, không giống bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Đó là những yếu tố bức xạ

mặt trời nơi chí tuyến, sự tác động mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùa đổi hướng

và đối lập về tính chất giữa 2 mùa trong năm, mùa hạ và mùa đông cùng với

các điều kiện địa hình các yếu tố trên đã dẫn đến hệ quả vô cùng đặc sắc của

chế độ khí hậu, thời tiết nước ta.

Nếu chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến với hai lần thiên đỉnh trong

năm, (bảng 2.1) kết hợp với hoàn lưu tín phong thường xuyên thổi ổn định

một hướng từ chí tuyến về xích đạo là những điều kiện chi phối chủ yếu chế

độ thời tiết các vùng nhiệt đới nói chung, thì ở khu vực Việt Nam những điều

kiện đó không còn là căn bản và thuần nhất nữa, thay vào đó là hoàn lưu gió

mùa với những trung tâm tác động và cơ chế hoàn toàn khác do những đặc thù

riêng về địa lý của khu vực chi phối. Hoàn lưu gió mùa lấn át mạnh mẽ hoàn

lưu tín phong mà tín phong chỉ còn khả năng tác động một phần vào hoàn lưu

gió mùa. Kết quả là hình thành một cơ chế hoàn lưu có tính địa phương và tính

chất chung của hành tinh, xoá nhoà những ranh giới chỉ có ý nghĩa địa đới.

Cần nói rõ thêm một số đặc điểm của gió mùa châu á. Gió mùa như

một hệ quả của sự tương phản về nhiệt chế giữa lục địa và biển cả, thể hiện

mối quan hệ mặt trời - trái đất với một sự chậm pha nào đó, không hoàn toàn

phù hợp với điều kiện châu á. Mặc dù về hình thức cũng vẫn là sự thay đổi

theo gió mùa của gió lục địa và gió đại dương, đối lập về hướng và về những

thuộc tính nhiệt ẩm đặc trưng, song trên qui mô rộng lớn của khu vực châu á

gió mùa trải rộng từ ấn Độ Dương đến Philippin, từ Xibiria - Nhật Bản đến

xích đạo, đã hình thành cả một cơ chế phức tạp kết hợp nhiều trung tâm khí áp

tác động khác nhau, chi phối nhiều hệ thống gió mùa khác nhau.

Bảng 2.1. Ngày mặt trời thiên đỉnh qua các vĩ độ chí tuyến

68



Vĩ độ (B)



Lần thứ nhất



Lần thứ hai



50



3 tháng 4



10 tháng 9



100



17 tháng 4



28 tháng 8



150



2 tháng 5



12 tháng 8



200



21 tháng 5



24 tháng 7



Dựa vào đặc điểm của các Trung tâm khí áp tác động và cơ chế của

chúng, và căn cứ vào những hệ quả thời tiết - khí hậu riêng biệt, có thể phân

biệt 3 hệ thống gió mùa châu á khống chế những khu vực địa lý khác nhau

gây ảnh hưởng đến chế độ khí hậu gió mùa Việt Nam.

Hệ thống đông bắc á bao trùm các vùng Viễn đông, Nga, Nhật Bản,

Triều Tiên, có gió mùa mùa đông lạnh, khô, mang tính lục địa thuần tuý do

khối không khí cực đới từ rìa phía đông cao áp Xiberi thổi theo hướng tây bắc

về phía biển Nhật Bản tạo ra mùa đông giá rét, không mưa. Gió mùa mùa hạ

có hướng đối lập (đông nam), bản chất là không khí nhiệt đới từ rìa phía tây

của cao áp Thái Bình Dương tương đối nóng và ẩm. Gió mùa mùa hạ đem lại

mưa không nhiều cho những vùng duyên hải. Đây là hệ thống gió mùa khá ổn

định về nhiệt độ diễn biến và về tính chất.

Hệ thống Nam - á, khống chế khu vực ấn Độ , Malaysia, Mianma,

Thái Lan. Gió mùa mùa đông chi phối bởi trung tâm cao áp Turkistan kết hợp

với khí lưu tây ôn đới hạ thấp. Không khí này mang tính chất lục địa ôn đới,

nhiệt độ và độ ẩm khá thấp, nhưng không thấp bằng khối khí cực đới Xiberi.

Gió mùa mùa hạ là tín phong nam bán cầu vượt xích đạo lên khá nóng và ẩm.

Nét đối lập giữa 2 mùa là độ ẩm.

Hệ thống Đông Nam á ảnh hưởng đến khu vực Philippin, Malaysia và

vùng nội chí tuyến tây Thái Bình Dương. Mùa đông gió có nguồn gốc từ cao

áp cận chí tuyến Thái Bình Dương, chính là tín phong bắc bán cầu từ rìa phía

nam cao áp thổi về xích đạo, bản chất là khối không khí biển nhiệt đới không

lạnh và khá ổn định. Gió mùa mùa hạ lại ngược lại, có nguồn gốc từ nam Thái

Bình Dương là khối khí ấm và mát của biển và chỉ đối lập với gió mùa mùa

đông về hướng. Dưới ảnh hưởng của hội tụ nhiệt đới và bão gió mùa mùa hạ

kém ổn định và mang lại nhiều mưa trong khu vực nó khống chế.

69



Rõ ràng ba hệ thống gió mùa với ba cơ chế hoạt động riêng biệt đã kết

hợp tạo thành hoàn lưu độc đáo của gió mùa châu á. Trong khi đó lãnh thổ

Việt Nam không hoàn toàn nằm trong phạm vi khống chế của một hệ thống

nào trong ba hệ thống gió mùa nói trên. Do vị trí có tính chuyển tiếp về mặt

địa lý đã khiến cho khí hậu nước ta khi thì chịu ảnh hưởng của hệ thống gió

này, khi thì chịu ảnh hưởng của hệ thống gió kia và đã tạo nên chế độ gió mùa

ở đây rất phức tạp. Gió mùa mùa đông có thể bị chi phối bởi trung tâm cao áp

Xiberi, cũng có thể là hệ quả phát triển của khí lưu tây ôn đới hay tín phong

Thái Bình Dương. Cũng như vậy, gió mùa mùa hạ nước ta vừa chịu ảnh hưởng

của khối khí bắc ấn Độ Dương, vừa là chịu ảnh hưởng của luồng không khí từ

nam Thái Bình Dương lên va cũng có thể cả khối khí tín phong bắc bán cầu

xâm nhập vào kết quả là khí hậu Việt Nam đã không còn tính thuần tuý nhiệt

đới theo qui luật địa đới vùng nội chí tuyến.

Đối chiếu với những tiêu chuẩn khí hậu của vùng nội chí tuyến (khí hậu

nhiệt đới) khí hậu Việt Nam có nền nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ẩm cao

hơn, sự phân hoá giữa hai mùa trong năm về chế độ mưa - ẩm ở phía nam đất

nước (Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc). Chúng ta cần phải nhận thức đúng

bản chất phức tạp của những điều kiện hình thành khí hậu hướng này, vừa thể

hiện tính địa đới theo vĩ tuyến do những nhân tố thiên văn chi phối vừa mang

tính địa đới theo kinh tuyến liên quan với những yếu tố hành tinh, mới thấy rõ

ý nghĩa đặc sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở khu vực nước ta, một dạng khí

hậu có thể xem như một biến tướng của khí hậu nhiệt đới, trong khi vẫn duy

trì nền nhiệt độ cao nói chung của vùng vĩ độ thấp, lại chịu tác động phân hoá

rõ rệt theo mùa do ảnh hưởng gió mùa qui mô lớn : đặc điểm này có ý nghĩa

thực tiễn quan trọng, vì khí hậu là điều kiện thường xuyên của sự tồn tại và

phát triển các qúa trình tự nhiên trong sinh giới và cả trong thế giới vô cơ, chỉ

trong những điều kiện tương đối đồng nhất về mặt khí hậu mới có thể thuận

lợi vận dụng những kinh nghiệm sản xuất từ vùng này qua vùng khác, và chỉ

trên cơ sở về bản chất khí hậu mới có thể thấy rõ những vấn đề đặt ra cần phải

nghiên cứu giải quyết và dự đoán, dự báo những biến động của thời tiết, khí

hậu.

2.3.2. Miền khí hậu Biển Đông



70



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

×