1. Trang chủ >
  2. Khoa Học Tự Nhiên >
  3. Môi trường >

Khí hậu vùng phía nam Biển Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.46 MB, 218 trang )


mưa không quá ít, trung bình mỗi tháng cũng đạt khoảng 50mm với 5-7 ngày

mưa.

Bão

Phần phía Nam Biển Đông quan trắc thấy ít bão hơn nhiều so với phần

phía bắc. Theo số liệt thống kê, trung bình trong 10 năm chỉ có 13 cơn bão đi

ngang qua vùng biển này. Thời gian bão đi qua đây muộn hơn so với phần

phía Bắc.Tháng nhiều bão nhất là tháng IX (5 cơn) rồi đến tháng X và XII

(mỗi tháng 3 cơn). Tháng IX và tháng VII cũng có khả năng gặp bão nhưng

rất ít

Bảng 2.4 : Số cơn bão trong 10 năm đi qua vùng quần đảo Trường Sa



Tháng IX



Tháng X



Tháng XI



Tháng XII



Tháng I



Năm



1



3



5



3



1



13



Cũng có thể nhận xét bão hoạt động ở các vùng phía Nam Biển Đông

thường có cường độ yếu hơn so với các bão hoạt động ở vùng phía Bắc.

2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây về chế độ khí

hậu miền Biển Đông

Nhằm tăng thêm những hiểu biết về tính chất phức tạo của chế độ khí

hậu Biển Đông trong lúc chưa có các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh ở phần

này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà

hải dương học Việt Nam.

Về chế độ gió mùa : ở vùng phía bắc Biển Đông gió thường mạnh hơn

và tần suất các gió mạnh từ cấp 7 trở lên (trên 14m/s) chiếm khoảng 5 - 10%.

Điều đáng chú ý là hướng thịnh hành của hai hệ gió mùa trùng với trục lớn

của biển đông bắc - tây nam, hai bản đồ hoa gió trên Biển Đông đặc trưng cho

hai mùa gió đông bắc và tây nam đã khẳng định (hình 9a, 9b).

ở Bắc Bộ trong 40 năm qua, đã quan sát thấy trung bình 30 đợt gió mùa

đông bắc mạnh mỗi năm (lớn nhất 39 đợt, ít nhất 24 đợt), nhưng càng đi về

phía nam, số đợt này càng giảm, Vinh trở vào chỉ còn trung bình khoảng 15

đợt mỗi năm.



77



Hình 9a. Hoa gió tháng 1 trên Biển Đông.



78



Hình 9b Hoa gió tháng 7 trên Biển Đông.



79



Mỗi đợt gió mùa đông bắc kéo dài trung bình khoảng một tuần, kèm

theo gió mạnh, trong phần lớn trường hợp > 10 m/s. ở đảo Bạch Long Vĩ, nằm

giữa vịnh Bắc Bộ, số trường hợp vận tốc gió lớn hơn 12 m/s chiếm khoảng

50% và những đợt gió mùa đặc biệt mạnh tốc độ có thể vượt quá 20-15 m/s

trong các tháng 12 và tháng 1 hàng năm.

Khi gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ không khí giảm mạnh tới vài

độ C, cá biệt có thể tới 100C trong vòng 24 giờ, nếu là trường hợp xảy ra vùng

áp thấp nông lại tiếp đến front lạnh tràn về đột ngột.

Bảng 2.5 . Số cơn bão và tần suất tại các vùng khác nhau trên thế giới



Vùng



Số cơn bão



Tần suất



I. Tây bắc Thái Bình Dương



22



36%



II. Đông Bắc Thái Bình Dương



10



16%



III.Tây Bắc Đại Tây dương



7



11%



IV. Biển ả Rập



2



3%



V. Vịnh Bangan



6



10%



VI. Nam ấn Độ Dương



6



10%



VII. Tây bắc châu úc



7



11%



Cộng



62



100%



Theo qui định của Tổ chức Khí tượng Thế giới, xoáy thuận là vùng áp

thấp nhiệt đới có chuyển động xoáy của không khí, trong đó được phân biệt

áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có tốc độ gió dưới cấp 6 (11 m/s), bão - có tốc độ

gió từ cấp 6 đến cấp 12 (35 m/s) và bão lớn có tốc độ gió vượt qua cấp 12. Bão

là hiện tượng thời tiết nguy hiểm thường xảy ra ở vùng nhiệt đới của đại

dương.

Bão thường có đường kính khoảng vài trăm kilômét. Gió xoáy trong bão

có thể đạt 30 m/s hay hơn. Theo ảnh mây vệ tinh khí tượng cho thấy trong

phạm vi hoạt động của bão từ vùng rìa cho tới vùng mắt bẵo ít mây hoặc

quang mây. Trong những cơn bão phát triển mạnh, mắt bão có thể đạt kích

thước 5-10 hải lý (10-20 km).



80



Bảng 2.6. Bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam

theo các năm từ 1954 đến 1989



Năm



Số cơn



Năm



Số cơn



Năm



Số cơn



1954



4



1966



2



1978



12



1955



4



1967



5



1979



6



1956



6



1968



7



1980



9



1957



2



1969



3



1981



6



1958



4



1970



8



1982



6



1959



4



1971



8



1983



8



1960



10



1972



6



1984



7



1961



7



1973



11



1985



5



1962



7



1974



8



1986



5



1963



6



1975



6



1987



5



1964



11



1976



0



1988



4



1965



8



1977



3



1989



12



Cộng



224



Bảng 2.7. Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam theo các tháng

tính trung bình trong thời kỳ 1954-1989

Tháng



1



2



3



4



5



6



7



8



9



10



11



12



năm



Tổng số

cơn



0



1



1



2



3



34



21



40



48



52



30



2



224



Số cơn

trung bình

năm



0



0,03



0,03



0,06



0,08



0,67



0,58



1,11



1,33



1,44



0,83



0,06



6,22



Trong bảng 2.5 theo số liệu thống kê 70 năm (1881-1953) thì tổng số

cơn bão hoạt động trong vùng 50 - 300 vĩ độ Bắc và 105 - 1500 kinh độ Đông

trung bình là 21,9 cơn/năm thuộc khu vực Tây bắc Thái Bình Dương trong đó

vùng biển phía đông Philippin là nơi xuất phát của đa số cơn bão (60%), số

bão còn lại phát sinh trực tiếp trên Biển Đông. Trung bình hàng năm có 9,6

cơn bão hoạt động trong Biển Đông, tức khoảng non nửa số bão hoạt động ở

81



tây bắc Thái Bình Dương .

Phù hợp với quy luật chung, tần số bão ở Biển Đông lớn nhất vào các

tháng giữa và cuối mùa hạ là thời kỳ có dải hội tụ nhiệt đới mạnh ở bắc bán

cầu. Tháng có tần số bão cực đại ở Biển Đông là tháng IX - X.

Vào tháng V, tháng VI bão xuất hiện còn ít, hướng di chuyển thường

thiên về tây bắc và chuyển mạnh sang bắc hoặc đông bắc, theo quỹ đạo dạng

parabol, hướng về bờ biển phía nam của Trung Quốc.

Vào các tháng tiếp theo VII, VIII, IX đường đi của bão thường theo

hướng tây tây bắc hoặc tây bắc rồi chuyển lệch về tây khi tới gần bờ biển từ

nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.

Vào tháng X, đường đi trung bình hướng về phía tây, về phía bờ biển

miền Trung Trung Bộ.

Vào tháng XI, XII do ảnh hưởng của lưỡi áp cao lục địa đã tiến khá xa

xuống phương nam, đường đi trung bình của bão dịch hẳn về phía nam, xấp xỉ

vĩ độ 12 - 130 Bắc, hơi lệch về tây nam, hướng về bờ biển Nam Trung Bộ và

Nam Bộ của Việt Nam. Số lượng cơn bão đổ bộ vào Việt Nam thay đổi nhiều

giữa các năm và giữa các vĩ độ khác nhau.

Theo thống kê của 36 năm gần đây (1954-1989) thấy năm có bão ít

nhất là năm 1976 không có cơn bão nào đổ bộ vào Việt Nam và năm 1957,

1960 chỉ có 2 cơn bão, năm nhiều nhất là có 10 cơn (1960), 11 cơn (1964,

1973), thậm chí 12 cơn (1978, 1989) và trung bình là 6,22 cơn áp thấp nhiệt

đới và bão (bảng 2.6).

Như vậy đối với cả nước, mùa bão là từ tháng VI tới tháng XI.

Sự phân bố theo không gian từng độ vĩ, bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ

vào ven biển Việt Nam trong 36 năm (1954-1989) được trình bày trong bảng

2.8.

Ta có thể thấy rõ những vùng bão hoạt động rất mạnh ở nước ta là

Quảng Ninh và Nam Hà Tĩnh - Đèo Ngang và những vùng bão hoạt động ít là

Vũng Tàu -Thành phố Hồ Chí Minh (10 - 110 vĩ độ Bắc). Khi xem xét kỹ toàn

bộ 224 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong 36 năm qua, điều đáng chú ý nhất là

bão và áp thấp nhiệt đới có nhiều trường hợp diễn biến bão khác thường như

xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn, không đổ bộ dần từ Bắc vào Nam mà có thể

trái lại. Thí dụ cơn bão xảy ra sớm nhất vào ngày 16/12/1965 tại vùng khơi

82



Minh Hải (cơn Sarah), muộn nhất ngày 19/10/1973 vào Quảng Ninh (cơn

Ruth), ngày 23/10/1988 vào Hải Phòng (cơn PAT), cơn bão sớm ngày

15/4/1956 vào Quảng Nam - Đà Nẵng (ATND) hay Quảng Ngãi - Bình định

(cơn Wanda ngày 1/5/1971) v.v...

Bảng 2.8. Phân bố bão đổ bộ vào Việt Nam theo vĩ độ từng thời kỳ

(1954-1989)



Vĩ độ bắc

Từ 21-220

20-21

19-20

18-29



Số cơn

32

29

26

17



Trung bình năm

0,89

0,81

0,72

0,47



17-18

16-17

15-16

14-15

13-14



31

19

12

10

14



9,86

0,53

0,33

0,28

0,39



12-13



13



0,36



11-12

10-11

9-10

8-9

Cộng



10

1

4

6

224



0,28

0,03

0,11

0,19

6,22



Phân cấp vùng hoạt động bão

RM

M

Trong đó

M

1. Rất mạnh

V

RM (từ 0,85 cơn/năm trở

lên)

RM 2. Mạnh

M

M (từ 0,51-0,84 cơn/năm)

V

3. Vừa

Y

V(từ 0,3 0,5 cơn/năm)

V

4. Yếu Y (từ 0,1-0,28

cơn/năm)

V

5. Hiếm H (dưới 0,1

cơn/năm)

T

H

Y

Y



Tốc độ di chuyển của bão trên Biển Đông tuỳ thuộc vào từng giai đoạn,

trung bình khoảng 18km/giờ, nhưng có khi di chuyển rất chậm, hầu như đứng

yên hoặc trái lại di chuyển rất nhanh (trên 40km/giờ). Những trường hợp bão

di chuyển khác thường đếu có nguyên nhân khác như bão chuyển hướng hoặc

dầy lên, có ảnh hưởng của cơn bão thứ hai (bẫo đôi) hoặc ảnh hưởng của

front cực đới tràn về.

Một trong những dấu hiệu chủ yếu đánh giá về cường độ của bão là trị

số khí áp ở tâm bão. Trên Biển Đông đã quan sát thấy một số trường hợp khí



83



áp ở tâm bão nhỏ hơn 930 miliba, thấp hơn trị số khí áp bình thường ở vùng

xung quanh khoảng trên 70 miliba.

ở Việt Nam đã quan sát thấy trị số khí áp thấp nhất ở tâm tới 967,4

miliba: cơn bão Winnie đổ bộ vào Tiên Yên ngày 3/7/1964 với tốc độ gió gần

30m/s và khi gió giật 42 m/s. Tốc độ gió 48 m/s đã quan sát được tại Văn Lý

(bão 9/9/1964) và Kỳ Anh (báo 8/19/1964).

2.4. Thủy triều và dao động mực nước

Một đặc điểm nổi bật nhất khiến cho Biển Đông khác rõ rệt so với các

biển khác trên thế giới là thành phần nhật triều đóng vai trò đáng kể. Trên bản

đồ tính chất thuỷ triều của Biển Đông nhật triều và nhật triều không đều

chiếm hầu khắp không gian của biển (hình 10). Một hiện tượng hiếm thấy trên

đại dương thế giới, trong khi đó các vùng tính chất bán nhật triều đều và

không đều thấy phổ biến ở các vùng biển khác lại chỉ choán những miền rất

nhỏ (hình 10). Những khu vực thuỷ triều có biên độ lớn và phức tạp là thềm

lục địa, nhất là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và eo biển Đài Loan.

Sóng triều là loại sóng dài, có bước sóng hàng chục kilômét nên sự

truyền sóng triều trên biển phụ thuộc rất nhiều vào độ sâu và mức độ phức tạp

của địa hình lưu vực. Chính vì vậy sự truyền sóng triều trên Biển Đông có địa

hình phức tạp đã làm cho chế độ thuỷ triều ở đây rất đa dạng và phức tạp.

Với điều kiện tự nhiên của Biển Đông, ngoài những sóng triều được

trực tiếp tác động bởi lực hấp dẫn vũ trụ có giá trị rất nhỏ, hiện tượng triều

trên biển gần như hoàn toàn chịu sự chi phối bởi các sóng triều truyền đến từ

ngoài Thái Bình Dương và ấn Độ Dương vào Biển Đông. Do eo biển Malacca

nối với ấn Độ Dương tương đối hẹp và nông nên sóng triều chủ yếu được

truyền từ Thái Bình Dương qua lạch Bashi rộng, sâu và eo biển Đài Loan vào

Biển Đông.

Các sóng bán nhật triều truyền từ Thái Bình Dương vào Biển Đông qua

hai cửa này đang là nguồn chủ yếu, ban đầu với biên độ khá lớn, trên dưới 50

cm đối với sóng bán nhật triều M2, còn các sóng nhật triều trước khi vào Biển

Đông với biên độ rất nhỏ khoảng 13 cm đối với sóng 0 1 và 20 cm đối với

sóng K1.



84



Hình 10 Đặc điểm thuỷ triều Biển Đông



Khi truyền vào Biển Đông ban đầu dưới dạng sóng tiến, các sóng bán

nhật triều tiếp tục truyền nhanh qua vùng phía đông vào vùng trung tâm rộng

lớn và sâu. ở eo biển Đài Loan, các sóng này nhanh chóng chuyển thành sóng

triều đứng với những biên độ triều lớn nhất 210 cm đối với M2 tại vùng bụng

sóng ở phía bắc. Mặt khác, khi truyền tới thềm lục địa phía tây và tây nam của

biển, biên độ sóng triều cũng tăng dần. Vào vịnh Bắc Bộ các sóng bán nhật

triều chuyển thành sóng đứng với đường nút sóng tại Cát Bà (Việt Nam) - Bắc



85



Lê (Hải Nam,Trung Quốc) có biên độ nhỏ dưới 5 -10cm và có bụng sóng ở

Bắc Hải và vịnh Diễn Châu.

Các sóng bán nhật triều qua vùng trung tâm nước sâu với tốc độ nhanh

nhất lớn hơn 600 km/h (sóng S2) hoặc quá 800 km/h (sóng M2). Tới miền

nước nông có địa hình phức tạp ở phía tây nam biển, bao gồm vịnh Thái Lan,

sự truyền sóng bán nhật triều diễn ra khá phức tạp. Tại đây đã hình thành

những chùm sóng đứng liên kết giữa mấy vùng vô triều ở gần nhau, có chiều

quay khác nhau, nên không thấy rõ sự thoát ra biển Giava của các sóng bán

nhật triều.

Các sóng nhật triều khi qua lạch Bashi tiếp tục truyền về phía tây dưới

dạng sóng tiến là chủ yếu với tốc độ nhanh (cực đại gần 1.500 km/h) khi đi

qua vùng phía đông và trung tâm biển, nước sâu. ở phía nam của eo Đài Loan

khoảng vĩ độ 22 - 240 Nam, biên độ sóng nhật triều tăng lên rõ rệt có thể là do

sự gặp nhau giữa hai nhánh sóng nhật triều truyền từ Thái Bình Dương vào, từ

hướng đông bắc và từ hướng đông, đồng thời còn có thể do ảnh hưởng của bãi

ngầm cạn ở khoảng độ 230 Nam. Khi sóng nhật triều truyền vào tới gần vùng

bãi nông lục địa ở phía tây bắc cũng như tây nam và nam của biển, tốc độ

truyền của sóng này giảm đi rõ rệt, trong khi đó biên độ triều tăng lên đáng kể

khi tiến dần về phía bờ. Quá trình truyền sóng nhật triều diễn ra phức tạp hơn

khi chúng vào vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Từ sóng tiến chúng chuyển

thành sóng tiến - đứng và sóng đứng - tiến với chiều quay của đường đồng

triều theo ngược chiều kim đồng hồ ở quanh các điểm vô triều, lệch về bờ tây

và gần cửa vịnh với biên độ không quá 5 cm.

Đáng chú ý là các sóng nhật triều đi vào vịnh Bắc Bộ theo cả hai phía

eo Hải Nam hẹp và nông và cửa vịnh rộng và sâu hơn, gần như đồng thời .

Những giá trị lớn nhất của biên độ sóng nhật triều ở vịnh Bắc Bộ vượt quá

400-410cm và vịnh Thái Lan trên 45cm.

Các sóng nhật triều còn truyền từ Thái Bình Dương vào Biển Đông gián

tiếp qua biển Sulu một cách yếu ớt rồi qua eo biển Palawan không sâu lắm.

Lối thoát duy nhất của các sóng nhật triều là cửa phía nam của Biển Đông

thông sang biển Giava.

Bảng 2.9 dưới đây cho biết toạ độ của các điểm vô triều trên Biển Đông

theo các kết quả tính toán của các tác giả khác nhau, chứng tỏ có sự phù hợp

về cơ bản. Hình 11 tóm tắt các dạng phân bố biên độ sóng triều chủ yếu tại

86



vùng khơi Biển Đông, tại hai vịnh lớn của biển và eo Đài Loan, cùng với trắc

đồ độ sâu tương ứng.



Hình 11 Đặc điểm dòng triều và biên độ triều điển hình ở Biển Đông.



Do điều kiện truyền sóng triều qua nhiều lưu vực phức tạp trên Biển

Đông nên tính chất và độ lớn triều ở đây cũng diễn ra tương ứng.

Trên bản đồ 10 ta nhận thấy nét nổi bật của thuỷ triều trên Biển Đông là

tính chất nhật triều ưu thế, phần nhật triều không đều choán hầu khắp vùng

biển khơi rộng lớn, phần nhật triều đều choán hầu hết vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái

Lan và phần quan trọng phía tây của Philippin. Nếu ở các vùng biển khác của

thế giới tính chất bán nhật triều thường đóng vai trò chủ yếu, thì ở Biển Đông

chỉ quan sát thấy những khu vực bán nhật triều rất nhỏ ở eo biển Đài Loan,

khu vực lân cận cửa Thuận An và khu vực bán nhật triều không lớn ở phía

nam eo Đài Loan cho tới phía đông bắc đảo Hải Nam, khu vực vịnh Pulo

Lakei, vùng ven bờ đông nam Nam Bộ của Việt Nam, khu vực phía tây vịnh

Thái Lan và vùng lân cận Singapore. Tính chất nhật triều trở nên ưu thế trong

87



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

×