1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức TRT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.56 KB, 101 trang )


+ Chức năng: Quản lý công tác kế hoạch, công tác tài chính của cơ quan theo

quy định của pháp luật.

+ Nhiệm vụ: Tham mưu xây dựng và quản lý công tác quy hoạch ngành, kế

hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Đài và của ngành; xây dựng kế hoạch thu,

chi ngân sách hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển ngành phát thanh truyền

hình của tỉnh và chủ trương của Nhà nước; tổ chức thực hiện công tác kế toán,

thống kê theo quy định của pháp luật; tổng hợp, báo cáo, phân tích tình hình tài

chính của đơn vị; quản lý, kiểm kê tài sản của cơ quan theo định kỳ hàng năm và

đột xuất và thực hiện một số công việc liên quan khác do Ban Giám đốc phân công.

- Phòng Dịch vụ và Quảng cáo

+ Chức năng: Giúp Ban Giám đốc thực hiện các hoạt động dịch vụ phát thanh

truyền hình, khai thác nguồn thu đảm bảo nhu cầu hoạt động và phát triển của Đài.

+ Nhiệm vụ: Tham mưu xây dựng kế hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện các

hoạt động dịch vụ quảng cáo trên sóng phát thanh truyền hình; tham mưu xây dựng

các chế độ, chính sách, giá cả,.. nhằm phát triển hoạt động dịch vụ quảng cáo; trực

tiếp giữ và phát triển các mối quan hệ với khách hàng quảng cáo; kêu gọi tài trợ để

đáp ứng yêu cầu hoạt động của Đài; tham mưu, phối hợp và thực hiện kế hoạch khai

thác phim truyện; thực hiện các loại dịch vụ truyền hình có thu tiền như truyền hình

kỹ thuật số mặt đất, kỹ thuật số vệ tinh, truyền hình cáp, IP TV và một số công việc

liên quan khác do Ban Giám đốc phân công.

- Phòng Kỹ thuật và Công nghệ

+ Chức năng: Tham mưu giúp Ban Giám đốc xây dựng định hướng chiến

lược kỹ thuật phát thanh truyền hình. Trực tiếp quản lý sử dụng trang thiết bị kỹ

thuật sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình.

+ Nhiệm vụ: Thực hiện toàn bộ khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất các

nội dung chương trình phát sóng; tổ chức truyền dẫn, phát sóng, tiếp sóng các

chương trình phát thanh truyền hình của Đài tỉnh và Đài quốc gia theo quy định;

tham mưu về kế hoạch phát triển kỹ thuật, công nghệ truyền hình, phát thanh,

truyền thanh từ tỉnh đến cơ sở; trực tiếp quản lý các trang thiết bị phụ vụ sản xuất,



45



truyền dẫn, phát sóng; bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các trang thiết bị; Giúp

Đài thành phố Huế, thị xã, huyện, cơ sở về lĩnh vực khi có yêu cầu và thực hiện một

số công việc liên quan khác do Ban Giám đốc phân công.

- Phòng Biên tập

+ Chức năng: Xây dựng, quản lý và thực hiện khung chương trình phát thanh

truyền hình.

+ Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch và kiểm soát chương trình phát sóng, bao

gồm khung chương trình cả năm, hàng quý, lịch phát sóng hàng tháng và chương

trình hàng ngày; tiếp nhận sản phẩm hoàn chỉnh của các phòng, kết nối các chương

trình phát thanh truyền hình hàng ngày, đạo diễn phát sóng các chương trình truyền

hình; tổ chức công tác tư liệu chung của Đài phục vụ yêu cầu hoạt động nghiệp vụ và

công tác tuyên truyền; thực hiện kiểm tra nội dung các chương trình trước khi phát

sóng; tổ chức khai thác và biên tập các chươnh trình phim truyện, tài liệu, chương

trình văn nghệ, giải trí, trò chơi truyền hình,… được phép của đơn vị bạn để bổ sung

cho chương trình của Đài; thực hiện băng hình nhạc chờ, màn hình tuyên truyền phục

vụ nhiệm vụ chính trị trong những ngày lễ, tết, giới thiệu chương trình giải trí, phim,

phối hợp với phòng Kỹ thuật để giới thiệu chương trình truyền hình hàng ngày; quản

lý và bố trí phát thanh viên thực hiện chương trình phát thanh truyền hình hàng ngày

và thực hiện một số công việc liên quan khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng Thời sự:

+ Chức năng: Tổ chức sản xuất chương trình thời sự phát thanh truyền hình

hàng ngày theo chỉ đạo của Giám đốc và Ban biên tập.

+ Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất các chương trình thời sự phát thanh, thời sự

truyền hình hàng ngày; đảm nhận công việc liên quan đến cộng tác viên thời sự;

đảm nhận phần lưu trữ chương trình thời sự hàng ngày và thực hiện một số công

việc khác do Ban Giám đốc giao

- Phòng Văn nghệ và giải trí

+ Chức năng: Tổ chức sản xuất các chương trình văn nghệ, giải trí phát thanh

truyền hình theo chỉ đạo của Ban Giám đốc.



46



+ Nhiệm vụ: Biên tập, đạo diễn, tổ chức sản xuất các chương trình văn học,

nghệ thuật, chương trình tin tức – ca nhạc trên sóng phát thanh truyền hình; khai

thác, biên dịch các chương trình văn nghệ, giải trí của các Đài tỉnh, thành trong

nước, Đài quốc gia, quốc tế để bổ sung cho chương trình của Đài; tổ chức sản xuất

các chương trình “trò chơi - giải trí” truyền hình; phối hợp với các phòng liên quan

để sản xuất chương trình khi có yêu cầu; đảm nhận cộng tác viên văn nghệ và thực

hiện một số công việc liên quan khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng Chuyên đề:

+ Chức năng: Tổ chức sản xuất và phối hợp sản xuất các chuyên mục,

chuyên đề theo chỉ đạo của Ban Giám đốc.

+ Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất các chuyên mục, chuyên đề theo kế hoạch của

Đài; quản lý và tổ chức sản xuất

- Phòng Phát thanh và thông tin điện tử

+ Chức năng : Tổ chức sản xuất và phối hợp sản xuất các tin bài, phóng sự,

chuyên mục, chuyên đề trên sóng phát thanh và web site của Đài theo chỉ đạo của

Ban giám đốc.

+ Nhiệm vụ:

- Tổ chức sản xuất các chuyên mục, chuyên đề trên sóng phát thanh và

website theo kế hoạch của Đài.

- Quản lý và tổ chức sản xuất các chuyên mục, chuyên đề do các ngành, các

cấp, đơn vị, địa phương và các đoàn thể phối hợp thực hiện.

- Thực hiện một số công việc liên quan khác do Ban giám đốc phân công

2.1.5 Tình hình nguồn nhân lực của TRT

Năm 2016, Đài TRT hiện có 101 cán bộ viên chức, trong đó nam giới 65, nữ

giới 36.

Trình độ thạc sĩ: 7, Đại học : 75, Cao đẳng : 2, Trung cấp 7, các loại hình

khác: 10. Với trình độ hiện nay, cho thấy đa số trình độ cán bộ viên chức của Đài

TRT tương đối cao. Khả năng đáp ứng cho công việc chuyên môn, sản xuất chương

trình tại Đài .



47



Với Độ tuổi dưới :30 tuổi/19 người; từ 30-50 tuổi/75 người; trên 50/7người

trên tổng số 101 cán bộ nhân viên thuộc Đài.

Độ tuổi lao động đang trẻ chiếm từ 75% cho đến 90% Đài TRT có độ tuổi

vàng trong tuổi lao động, đây nguồn nhân lực lớn đồi dào đầy sức trẻ cho sự nghiệp

phát thanh và truyền hình của Đài

Trong các giai đoạn 2011-2013 lao động làm việc tại TRT có xu hướng gia

tăng. Cụ thể là năm 2011, tổng số lao động của TRT là 80 người, đến năm 2012 là

84 người, tăng 4 người tương ứng tăng 5%. Năm 2013, tổng lao động tăng lên 94

người, tăng 11.9% so với năm 2012. Tốc độ tăng bình quân năm là 8.45%. Năm

2015 tăng lên 101 người.

Xét theo trình độ học vấn cho thấy, đại đa số nhân viên của TRT có trình độ

đại học. Năm 2011, nhân viên có trình độ Đại học là 73.75%, năm 2012 là 72.62%

và năm 2013 là 72.34%., năm 2015 là 74%. Dù chiếm tỷ lệ cao nhưng con số này

có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm. Nguyên nhân này là do một số nhân viên

mới được tuyển dụng chỉ có bằng Cao đẳng và Trung cấp và một số nhân viên được

TRT tạo điều kiện để đi học Cao học.

Về trình độ ngoại ngữ, qua các năm, số nhân viên có bằng Anh văn B chiếm

tỷ lệ cao nhất, số nhân viên có bằng anh văn C và bằng đại học ngoại ngữ tăng.

Ngoại ngữ ngày càng quan trọng trong đời sống và công việc, vì vậy, tỷ lệ nhân

viên chưa có bằng ngoại ngữ tăng cao là vấn đề đáng báo động đối với TRT.

2.1.6 Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của TRT

Cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất, truyền dẫn, phát sóng của TRT ngày

càng được đầu tư theo hướng hiện đại, đặc biệt là đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật

số, công nghệ thông tin và viễn thông góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất

lượng sóng phát thanh, truyền hình. Đến nay, 100% địa bàn dân cư trong tỉnh đã thu

rõ sóng phát thanh, 95% thu rõ sóng truyền hình. Sóng TRT cũng đã vươn xa ra các

tỉnh, thành phố trong nước và các nước trong khu vực thông qua việc phát sóng trên

vệ tinh, hòa mạng Truyền hình cáp thành phố Hồ Chí Minh và hơn 30 tỉnh, thành



48



phố lớn trong cả nước; hòa mạng IPTV của VNPT, Viettel, VTC; trực tuyến trên

Trang thông tin điện tử trt.com.vn.

Tuy vậy, bên cạnh những thành công bước đầu, TRT vẫn còn không ít

những khó khăn, hạn chế. Trang thiết bị kỹ thuật mặc dù được quan tâm đầu tư,

song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, truyền dẫn, phát sóng. Nhiều trang

thiết bị được đầu tư từ nhiều năm trước hiện đã xuống cấp, lạc hậu, chưa có điều

kiện để đầu tư thay thế. Cùng với sự lạc hậu về thiết bị, đội ngũ nhân sự vẫn chưa

đáp ứng được với xu thế phát triến mạnh của công nghệ truyền hình hiện nay.

2.1.7 Một số kết quả hoạt động về mặt tài chính

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả hoạt động về mặt tài chính của

TRT qua 4 năm 2012-2015



1. Doanh thu

2. Chi phí

2. Lợi nhuận

3. Nộp NSNN

4. Thu nhập

bq/tháng



2012

(triệu đồng)

12.144

10.902

1.242

1.856



2013

(triệu đồng)

10.046

11.041

(995)

686



2014

(triệu đồng)

7.911

7.970

29

395



2015

(triệu đồng)

9.787

8.900

587

77



9,9



9,1



8,8



8,5



Nguồn: Phòng Kế hoạch và Tài vụ TRT

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả hoạt động về mặt doanh thu dịch

vụ quảng cáo truyền hình của TRT qua 4 năm 2012-2015



Năm

Ngắn hạn

Dài hạn

Tổng



2012

3.267.000.00



2013

2.095.000.00



2014

2.256.502.00



2015

1.750.190.00



0

5.323.486.00



0

5.745.862.00



0

3.595.317.00



0



0

8.590.486.00



0

7.840.862.00



0

5.851.819.00



0



0



5.021445.000

6.771.635.00



0

0

Nguồn: PDV&QC Đài TRT



49



Bảng 2.4 Doanh thu quảng cáo từ phòng DV&QC so với tổng doanh thu của

Đài TRT qua hàng năm



Năm

2012

2013

2014

2015



Doanh thu quảng cáo/ Tổng doanh thu Đài TRT



Chiếm % doanh

thu Đài



8.590.486.000đ/12.144.000.000đ

70%

7.840.862.000 đ/10.046.000.000đ

78%

5.851.819.000đ/7.911.000.000đ

74%

6.771.635.000/9.787.000.000đ

70%

Qua bảng hai số liệu cho ta thấy được rằng doanh thu từ quảng cáo truyền



hình chiếm nguồn thu đáng kể cho tổng doanh thu của Đài Phát thanh và Truyền

hình Thừa Thiên Huế, nguồn thu cho Đài phát triển sự nghiệp ngành Phát thanh

truyền hình và nguồn thu nhập cho người lao động tại Đài Phát thanh truyền hình

Thừa Thiên Huế.

Năm 2012 doanh thu quảng cáo 8.590.486.000 đồng đến năm 2013 giảm gần

1 tỷ đồng so với năm 2012. Đến năm 2014 doanh cả năm là 5.851.819.000 đồng tiếp

tục giảm 1.989.043.000đ tỷ đồng. Đây là con số đáng báo động cho doanh thu từ dịch

vụ quảng cáo của Đài. Một phần nguyên nhân do kinh tế chung khó khăn của cả nước

nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Nó ảnh hưởng đến các hoạt động chi tiêu ở

Đài và trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ nhân viên thuộc Đài TRT.

Năm 2015, doanh thu từ dịch vụ quảng cáo là 6.771635.000đ tăng thêm

919.816.000đ so với năm 2014, con số này phản ánh tình trạng thu từ quảng cáo

tăng lên đáng kể sau 2 năm giảm liên tục. Do kinh tế có phần phục hồi, phòng

DV&QC có sự thay đổi trong chiến lược, cũng như nhân sự, lãnh đạo Đài quan tâm

chỉ đạo và một phần nguyên nhân do dối thủ cạnh tranh VTV tại Huế chuẩn bị các

quá trình chuẩn bị thành VTV8 tại Thành phố Huế.

2.2 Lĩnh vực Phát thanh Truyền hình và các vấn đề liên quan đến dịch vụ

QCTH của Đài TRT

2.2.1 Lĩnh vực Phát thanh Truyền hình ở khu vực Thừa Thiên Huế

Trong lĩnh vực truyền hình, bên cạnh TRT là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy

ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền

tỉnh còn có Trung tâm THVN tại thành phố Huế (VTV Huế) là đơn vị trực thuộc



50



Đài Truyền hình Việt Nam có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình

truyền hình tại khu vực Bắc Miền Trung để phát trên sóng truyền hình quốc gia và

trên sóng của trung tâm THVN tại thành phố Huế; truyền tiếp các chương trình

truyền hình quốc gia tại địa bàn theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Đài THVN. VTV

Huế thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, sản xuất, khai thác các chương trình truyền

hình, phản ánh các hoạt động của khu vực các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,

Quảng Bình và Hà Tĩnh để phát trên sóng Truyền hình Quốc gia, trên sóng của

Trung tâm THVN tại Tp Huế(VTV8)

Ngày 01.01.2016 Trung tâm THVN tại Thành phố Huế chính thức ngưng

phát sóng và trở thành một trụ sở của VTV8 đặt tại TP Huế, có nhiệm vụ là sản xuất

tin bài cho VTV8 ). Trong khi đó, TRT tập trung thực hiện chức năng và nhiệm vụ

của mình ở địa bàn Thừa Thiên Huế, phản ánh tập trung và chuyên sâu hơn đối với

các vấn đề ở địa bàn tỉnh. Cả 2 Đài truyền hình đều tổ chức, sản xuất các chương

trình với đủ mọi thể loại như các chương trình thời sự, chuyên đề, phim truyện và

giải trí để phục vụ mọi người dân trên mọi lứa tuổi, nghề nghiệp vv…

Về mức độ phủ sóng truyền hình, cả TRT lẫn VTV8 đã phủ sóng được gần

95% địa bàn dân cư trong tỉnh. Thông qua hệ thống truyền hình cáp của HTV, TRT

phủ sóng đến Thành phố Hồ Chí Minh và hơn 30 tỉnh trong nước. Bên cạnh đó,

VTV Huế (VTV8) cũng được phủ sóng ở một số tỉnh thông qua kênh truyền hình

cáp VTVcab.

Truyền hình trả tiền hiện nay đang phát triển ngày một mạnh mẽ và rộng rãi

ở trên cả nước nói chung và ở Huế nói riêng. Các kênh truyền hình trả tiền có mặt

trên địa bàn hiên nay là: truyền hình kỹ thuật số An Viên ( AVG), K+, các kênh

MyTV, HueTV, OneTV vv…

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Đài TRT là cơ quan duy nhất tổ

chức thực hiện, khai thác các chương trình phát thanh (sóng FM, AM) hằng ngày

với thời lượng là 3 giờ 45 phút/ngày đối với các chương trình địa phương và 20 giờ

15 phút/ ngày đối với các chương trình tiếp của VOV. Các chương trình phát thanh

với sự phong phú về thể loại từ các chương trình thời sự, ca nhạc, giải trí đến các



51



chuyên đề về chính trị, giáo dục, tuổi trẻ, du lịch vv… nhằm hướng đến mọi đối

tượng trên địa bàn tỉnh.

2.2.2 Các vấn đề liên quan đến dịch vụ QCTH của Đài TRT.

2.2.2.1 Các sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Đài TRT

a. Sản phẩm dịch vụ quảng cáo Phát thanh-Ttruyền hình

Các sản phẩm dịch vụ truyền hình rất đa dạng, phong phú về thời điểm và cả

thời lượng phát sóng trên sóng truyền hình Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa

Thiên Huế

Đa dạng về các loại hình như: quảng cáo spot (TVC), quảng cáo tự giới thiệu

doanh nghiệp, hình gạt-hình hiệu, quảng cáo Key logo, pop up ,chạy chữ trên sóng

truyền hình, các thông báo quảng cáo rao vặt, quảng cáo trên sóng phát thanh, trang

www.trt.com.vn

-. Quảng cáo TVC

Quảng cáo TVC là loại hình quảng cáo bằng hình ảnh để giới thiệu sản phẩm của

các doanh nghiệp trên thị trường, một spot (1TVC) thường được tính bằng thời lượng:

10s, 15s, 30s, thời điểm phát sóng buổi sáng, buổi trưa, chiều và buổi tối hằng ngày.

Giá cho mỗi spot (TVC) cao nhất là 12.000.000đ/buổi tối/30s và thấp nhất là

4.000.000đ/buổi sáng/30s. Tùy thời điểm có mỗi đơn giá khác nhau theo Bảng giá

quảng cáo áp dụng 01.01.2016.

- Quảng cáo Tự giới thiệu doanh nghiệp:

Là loại hình quảng cáo dành cho các doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm,

công nghệ, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.. Đơn giá bằng

70% so với dơn giá quảng cáo (30s) tùy thời điểm tương ứng.

- Quảng cáo hình gạt-hình hiệu, key logo

Đây là loại hình ít được quan tâm trong các dịch vụ của Đài TRT nhất, với

đơn giá cao và tính hiệu quả trong quảng cáo truyền hình không cao. Là hình thức

quảng cáo key logo đơn vị, chạy chân chữ dưới chân của chương trình truyền hình

như: chương trình thời sự, chuyên đề, phim truyện.

- Quảng cáo Thông báo



52



Quảng cáo thông báo xuất phát từng thời điểm cụ thể, tùy thuộc vào nhu cầu

của khách hàng. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trực tiếp có nhu cầu về

quảng bá sản phẩm, thương hiệu hay thông báo về hoạt động của doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quảng cáo thông báo thường với các nội dung như: tuyển dụng, khai trương,

thông báo hội họp, mất giấy tờ…với đơn giá từ 500.000đ -1.000.000đ/1 lần phát

sóng tùy vào thời điểm phát sóng trưa hay tối vào các giờ thông báo của Đài.

- Quảng cáo trên sóng phát thanh

Quảng cáo trên sóng phát thanh là loại hình quảng cáo bằng sóng truyền

thanh đến các vùng xa, vùng sâu của tỉnh, quảng cáo phát thanh thường được phát

trong các chương trình thời sự và văn nghệ giải trí trên sóng FM và AM.

- Quảng cáo trên www.trt.com.vn

Quảng cáo trên wetsite của Đài thường được quảng cáo dưới như: banner

trên trang chủ, banner trong các chuyên mục, thời sự, các hình ảnh động ở trên trang

web của Đài.

- Quảng cáo Thông tin doanh nghiệp:

Là loại hình quảng cáo các thông tin của các doanh nghiệp, đơn vị. công ty

trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mỗi thông tin doanh nghiệp có thời lượng 30s40s phát vào sau các chương trình thời sự chiều, tối của Đài, phát sóng với thời gian

khoảng từ 3 tháng cho đến một năm.

Hiện nay, một số khách hàng quảng cáo ( buyer ) không muốn mua quảng

cáo bằng cách đăng ký quảng cáo các đúp quảng cáo ( spot) mà họ chỉ muốn tài trợ

một số chuyên mục, chuyên đề, các chương trình gameshow dưới hình thức chạy

chữ , hiển thị logo của nhà tài trợ hoặc được phát quảng cáo ngay trong chương

trình được tài trợ. Đây là hình thức mua quảng cáo không dài hạn và không định kỳ,

chi phí rẻ hơn, tuy nhiên nhà tài trợ có quyền lợi nhiều hơn so với việc mua quảng

cáo vào các khung giờ giải trí của Đài TRT.

2.2.2.2. Các loại hợp đồng dịch vụ Quảng cáo truyền hình tại Đài TRT



53



a. Hợp đồng Ngắn hạn: là hợp đồng quảng cáo lẽ, thời điểm nhất định cụ thể,

hợp đồng sản xuất quảng cáo và hợp đồng thông báo, tự giới thiệu. Loại hợp đồng

này được ký kết vào từng thời điểm cụ thể trong năm, tùy thuộc vào khả năng thu

hút của các chương trình được phát sóng vào thời điểm đó, hoặc tùy thuộc vào

chiến dịch quảng cáo của các công ty, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trực tiếp có nhu cầu về quảng bá sản

phẩm, thương hiệu hay thông báo về hoạt động của doanh nghiệp

b. Hợp đồng Dài hạn: là hợp đồng quảng cáo được ký dài hạn cả nguyên 01

năm, hợp đồng sản xuất quảng cáo và hợp đồng quảng cáo, tự giới thiệu doanh

nghiệp hoặc các sản phẩm bán và đã bán trên thị trường. Loại hợp đồng này được

ký kết thường vào đầu năm, hoặc tùy thuộc vào chiến dịch quảng cáo của các công

ty, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp

quảng cáo, đại lý quảng cáo, dơn vị truyền thông.

2.2.2.3 Đặc điểm khách hàng sử dụng dịch vụ quảng cáo truyền hình của Đài TRT

a. Khách hàng sử dụng các dịch vụ lẻ trong tỉnh

Khách hàng trong tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty, ngân hàng, tổ

chức tài chính, tín dụng, cá nhân đóng trên đại bàn tỉnh có nhu cầu thông báo trên

sóng truyền hình TRT.

b. Khách hàng sử dụng các dịch vụ ngoài tỉnh

Một số công ty, đại lý quảng cáo, truyền thông trong nước ở thành phố Hồ

Chí Minh tham gia hoạt động quảng cáo năm 2015-2016 ở Đài TRT

Bảng 2.5: Một số công ty quảng cáo & truyền thông tại TP HCM



STT



Tên Doanh Nghiệp



1



Công ty TK&L



2



Công ty Diều Việt



Địa chỉ



Ngành



200 Pastuer, Quận 3, TP



Quảng cáo &



HCM



truyền thông



254/9 Tây Thạnh, Quận



Quảng cáo &



Tân Phú,TP HCM



truyền thông



54



3



Công ty Phượng Tùng



167/24/1 Tân Quý, Quận



Quảng cáo &



Tân Phú,TP HCM



truyền thông



P 901 Tòa Nhà Power

4



Công ty Thế Hệ Mới



đường Nguyễn Đình

Chiểu, Quận 1, HCM



5



Công ty Đất Việt



6



Công ty Nghiệp Thắng



7



Công ty Tuổi Trẻ Việt



Quảng cáo &

truyền thông



200 Pastuer, Quận 3, TP



Quảng cáo &



HCM



truyền thông



103/12 Cô Giang, Quận 1 Quảng cáo &

, TP HCM



truyền thông



286/2B Trần Hưng Đạo,



Quảng cáo &



Quận 1, TP.HCM



truyền thông

Nguồn P DV&QC Đài TRT



- Các doanh nghiệp sản xuất (Các công ty thuê quảng cáo )

Nhìn chung, các công ty thuê quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam đa

phần là các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc các công ty liên doanh. Về số lượng

chỉ chiếm 30% trên tổng số doanh nghiệp quảng cáo tại Việt Nam nhưng lại chiếm

75-80% thị phần toàn ngành.Với một ngân sách quảng cáo khổng lồ, các doanh

nghiệp này tiến hành các chiến lược quảng cáo rầm rộ trên truyền hình với nhiều

đợt quảng cáo khác nhau. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước do có nguồn

vốn hạn chế, ngân sách dành cho quảng cáo bị bó hẹp nên việc quảng cáo trên

truyền hình có phần âm thầm và lẻ tẻ không hình thành các chiến dịch quảng cáo

cũng như các đợt quảng cáo, chỉ có một vài các doanh nghiệp thực sự thực hiện

được các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình một cách chuyên nghiệp và bài bản

chẳng hạn như công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, Tân Hiệp Phát, VMS

Mobifone, Masan, Viettel, Acecook, ngoài ra Unilever Việt Nam cũng như công ty

P&G là hai công ty có thời lượng, sản phẩm nhiều trên thị trường quảng cáo truyền

hình.

- Các nhãn hiệu được quảng cáo trên TRT trong một số năm gần đây



55



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

×