Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.56 KB, 101 trang )
Ngược lại, nếu nhân viên có thể hiện và hành động tốt, tạo được thiện cảm, sẽ giúp
được quá trình trao đổi, làm việc với khách hàng diễn ra được suôn sẽ. Nhân viên
hiểu biết được những gì mình đang làm, những dịch vụ mình cung cấp sẽ tạo được
niềm tin hơn đối với khách hàng.
Nhóm nhân tố NT1 – Sự tin cậy có mức độ tác động cao thứ 3. Làm việc với
một nhà cung cấp thân thiện, nhiệt tình, chuyên nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu của
mình nhưng nếu đó không phải là một đơn vị đem lại cho họ sự tin tưởng, tin cậy
thì khách hàng cũng sẽ khó đưa ra quyết định có nên làm việc với các nhà cung cấp
đó hay không. Cụ thể, đối với Đài TRT, khi khách hàng đến đăng ký đăng quảng
cáo, nếu Đài TRT liên tục phát sóng không đúng với cam kết như sai số lần, khung
giờ hoặc nội dung phát, thì chắc chắn, khả năng khách hàng quay trở lại làm việc
tiếp với Đài là rất thấp. Tuy nhiên, do TRT là một đơn vị sự nghiệp hành chính trực
thuộc sự quản lý của UBND tỉnh, vì vậy thương hiệu TRT luôn được ghi sâu trong
tâm trí của khách hàng. Chính vì vậy, so với 2 nhân tố đã phân tích ở trên, mức độ
ảnh hưởng của nhân tố Sự tin cậy là thấp hơn.
Bên cạnh đó, tuy không có mức độ ảnh lớn như 3 nhân tố NT1, NT2 và NT3
nhưng nhân tố NT4 là Đặc tính hữu hình cũng có một sự ảnh hưởng nhất định đến
chất lượng dịch vụ QCTH. Các vấn đề như vị trí địa điểm, không gian làm việc hay
các vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc lên sóng quảng cáo như giọng đọc MC,
phạm vi phủ sóng, nhạc hiệu và đặc biệt là sự rõ ràng và phù hợp trong bảng giá
cũng có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ QCTH.
Tuy mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng nhìn chung thì tất cả 4 nhân tố đều
có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 4
nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với chất lượng dịch vụ QCTH.
2.3.3.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R 2 thể hiện.
Trong tình huống này R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức
độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến (Theo Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Như vậy, để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta dùng
68
hệ số xác định R2 điều chỉnh. Hệ số xác định R 2 điều chỉnh của mô hình này là
75.6%, thể hiện 5 biến độc lập trong mô hình giải thích được 75.6% biến thiên của
biến phụ thuộc là chất lượng dịch vụ QCTH. Với giá trị này thì độ phù hợp của mô
hình là khá cao.
Bảng 2.13: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Stepwise
Mô
hình
Thống kê thay đổi
Sai số
R
chuẩn
điều
của ước
chỉnh
lượng
2
R2
R
R2
thay
đổi
F thay
đổi
df1
Mức ý
df2 nghĩa F
thay đổi
1
.720a
.518
.516
.29552
.518 207.455
1 193
.000
2
.831
b
.691
.688
.23731
.173 107.296
1 192
.000
3
.863c
.745
.740
.21629
.054
1 191
.000
4
.872d
.761
.756
.20984
.016
40.135
Durbin
Wasto
n
12.921
1 190
.000
1.948
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS năm 2016
2.3.3.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình ta sử dụng các công cụ kiểm định F
và kiểm định t. Để có thể suy mô hình này thành mô hình của tổng thể ta cần phải
tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai. Giả thuyết Ho là βk = 0. Ta
có Sig. của F = 0,00 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy điều này có nghĩa là
kết hợp của các biến thể hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của
biến phụ thuộc hay nói cách khác có ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến
biến phụ thuộc.
Để đảm bảo các biến độc lập đều thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc,
ta tiến hành kiểm định t. Với giả thuyết Ho là hệ số hồi quy của các biến độc lập βk
= 0 và với độ tin cậy 95%. Dựa vào bảng kết quả hồi quy sử dụng phương pháp
Stepwise 2.22 , ta có mức giá trị Sig của 4 nhân tố Sự tin cậy, sự đảm bảo, sự thấu
hiểu và đáp ứng nhu cẩu của KH và Đặc tính hữu hìnhđều nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ
giả thiết Ho: 4 nhân tố này không giải thích được cho biến phụ thuộc.
Bảng 2.14: Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy
ANOVAb
69
Mô hình
4
Tổng bình
phương
26.606
8.366
34.972
4
190
194
df
Trung bình
bình phương
6.652
151.062
.044
Mức ý
F
nghĩa.
.000
26.606
8.366
34.972
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS năm 2016
d
Ngoài ra để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm tra thêm về
đa cộng tuyến và tự tương quan.
Để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến ta căn cứ trên độ chấp nhận của biến
(Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Kết
quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Stepwise, cho thấy hệ số VIF nhỏ hơn
10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 nên có thể bác bỏ giả thuyết
mô hình bị đa cộng tuyến.
Tra bảng thống kê Durbin-Watson với số mẫu quan sát bằng 200 và số biến
độc lập là 4 ta có du = 1.809. Như vậy, đại lượng d nằm trong khoảng (du, 4 – du)
thì ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau. Kết quả kiểm định Durbin –
Waston cho giá trị d = 1.948 nằm trong khoảng cho phép. Ta có thể kết luận không
có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.
Như vậy mô hình hồi qui xây dựng là đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập
có thể giải thích tốt cho biến phụ thuộc trong mô hình.
2.3.3.5 Kiểm định giả thiết
Từ phương trình hồi qui tuyến tính, ta có thể thấy được chất lượng dịch vụ
QCTH bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố là Sự tin cậy, sự đảm bảo, sự thấu hiểu và đáp
ứng nhu cẩu của KH và Đặc tính hữu hình. NT3 là “Sự thấu hiểu và đáp ứng nhu
cầu của KH” là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ
QCTH(có hệ số hồi quy lớn nhất). Dấu dương của hệ số β có ý nghĩa mối quan hệ
giữa nhân tố Sự tin cậyvà chất lượng dịch vụ QCTH có mối quan hệ cùng chiều. Từ
kết quả hồi quy có β = 0.280 , mức ý nghĩa < 0,05, nghĩa là khi mức độ tác động
tích cực của Sự tin cậytăng lên 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ QCTH tăng lên
tương ứng là 0.280 đơn vị. Vậy giả thiết H1 được chấp nhận với độ tin cậy 95%.
70
Sự đảm bảocũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ QCTH với
hệ số β = 0.191, mức ý nghĩa <0.05. Vậy giả thiết H2 được chấp nhận với độ tin cậy
95%. Tương tự như trên đối với các nhân tố sự thấu hiểu và đáp ứng nhu cẩu của KH
và Đặc tính hữu hình, ta cũng chấp nhận giả thiết H3, và H5, với độ tin cậy 95%.
Bảng 2.15: Kiểm định các giả thiết
Giả thiết
H1
H2
H3
H4
Nội dung
Sự tin cậy có mối tương quan cùng chiều với chất
lượng dịch vụ QCTH
Sự đảm bảo có mối tương quan cùng chiều với
chất lượng dịch vụ QCTH
Sự thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của KH có mối
tương quan cùng chiều với chất lượng dịch vụ
QCTH
Đặc tính hữu hình có mối tương quan cùng chiều
với chất lượng dịch vụ QCTH
Sig.
Kết luận
0.000
Chấp nhận
0.000
Chấp nhận
0.000
Chấp nhận
0.000
Chấp nhận
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS năm 2016
2.3.4 Thống kê ý kiến đánh giá của các khách hàng đối với chất lượng dịch vụ
QCTH tại Đài VTVHuế (và VTV8 tại Huế)
Trong quá trình điều tra của đề tài từ tháng 11/2015 đến tháng 2/21016, do
từ ngày 1/1/2016, TTTHVN tại TP Huế ( tức VTV Huế) chính thức hủy phát sóng
và Đài Truyền hình Việt Nam thành lập kênh VTV8, trụ sở chính tại Đà Nẵng, đặt
văn phòng tại TP Huế có tổ chức tiếp nhận khách đến đăng ký sử dụng dịch vụ
quảng cáo, vì vậy, đề tài tiến hành hỏi cảm nhận của khách hàng đối về VTV Huế
và cả VTV8 tại Huế để đảm bảo độ chính xác và phù hợp với tình hình hiện tại hơn.
Trong 200 khách hàng được điều tra, có 127 khách hàng trả lời rằng họ đã và
đang có sử dụng dịch vụ QCTH tại Đài VTV Huế và VTV8 tại Huế, chiếm tỷ lệ
63.8%. Đây là một tỷ lệ khá cao. Trong 127 khách hàng này, đề tài tiếp tục hỏi về lý
do và cảm nhận của họ về sự chênh lệch chất lượng dịch vụ quảng cáo giữa 2 Đài.
2.3.4.1 Lý do khách hàng sử dụng dịch vụ QCTH tại cả TRT và VTV Huế ( VTV8 tại
Huế)
71
Biểu đồ 2.3: Lý do khách hàng sử dụng dịch vụ QCTH tại
TRT và VTV Huế
Về lý do sử dụng dịch vụ QCTH của cả 2 Đài, trong số 127 khách hàng, có
đến 95 người, tương ứng với tỷ lệ là 74.8% chọn “để tăng số lượng người xem
quảng cáo”. 2 lý do còn lại có số người lựa chọn tương tự nhau và chiếm tỷ lệ thấp.
Như vậy, có thể thấy rằng, lý do chính đó là để tăng số lượng người xem quảng cáo.
Do cả 2 Đài đều có phạm vi phủ sóng rộng. Lý do “ đăng quảng cáo trên Đài TRT
không hiệu quả” chiếm tỷ lệ thấp nhất, với 15 người, tương ứng với 11.8. Như vậy,
có thể thấy rằng, đối với các khách hàng, việc đăng quảng cáo trên Đài TRT là thật
sự có hiệu quả tốt.
2.3.4.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ QCTH của khách hàng tại VTV Huế (và VTV8
tại Huế)
a. Đối với sự tin cậy:
72
Biểu đồ 2.4: Đánh giá chất lượng dịch vụ QCTH của khách
hàng tại VTV Huế (và VTV8 tại Huế ) đối với sự tin cậy.
Mức độ đồng ý của 127 người khách hàng được hỏi. Câu hỏi “Quý KH cảm
thấy sử dụng dịch vụ QCTH của TRT đáng tin cậy hơn hơn so với
VTV
Huế(VTV8)” có 7 người trả lời rất không đồng ý, tương ứng với 5% , có 11 khách
hàng trả lời không đồng ý tương ứng 8% và có 26 người trả lời trung lập tương ứng
với 20%. Với câu trả lời đồng ý có 50 người trả lời tương ứng 39%. 33 người trả lời
rất đồng ý tương ứng với 25%. Có thể thấy, mức độ đồng ý và rất đồng ý là cao
nhất. Điều này có nghĩa rằng, đa số khách hàng cho rằng, TRT đáng tin cậy hơn so
với VTV Huế ( VTV8 tại Huế). Điều này càng được chứng tỏ hơn khi trong thời
gian gần đây, VTV Huế đã bị hủy phát sóng, khi khách hàng đến làm việc với
VTV8, trung tâm DVQC của VTV chỉ đóng vai trò trung gian, vì vậy sự tin cậy của
khách hàng sẽ giảm đi đáng kể.
b. Đối với nhân tố Đặc tính hữu hình:
73
Biểu đồ 2.5: Đặc tính hữu hình
Mức độ đồng ý của 127 người khách hàng được hỏi. Câu hỏi “KH cảm thấy
những đặc tính hữu hình của TRT tốt hơn so với VTV Huế(VTV8)” . Có 19 người trả
lời rất không đồng ý, tương ứng với 15% , có 13 khách hàng trả lời không đồng ý
tương ứng 10% và có 21 người trả lời trung lập tương ứng với 16%. Với câu trả lời
đồng ý có 36 người trả lời tương ứng 28%. 38 ngừoi trả lời rất đồng ý tương ứng
với 29%. Tất nhiên, hiện tại, làm việc, giao tiếp với đội ngũ nhân viên QC Đài TRT,
đặc biệt đối với khách hàng quảng cáo lẻ sẽ dễ dàng hơn so với các Đài khác. Bên
cạnh đó, do là Đài địa phương, giá quảng cáo TRT đưa ra sẽ thấp hơn so với các
Đài Truyền hình thuộc quốc gia như VTV Huế trước đây và VTV8 hiện tại để phù
hợp hơn với đại đa số các doanh nghiệp ở Huế.
74
c. Đối với nhân tố Sự đảm bảo:
Biểu đồ 2.6: Đặc tính sự đảm bảo
Mức độ đồng ý của 127 người khách hàng được hỏi. Câu hỏi “KH cảm thấy
nhân viên QC cũng như thương hiệu của TRT đáng tin cậy, chuyên nghiệp hơn so
với VTV Huế (VTV8)” . Có 21 người trả lời rất không đồng ý, tương ứng với 16% ,
có 15 khách hàng trả lời không đồng ý tương ứng 11% và có 39 người trả lời trung
lập tương ứng với 30%. Với câu trả lời đồng ý có 36 người trả lời tương ứng 28%.
16 người trả lời rất đồng ý tương ứng với 12%.
So với các nhóm nhân tố khác, nhóm nhân tố Sự đảm bảo có tỷ lệ khách
hàng chọn câu trả lời thấp hơn. Do nhân viên cả 2 bên khi vào làm việc chính thức
đều trải qua nhiều khóa huấn luyện, học việc. Do là kênh truyền hình của trung
ương, đội ngũ nhân viên của VTV Huế ( và VTV8 tại Huế) đều có một sự chuyên
nghiệp nhất định.
75
d. Đối với nhân tố Sự thấu hiểu và khả năng đáp ứng nhu cầu KH
Biểu đồ 2.7: Sự thấu hiểu và khả năng đáp ứng nhu cầu KH
Mức độ đồng ý của 127 người khách hàng được hỏi. Câu hỏi “KH cảm thấy
chính sách làm việc và chăm sóc KH của TRT tốt hơn so với VTV Huế (VTV8)” .
Có 19 người trả lời rất không đồng ý, tương ứng với 15% , có 18 khách hàng trả lời
không đồng ý tương ứng 14% và có 20 người trả lời trung lập tương ứng với 15%.
Với câu trả lời đồng ý có 36 người trả lời tương ứng 28%. 34 người trả lời rất đồng
ý tương ứng với 26%.
Mức độ đồng ý của 127 người khách hàng được hỏi. Câu hỏi “KH cảm thấy
nhu cầu của mình được Đài đáp ứng tốt hơn, thủ tục nhanh chóng hơn so với VTV
Huế (VTV8)” . Có 15 người trả lời rất không đồng ý, tương ứng với 11% , có 11
khách hàng trả lời không đồng ý tương ứng 8% và có 32 người trả lời trung lập
tương ứng với 25%. Với câu trả lời đồng ý có 39 người trả lời tương ứng 30%. 30
ngừoi trả lời rất đồng ý tương ứng với 23%.
76
Biểu đồ 2.8: Khả năng đáp ứng
Nhóm nhân tố này là nhóm nhân tố có sự ảnh hưởng lớn nhất đối với chất
lượng dịch vụ QCTH. Ý kiến khách hàng đồng tình với việc các TRT am hiểu và
đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng hơn Đài bạn là khá cao. Do là Đài của địa phương,
lcũng như là một người con của địa phương, TRT luôn tạo ra một sự gần gũi thân
thiện với người dân Huế. Từ đó, TRT có được sự am hiểu về văn hóa, về tâm lý con
người nơi đây, năm bắt, hiểu rõ được những gì họ cần để từ đó đưa ra các chính
sách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.3.5 Thống kê điều tra ý kiến các khách hàng chưa sử dụng dịch vụ QCTH:
Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, đề tài tiến hành lựa chọn 50 trong
số gần 6000 đơn vị đang kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế theo phương pháp
chọn mẫu hệ thống với hệ số k=120.
a. Lý do không sử dụng
Trong số 50 khách hàng, có đến 35 khách hàng, chiếm 70% cho rằng họ
không sử dụng dịch vụ QCTH là do chi phí quá cao. 11 khách hàng cho rằng họ
không có nhu cầu, chiếm 22% và 4 khách hàng còn lại chọn câu trả lời rằng họ đang
sử dụng dịch vụ QCTH của VTV Huế và VTV8 tại Huế. Như đã nói trên, do điều
kiện về thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, đề tài chỉ tiến hành nghiên
cứu các doanh nghiệp ở trong tỉnh. Ở Thừa Thiên Huế, nền kinh tế còn chưa phát
77
triển mạnh. Các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, QCTH là loại
hình quảng cáo có chi phí tốn kém nhất trong tất cả các loại hình. Chính vì vậy, việc
sử dụng QCTH đối với các doanh nghiệp trong tỉnh là khá tốn kém. Con số chọn
câu trả lời rằng họ đang sử dụng QCTH của VTV Huế và VTV8 là rất thấp, không
đáng kể. Vậy nên đây có lẽ là tín hiệu đáng mực cho đội ngũ QCTH của Đài TRT.
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS năm 2016
Biểu đồ 2.9: Lý do KH không sử dụng dịch vụ QCTH của TRT
b. Đánh giá của khách hàng không sử dụng
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS năm 2016
Biểu đồ 2.10: Đánh giá của khách hàng không sử dụng
78