1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

d. Theo kết cấu của cơ cấu điều khiển ly hợp chia ra:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.77 KB, 47 trang )


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng



* Ly hợp ma sát một đĩa bao gồm các bộ phận sau:

- Bộ phận dẫn động ly hợp: Bao gồm các chi tiết như bàn đạp ly hợp, cơ cấu dẫn

động từ bàn đạp đến ly hợp, càng cua, đòn mở, vòng bi phân ly, các lò xo hồi vị. Cơ cấu

dẫn động ly hợp thủy lực.

- Bộ phận tạo lực ép: bao gồm vỏ đĩa ép, lò xo ép (loại trụ hoặc loại màng). Lò xo

ép luôn ở trạng thái chịu nén nên gây ra lực ép làm cho đĩa ép ép chặt đĩa ma sát với bánh

đà.

- Phần chủ động: bao gồm bánh đà và cụm đĩa ép. Cụm đĩa ép được lắp vào bánh

đà bằng các bu lông.

- Phần bị động: là đĩa ma sát, nó nhận mô men quay từ đĩa ép và bánh đà nhờ lực

ma sát khi ly hợp đóng. Đĩa ma sát truyền mô men xoắn cho trục sơ cấp của hộp số nhờ

lắp ghép bằng then hoa.

6



Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng

1.2.2 Nguyên lý làm việc

Trên ô tô, ly hợp nằm giữa động cơ và hộp số. Nó truyền mô men xoắn của động

cơ cho trục sơ cấp của hộp số khi ly hợp ở trạng thái đóng và không truyền mô men này

khi ly hợp ở trạng thái mở.

a. Trạng thái đóng:



Đây là trạng thái làm việc thường xuyên của ly hợp. Khi không tác dụng lực vào bàn

đạp ly hợp, vỏ ly hợp và cụm đĩa ép được bắt chặt với bánh đà bằng các bu lông nên nó

quay cùng bánh đà. Dưới tác dụng của các lò xo ép, đĩa ma sát được ép chặt vào bánh đà.

Lúc đó bánh đà, cụm đĩa ép, đĩa ma sát tạo thành một khối. Khi trục khuỷu động cơ quay

thì bánh đà, đĩa ép và đĩa ma sát quay theo. Moayơ đĩa ma sát dược lắp trượt trên trục sơ

cấp hộp số bằng các rãnh then hoa. Do đó mô men của động cơ được truyền qua các bề

mặt ma sát tới trục sơ cấp của hộp số.

b. Trạng thái mở

Đây là trạng thái làm việc không thường xuyên của ly hợp. Khi người lái tác động

một lực vào bàn đạp ly hợp, thông qua cơ cấu dẫn động thủy lực làm quay càng cua, đầu

càng cua gạt khớp trượt (vòng bi phân ly) chuyển động tịnh tiến về phía đòn mở (hoặc lò

7



Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng

xo đĩa). Khớp trượt tỳ vào đầu đòn mở làm đòn mở quay xung quanh chốt của nó. Khi đó

đĩa ép chuyển động nén lò xo ép lại, tách các bề mặt ma sát ra không tiếp xúc với nhau.

Lúc đó cụm đĩa ép vẫn quay cùng bánh đà còn đĩa ma sát ở trạng thái tự do, nó không

truyền mô men quay cho trục sơ cấp của hộp số.



Khi người lái buông bàn đạp ly hợp ra, ly hợp lại trở về trạng thái đóng nhờ lực ép

của các lò xo ép. Trong quá trình đóng và mở ly hợp, lực ép của lò xo luôn thay đổi gây

nên hiện tượng trượt giữa các bề mặt ma sát. Hiện tượng trượt tuy xảy ra trong thời gian

ngắn nhưng cũng sinh nhiệt gây mài mòn, cháy bề mặt ma sát. Tuy nhiên hiện tượng

trượt giúp cho ly hợp đóng êm dịu hơn.

1.3. Cấu tạo các bộ phận của ly hợp:

1.3.1 Bánh đà:

Bánh đà có bề mặt phẳng tiếp xúc với đĩa ma sát và có các lỗ ren để bắt vỏ đĩa ép bằng

các bu lông. Bề mặt ma sát được gia công phẳng với độ phẳng cao để đảm bảo diện tích

tiếp xúc lớn nhất.



8



Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng



1.3.2 Đĩa ma sát:



Đĩa ma sát ly hợp tiếp xúc một cách đồng đều với về mặt ma sát của đĩa ép và bánh đà

để truyền công suất được êm. Nó cũng giúp làm giảm sự va đập khi bắt đầu đóng ly hợp.

Đĩa ma sát bao gồm:

- Moay ơ có rãnh then hoa ăn khớp với then hoa trên trục sơ cấp của hộp số để truyền mô

men xoắn. Điều này làm cho trục sơ cấp và đĩa ma sát quay cùng với nhau. Tuy nhiên đĩa

9



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

×