Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.77 KB, 47 trang )
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Đồ thị ở hình trên trình bày sự dịch chuyển của đĩa ép ly hợp dọc theo trục hoành và lực
ép lên đĩa ép ly hợp dọc theo trục tung. Đường nét liền chỉ các đặc tính của lò xo đĩa, và
đường nét đứt chỉ các đặc tính của lò xo trụ.
+ Ở điều kiện bình thường, ly hợp hoàn toàn mới:
Khi đặt vào đĩa ép ly hợp một lực ép (P0) như nhau đối với cả hai loại: loại lò xo trụ và
loại lò xo đĩa, khi ấn hết cỡ bàn đạp ly hợp, mỗi sức ép trở thành P 2 và P’2. Điều này có
nghĩa là đối với loại lò xo đĩa, lực cần phải ấn vào bàn đạp ly hợp nhỏ hơn đối với lò xo
trụ với mức chênh lệch được thể hiện bằng “a”.
+ Khi ly hợp bị mòn bề mặt ma sát quá giới hạn cho phép
Lực ép của lò xo lên đĩa ép ly hợp của loại lò xo trụ giảm đến P’ 1 và lực ép của lò xo lên
đĩa ép ly hợp của loại lò xo đĩa là P 1, cũng bằng P0. Điều đó có nghĩa là, khả năng truyền
công suất của ly hợp kiểu lò xo đĩa không bị giảm cho tới giới hạn mòn của đĩa. Ngược
lại, lực ép đặt lên đĩa ép ly hợp của loại lò xo trụ giảm xuống P’ 1. Do đó, khả năng truyền
công suất giảm xuống, làm cho ly hợp bị trượt.
13
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
1.3.5 Vòng bi phân ly:
Là một dạng vòng bi đặc biệt có gắn với giá trượt. Trên giá trượt có rãnh để lắp đầu càng
cua. Khi làm việc, vòng bi phân ly chuyển động tịnh tiến trên trục sơ cấp của hộp số. Một
lò xo giúp cho vòng bi phân ly trở về vị trí ban đầu khi ly hợp đóng.
1.3.6 Đòn mở.
Đòn mở ly được lắp bên trong dĩa ép, nó quay xung quanh chốt khi vòng bi phân ly tì vào
đầu bên trong, khi đó đầu ngoài sẽ dịch chuyển kéo đĩa ép ra xa bánh đà. Các lò xo hình
trụ nằm chung quanh mâm ép xen giữa những cần đẩy để giữ chúng từ vị trí tự do về vị
trí làm việc.
1.3.7 Vỏ ly hợp
Được dập bằng thép, nó liên kết đĩa ép, lò xo ép, đòn mở với bánh đà. Vỏ ly hợp
có các lỗ để bắt chặt vào bánh đà.
1.3.8 Trục ly hợp.
Thông thường trục ly hợp là trục sơ cấp của hộp số, trừ một số xe hộp số đặt cách
xa ly hợp thì trục ly hợp với trục sơ cấp hộp số nối với nhau qua trục các-đăng
Trục ly hợp phải có độ cứng vững cao, không bị cong, xoắn khi làm việc.
14
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
1.3.9 Cơ cấu dẫn động ly hợp (Dẫn động thủy lực)
Cơ cấu dẫn động ly hợp có tác dụng điều khiển ly hợp gồm có các chi tiết: Bàn đạp
ly hợp, xi lanh chính của ly hợp, xi lanh con (xi lanh cắt ly hợp), đường ống dẫn dầu,
thanh nối, lò xo hồi vị, bộ phận điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. Loại này
được sử dụng phổ biến trên các xe ô tô hiện nay.
- Xi lanh chính làm nhiệm vụ cung cấp dầu có áp suất cao cho cơ cấu dẫn động. Bên
trong xi lanh có pittông, hai đầu pittông có cúppen bằng cao su để bao kín giữa pittong
với xilanh. Phía trên xi lanh có bình chứa dầu bằng nhựa cung cấp dầu cho cơ cấu điều
khiển. Một lò xo có xu hướng đẩy pittông về vị trí ban đầu khi chưa tác động vào bàn đạp
ly hợp. Một van nạp để điều tiết dầu lưu thông giữa xi lanh và bình chứa.
15
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
- Xilanh con (xilanh cắt ly hợp): gồm có pittông nối với càng gạt bằng thanh đòn
có cơ cấu điều chỉnh. Trên pittông có cúppen bao kín giữa xilanh và pittông không cho
dầu chảy ra ngoài. Khi dầu được đẩy từ xi lanh chính tới với áp suất nhất định thì pittông
được đẩy tịnh tiến trong xilanh làm dịch chuyển càng gạt thông qua thanh đòn điều chỉnh,
ly hợp mở. Một lò xo kéo pittông trở về khi không có áp suất dầu tác dụng.
Trên một số ô tô hiện nay sử dụng bộ phận tự điều chỉnh hành trình tự do của bàn
đạp ly hợp (xilanh cắt ly hợp tự điều chỉnh): Lò xo côn trong xilanh cắt ly hợp luôn luôn
ép cần đẩy vào càng cắt bằng lực lò xo để giữ hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không
thay đổi.
♦Hoạt động của cơ cấu dẫn động thuỷ lực:
16
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
- Khi đạp lên bàn đạp li hợp, píttông bị cần đẩy dịch chuyển về bên trái. Dầu phanh trong
xilanh chảy qua van nạp đến bình chứa và đồng thời đến xilanh cắt ly hợp. Khi píttông
dịch chuyển tiếp về bên trái, thanh nối sẽ tách khỏi bộ phận hãm lò xo, và van nạp đóng
đường dầu đi vào bình chứa bằng lò xo côn, do đó tạo thành áp suất trong buồng A và áp
suất này truyền đến pittông của xilanh cắt ly hợp.
Đạp bàn đạp ly hợp
- Khi thả bàn đạp ly hợp, lò xo nén đẩy pittông trở về bên phải và áp suất thuỷ lực giảm
xuống. Khi pít tông trở lại hoàn toàn, bộ phận hãm lò xo đẩy thanh nối về bên phải. Như
vậy van nạp mở đường đi vào bình chứa và nối với buồng A và B.
17
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Nhả bàn đạp ly hợp
Chú ý:
- Nếu không khí xâm nhập vào đường dẫn dầu sẽ không tạo ra được đủ áp suất dầu làm
mở ly hợp. Khi đó tác dụng của ly hợp sẽ kém đi và không thể chuyển số được.
- Cơ cấu dẫn động thuỷ lực có thể được cường hoá bằng cách chế tạo xi lanh con
có đường kính lớn hơn xilanh chính. Khi đó lực đạp vào bàn đạp ly hợp sẽ giảm đi
1.3.10 Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là khoảng cách mà bàn đạp có thể dịch chuyển cho
đến khi vòng bi phân ly ép vào lò xo đĩa. Khi đĩa ly hợp bị mòn, hành trình tự do này
giảm đi. Nếu đĩa tiếp tục mòn và bàn đạp không có hành trình tự do, thì sẽ làm cho ly hợp
18
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
bị trượt. Do đó, cần phải điều chỉnh chiều dài của cần đẩy xilanh cắt ly hợp, và duy trì
hành trình tự do này không đổi.
Trong các kiểu xe hiện nay, người ta sử dụng các xilanh cắt ly hợp tự điều chỉnh, do đó
hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không thay đổi.
Điều chỉnh độ cao của bàn đạp ly hợp bằng bu lông chặn bàn đạp, và điều chỉnh hành
trình tự do của bàn đạp bằng độ dài của cần đẩy. Khi hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
không đúng quy định thì điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của cần đẩy giữa
píttông của xi lanh cắt ly hợp và càng gạt.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC HƯ HỎNG CỦA LY HỢP TRÊN XE
LACETI 1.8
2.1 Các hư hỏng thường gặp của ly hợp
Trong hệ thống truyền lực, bộ ly hợp là cầu nối trung gian giữa động cơ với hộp số và
cầu chủ động. Khi bộ ly hợp gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn thậm
chí xe sẽ không hoạt động được. Bộ ly hợp thường mắc một số triệu chứng hỏng hóc sau
19
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
đây.
+ Đĩa bị động bị mòn bề mặt ma sát
Với đặc thù của một cụm truyền năng lượng bằng ma sát, do đó khi đóng mở ly hợp
luôn xảy ra trượt giữa các bề mặt của ly hợp: bề mặt tấm ma sát với bánh đà đĩa ép.sự
trượt gây lên mài mòn tấm ma sát, nung nóng các chi tiết xung quanh:bánh đà , đĩa ép, lò
xo ép...
Khi mài mòn tấm ma sát mỏng dần đi,dưới tác dụng của lò xo đĩa ép,đĩa ép sẽ bị đẩy về
phía bánh đà,làm giảm khe hở giữa bạc mở và đòn mở,hành trình tự do bàn đạp của bàn
đạp sẽ giảm nhỏ. Nếu không tiến hành điêu chỉnh lại khe hở của bạc mở và đòn mở thì có
thể bạc mở và đòn mở luôn tỳ sát vao nhau gây hiện tượng ly hợp luôn bị mở nhẹ. Khi đó
hang trình tự do bàn đạp ly hợp sẽ không còn nữa và ly hợp không đóng hoàn toàn gây
trượt ly hợp thường xuyên.
Đồng thời với sự trượt các bề mặt làm việc: quá trình tăng nhiệt độ ly hợp, nếu sự trượt
không xảy ra thường xuyên nhiệt độ đảm bảo cân bằng bởi việc nung nóng nhẹ các chi
tiết và thoát ra môi trường xung quanh. Khi sự trượt tăng nhiệt độ tăng không kịp thoát ra
môi trường gây nóng ly hợp, nếu sự trượt và nhiệt độ tăng quá cao có thể dẫn tới cháy ly
hợp và các tấm ma sát. Mùi cháy có thể nhận biết rất rõ rang.
Khi tấm ma sát bị mài mòn, trên các đĩa bị động sử dụng phương pháp tán đinh liên kết,
có thể gây lên va chạm giữa đinh tán với bánh đà, đĩa ép. Sự cọ sát này gây lên mòn bề
mặt bánh đà, đĩa ép thành các vết hằn sâu,giảm bề mặt tiếp xúc của ma sát, gây trượt ly
hợp
Mặt khác khi tấm ma sát mài mòn còn gây giảm lực ép của lò xo ép, mômen truyền qua
ly hợp bị giảm nhỏ, khi trở đầy tải và chạy ở tốc độ cao sẽ bị trượt không thể thực hiện
được tốc độ lớn nhất của ôtô
20
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Như vậy trông quá trình là việc của ly hợp luôn xảy ra quá trình mòn và giảm hành trình
tự do cua bàn đạp ly hợp, có thể dẫn tới tăng cao nhiệt độ và có mùi khét đặc trưng, giảm
vận tốc lớn nhất của ôtô khi đầy tải
+ Đĩa bị động bị cong vênh
Sự cong vênh của đĩa bị động có thể xảy ra khi đĩa bị nung nóng ở nhiệt độ cao và bị
va đập theo phương dọc trục( do đóng mở ly hợp đột ngột), do sai sót khi nắp ráp, thay
thế đĩa bị động, do các đòn mở không đồng phẳng hay nhiệt luyện chế tạo lò xo đĩa
không đều....
Hậu quả của sự cong vênh của đĩa bị động sẽ được biểu hiện khi sử dụng là: ly hợp bị
dính khi mở, phát ra tiếng va chạm nhẹ khi “vê” ly hợp, nhiệt độ ly hợp tăng, mất mát
vận tốc lớn, có tiếng va chạm nhẹ trong ly hợp khi đóng mở. Trong nhiều trường hợp sự
cong vênh này còn làm mất khả năng chuyển số, hay khi chuyển số bị va chạm ở các đầu
bánh răng
+ Đĩa bị động bị dính dầu
Ly hợp ma sát khô làm việc trong điều kiện khô, không cho phép dính dầu mỡ.Việc
dính dầu mỡ do sự nung nóng các ổ bi gây chảy mỡ, hỏng các phớt che dầu trong hộp số
làm dầu từ hộp sang ly hợp. Dầu mỡ có thể dính vào bề mặt ma sát, gây giảm ma sát, gây
giảm hệ số ma sát, do vậy mômen truyền của ly hợp bị giảm. Nếu lượng dầu dính ít có
thể bị văng ra do lực quán tính của ly hợp và một phần được sấy khô, song một lượng lớn
sẽ gây trượt ly hợp và suất hiện mùi cháy của dầu mỡ.
+ Lò xo ép bị yếu hoặc gãy
Lò xo xoắn ốc dạng trụ bố trí xung quanh hay lò xo đĩa có một đầu lò xo tựa vào vỏ
bàn ép, một đầu tựa vào đĩa ép. Khi ly hợp làm việc một phần nhỏ nhiệt truyền từ đĩa ép
sang lò xo, nung nóng lò xo, đồng thời do tính biến dạng đàn trễ của lò xo sau một thời
gian làm việc lò xo sẽ giảm tính đàn hồi.Kết quả là dẫn tới giảm khả năng truyền mômen
có thể gây trượt ly hợp trong quá trình làm việc nặng nhọc.
21
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Số lần làm việc của ly hợp rất lớn vì vậy khi đóng mở ly hợp quá mạnh có thể gây gẫy
lò xo, nguyên nhân của sự gẫy này có thể do tải trọng tác dụng lên lò xo, do cơ lý tính
của vật liệu không đồng đều và nhiệt luyện không tốt. Hậu quả của việc gẫy một vài lò
xo cũng làm giảm khả năng truyền mômen như lò xo bị yếu kềm theo tiếng ồn khi ly hợp
quay va chạm vào các chi tiết khác
+ Sau lệch khe hở bạc mở đòn mở:
Sau lệch khe hở giữa bạc mở và đòn mở phần lớn xuất phát từ việc điều chỉnh không
đúng vị trí của các đòn điều khiển bên ngoài, do nắp ráp sau sửa chữa, do hỏng bạc mở...
Các trường hợp này gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình của bàn đạp ly hợp, trong
đó có hang trình tự do. Ngoài ra còn có thể kể đến ảnh hưởng gián tiếp như phần đã nêu ở
trên
+ Các hư hỏng khác
Các hư hỏng khác bao gồm : hỏng ổ bi hay bạc chặn ( ổ bi tê ), mòn then hoa di trượt
của đĩa bị động, rơ lỏng các chi tiết đều gây tăng tiếng ồn trong ly hợp
2.2 Các hư hỏng của ly hợp
Các hỏng hóc thường gặp của bộ ly hợp gồm một số trường hợp: bị trượt, bị rung
động mạnh khi nối khớp ly hợp, không nhả hoàn toàn khi cắt, ly hợp phát ra tiếng kêu,
bàn đạp ly hợp bị rung, và đĩa ly hợp chóng mòn. . .
Phân tích nguyên nhân hỏng hóc và biện pháp sửa chữa
Hỏng hóc
1. Bị trượt
trong lúc nối
Nguyên nhân
- Điều chỉnh sai hành trình tự do
bàn đạp ly hợp
- Đĩa ly hợp bị mòn mặt ma sát
Biện pháp sửa chữa
→ Chỉnh lại
→ Tán bố lại hoặc thay đĩa mới
22
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
khớp ly hợp
2. Bị rung,
không êm khi
đóng ly hợp
- Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ
→ Rửa sạch hoặc thay mới
- Lò xo mâm ép bị gãy
→ Thay mới
- Ba cần đẩy bị cong
→ Làm thẳng lại hoặc thay mới
- Chỉnh sai ba cần đẩy
→ Chỉnh lại
- Mặt bố đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ
hoặc lỏng đinh tán
→ Làm sạch bề mặt hoặc thay mới
nếu cần thiết
- Chiều cao ba cần đẩy không
thống nhất
→ Chỉnh lại
- Đĩa ly hợp bị kẹt trên trục sơ cấp
hộp số
- Mặt bố đĩa ly hợp, các lò xo, đĩa
ép bị vỡ
- Hành trình tự do của bàn đạp ly
hợp không đúng
3. Ly hợp
không cắt hoàn
toàn được
- Đĩa ly hợp hoặc đĩa ép bị cong
vênh
- Các mặt bố ma sát ly hợp bị lỏng
đinh tán
- Chiều cao ba cần đẩy không
thống nhất
- Moay ơ đĩa ly hợp bị kẹt trên trục
sơ cấp hộp số
→ Bôi trơn, sửa chữa
→ Thay mới các chi tiết hỏng
→ Chỉnh lại
→ Thay mới các chi tiết hỏng
→ Tán đinh lại hoặc thay mới
đĩa ly hợp
→ Chỉnh lại
→ Sửa chữa, bôi trơn
*Tiếng kêu phát ra khi nối:
- Then hoa trục ly hợp và moayơ
đĩa ma sát quá mòn
4. Ly hợp phát
ra tiếng kêu
- Lò xo hay cao su giảm chấn bị hư
→ Thay mới 2 chi tiết
→ Thay mới
*Tiếng kêu phát ra khi cắt:
23