Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.77 KB, 47 trang )
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
a. Chèn các khối chặn vào dưới các bánh xe.
b. Kéo hết phanh tay.
c. Đạp bàn đạp ly hợp và khởi động động cơ.
d. Thả bàn đạp ly hợp khi cần gạt số ở vị trí trung gian.
e. Chuyển cần số chậm và thật nhẹ nhàng đến vị trí lùi mà không đạp lên bàn đạp
ly hợp và đợi đến lúc phát ra tiếng va bánh răng.
f. Khi có tiếng va bánh răng thì đạp bàn đạp ly hợp chầm chậm.
- Nếu tiếng va bánh răng không còn khi đạp thêm bàn đạp ly hợp và chuyển số êm
thì bạn chắc chắn rằng không có trục trặc về việc cắt ly hợp.
* Lưu ý:
+ Đừng bao giờ chuyển số mạnh vì làm như vậy sẽ hỏng bánh răng.
+ Trong thao tác kiểm tra này, cần gạt số được chuyển từ số trung gian tới số lùi
trong hầu hết các hộp số, bánh răng đảo chiều không có cơ cấu đồng tốc. Bánh răng
không thể được ăn khớp dễ và thỉnh thoảng không ăn khớp khi có trục trặc về sự cắt ly
hợp, vì vậy vấn đề được xác định dễ dàng hơn so với khi chuyển cần số về số tiến.
2.3.2 Sự trượt ly hợp
Sự trượt ly hợp thường được kết hợp với các triệu chứng sau:
- Tốc độ xe không tăng cùng với tốc độ động cơ khi tăng tốc đột ngột
- Mùi cháy khét từ ly hợp.
- Giảm công suất động cơ khi lái xe lên dốc.
Cách xác định xem ly hợp có bị trượt hay không:
a. Chèn khối chặn dưới các bánh xe.
b. Kéo hết phanh tay.
c. Đạp bàn đạp ly hợp và khởi động động cơ.
d. Đặt cần số ở vị trí số cao nhất (số 4 hoặc số 5).
25
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
e. Tăng đều tốc độ động cơ và thả chậm bàn đạp ly hợp.
Bạn kết luận rằng ly hợp không trượt nếu máy bị chết.
*Lưu ý: Đừng bao giờ kiểm tra trong thời gian dài vì làm như vậy có thể làm quá nóng
ly hợp.
2.3.3 Trục trặc khi ly hợp ăn khớp
Sự cắt ly hợp (khi xe đang ở trạng thái tĩnh) thỉnh thoảng gặp một số rung động
ngắt quãng và đôi khi xe chồm lên trước khi ly hợp cắt hoàn toàn. Trong cả hai trường
hợp trên xe sẽ khởi hành không êm. Hiện tượng này gọi là sự trục trặc khi ăn khớp ly hợp
(ly hợp rung).
Cách tìm ra trục trặc ăn khớp ly hơp:
a.
b.
Tháo khối chặn dưới các bánh xe và chuyển cần gạt số tới số thấp
Ăn khớp ly hợp và cho xe khởi hành chậm
Nếu xe chuyển động mà không bị rung động không bình thường, thì không có trục
trặc khi ăn khớp ly hợp.
*Lưu ý: Dao động nhỏ xảy ra khi xe khởi động có thể trở nên đáng kể hơn khi xe
khởi động trên dốc hoặc chạy với chế độ có tải.
2.3.4 Ly hợp có tiếng kêu không bình thường
Thỉnh thoảng nghe tiếng kêu không bình thường phát ra từ ly hợp khi bàn đạp ly
hợp đang được đạp hoặc được thả.
Cách tìm ra tiếng kêu không bình thường:
a.
b.
c.
d.
Chèn khối chặn vào dưới các bánh xe.
Đạp bàn đạp ly hợp và khởi động động cơ.
Thả bàn đạp ly hợp trong khi để cần số ở vị trí trung gian.
Đạp hết bàn đạp ly hợp một lần nữa.
Đạp và thả bàn đạp nhiều lần cả nhanh và chậm kiểm tra tiếng kêu không bình
thường phát ra từ ly hợp.
*Lưu ý: Tiếng kêu phát ra từ ly hợp có thể trở nên nhỏ hơn mức có thể phát hiện
được sau khi động cơ được khởi động, vì lúc này động cơ còn phát ra các âm thanh khác.
Thao tác này đòi hỏi phải tai thính và thật chăm chú.
26
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Chương 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA LY HỢP TRÊN XE LACETI 1.8
3.1 Nội dung chẩn đoán
Trong quá trình chẩn đoán thường sử dụng các thông số sau đây để tìm các hư
hỏng và đánh giá chất lượng của ly hợp:
-
Giảm hành trình tự do bàn đạp ly hợp
Ly hợp bị trượt ở tải trọng lớn
Ly hợp bị trượt thường xuyên
Dính ly hợp khi mở
Nhiệt độ ly hợp gia tăng và có mùi khét đặc trưng
Giảm vận tốc Vmax
Có tiếng kêu, gõ khi đóng mở ly hợp.
3.2 Phương pháp chẩn đoán và thiết bị
3.2.1 Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp
Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp bao gồm hành trình tự do và hành trình toàn bộ.
-
Thông số hành trình tự do phụ thuộc các chủng loại xe, kết cấu, có hay không có cường
hóa, giá trị của nó rất khác nhau:
Ôtô con: 30÷40 mm
Hàng trình toàn bộ bàn đạp ly hợp
Ôtô con : (120÷160) mm
Cần chú ý: hành trình tự do bàn đạp ly hợp trong sử dụng luôn có xu hướng giảm
nhỏ. Nếu mất hành trình tự do cần phải điều chỉnh lại ngay để tránh trượt ly hợp trong khi
làm việc.
3.2.2 Xác định trạng thái trượt ly hợp
27
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Xác định trạng thái trượt ly hợp có thể tiến hành theo các phương pháp đơn giản sau đây:
a) Gài số cao đóng ly hợp:
Chọn một đoạn đường bằng cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số tiến ở số cao
nhất( số 4 hay số 5), đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng
tay ga, từ từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt,
nếu động cơ không tắt máy chứng tỏ ly hợp đã bị trượt lớn (có thể đĩa ma sát bị mòn
nhiều, điều chỉnh ly hoepj không đúng, lò xo ép quá yếu hay bị gẫy...)
b) Giữ trên dốc
Chọn mặt đường phẳng và tốt có độ dốc (7÷8) độ. Xe đứng bằng phanh trên mặt dốc, đầu
xe theo chiều dốc, tắt động cơ, tay số để ở số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh, bánh xe
và ô tô không lăn chứng tỏ ly hợp còn tốt, còn ngược lại nếu bánh xe lăn xuống dốc
chứng tỏ ly hợp bị trượt.
c) Đẩy xe
Chọn một đoạn đường bằn, cho xe đứng yên tại chỗ, không nổ máy, gài số tiến ở số thấp
(số 1), đẩy xe, khi gài ở số thấp xe bị phanh bằng đông cơ, xe không chuyển động.
phương án này dung cho xe con, với lực đẩy của 3-4 người.
d) Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét
Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét đặc trưng khi ôtô chịu tải đầy và thường xuyên làm
việc ở chế độ nặng nề. Việc xác định qua mùi khét chỉ thấy khi ly hợp bị trượt nhiều tức
là ly hợp đã cần tiến hành thay đĩa bị động hay các thông số điều chỉnh đã bị sai lệch.
3.2.3 Xác định trạng thái dính ly hợp khi mở
a) Gài số thấp, mở ly hợp:
Ô tô đứng trên mặt đường tốt phẳng, nổ máy, đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình và giữ
nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tăng lượng cung cấp nhiên liệu. Nếu ô tô chuyển đọng
chứng tỏ ly hợp bị dính do cong vênh đĩa bị động, sai lệch vị trí trên phần dẫn động điều
khiển ly hợp.Nếu ô tô vẫn đứng yên chứng tỏ ly hợp đã cắt hoàn toàn.
b) Nghe tiếng va chạm đầu răng trông hộp số khi chuyển số:
Ô tô chuyển động, thực hiện chuyển đọng gài số. Nếu ly hợp bị dính nhiều, có thể không
gài được số, hay có tiếng va chạm trong hộp số. Hiện tượng xuất hiện ở mọi trạng thái
khi chuyển số khác nhau.
28
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
3.2.4 Xác định qua âm thanh phát ra từ ly hợp
Dễ dàng phát hiện nhất là lúc đóng mở ly hợp, trong trạng thái quá đọ này:
- Nếu có tiếng gõ lớn: rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục
- Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở bên then
hoa quá lớn
- Nếu có tiếng trượt mạnh chu kỳ: đĩa bị động bị cong vênh.
- Ở trạng thái làm việc ổ định có tiếng va chạm nhẹ chứng tỏ bị va nhẹ của đầu đòn mở
với bạc mở, bi mở.
3.2.5 Xác định khả năng đạt vận tốc lớn nhất của ô tô
Cho ô tô chở đầy tải, chuyển động trên đường tốt bằng phẳng với tay số cao nhất, tiếp
nhiên liệu( tăng ga) đến mức tối đa, theo dõi đồng hồ tốc độ để xác định vận tốc lớn nhất.
So sánh với các ô tô có trạng thai ly hợp tốt. Loại trừ khả năng hư hỏng trong hệ thống
động cơ và truyền lực.
3.2.6 Xác định lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp với cơ cấu điều khiển bằng thủy lực
- Lực bàn đạp quá nhẹ: thiếu dầu, rò rỉ dầu
- lực bàn đạp quá lớn: tắc đường dầu, hỏng các bộ xy lanh công tác
- Chẩn đoán qua lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp với cơ cấu điều khiển thủy lực, trợ lực
chân không
- Chẩn đoán qua lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp với cơ cấu điều khiển bằng thủy lực, trợ
lực khí lén
3.3 Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa bộ ly hợp ma sát.
3.3.1 Vỏ ly hợp.
- Các sai hỏng và nguyên nhân của nó: Vỏ nứt, sứt, biến dạng (do va đập mạnh)
- Phương pháp kiểm tra: Chủ yếu là dùng mắt quan sát
29
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
- Sửa chữa:
+ Nếu nứt hoặc sứt thì hàn lại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Nếu vỡ, biến dạng lớn thì thay thế bằng vỏ ly hợp mới theo đúng chủng loại.
3.3.2 Trục ly hợp.
- Các sai hỏng và nguyên nhân:
+ Trục ly hợp bị mòn chỡ lắp ghép vòng bido tháo lắp nhiều lần không đúng kỹ thuật.
+ Rãnh then hoa bị mòn do làm việc lâu ngày, bảo dưỡng không đúng định kỳ.
- Kiểm tra:
+ Băng phương pháp quan sát và dùng dụng cụ đo.
+ Dùng Panme đo đường kính chỗ lắp vòng bi.
+ Dùng dưỡng để kiểm tra then hoa.
- Sửa chữa:
+ Nếu cổ trục ly hợp bị mòn chỗ lắp vòng bi thì dùng phương pahps phun kim loại.
+ Then hoa trục ly hợp bị sứt mẻ ta phải hàn lai, sau đó gia công theo đúng kích thước
ban đầu.
3.3.3 Đĩa ma sát.
- Sai hỏng và nguyên nhân:
+ Bề mặt đĩa ma sát bị mòn, bị cào xước, cong vênh, trai cứng.
+ Các đinh tán giữa đĩa và moayơ bị lỏng, đinh tán cửa tấm ma sát long ra hoặc trồi lên
mặt đĩa.
+ Các lò xo giảm chấn bị yếu hoặc gãy (do tác động nhiệt).
30
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
+ Các rãnh then hoa bị mòn hoặc sứt mẻ (do đĩa ma sát làm việc lâu ngày, bảo dưỡng
không đúng kỹ thuật).
- Kiểm tra và sửa chữa:
+ Bằng pương pháp quan sát, nếu đĩa ma sát bị cào xước ít ta có thể lấy giấy ráp đánh lại.
Nếu bị cào xước sâu và đinh tán trồi lên mặt đĩa ma sát hoặc đĩa ma sát bị chai cứng thì ta
phải thay mới hoặc tán lại đinh tán.
+ Dùng tước cặp, thước đo chiều sâu để đo độ mòn của đĩa ma sát. Đọ sâu của đinh tán
lên mặt đĩa ma sát không được nhỏ hơn 0,3mm. Nếu nhỏ hơn thì phải thay cái mới.
+ Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo của đĩa. Độ đảo của đĩa ma sát cho phép trong
khoảng 0,3÷0,5mm, cực đại là 0,8mm. Nếu độ đảo vượt quá giới hạn tiêu chuẩn phải thay
cái mới.
31
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Kiêm tra và nắn phẳng đĩa ma sát
1: Giá đỡ
3: Cán Nắn
2: Trục giá
4: Đồng hồ so
+ Dùng đồng hồ so kiểm tra độ mòn của rãnh then hoa hoặc dùng dưỡng (trục chuẩn) và
căn lá để kiểm tra. Nếu mòn, sứt, mẻ quá nhiều phải thay cái mới.
3.3.4 Đĩa ép.
- Sai hỏng và nguyên nhân:
32
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
+ Bề mặt đĩa ép bị xước, bị mòn không đều do: Đinh tán của đĩa ma sát trồi quá mức quy
định, mặt đĩa ép bị vênh do lực tác động không đều, do trục ly hợp không đồng tâm với
trục khuỷu, bề mặt đĩa cháy nứt do nhiệt (trượt ly hợp).
- Kiểm tra sửa chữa:
+ Quan sát bằng mắt là chủ yếu, nếu nứt nhẹ hoặc cháy nhẹ ta dung giấy ráp đánh lại cho
bóng, nếu vết nứt chân chim hoặc xước lớn quá 0,2÷0,5mm thì phải phay lại . Yêu cầu
khi sửa chữa xong đĩa ép phải đạt độ bóng Δ7 trở lên
+ Kiểm tra độ vênh của đĩa ép bằng cách đặt lên bàn máp, sau đó đưa căn lá vào đo khe
hở giữa mặt đĩa ép và bàn máp. Độ vênh cho phép không được vượt quá 0.02mm, chiều
dày không được vượt quá 2mm so với ban đầu.
3.3.5 Đòn mở ly hợp.
- Sai hỏng và nguyên nhân:
+ Đầu đòn mở tiếp xúc với vòng bi phân ly bị mòn do làm việc lâu ngày.
+ Lỗ lắp chốt nối với đĩa ép bị mòn, bi kim bị hỏng do làm việc lâu ngày, bảo dưỡng
không đúng định kỳ nên thiếu dầu mỡ.
+ Đòn mở bị biến dang, nứt, gãy do truyền mô men quá lớn hoặc sự cố xảy ra
- Kiểm tra và sửa chữa:
+ Quan sát để phát hiện các vết nứt và cong.
+ Dung thước cặp đo độ mòn của đĩa và trục.
+ Nêu đầu đòn mở mòn quá thi ta hàn đắp lại rồi gia công đúng tiêu chuẩn ban đầu.
+ Nếu lỗ chốt rộng thì phải thay chốt mới có đương kính lớn hơn, yêu càu phải đảm bảo
khe hở khi lắp ráp.
3.3.6 Lò xo ép.
33
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
- Sai hỏng và nguyên nhân:
Lò xo ép bị yếu, nứt, gãynguyên nhân do làm việc lâu ngày, kbaor dưỡng sửa chữa không
đúng định kỳ dẫn đến ly hợp bị trượt sinh ra nhiệt , hậu quả là các chi tiết bị biến dạng,
biến tính chất dẫn đến hỏng
- Kiểm tra sửa chữa:
+ Dùng phương pháp quan sát: Nếu thấy hiện tượng nứt, gãy hoặc mòn vẹt quá 1/3 so với
ban đầu thì phải thay cái mới.
Sự biến dạng mặt tì mở ly hợp của lò xo màng
34
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
trên cụm đĩa ép - vỏ ly hợp
+ Dùng đồng hồ để đo độ đàn hồi của lò xo.
.
Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo
+ Dùng thước cặp để kiểm tra chiều dài tự do của lò xo, rồi so sánh vớ lò xo mẫu. Nếu
lệch từ 2mm thì phải thay thế
35