Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.77 KB, 47 trang )
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
1.3.2 Đĩa ma sát:
Đĩa ma sát ly hợp tiếp xúc một cách đồng đều với về mặt ma sát của đĩa ép và bánh đà
để truyền công suất được êm. Nó cũng giúp làm giảm sự va đập khi bắt đầu đóng ly hợp.
Đĩa ma sát bao gồm:
- Moay ơ có rãnh then hoa ăn khớp với then hoa trên trục sơ cấp của hộp số để truyền mô
men xoắn. Điều này làm cho trục sơ cấp và đĩa ma sát quay cùng với nhau. Tuy nhiên đĩa
9
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
ma sát có thể trượt trên trục về phía trước hoặc phía sau. Trên moayơ có những lỗchữ
nhật để lắp lò xo giẳm chấn.
- Xương đĩa bằng thép mỏng có dạng hình tròn trên đó có gắn các tấm ma sát. Xương đĩa
được chia thành nhưng hình rẻ quạt đều nhau giúp giảm độ cứng, tăng độ đàn hồi iarm
khối lượng , hạn chế cong vênh khi đĩa bị quá nóng. Có những loại xương đĩa có lắp lò
xo tạo gợn sóng giữa xương đĩa và tầm ma sát.
- Các tấm ma sát được gắn trên xương thép bằng cách tán đinh hoặc dán bằng loại keo
đặc biệt. Các đinh tán thường bằng đồng hoặc nhôm, sau khi tán xong các đầu đinh tán
phải tụt sâu so vơi bề mặt tấm ma sát từ 1đến 2mm.
Tấm ma sát được chế tạo bằng
amiang chịu lực cao, sợi cotton và dây đồng đỏ ép lại hoặc đúc lien kết vơi nhau hoăc
làm bằng thép với kim loại sứ. Tấm ma sát phải có hệ số ma sát cao và ổn định với nhiệt,
phải chịu được nhiệt và truyền nhiệt tốt. Để tăng khả năng truyền nhiệt của tấm ma sát,
trên bề mặt ma sát được xẻ các rãnh chéo tản nhiệt và thoát một phần vật liệu bị mài mòn.
- Các lò xo giảm chấn (hoặc cao su chống xoắn) nằm trên đĩa ma sát, nó làm giảm sự
rung động khi ly hợp bắt đầu tiếp hợp. Khi ly hợp vào ăn khớp, đĩa ép sẽ ép chặt đĩa ma
sát vào với bánh đà đang quay, các bề mặt ma sát bắt đầu tiếp xúc thì các lò xo này bị nén
lại làm giảm sự rung giật cho ly hợp khi đĩa băt đầu quay cùng với bánh đà (ly hợp tiếp
xúc một cách êm dịu).
- Tấm đệm: là các tấm lò xo lá dạng lượn sóng, nó nằm giữa hai tấm ma sát ở khoảng hở
của xương thép. Tấm đệm có tác dụng làm giảm lực ma sát khi ly hợp bắt đầu tiếp xúc,
điều này làm cho quá trình vào ăn khớp êm dịu.
1.3.3 Đĩa ép ly hợp:
Đĩa ép thường được làm bằng vật liệu chịu tải. Bề mặt ma sát của đĩa ép có độ phẳng
cao. Đĩa ép được điều khiển để đóng hoặc mở ly hợp, nó luôn chịu lực ép của lò xo nén.
10
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Đĩa ép thường được chế tạo bằng gang hoặc thép. Bề mặt sau của đĩa ép có các lỗ và đòn
bẩy được gắn với quang treo. Trong suốt quá trình hoạt động của ly hợp, đĩa ép di chuyển
tịnh tiến theo chiều trục bên trong vỏ ly hợp.
1.3.4 Lò xo ép:
a. Lò xo ép dạng trụ:(coil spring)
Lò xo ép nằm giữa đĩa ép và vỏ ly hợp, nó tạo ra lực ép của ly hợp. Có hai loại lò xo
Vỏ ly hợp
Lò xo ép
Vòng bi phân ly
Đòn mở
Lò xo giảm
chấn
Ốc điều chỉnh
Bu lông treo
Đĩa ép
ép:Bao gồm nhiều lò xo bố trí xung quanh đĩa ép. Là những lò xo trụ nhỏ tương tự như lò
xo xupáp. Mỗi lò xo có một đầu lồng vào vấu trên đĩa ép, đầu còn lại lồng vào vấu trên
vỏ ly hợp. Nó tạo ra lực ép để ép chặt đĩa ép, đĩa ma sát với bánh đà.
b. Lò xo màng ( Diaphragm spring): Còn gọi là lò xo mặt trời
Lò xo màng có dạng hình nón cụt, nó không phải là tấm liền mà được cắt theo đường
sinh thành nhiều phần. Lò xo màng được gắn chặt lên đĩa ép bằng đinh tán. Một vòng
11
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
thép gắn trên lò xo để lò xo được ổn định trong quá trình làm việc đồng thời để liên kết
với vỏ ly hợp.
Lò xo màng ngoài nhiệm vụ tạo ra lực ép như lò xo trụ còn thực hiện nhiệm vụ của đòn
mở. Khi khớp trượt (vòng bi phân ly) bị đẩy về phía động cơ tỳ lên phần trung tâm của lò
xo, cạnh ngoài của nó bị kéo ra xa bánh đà làm tách các bề mặt ma sát. Các dải băng
được lắp theo chiều tiếp tuyến để truyền mônen quay. Khi khớp trượt không tiếp xúc vào
đầu trong của lò xo thì lò xo sẽ trở lại trạng thái bình thường của nó. Lúc đó cạnh ngoài
của đĩa lò xo mặt trời sẽ đẩy đĩa ép ép chặt vào đĩa ma sát vào bánh đà.
c. Đặc tính của lò xo ép:
12
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp hệ Cao đẳng
Đồ thị ở hình trên trình bày sự dịch chuyển của đĩa ép ly hợp dọc theo trục hoành và lực
ép lên đĩa ép ly hợp dọc theo trục tung. Đường nét liền chỉ các đặc tính của lò xo đĩa, và
đường nét đứt chỉ các đặc tính của lò xo trụ.
+ Ở điều kiện bình thường, ly hợp hoàn toàn mới:
Khi đặt vào đĩa ép ly hợp một lực ép (P0) như nhau đối với cả hai loại: loại lò xo trụ và
loại lò xo đĩa, khi ấn hết cỡ bàn đạp ly hợp, mỗi sức ép trở thành P 2 và P’2. Điều này có
nghĩa là đối với loại lò xo đĩa, lực cần phải ấn vào bàn đạp ly hợp nhỏ hơn đối với lò xo
trụ với mức chênh lệch được thể hiện bằng “a”.
+ Khi ly hợp bị mòn bề mặt ma sát quá giới hạn cho phép
Lực ép của lò xo lên đĩa ép ly hợp của loại lò xo trụ giảm đến P’ 1 và lực ép của lò xo lên
đĩa ép ly hợp của loại lò xo đĩa là P 1, cũng bằng P0. Điều đó có nghĩa là, khả năng truyền
công suất của ly hợp kiểu lò xo đĩa không bị giảm cho tới giới hạn mòn của đĩa. Ngược
lại, lực ép đặt lên đĩa ép ly hợp của loại lò xo trụ giảm xuống P’ 1. Do đó, khả năng truyền
công suất giảm xuống, làm cho ly hợp bị trượt.
13