Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.52 KB, 47 trang )
Báo cáo thực tập sư phạm 1
ng, nhằm đa dạng loại hình trường lớp, thực hiện chiến lược “Nâng cao dân trí đào tạo
nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước đồng thời đáp ứng nguyện vọng
được học của con em trên địa bàn.
Trường chịu sự quản lý về chuyên môn của sở GD&ĐT Quảng Bình. Quy mô ổn định
33 lớp, hơn 1000 học sinh (3 khối).
II.
Cơ cấu tổ chức
1. Ban giám hiệu
- Thầy Mai Sơn Hà:
- Cô Nguyễn Thị Chiến:
Cô Nguyễn Ngọc Ánh:
Cô Phạm Thị Thúy Tâm:
Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
2. Đội ngũ cán bộ GV- CBNV
Tính đến tháng 10/2015, Trường có 76 CBGV ( gồm 1 đoàn đội). Năng lực
giáo viên: Chuẩn hóa đồng bộ , đạt trình độ Đại học trở lên, 9% trên chuẩn, tốt nghiệp
loại khá, giỏi trở lên.
III.
Cơ sở vật chất
Khó có thể nói hết những khó khăn ban đầu khi tiếp nhận mặt bằng thuộc
khuôn viên của Nhà máy cơ khí 3-2 xây dựng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bao
ngổn ngang nhà cửa, sắt thép bom đạn còn sót lại. Năm tháng qua, đi bằng sự nỗ lực
của nhiều thế hệ thầy trò của trường, sự quan tâm của Tỉnh và ngành Giáo dục, cùng
với sự đóng góp của nhân dân, đến nay trường đã có một cơ ngơi khang trang bề thế.
Từ chỗ chỉ có 8 phòng học được sửa chữa từ các nhà xưởng trong năm học
1998-1999, đến nay, Trường THPT Phan Đình Phùng đã có cơ sở vật chất bề thế trên
khuôn viên hơn 16.000m2 với tường rào bao quanh, nhà học 3 tầng có 35 phòng học
tiện nghi như điện sáng, nhà vệ sinh thuận tiện; có nhà văn phòng 2 tầng đủ chỗ làm
việc cho ban giám hiệu và các bộ phận, có phòng họp, phòng truyền thống, thư viện,
thí nghiệm thực hành bộ môn, 2 phòng máy vi tính cho học sinh học, 2 phòng dạy
giáo án điện tử, sân thể dục, phòng bảo vệ. Đầy đủ trang thiết bị học tập tối thiểu.
Trường đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm quy mô theo đề án xây
dựng trường đã được tỉnh phê duyệt. Để có cơ sở vật chất như vậy, ngoài kinh phí của
Nhà nước, trường đã huy động được sự đóng góp của nhân dân hàng tỉ đồng và hàng
ngàn ngày công lao động của giáo viên và học sinh.
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
8
Báo cáo thực tập sư phạm 1
IV. Trình độ chuyên môn đội ngũ Giáo viên và quy mô đào tạo
- Tổng CBGV: 76 người. Trong đó đạt trình độ Đại học trở lên, 9% trên chuẩn.
- Quy mô đào tạo:
+ Quy mô ổn định: THPT Hạng 1 ( 27 lớp trở lên)
+ Năm học 2015 – 2016 tổng số HS: 1077 HS , 33 lớp (3 khối). Trong đó khối
10:407 HS. Khối 11,12 : 335 HS
Năm học đầu tiên 1998-1999, đội ngũ cán bộ giáo viên được Sở GD-ĐT chuyển
về vừa thiếu lại không đồng bộ, trường chỉ có 13 lớp với 656 học sinh, 20 CBGVNV
nên Ban giám hiệu nhà trường phải hợp đồng thỉnh giảng thêm nhiều giáo viên các
bộ môn ở trường bạn (có khi số giáo viên thỉnh giảng lên đến 25 người).
Hiện nay, trường đã có đội ngũ cơ bản đủ số lượng và bảo đảm chất lượng. Nhà
trường đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho không chỉ con em trên địa bàn thành
phố Đồng Hới mà còn đào tạo con em các huyện trong tỉnh và bước đầu trở thành
địa chỉ tin cậy của phụ huynh và nhân dân.
Tập thể CB giáo viên, nhân viên Trường THPT
Phan Đình Phùng.
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
9
Báo cáo thực tập sư phạm 1
STT
TÊN BỘ MÔN
TRƯỞNG BỘ MÔN
1
Toán
Đinh Hải Tâm
2
Vật Lý
Hoàng Anh Thành
3
Hóa học
Nguyễn Thị Lệ Minh
4
Sinh học
Nguyễn Thị Yến
5
Ngữ Văn
Nguyễn Thị Phương
6
Lịch Sữ
Trần Thị Bích Lài
7
Địa lý
Hoàng Thị Thu Thủy
8
Tiếng Anh
Tạ Thị Thanh Huyền
9
GDQP
Trần Đăng Khoa
10
Chính Trị
Phan Thị Mai
11
Đoàn Đội
Nguyễn Tiên An
V.
Kết quả cụ thể của Trường THPT Phan Đình Phùng
Trên bước đường tự khẳng định mình, Trường THPT Phan Đình Phùng với
phương châm “ Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” đã xây dựng đội ngũ cán bộ
giáo viên thành tập thể sư phạm đoàn kết, có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức
trách nhiệm cao, hiểu được đối tượng mình đang giáo dục. Là đối tượng học sinh
được tuyển sau khi các trường công lập tuyển xong, đội ngũ giáo viên phải dày công,
kiên trì, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em từ đó có những biện pháp giáo dục
và rèn luyện thích hợp. Nhiều giáo viên trẻ mới vào trường hăng say và nhiệt tình
trong mọi công tác, luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao tay nghề và rất tận tâm yêu
thương học sinh, từ đó đã xây dựng được niềm tin trong lòng học sinh, phụ huynh.
Nhà trường luôn chăm lo xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nâng cao ý thức
trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng tác
phong tự học, tự nghiên cứu, đẩy mạnh phong trào “ Đổi mới phương pháp dạy
học”. Nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp, thường xuyên tổ chức và cải tiến phương
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
10
Báo cáo thực tập sư phạm 1
pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực phụ đạo học sinh yếu kém,
tổ chức bồi dưỡng học sinh khá, giỏi có hiệu quả. Xây dựng và liên kết chặt chẽ với
các ngành, tổ chức chính quyền, đoàn thể, hội phu huynh, các tổ chức xã hội nhằm
tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, trật tự an ninh ngày càng ổn định theo
phương châm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Vì thế, chất lượng giáo dục và đào tạo của trường không ngừng được củng cố
và nâng cao. Học sinh của trường tiến bộ rõ rệt về mọi mặt. Chất lượng văn hóa ngày
càng tiến bộ. Học sinh tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm trên 99%, thi đỗ vào
các trường đại học, cao đẳng trong cả nước chiếm tỉ lệ 22%, nhiều học sinh đỗ cao
vào các trường Bách khoa, Xây dựng, Học viện Quân sự, An ninh... Năm 2000-2001,
em Lại Thanh Dũng thi đỗ cao vào 2 Trường đại học Kiến trúc và đại học Mỹ thuật
Huế và đỗ thủ khoa Đại học Mỹ thuật Huế. Nhiều học sinh thi đỗ vào Trường Đại
học kinh tế Sài gòn, Trường ĐHSP Huế như em Nguyễn Thị Ngọc Bé, em Trương
Minh Hiếu... Chất lượng mũi nhọn cũng được nhà trường quan tâm đúng mức trong
các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 11 và lớp 12. Trong 15 năm, trường đạt được 35 giải
đồng đội (2 giải nhất, 6 giải nhì, 12 giải ba và 15 giải khuyến khích) với hơn 224 giải
cá nhân, có học sinh được chọn vào đội tuyển tỉnh dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Các hoạt động giáo dục thể chất, thể dục thể thao (TDTT), văn nghệ được
quan tâm đúng mức. Qua các kỳ Hội khỏe Phù đổng tỉnh, hội diễn văn nghệ của
ngành, giải việt dã, đội tuyển của trường đều có giải. Có hàng chục học sinh đạt
thành tích cao với hơn 50 huy chương vàng, bạc, đồng về điền kinh, cầu lông,
Karatedo trong cuộc thi cấp quốc gia. Các đội bóng chuyền, bóng đá nam nữ của
CBGV và học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng, các đợt thi đấu đều đạt giải nhất,
nhì tỉnh.
Nhìn lại chặng đường phấn đấu của trường không thể không tự hào về thành
tích của trường đạt được. Với sức trẻ, với khí thế vươn lên mạnh mẽ lại được sự giúp
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
11
Báo cáo thực tập sư phạm 1
đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND phường, hội cha mẹ học sinh, nhân dân các cấp các
ngành chắc chắn Nhà trường sẽ từng bước khẳng định vị thế của mình.
PHẦN II. BÁO CÁO NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC
I.
Quá trình làm việc và thu hoạch được những bài học ở đơn vị thực
tập
1. Công việc đã được làm
Trong quá trình thực tập tại trường THPT Phan Đình Phùng các thầy
cô giáo đã phân công cho em chủ nhiệm lớp 10A1. Chúng em cũng
được phân công dự giờ các thầy cô và các bạn trong đoàn thực tập
công việc này chúng em đã hoàn thành tốt. Ngoài ra chúng em cũng
được thầy cô giáo hướng dẫn chỉ dẫn cho chúng em tiếp xúc với môi
trường giáo dục phổ thông. Em cũng tận dụng thời gian rảnh rỗi để
làm bài tập của mình, xây dựng kế hoạch, soạn giáo án và làm tốt công
việc được giao trong thời gian này.
2. Những bài học thu hoạch được
Chỉ trong thời gian ngắn hai tuần em đã rút ra nhiều kinh nghiệm không chỉ
trong nghề mà còn trong ứng xử giao tiếp trong các mối quan hệ và tác phong làm
việc nhanh nhẹn có tổ chức.
II.
Thực tập dạy học
1. Tinh thần, thái độ ý thức với công việc thực tập dạy học
Bản thân em xác định chất lượng dạy học trên lớp của người giáo viên trong
giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nâng cao
chất lượng học tập của học sinh do vậy trong thời gian thực tập bản thân em đã dành
nhiều thời gian và công sức của mình để quan sát, ghi chép, làm quen với việc soạn
giáo án cho phù hợp với chương trình chuẩn của Bộ.
Sau hai tuần tham gia thực tập tại trường em đã thực hiện đúng yêu cầu đặt ra
của ban chỉ đạo và thầy cô giáo hướng dẫn, thực hiện tốt các nội quy.
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
12
Báo cáo thực tập sư phạm 1
2. Khả năng vận dụng nguyên tắc, phương pháp giáo dục, những kết quả đạt
được
Tuy là giáo sinh thực tập nhưng bản thân em đã có sự nghiên cứu tham khảo kỹ
và nắm bắt chặt chẽ các nguyên tắc, phương pháp dạy học cụ thể, nguyên tắc phát huy
tính tập trung dân chủ trong dạy học, tính tích cực chủ động sáng tạo trong hoc tập,
vận dụng tốt các phương pháp diễn giảng, đàm thoại, thảo luận, để nâng cao hiệu quả
trong việc dạy học.
* Về hoạt động dự giờ
Tham gia dự giờ theo quy định (2 tiết), ngoài ra bản thân còn chủ động xin dự
giờ thêm nhiều giờ dạy của giáo viên bộ môn để học tập kinh nghiệm sau mỗi lần dự
giờ và tự đúc rút kinh nghiệm và tham khảo thêm giáo viên hướng dẫn cũng như sinh
viên trong đoàn để bổ sung cho bản thân về kinh nghiệm giảng dạy.
* Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế dự giờ em nhận thấy bản thân mình đã vững vàng, tự tin hơn trong
công việc. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, khả năng vận dụng tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo kinh nghiệm hơn, khả năng đánh giá các hiện tượng giáo dục,
tình huống có vấn đề chính xác và tinh tế hơn.
Qua đó em cũng đã dần hình thành thói quen, tác phong của một người giáo
viên thực thụ. Hội tụ được những phẩm chất và nhân cách của người giáo viên tương
lai. Điều then chốt quyết định thành công cho tiết dạy là chuẩn bị chu đáo kỹ càng,
kiến thức vững, sâu và nhiệt tình trong công việc.
PHẦN III: Suy nghĩ, kinh nghiệm về công tác giáo dục ở phổ thông và hướng
phấn đấu của bản thân
I.
Một số thu hoạch qua đợt kiến tập sư phạm năm thứ 3
Không cần nói nhiều thì chắc hẳn mỗi một người trong chúng ta, ai ai cũng đều
nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong quá trình xây dựng và
phát triển của nhân loại. Mỗi một khu vực, mỗi một quốc gia, hay cộng đồng đều chỉ
có thể phát triển đi lên nếu như họ xác định đúng vai trò của công tác giáo dục và đào
tạo, triển khai chúng hợp lý dựa trên các đặc trưng tự nhiên, văn hoá, xã hội, và lịch
sử của từng dân tộc, của con người ở nơi đó. Hiện nay, một trong những quan tâm
hàng đầu mà bất cứ một người dân Việt Nam nào khi đề cập đến giáo dục thì theo em
trước tiên đều sẽ là giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông gần như gắn liền cuộc
sống của mọi người dân, cho mọi tầng lớp lao động, tại mọi vị trí địa lý,... cũng như
mọi yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội khác nữa
Thực tập sư phạm năm thứ 3 là cơ hội giúp mỗi giáo sinh vươn lên và khẳng
định năng lực đồng thời tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Ngay từ buổi đầu tiên về trường THPT Phan Đình Phùng thực tập, bản thân em đã
xác định nhiệm vụ thực tập này là nội dung rất quan trọng sẽ giúp bản thân em hiểu rõ
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
13