Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.52 KB, 47 trang )
Báo cáo thực tập sư phạm 1
TT
1
2
Họ tên người dạy
Ngày
Thầy
14/10/2015
Nguyễn Minh Hiếu
Cô Võ Thị Dung
16/10/2015
Lớp
Môn
Tên bài
12D1
Toán
Lôgarit ( tiết 1)
10D2
Toán
Hàm số bậc hai ( tiết 2)
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
40
Báo cáo thực tập sư phạm 1
PHẦN DỰ GIỜ
PHIẾU DỰ GIỜ TIẾT 1
- Giáo viên dạy: Thầy Nguyễn Minh Hiếu
- Tên bài giảng: Lôgarit
- Ngày dạy: 14/10/2015
- Lớp dạy: 12D1
- Nhận xét, đánh giá chung:
I. Nội dung
+ Cách dẫn nhập hay, tạo tình huống có vấn đề thu hút học sinh vào bài giảng.
+ Nội dung đầy đủ, bám sát trọng tâm bài học.
+ Liên hệ thực tế; có tính giáo dục.
II. Phương pháp
+ Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài
lên lớp.
+ Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
III. Phương tiện
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
41
Báo cáo thực tập sư phạm 1
+ Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiêt bị dạy học phù hợp với kiểu bài lên
lớp.
+ Trình bày bảng hợp lý; chữ viết đẹp; lời nói rõ ràng; giáo án hợp lý.
IV. Tổ chức
+ Làm chủ thời gian tốt, đảm bảo tính hệ thống
+ Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các
khâu
+ Tổ chức học sinh học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung kiểu bài, với
các đối tượng. Học sinh hứng thú học.
V. Kết quả
Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.
NHẬN XÉT CHUNG
Thầy giáo có kiến thức vững, chữ viết đẹp, trình bày bảng chỉnh chu. Sử dụng thiết bị
dạy học, các tư liệu tham khảo phù hợp, sinh động tăng hứng thú cho học sinh, cách
dạy lôi cuốn thu hút học sinh. Bài giảng sâu, liên hệ nhiều kiến thức thực tế.
Đồng Hới, ngày 14/10/2015
PHIẾU DỰ GIỜ TIẾT 2
- Giáo viên dạy: Cô Võ Thị Dung
- Tên bài giảng: Hàm số bậc hai (tiết 2)
- Ngày dạy: 16/10/2015
- Lớp dạy: 10D2
- Nhận xét, đánh giá chung:
I. Nội dung
+ Nội dung đầy đủ, bám sát trọng tâm bài học.
+ Liên hệ với thực tiễn; có tính giáo dục.
II. Phương pháp
+ Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài
lên lớp.
+ Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
III. Phương tiện
+ Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiêt bị dạy học phù hợp với kiểu bài lên
lớp.
+ Trình bày máy chiếu sinh động, đẹp; lời nói rõ ràng; giáo án hợp lý.
IV. Tổ chức
+ Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các
khâu.
+ Tổ chức học sinh học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung kiểu bài, với
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
42
Báo cáo thực tập sư phạm 1
các đối tượng. Học sinh hứng thú học.
V. Kết quả
Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức
NHẬN XÉT CHUNG
Cô có thâm niên nghề, kinh nghiệm giảng dạy, tác phong sư phạm đúng mực.Giáo án
chu đáo, tỷ mỉ, đảm bảo khối lượng kiến thức. Bám sát nội dung bài dạy, giúp học
sinh hiểu được lý thuyết của tiết trước .
Đồng Hới, ngày 16/10/2015
PHẦN III. SUY NGHĨ VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA BẢN THÂN VỀ CÔNG
TÁC DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Qua các buổi dự giờ và buổi rút kinh nghiệm em nhận thấy bản thân mình đã
vững vàng, tự tin hơn trong công việc . Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng
cao, khả năng vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong giảng dạy linh hoạt hơn. Khả
năng phân tích đánh giá các hiện tượng giáo dục, tình huống có vấn đề chính xác và
tinh tế hơn. Qua đó, em cũng đã dần hình thành thói quen, tác phong của một người
giáo viên thực thụ. Hội tụ được những phẩm chất, nhân cách mẫu mực của một người
giáo viên tương lai. Điều then chốt quyết định thành công cho tiết dạy là chuẩn bị chu
đáo, kĩ càng, kiến thức vững, sâu và nhiệt tình trong công việc, biết học hỏi ở các thầy
cô thế hệ đi trước.
Sau hai tuần thực tập, được sự dìu dắt tận tình và sự chỉ bảo ân cần những kinh
nghiệm chuyên môn và năng lực sư phạm của thầy cô giáo bộ môn, nhờ vào đó mà em
đã bổ sung thêm vào hành trang của mình những kinh nghiệm quý báu để vững bước
trong sự nghiệp trồng người của mình sau này. Hiểu biết nhiều hơn về tâm sinh lý cũng
như tình cảm của học sinh Trung học. Điều này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công
tác giáo dục sau này. Trước khi lên lớp phải xem kỹ bài, dự kiến các tình huống sư phạm
có thể xảy ra cũng như dự đoán trước những chỗ học sinh khó hiểu trong bài học để kịp
thời giải đáp cho học sinh hiểu. Quá trình lên lớp cần sử dụng nhiều phương pháp, hình
thức tổ chức khác nhau và vận dụng chúng một cách linh hoạt vì không có phương pháp
nào là vạn năng cả. Giáo viên nên hình thành cho học sinh những nề nếp, kỷ luật riêng
của lớp mình ngoài những nội quy chung của nhà trường. Không ngừng trao đổi kinh
nghiệm và tiếp thu không ngừng những phương pháp giáo dục mới. Nhận ra những mặt
thiếu sót của bản thân trong lĩnh vực chuyên môn, từ đó có hướng khắc phục và hoàn
thiện hơn. Linh động trong mọi tình huống, trang bị những kiến thức về cách xử lí tình
huống sư phạm. Hiểu biết thực tế về cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động của một trường
Trung học.
43
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
Báo cáo thực tập sư phạm 1
Ý thức tổ chức kỉ luật:
1. Chấp hành nội quy:
Thực tập sư phạm năm 3 là giai đoạn đòi hỏi mỗi giáo sinh phải có sự cố gắng,
nỗ lực, biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, học hỏi kinh nghiệm để vươn lên. Với
ý nghĩa đó trong suốt quá trình thực tập em đã chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy
của Ban chỉ đạo thực tập tại cơ sở. Lắng nghe và thực hiện nghiêm túc sự hướng dẫn,
chỉ đạo của ban chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn. Giữ vững mối quan hệ giữa các thầy
cô giáo trong nhà trường, học sinh, phụ huynh học sinh.
2. Tinh thần, thái độ:
Qua 3 tuần thực tập, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của quý thầy cô trong Ban chỉ
đạo, hướng dẫn, bản thân em có được sự tự tin, cảm giác lo âu, bối rối trước đó đã
được thay vào sự cảm kích và tự hào trong quá trình thực tập. Bản thân đã mở mang
được nhiều điều về kiến thức, kinh nghiệm bằng những giờ thực hành trên lớp và
những buổi hoạt động chung của trường. Có được điều đó bản thân em đã luôn nâng
cao tinh thần, thái độ học hỏi vươn lên về mọi mặt trong công việc. Mọi hoạt động
của lớp, trường đều tham gia nhiệt tình sôi nổi, đối với các thầy cô giáo hướng dẫn
luôn lắng nghe học hỏi, với học sinh thì hoà đồng, yêu thương. Đi cùng với những
điều đó là ý thức, thái độ cầu thị của bản thân làm nền tảng cho sự thành công.
Ý kiến nhận xét của cán bộ đánh giá:
……………………………………………………........................................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………….
……………………………………………………........................................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….Điểm số:
Bằng số……….Bằng chữ:……………………………………………...
(thang điểm 10 với 1 số lẻ thập phân)
Họ và tên, chữ ký của cán bộ đánh giá:
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
44