Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.52 KB, 47 trang )
Báo cáo thực tập sư phạm 1
- Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện
đại phù hợp với thực tiễn của đất nước vì tự nhiên, xã hội và nhân văn. Đồng
thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng kĩ xảo tương ứng.
- Tổ chức điều khiển học sinh phát phát triển năng lực tí tuệ, đặc biệt là năng lực
tư duy sáng tạo.
- Giáo dục để hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói
riêng và phát triển nhân cách nói chung cho học sinh.
Các chức năng và nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động biện chứng
cho nhau cùng phát triển để hướng tới tạo ra sản phẩm của quá trình dạy học (nhân
cách học sinh).
3. Hoạt động cơ bản của công tác dạy học
Gồm có hoạt động trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp.
- Hoạt động trong giờ lên lớp được thông qua bằng việc dạy các môn học bắt
buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do bộ trưởng bộ GDĐT đã ban hành.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về
khoa học, văn học nghệ thuật,…
II.
Tổ chức, đánh giá, kiểm tra, chấm bài sử dụng sổ điểm
1. Tổ chức đánh giá học sinh
a. Đánh giá về hạnh kiểm
* Các căn cứ đánh giá:
- Căn cứ vào biểu hiện cụ thể, thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử trong các mối
quan hệ như thầy cô, bạn bè, xã hội, … tham gia các buổi lao động, hoạt động
tập thể.
- Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội
dung dạy học môn giáo dục công dân quy định trong chương trình.
* Xếp loại hạnh kiểm: tốt, khá, trung bình ,yếu.
b. Đánh giá về học lực
* Căn cứ để đánh giá xếp loại.
- Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong kế
hoạch giáo dục cấp THPT.
- Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
* Xếp loại học lực (5 loại) : giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
c. Lên lớp hoặc không lên lớp
* Có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
- Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên.
- Nghỉ học không quá 45 buổi học trong một năm ( có phép hoặc không có phép,
nghỉ một lần hoặc nhiều lần cộng lại)
37
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
Báo cáo thực tập sư phạm 1
* Không được lên lớp khi vi phạm một trong những quy định sau:
- Nghỉ quá 45 buổi trong một năm
- Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu
- Sau khi kiểm tra lại để xếp loại cả năm nhưng học lực vẫn không đạt trung bình
- Hạnh kiểm yếu, rèn luyện hè vẫn xếp yếu
2. Kiểm tra
a. Mục tiêu
- Kiểm tra việc nắm kiến thức, khả năng vận dụng của học sinh vào giải bài tập
vào thực tiễn.
- Các thao tác tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức.
- Nắm bắt thái độ, tình cảm động cơ học tập để có cách dạy đúng.
b. Nội dung
- Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng đối với từng bộ môn
- Kiến thức văn hóa, phẩm chất đạo đức, tri thức xã hội
c. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên: Miệng, viết dưới 15 phút. ( viết, thực hành, vấn đáp,
đàm thoại, … )
- Kiểm tra định kì: 1 tiết trở lên ( viết, thực hành, tự luận, trắc nghiệm)
3. Chấm bài
a. Mục đích
- Đánh giá chính xác quá trình học tập, rèn luyện của học sinh trong từng giai
đoạn, trong từng quá trình.
- Từ đó phân loại học sinh để theo dõi uốn nắn có biện pháp giáo dục hợp lí.
b. Nội dung chấm
- Dựa vào biểu điểm và thực tế bài làm để chấm bài phù hợp
c. Hình thức chấm
- Đánh giá định hướng ( cho điểm): ngữ văn, toán, lý…
- Đánh giá nhận xét: Đạt, chưa đạt: Thể dục
d. Nhận xét bài làm ưu nhược trong bài, rút ra kết luận để điều chỉnh những lần
sau
4. Sử dụng sổ điểm
a. Chức năng sổ điểm ( 2 loại)
- Ghi lại các thông tin của học sinh: Sơ yếu lí lịch, con thương binh, bệnh binh,
…
- Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
b. Sử dụng
- Phần 1: Thông tin học sinh: Họ tên, ngày tháng năm sinh,…
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
38
Báo cáo thực tập sư phạm 1
- Phần 2: Gọi tên ghi điểm theo bộ môn: miệng, 15’ , 1 tiết, học kỳ.
* Lưu ý: Bài kiểm tra một tiết từ khi kiểm tra đến khi vào chấm tối đa là 1 tuần
- Phần 3: Tổng hợp các đợt
- GVCN: Ghi các thông tin cá nhân, gọi tên kiểm diện hàng tháng
- Giám hiệu kiểm tra nhận xét thường kì.
I.
Các phương pháp dạy học cơ bản
1. Khái niệm
Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ
chức hoạt động nhận thức và thực hành để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành
phần nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.
2. Phương pháp dạy học tích cực
là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp đặc
điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú
học tập cho học sinh.Các phương pháp dạy học tích cực:
a. Dạy học gợi vấn đề
b. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
c. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
d. Dạy học trực quan
e. Dạy học luyện tập và thực hành
f. Dạy học trò chơi
g. Dạy học bằng bản đồ tư duy
Không có phương pháp dạy học nào là độc tôn là tuyệt đối, mỗi phương pháp dều có
ưu và nhược điểm. Vì vậy người thầy giáo cần biết phát huy mặt mạnh của các
phương pháp, hạn chế những tác động tiêu cực để phối kết hợp vào quá trình dạy học
sẽ hiệu quả hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI DỰ CÁC TIẾT DẠY MẪU VÀ
BUỔI THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM
I. Dự giờ
Theo kế hoạch chỉ đạo thực tập 1, trong đợt thực tập này em được phân công dự giờ
hai tiết. Tham gia dự giờ dạy mẫu theo đúng quy định (2 tiết). Sau mỗi lần dự giờ em
tự đúc rút kinh nghiệm và tham khảo thêm giáo viên hướng dẫn cũng như sinh viên
trong đoàn để bổ sung thêm cho bản thân về kinh nghiệm giảng dạy.
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
39
Báo cáo thực tập sư phạm 1
TT
1
2
Họ tên người dạy
Ngày
Thầy
14/10/2015
Nguyễn Minh Hiếu
Cô Võ Thị Dung
16/10/2015
Lớp
Môn
Tên bài
12D1
Toán
Lôgarit ( tiết 1)
10D2
Toán
Hàm số bậc hai ( tiết 2)
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn
40